Bài tập dài môn thông tin di động đề tài Mã hoá kênh trong Gsm

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

A. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THÔNG TIN DI ĐỘNG (TTDĐ)

Điện thoại di động (ĐTDĐ) ra đời năm 1920 khi đó ĐTDĐ chỉ đươc sử dụng như là các phương tiện thông tin giữa các đơn vị cảnh sát ở Mỹ. Măc dù các khái niệm tổ ong, các khái niêm trải phổ điều chế số và các công nghệ vô tuyến hiện đại khác đã được biết đến hơn 50 năm trước đây, dịch vụ ĐTDĐ mãi đến đầu những năm 1960 mới xuất hiện ở các dạng sử dụng được và khi đó nó chỉ là các sửa đổi thích ứng của các hệ thống điều vận. Các hệ thống ĐTDĐ đầu tiên này ít tiện lợi và dung lượng thấp so vời các hệ thống hiện nay. Cuối cùng các hệ thống điện thoại tổ ong điều tần song công sử dụng kỹ thuật đã truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) đã xuất hiện vào những năm 80 người ta nhận thấy rằng các hệ thống tổ ong tương tự không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng vào thế kỷ sau nếu như không loại bỏ được các hạn chế cố hữu của hệ thống này.

- Phân bổ tần số rất hạn chế dung lượng thấp

- Tiếng ồn khó chịuvà nhiều sảy ra khi máy di động chuyển dich trong môi trường Pha đinh đa tia.

- Không đáp ứng được các dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng.

- Không cho phép giảm đáng kể giá thành của thiết bị di động và cơ sở hạ tầng.

- Không đảm bảo tính bí mật của các cuộc gọi

- Không tương thích giữa các hệ thống khác nhau đặc biệt ở Châu Âu làm cho thuê bao không thể sử dụng máydi động của mình ở nước khác.

Giải pháp duy nhất để loại bỏ các hạn chế trên là phải chuyển sang sử dụng kỹ thuật thông tin số cho TTDĐ cùng với các kỹ thuật đa truy nhập mới.

Hệ thống TTDĐ số sử dụng kỹ thuật đa truy nhập (TDMA) đầu tiên trên thế giới được ra đời ở Châu Âu và có tên gọi là GSM. Ban đầu hệ thống này được gọi là “Nhóm đặc trách di động” theo tên gọi của một nhóm CEPT. Hội nghị các cơ quan quản lý viễn thông và bưu chính Châu Âu cử ra để nghiên cứu tiêu chuẩn. Sau đó để tiện cho việc thương mại hóa GSM được gọi là “Hệ thống TTDĐ toàn cầu”. GSM được phát triển từ năm 1982 khi các nước ở Bắc Âu gửi đến đề nghị cho CEPT để quy định một dịch vụ viễn thông chung Châu Âu ở băng tần 9000MHz.

 

doc35 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4150 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập dài môn thông tin di động đề tài Mã hoá kênh trong Gsm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docma hoa kenh sua.doc
  • docDien tu vien thong.doc
  • docma hoa kenh.doc
  • dwgma hoa kenh.dwg
Tài liệu liên quan