91. Thuyết tiến hoá tổng hợp ra đời vào:
A. Đầu thế kỉ XIX.
B. Đầu thế kỉ XX.
C. Giữa thế kỉ XX.
D. Cuối thế kỉ XX.
92. Di truyền học lại trở thành cơ sở vững chắc của thuyết tiến hoá hiện đại, vì
A. Di truyền học đã làm sáng tỏ cơ chế di truyền các biến dị.
B. Di truyền học đã phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền được.
C. Di truyền học đã làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế phát sinh biến dị.
D. Cả A, B và C đều đúng.
93. Theo quan niệm hiện đại, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu
A. quá trình đột biến và quá trình giao phối.
B. quá trình đột biến, quá trình giao phối, các cơ chế cách ly.
C. quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly.
94. Thuyết tiến hoá tổng hợp là:
A. thuyết do T. Đôpgianxki và E. Mayrơ đề xuất.
B. thuyết do G.Ximsơn và E. Mayrơ đề xuất.
C. thuyết do G.Ximsơn và J. Hơcxli đề xuất.
D. Tất cả các tác giả trên.
95. Tiến hoá nhỏ là:
A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả là hình thành loài mới.
B. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của các quần thể và kết quả là hình thành các nhóm phân loại trên loài.
C. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả là hình thành các đặc điểm thích nghi.
D. Cả A, B và C đều đúng.
96. Quá trình tiến hoá nhỏ bao gồm:
A. Sự phát sinh đột biến và sự phát tán đột biến qua giao phối .
B. Sự phát tán đột biến qua giao phối và sự chọn lọc các đột biến có lợi .
C. Sự chọn lọc các đột biến có lợi và sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc.
D. Tất cả các quá trình trên.
97. Đặc điểm không phải của tiến hoá lớn là:
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn.
C. Qua thời gian địa chất dài.
D. Có thể tiến hành thực nghiệm được.
222 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập Di truyền học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có quan hệ mẹ con.
178. Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục, tạo thành
A. các nòi.
B. các thứ.
C. các chi.
D. các bộ.
179. Đối với vi khuẩn thì tiêu chuẩn hàng đầu để phân biệt 2 loài thân thuộc là:
A. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
B. Tiêu chuẩn hình thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hoá
D. Tiêu chuẩn di truyền.
180. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
“Quá trình hình thành loài mới là một quá trình (I)..., cải biến (II)... của quần thể ban đầu theo hướng (III)..., tạo ra (IV)... mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.”
lịch sử
lâu dài
kiểu gen
thành phần kiểu gen
thích nghi
đa dạng
Tổ hợp đáp án chọn đúng là:
I a, II c, III f, IV d
I b, II c, III e, IV d
I a, II d, III e, IV c
I b, II d, III f, IV c
181. Loài mới được hình thành chủ yếu bằng:
Con đường địa lí và con đường sinh thái.
Con đường sinh thái, con đường sinh học và đa bội hoá.
Con đường đa bội hoá và con đường địa lí.
Con đường địa lí, con đường sinh thái, con đường lai xa và đa bội hoá.
182. Vai trò của điều kiện địa lí trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là:
Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.
Nhân tố chọn lọc những kiểu hình thích nghi với các điều kiện địa lí khác nhau.
Tác nhân gây ra cách li địa lí.
183. Vai trò của cách li địa lý trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là:
Nhân tố tạo điều kiện cho sự cách li sinh sản và cách li di truyền.
Nhân tố tác động trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
Nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.
Nhân tố chọn lọc những kiểu hình thích nghi với các điều kiện địa lí khác nhau.
184. Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là:
Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dần dần hình thành nòi mới.
Tích luỹ những đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới.
Nhân tố gây ra sự phân ly tính trạng tạo ra nhiều nòi mới.
Nhân tố gây ra sự biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
185. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở những nhóm sinh vật:
Thực vật và động vật di động xa.
Thực vật và động vật bậc cao.
Thực vật và động vật bậc thấp.
Thực vật và động vật ít di động xa.
186. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức ít gặp ở động vật vì:
Cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp. Ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, sự đa bội hoá thường gây nên những rối loạn về giới tính.
Động vật không thể lai xa và đa bội hoá được vì số lượng NST của tế bào rất lớn.
Ở cơ thể lai khả năng thích nghi kém.
Cơ quan sinh sản của hai loài ít tương hợp.
187. Thể song nhị bội là cơ thể có các tế bào mang bộ nhiễm sắc thể:
2n.
4n.
(2n1 + 2n2).
(n1 + n2).
188. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá phổ biến ở:
Thực vật.
Động vật.
Động vật kí sinh.
Động vật bậc thấp.
189. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:
“Loài mới không xuất hiện với một (I)... mà thường là có sự tích luỹ một(II)..., loài mới không xuất hiện với (III)... duy nhất mà phải là (IV)... hay ...(V)... tồn tại và phát triển như là một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.”
tổ hợp nhiều đột biến
đột biến
một quần thể
một nhóm quần thể
một cá thể
Tổ hợp đáp án chọn đúng là:
I a, II b, III c, IV d, V e.
I b, II a, III e, IV d, V c.
I b, II a, III c, IV d, V e.
I b, II a, III e, IV c, V d.
190. Trong quá trình hình thành loài mới điều kiện sinh thái có vai trò:
Là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau.
Thúc đẩy sự phân hoá quần thể.
Thúc đẩy sự phân li của quần thể gốc.
Là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
191. Nguồn gốc của loài cỏ chăn nuôi Spartina ở Anh với 120 NST đã được xác định là kết quả lai tự nhiên giữa một loài cỏ gốc Châu Âu và một loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có bộ NST là:
60 và 60
50 và 70
40 và 80.
30 và 90.
192. Đồng quy tính trạng là:
Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự.
Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau, thuộc những nhóm phân loại khác nhau.
Một số nhóm sinh vật có kiểu hình giống nhau thuộc những nguồn gốc khác nhau nhưng có kiểu gen giống nhau.
Một số nhóm sinh vật thuộc những nguồn gốc khác nhau, nhóm phân loại khác nhau nhưng có kiểu gen giống nhau.
193. Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy tính trạng là:
Các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau nhưng sống trong điều kiện giống nhau đã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích luỹ những đột biến tương tự.
Các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau có kiểu gen giống nhau.
Các loài thuộc cùng nhóm phân loại nên chúng có kiểu hình giống nhau.
Các loài thuộc nhóm phân loại khác nhau nhưng cùng có chung một tổ tiên.
194. Quá trình tiến hoá đã diễn ra chủ yếu theo con đường:
Phân li tính trạng.
Đồng quy tính trạng.
Địa lí - Sinh thái.
Lai xa và đa bội hoá.
195. Chiều hướng tiến hoá của sinh giới là:
Ngày càng đa dạng và phong phú.
Tổ chức ngày càng cao.
Thích nghi ngày càng hợp lí.
Cả A, B và C.
196. Ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì:
Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu gen.
Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu hình.
Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là tổ chức ngày càng cao.
Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là thích nghi ngày càng hợp lí.
Chương VII: Sự phát sinh loài người
1. Cơ quan thoái hoá là
Cơ quan bị teo đi
Cơ quan còn để lại dấu vết trên cơ thể
Cơ quan không phát triển
Di tích của những cơ quan xưa kia phát triển ở động vật có xương sống
2. Hiện tượng lại tổ là
Sự phát triển không bình thường của cơ thể (người có đuôi, )
Sự phát triển không bình thường của phôi, tái hiện một số đặc điểm của động vật
Người có lông rậm khắp cơ thể
Người nhiều vú (có 3 – 4 đôi vú)
3. Loài vượn người giống với người nhiều nhất là
Vượn
Đười ươi
Gôrila
Tinh tinh
4. Điểm khác nhau cơ bản giữa người và vượn người là
Dáng đi thẳng
Hộp sọ (sọ não lớn hơn sọ mặt)
Xương chậu, xương chi
Tất cả các đặc điểm trên
5. Chọn các thuật ngữ cho trước để điền vào chỗ chấm cho đúng
“Những điểm (I) chứng tỏ vượn người và người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi. Những điểm (II) chứng tỏ vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của người. Từ (III) đã phát sinh ra (IV) và người.”
khác nhau
giống nhau
vượn người hoá thạch
vượn người ngày nay
Tổ hợp đáp án chọn đúng là
I a, II b, III c, IV d.
I b, II a, III c, IV d.
I b, II a, III d, IV c.
I a, II b, III d, IV c.
6. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là
lao động, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định.
đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng.
sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn.
biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.
7. Các dạng vượn người hoá thạch là
Parapitec, Prôpliôpitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec
Parapitec, Prôpliôpitec, Đriôpitec, Pitêcantrôp
Prôpliôpitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Pitêcantrôp
Pitêcantrôp, Prôpliôpitec, Đriôpitec, Xinantrôp
8. Pitêcantrôp được phát hiện vào năm 1891 ở
Nam Phi
Bắc Kinh
Inđônêxia
Cộng hoà liên bang Đức
9. Neanđectan được phát hiện vào năm 1856 ở
Pháp
Nam Phi
Cộng hoà liên bang Đức
Đông Phi
10. Hoá thạch Crômanhôn lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1868 ở
Châu Á
Pháp
Châu Âu
Châu Phi
11. Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là
Parapitec.
Prôpliôpitec.
Đriôpitec.
Ôxtralôpitec.
12. Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hoá thạch là:
Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỷ thứ 3
Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên
Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
Tất cả các nhận định trên.
13. Nguyên nhân chính làm loài người không bị biến đổi thành một loài khác về mặt sinh học là:
Con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn hảo nhất
Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ 2
Loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng và không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Tất cả các nhận định trên.
14. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người
A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
B. tiến hoá theo cùng một hướng.
C. tiến hoá theo hai hướng khác nhau.
D. vượn người là tổ tiên của loài người.
15. Trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo từ giai đoạn
A. người tối cổ trở đi.
B. vượn người hoá thạch trở đi.
C. người cổ trở đi.
D. người hiện đại trở đi.
16. Đặc điểm không phải của người tối cổ Pitêcantrôp là
A. Đi thẳng người.
B. Đã biết chế tạo công cụ bằng đá là những mảnh tước có cạnh sắc.
C. Chân tay đã có cấu tạo gần giống người hơn cả bộ não.
D. Đã biết giữ lửa.
17. Những đặc điểm thể hiện sự tiến bộ trong sinh hoạt của người tối cổ Xinantrôp so với Pitêcantrôp là
A. Đi thẳng người, đã biết chế tạo công cụ.
B. Đã biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công, đã biết dùng lửa.
C. Đã biết chế tạo công cụ và biết săn thú.
D. Đã biết săn thú, biết giữ lửa.
18. Trong các dạng hoá thạch sau, dạng nào là người cổ?
A. Pitêcant rôp.
B. Xinantrôp.
C. Nêanđectan.
D. Crômanhôn.
19. Đặc điểm không đúng với người cổ Nêanđectan là
A. Tiếng nói đã khá phát triển.
B. Trao đổi ý kiến chủ yếu bằng tiếng nói.
C. Công cụ khá phong phú, biết dùng lửa thông thạo.
D. Sống thành từng đàn, đã có sự phân công lao động.
20. Với sự kiện nào, có thể nói quá trình phát sinh loài người đã hoàn thành?
A. Sự ra đời của người Crômanhôn.
B. Sự xuất hiện của người Pitêcantrôp.
C. Sự ra đời của người Nêanđectan.
D. Sự xuất hiện của người Xinantrôp.
21. Tính từ thời điểm nào, chọn lọc tự nhiên không còn vai trò chủ đạo trong quá trình tiến hoá của xã hội loài người?
A. Sự ra đời của người Crômanhôn.
B. Sự xuất hiện của người Pitêcantrôp.
C. Sự ra đời của người Nêanđectan.
D. Sự xuất hiện của người Xinantrôp.
22. Trong quá trình phát sinh loài người, giai đoạn vượn người hoá thạch chủ yếu chịu sự chi phối của các nhân tố
A. Biến dị, chọn lọc tự nhiên.
B. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên.
C. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, lao động.
D. Chọn lọc tự nhiên, lao động.
23. Trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo:
A. Từ cuối giai đoạn vượn người.
B. Từ giai đoạn người tối cổ.
C. Từ giai đoạn người cổ.
D. Từ giai đoạn người hiện đại.
24. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào giữ vai trò quyết định hướng tiến hoá của họ người?
A. Lao động có mục đích.
B. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết.
C. Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức.
D. Sự hình thành đời sống văn hoá.
25. Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là
A. tiếng nói.
B. chữ viết.
C. ý thức.
D. lao động.
26. Trong quá trình phát sinh loài người có thể kể đến mấy sự kiện quan trọng?
A. 2 sự kiện.
B. 3 sự kiện.
C. 4 sự kiện.
D. 5 sự kiện.
27. Nội dung nào sau đây không được xếp vào các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người?
A. Việc chuyển hẳn đời sống từ trên cây xuống mặt đất.
B. Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động.
C. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết.
D. Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức.
28. Yếu tố nào sau đây đã làm cho người thoát khỏi trình độ động vật?
A. Biết cải biến dụng cụ lao động.
B. Biết sử dụng công cụ lao động.
C. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích.
D. Biết giữ gìn, bảo quản công cụ lao động.
29. Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm dáng đứng thắng được chọn lọc tự nhiên củng cố trong điều kiện
A. vượn người có lối sống trên cây.
B. vượn người chuyển từ lối sống trên cây xuống mặt đất.
C. vượn người có nhiều đối thủ cạnh tranh.
D. vượn người có cuộc sống bầy đàn.
30. Trong quá trình phát sinh loài người, hệ quả quan trọng nhất của dáng đứng thẳng người là
A. giúp người có thể chuyển xuống sống dưới mặt đất.
B. giúp vượn người có thể phát hiện kẻ thù từ xa.
C. kéo theo hàng loạt biến đổi hình thái, cấu tạo trên cơ thể vượn người (cột sống, lồng ngực, xương chậu ...).
D. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển.
31. Trong quá trình phát sinh loài người, yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của tiếng nói có âm tiết?
A. Cuộc sống bầy đàn.
B. Sự tấn công của kẻ thù.
C. Lao động trong tập thể.
D. Mong muốn truyền đạt kinh nghiệm cho người khác.
32. Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói và chữ viết của loài người được gọi là
A. sự di truyền tín hiệu.
B. sự di truyền sinh học.
C. sự di truyền ngôn ngữ.
D. sự truyền đạt trí khôn.
33. Tổ tiên loài người đã phát triển vượt lên tất cả các động vật khác là vì
A. họ có tiếng nói và chữ viết.
B. họ biết truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ.
C. họ có ý thức.
D. họ có trí khôn.
34. Cách thức chủ yếu giúp con người thích nghi với môi trường là
A. bằng những biến đổi hình thái, sinh lý trên cơ thể.
B. bằng sự phân hoá và chuyên hoá các cơ quan.
C. bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh.
D. tổng hợp cả 3 nội dung trên.
35. Về mặt sinh học, loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác là vì
A. loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách ly địa lý.
B. loài người biết cách tự bảo vệ để thích nghi cao độ với môi trường sống.
C. loài người có bộ máy di truyền bền vững, rất khó bị biến đổi dưới các tác động của môi trường.
D. loài người không chỉ chịu tác động của các nhân tố sinh học mà còn chịu tác động của các nhân tố xã hội.
36. Trong quá trình phát sinh loài người, thời điểm đánh dấu sự chuyển hẳn giai đoạn từ tiến hoá sinh học sang tiến hoá xã hội là
A. Sự xuất hiện của người tối cổ Pitêcantrôp.
B. Sự xuất hiện của người tối cổXinantrôp.
C. Sự xuất hiện của người cổ Nêanđectan.
D. Sự xuất hiện của người hiện đại Crômanhôn.
Phần II. Sinh thái học
1. Sự cách ly tự nhiên giữa các cá thể cùng loài có ý nghĩa:
Giảm bớt sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở
Ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể
Ngăn ngừa sự cạn kiệt về thức ăn
Giảm bớt sự ô nhiễm về mặt sinh học
Tất cả đều đúng
2. Quan hệ hội sinh là:
Hai loài cùng sống với nhau một loài có lợi, một loài không bị ảnh hưởng gì
Hai loài cùng sống với nhau và cùng có lợi
Hai loài sống với nhau gây hiện tượng ức chế sự phát triển lẫn nhau
Hai loài cùng sống với nhau gây ảnh hưởng cho các loài khác
Hai loài cùng sống với nhau và cùng có lợi, nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của chúng
3. Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là
Nhiệt độ
Ánh sáng
Môi trường
Di truyền
Di truyền và môi trường
4. Theo quan điểm sinh thái học, quần thể được phân làm các loại là:
Quần thể địa lý, quần thể sinh thái và quần thể di truyền
Quần thể hình thái, quần thể địa lý và quần thể sinh thái
Quần thể dưới loài, quần thể địa lý và quần thể sinh thái
Quần thể địa lý, quần thể dưới loài và quần thể hình thái
Quần thể hình thái, quần thể dưới loài và quần thể di truyền
5. Ý nghĩa của sự phát tán hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
Tránh sự giao phối cùng huyết thống
Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
Phân bố lại cá thể trong các quần thể cho phù hợp với nguồn sống
Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh
Tất cả các ý nghĩa trên
6. Đáy rộng, cạnh bên nghiêng vào của hình tháp A trong hình 1 biểu thị:
Tỷ lệ sinh tương đương tỷ lệ tử
Tỷ lệ sinh cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử
Tỷ lệ sinh hơi cao hơn tỷ lệ tử
Tỷ lệ sinh thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử
Tỷ lệ sinh hơi thấp hơn tỷ lệ tử
7. Trong tương lai, dân số còn tiếp tục tăng mạnh ở dạng
hình tháp A
hình tháp B
hình tháp C
hình tháp A và hình tháp C
hình tháp B và hình tháp C
8. Có 3 loại diễn thế sinh thái là:
Diễn thế trên cạn, diễn thế dưới nước và diễn thế ở môi trường trống
Diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế phân huỷ
Diễn thế trên cạn, diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh
Diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế dưới nước
Diễn thế trên cạn, diễn thế dưới nước và diễn thế phân huỷ
9. Cho sơ đồ lưới thức ăn:
Dê Hổ
Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật
Gà Mèo rừng
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có thể là:
Cáo, hổ, mèo rừng
Cáo, mèo rừng
Dê, thỏ, gà
Dê, thỏ, gà, mèo rừng, cáo
Thỏ, cáo, mèo rừng
10. Hiệu suất sinh thái là:
Khả năng chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái
Tỷ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái
Mức độ thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái
Khả năng tích luỹ năng lượng của các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn của hệ sinh thái
Tất cả đều sai
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của cá chép, người ta vẽ được biểu đồ sau đây:
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
2
Điểm gây chết
28
44
Điểm gây chết
t0C
Sử dụng biểu đồ trên trả lời các câu hỏi 11, 12, 13, 14, và 15
11. Số (1) trong biểu đồ biểu thị:
Biên độ nhiệt độ môi trường tác động lên sự phát triển của cá chép.
Tổng nhiệt hữu hiệu của cá chép.
Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép (giới hạn chịu đựng).
Tất cả đều đúng
12. Số (2) biểu thị:
Mật độ của cá chép.
Mức độ phát triển thuận lợi của cá chép.
Tốc độ sinh sản của cá chép.
Khả năng chịu nhiệt của cá chép.
Mức độ tử vong của cá chép theo nhiệt độ.
13. (3), (4) và (5) lần lượt là:
Giới hạn trên, giới hạn dưới, điểm cực thuận
Giới hạn trên, điểm cực thuận, giới hạn dưới
Giới hạn dưới, giới hạn trên, điểm cực thuận
Điểm cực thuận, giới hạn dưới, giới hạn trên
Giới hạn dưới, điểm cực thuận, giới hạn trên
14. Biểu đồ trên còn biểu thị mối quan hệ giữa sinh vật với
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Nhân tố con người
A và B đúng
B và C đúng
15. Qui luật tác động lên cá chép trong thí nghiệm trên là:
Qui luật giới hạn sinh thái
Qui luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái
Qui luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể.
Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
Tất cả đều đúng
16. Tổng nhiệt hữu hiệu là :
Lượng nhiệt cần thiết cho hoạt động sinh sản của động vật
Lượng nhiệt cần thiết cho một chu kỳ phát triển của động vật biến nhiệt
Lượng nhiệt cần thiết cho hoạt động chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường ở sinh vật
Lượng nhiệt cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật
Lượng nhiệt cần thiết cho sự phát triển thuận lợi nhất của sinh vật
17. Trong nhóm nhân tố vô sinh, nhân tố có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với thực vật là:
nhiệt độ
ánh sáng
ẩm độ
không khí
hoá chất
18. Chlorôphyl tham gia vào cả quá trình hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền điện tử trong quang hợp. Câu nào dưới đây là đúng với chlorôphyl?
a. Vị trí của chlorôphyl trong hệ thống quang hoá có ảnh hưởng tới chức năng của chlorôphyl.
b. Chlorôphyl trong trung tâm phản ứng quang hợp bị biến đổi hoá học, do vậy nó có thể khởi đầu việc truyền điện tử.
c. Một phần của chlorôphyl có cấu trúc giống với nhóm hem của hêmôglôbin.
d. Một phần của chlorôphyl có cấu trúc giống với carôtenôit.
Tổ hợp đáp án đúng là
a, b, c, d
a, c
c, d
a, b
19. Dựa vào sắc tố của chúng, nhóm tảo có khả năng quang hợp ở lớp nước sân nhất là
Tảo đỏ
Tảo lục
Tảo nâu
Tảo vàng
20. Hệ sinh thái nào sau đây có năng suất sơ cấp thực cao nhất ?
Rừng mưa nhiệt đới
Savan
Rừng thông phía bắc bán cầu
Đất trang trại
21. Ví dụ về mối quan hệ cộng sinh là
nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn
sâu bọ sống nhờ trong các tổ kiến, tổ mối
vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu
dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
giun, sán sống trong cơ quan tiêu hoá của động vật
22. Hiện tượng loài này trong quá trình sống tiết ra chất gây kìm hãm sự phát triển của loài khác gọi là
Quan hệ cạnh tranh
Ức chế - cảm nhiễm
Quan hệ hội sinh
Quan hệ ký sinh
23. Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là:
Quan hệ cạnh tranh
Quan hệ đối địch
Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Quan hệ kẻ thù - con mồi
Quan hệ hợp tác
24. Hiện tượng không phải nhịp sinh học là:
Lá một số cây họ đậu xếp lại lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc sáng sớm
Cây ôn đới rụng lá vào mùa đông
Cây trinh nữ xếp lá khi có vật chạm vào
Dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm
Hoa dạ hương nở về đêm
25. Nguyên nhân hình thành nhịp sinh học ngày - đêm là:
Sự thay đổi nhịp nhàng giữa sáng và tối của môi trường trong ngày
Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm
Do cấu tạo cơ thể của mỗi loài chỉ thích nghi với hoạt động vào ban ngày hoặc ban đêm
Do tính di truyền của loài quy định
Tất cả đều sai
26. Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là:
Nhiệt độ
ánh sáng
Môi trường
Di truyền
Di truyền và môi trường
27. Các dạng biến động của quần thể là:
Biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động do con người
Biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm
Biến động theo mùa, biến động do con người và biến động theo chu kỳ nhiều năm
Biến động do sự cố bất thường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm
Biến động do sự cố bất thường, biến động theo mùa và biến động do con người
28. Chiều dài của chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường ngắn (ít hơn 5 mắt xích thức ăn), vì:
Quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường rất lớn
Chỉ có khoảng 10% năng lượng trong mắt xích thức ăn biến đổi thành chất hữu cơ trong bậc dinh dưỡng kế tiếp.
Sinh vật sản xuất đôi khi là khó tiêu hoá
Mùa đông là quá dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế năng lượng sơ cấp
29. Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là:
Sự thống nhất mối tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong
Do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao
Do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao
Do sự giảm bớt hiện tượng cạnh tranh cùng loài trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp
Do khuynh hướng tăng tỷ lệ sinh sản của mỗi quần thể khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp
30. Quần xã là:
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một khu vực có liên hệ dinh dưỡng với nhau.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau.Các quần thể đó phải có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất trong một sinh cảnh.
Tập hợp nhiều quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Không có phương án nào đúng.
31. Vùng đệm giữa các quần xã sinh vật là:
Vùng tập trung nhiều cá thể nhất so với các quần xã đó
Vùng tập trung một loài có số lượng cá thể cao nhất của các quần xã đó
Vùng tập trung một loài có số lượng cá thể ít nhất của các quần xã đó
Vùng có điều kiện sống đầy đủ và ổn định nhất cho các quần xã đó
Vùng có các loài sinh vật của cả hai quần xã kế tiếp nhau
32. Hiện tượng khống chế sinh học là:
Sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác
Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm tăng tỷ lệ tử vong của quần thể khác
Sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỷ lệ sinh sản của quần thể khác
Sự tăng số lượng cá thể của quần thể này làm tăng số lượng cá thể của quần thể khác
Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm
33. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là:
Tác động của ngoại cảnh lên quần xã
Tác động của quần xã đến ngoại cảnh
Chính tác động của con người
Tất cả các phương án trên
34. Nguyên nhân dẫn đến sinh khối của bậc dinh dưỡng sau nhỏ hơn sinh khối của bậc dinh dưỡng trước trong chuỗi thức ăn là:
Quá trình hấp thu của cơ thể thuộc mắt xích sau thấp hơn so với ở cơ thể thuộc mắt xích trước
Sản lượng sinh vật thuộc mắt xích trước cao hơn sản lượng sinh vật thuộc mắt xích sau
Quá trình bài tiết và hô hấp của cơ thể sống
Hiệu suất sinh thái của mắt xích sau thấp hơn hiệu suất sinh thái thuộc mắt xích trước
Khả năng tích luỹ chất sống của mắt xích sau thấp hơn so với mắt xích trước
35. Tổng nhiệt hữu hiệu là
Lượng nhiệt cần thiết cho hoạt động sinh sản của động vật
Lượng nhiệt cần thiết cho một chu kỳ phát triển của động vật biến nhiệt
Lượng nhiệt cần thiết cho hoạt động chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường ở sinh vật
Lượng nhiệt cần thiết cho quá trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_di_truyen_hoc.doc