MỤC LỤC
PHẦN I - MỞ ĐẦU
PHẦN II – MÔ TẢ VÀ BÌNH LUẬN
I - Mô tả vấn đề
1. Mục tiêu tổng quát
2. Nhiệm vụ chủ yếu
3. Các chỉ tiêu chủ yếu
II - Bình luận
A. Phần hình thức
B. Phần nội dung
1. Mục tiêu tổng quát
2. Các nhiệm vụ chủ yếu
3. Các chỉ tiêu chủ yếu
PHẦN III - ĐỀ XUẤT
I. Phần hình thức
1. Nhiệm vụ chủ yếu
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
II. Phần nội dung
1. Nhiệm vụ chủ yếu
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
PHẦN IV – KẾT LUẬN
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4072 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập Kế hoạch hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h này nhắc lại một lần nữa "tầm nhìn" đến năm 2020, đó là sự định hướng xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cho cả thời kỳ chiến lược.
Sự cụ thể hóa mục tiêu chiến lược trong bản kế hoạch 2006-2010 không chỉ dừng lại ở đó. Từ mục tiêu tổng quát còn được cụ thể thành các nhiệm vụ chủ yếu:
2. Các nhiệm vụ chủ yếu
2.1. Nhóm nhiệm vụ về kinh tế- đối ngoại:
Nhóm nhiệm vụ này được xác định để thực hiện mục tiêu tổng quát "đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả của sự phát triển", "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển". " Đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020".
Thứ nhất, nhiệm vụ đặt ra là phải quan tâm, chú trọng hơn nữa tới lực lượng sản xuất gồm người lao động, tư liệu sản xuất và khoa học công nghệ, cần giải phóng và phát triển mạnh mẽ không để lãng phí hay để rơi vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất. Đồng thời phải xem xét, nắm bắt mọi tiềm năng của đất nước tận dụng phát huy một cách triệt để và sử dụng các nguồn lực về vốn, lao động hay kĩ thuật có hiệu quả góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Để hướng tới một nước công nghiệp theo hướng hiện đại cần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng vì vậy phải tạo ra những bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng và đặc biệt phải dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp trong nền kinh tế. Và để trở thành một nước công nghiệp cơ bản cũng cần đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp- là bước tiến dần trên các nấc thang đi tới mục tiêu.
Thứ hai, để "đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế", "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển" thì cần bắt nhịp với nền kinh tế thế giới do đó phải "chuyển mạnh sang kinh tế thị trường" tức là một nền kinh tế với tính tự chủ cao của các chủ thể kinh tế, với giá cả xác định ngay trên thị trường và mọi hoạt động trong nền kinh tế phải diễn ra trong cạnh tranh. Chuyển sang nền kinh tế này cũng phải thực hiện yêu cầu theo nguyên tắc của thị trường tức là phải tuân theo các quy luật giá trị, cung cầu và quy luật lưu thông tiền tệ. Để có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ có tốc độ tăng trưởng cao thì cần phải biết kết hợp hình thành và hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tức là tạo một thị trường phát triển mạnh mẽ "tự do trong khuôn khổ". Sự đồng bộ của thị trường nghĩa là hệ thống thị trường với đầy đủ các loại hình: thị trường tiền tệ, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường hàng hóa dịch vụ ... Các thị trường này vừa độc lập với nhau vừa liên hệ với nhau trong hệ thống thị trường.
Thứ ba, luôn chuẩn bị sẵn tư tưởng, tinh thần, tư thế để tham gia vào nền kinh tế quốc tế. Trong quá trình mở rộng quan hệ hợp tác về các lĩnh vực với đối tác nước ngoài bên cạnh việc học hỏi tiếp thu phải nâng cao khả năng độc lập tự chủ, "hòa nhập mà không hòa tan".
Các nội dung này đã thể hiện được những bước đi tiếp theo sau những bước tăng trưởng của kế hoạch 5 năm 2001-2005. Năng lực sản xuất được cải thiện, sản xuất đang hướng mở rộng về quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng qua các năm. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển biến mạnh về chất. Do đó giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất là nhiệm vụ tiên quyết. Kinh tế thị trường là điều kiện đưa nước ta tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại. Nguyên tắc thị trường được áp dụng triệt để trong mọi hoạt động kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam đang hướng đến hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Do đó nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế thị trường là điều kiện cần cho việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 và hướng đến mục tiêu đến 2010 GDP tăng gấp đôi năm 2000.
2.2. Nhóm nhiệm vụ về xã hội con người:
Điểm khác biệt với hệ thống kế hoạch hóa tập trung là không những đề cập về kinh tế mà vấn đề xã hội và môi trường cũng là nhiệm vụ chủ yếu trong định hướng phát triển kinh tế dài hạn, đây là các yếu tố tạo ra sự phát triển bền vững.
Một trong những tác động gián tiếp của chính phủ đến việc nâng cao chất lượng của sự phát triển là hướng tới nhu cầu của xã hội, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn lực. Nhiệm vụ này không chỉ đáp ứng mục tiêu cho kỳ kế kế hoạch mà đồng thời cũng chính là mục tiêu của toàn chiến lược. Kế hoạch 2001-2005 đã hoàn thiện mục tiêu này ở một mức nhất định và kế hoạch 2006-2010 là bước kế tiếp của mục tiêu nhằm hoàn chỉnh mức chỉ tiêu của cả kỳ chiến lược.
Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và kiểm soát tốc độ tăng dân số luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong hệ thống các nhiệm vụ của kế hoạch đặt ra. Vì mục tiêu của chúng ta là dân giàu, nước mạnh. Dân giàu không chỉ là giàu về kinh tế mà còn phải giàu về sức khỏe, giàu về tinh thần. Đây là yêu cầu mà các các cấp chính quyền cũng như các hộ kinh doanh đều phải hướng tới. Việc xác đinh mục tiêu này cũng chính là định hướng cơ bản cho các tổ chức, các cá nhân khi tiến hành các hoạt động của mình.
Việc thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng giới, giải quyết việc làm là một trong những yếu tố để đảm bảo và thực hiện vấn đề về con người. Việc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là một trong những yêu cầu đòi hỏi sự định hướng ở tầm vĩ mô của Chính phủ, từ đó các ngành, các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp xóa đói giảm nghèo. Cùng với đó là vấn đề bình đẳng giới, đó là sự công bằng giữa nam giới và nữ giới trong mọi vấn đề của xã hội, từ kinh tế đến các hoạt động khác như chính trị, thể thao …Phụ nữ sẽ ngày được tham gia và giữ các vị trí quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để giải quyết được các vấn đề nêu trên, việc làm là một biện pháp hữu hiệu nhất.
2.3. Nhóm nhiệm vụ về an ninh quốc phòng:
Mục tiêu đặt ra là "Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quôc gia". Mục tiêu dó đặt ra yêu cầu:
Một là: Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí.
Hai là: Tăng cường quốc phòng an ninh, ổn định chính trị- xã hội, mở rộngquan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Xuyên suốt trong bản chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cũng như các bản kế hoạch 5 năm vấn đề an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ luôn luôn được chú trọng củng cố. Đây là điểm tương đồng với bản kế hoạch mệnh lệnh. Chính phủ sẽ trực tiếp đứng ra quản lý, vấn đề này là một thất bại của thị trường. Do đó Chính phủ không thể tác động gián tiếp qua cơ chế thị trường mà cưỡng chế trực tiếp bằng mệnh lệnh, hệ thống luật pháp.
Như vậy mục tiêu tổng quát trong bản kế hoạch 2006-2010 cùng các nhiệm vụ chủ yếu đã cụ thể hóa được mục tiêu tổng quát trong bản chiến lược2001-2010. Thể hiện là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế. Định hướng vĩ mô cho sự phát triển kỳ kế hoạch.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu
Trong bất kỳ một bản kế hoạch nào thì hệ thống các chỉ tiêu luôn là phần không thể thiếu và rất đáng quan tâm. Nó chính là sự cụ thể hóa các mục tiêu và định hướng phát triển của đất nước trong cả thời kỳ kế hoạch. Thông qua hệ thống chỉ tiêu trong 5 năm kế hoạch mà có các cân đối, chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát triển thích hợp. Chính vì vậy mà hệ thống chỉ tiêu phải phù hợp và khả thi.
Các chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững theo 3 trục kinh tế- xã hội- môi trường.Các chuyên gia kinh tế ADB(Ngân hàng phát triển Á Châu) nhận định rằng:Kế hoạch phát triển kinh tế-xa hội 2006-2010 của Việt Nam đã đặt ra những chỉ tiêu mà họ cho là có nhiều tham vọng. Tuy nhiên các chỉ tiêu này “dường như có thể đạt được”,xét theo đà tiến đã có sẵn,đặc biệt trong lãnh vực đầu tư và bành trướng của khu vực tư nhân.Mặc dầu vậy,kinh tế VN vẫn phải đối diện với những thách đố cần phải khắc phục,trong đó đặc biệt các vấn đề,làm thế nào để xử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn và giảm thiểu tệ nạn tham nhũng.
3.1. Về kinh tế
Bước vào kế hoạch 5 năm 2006– 2010, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện hơn. Tình hình trong nước và quốc tế sẽ có những sự tác động rất mạnh đến sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta. Do vậy việc đưa ra những chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước để có thể tận dụng được tối đa nguồn lực phát triển kinh tế trong nước là rất quan trọng.
Với mục tiêu và định hướng phát triển nhằm đẩy nhanh tốc độ CNH– HĐH, khắc phục nguy cơ tụt hậu, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nước có thu nhập thấp.
Về tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm 2006– 2010 đạt 7,5– 8%,phấn đấu đạt trên 8%. Đây là một chỉ tiêu khả thi,dựa trên 3 cơ sở: là vốn nước ngoài đổ vào,xu hướng đầu tư cơ sở hạ tầng do khối tư nhân chủ đạo và sự hình thành các kênh tài trợ vốn ở giai đoạn trước, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế năm 2005. Với một tỉ lệ mang tính tương đối,chỉ tiêu cho thấy rõ được tính mở của bản kế hoạch. Không cố định ở một chỉ số,chỉ tiêu định hướng được hướng phát triển cho nền kinh tế,cung cấp được thông tin cho khả năng tăng trưởng cho thể vượt kế hoạch đặt ra. Định hướng được xu thế phát triển cho giai đoạn 2 trong kỳ chiến lược. Tạo cơ sở niềm tin của khối nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên một điểm hạn chế khi khá lạc quan đưa ra một tốc độ tăng trưởng có tham vọng . Lý giải điều này xuât phát từ chính tình hình biến động giai đoạn 2001-2005 .Mặc dù đến 2005 nền kinh tế có sự tăng trưởng vượt trội lên 8.4% ,cao nhât trong vòng 8 năm trở lại đây .Điều này đã mở ra nhiều tham vọng cho kế hoạch phát triển kinh tế 2006-2010. Tuy vậy đứng trên phương diện về chất lượng của tăng trưởng kinh tế thì kinh tế Việt Nam đang xuất hiện những dấu hiệu của sự phát triển không bền vững. Chất lượng tăng trưởng chủ yếu xét trên góc tỷ trọng đóng góp của 3 yếu tố chính là: số lượng vốn đầu tư ,số lượng vốn lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP) .Tăng trưởng của Việt Nam mới chỉ dựa trên số lượng vốn và lao động (chiếm tới ba phần tư tốc độ tăng trưởng kinh tế). Còn yếu tố năng suất các yếu tố tổng hợp chiếm chưa được một phần tư . Điều đó chứng tỏ nền kinh tế vẫn tăng trưởng theo chiều rộng chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu ,tăng trưởng về chất. Bộc lộ rõ hơn từ năm 2001 đến 2005 hiệu quả đầu tư đã có xu hướng giảm .Nếu xét GDP/vốn đầu tư đang có xu hướng giảm tử 2.68 (năm 2001) xuống 2.45 (năm 2005). Nếu xét vốn đầu tư/ GDP tăng thêm tuy giảm từ 4.29(năm 2001)xuống 2.77(năm 2005) nhưng vẫn thấp hơn từ năm 1998 trở về trước. Mặc dù lượng vốn đầu tư vẫn tăng cao qua các năm từ 35.4%(2001) trong tổng GDP lên 40.9%(2005) trong tổng GDP .Nhưng chất lượng đầu tư vẫn chưa cao chủ yếu là do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào tài chính ngân hàng, bất động sản .Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục từ 2.450,5USD lên 3.308,8USD năm 2005 .Tuy nhiên nguồn vốn đến từ công nghệ nguồn chưa nhiều ,tỷ trọng vốn đưa vào thực hiện còn rất thấp .Nguồn vốn hỗ trợ tăng nhanh nhưng giải ngân chậm ,tỷ lệ giải ngân thấp.Vốn đầu tư gián tiếp vào lớn nhưng thống kế quản lý hấp thụ còn lúng túng .Như vậy đã thấy được một nhược điểm trong tốc độ tăng trưởng khi chưa thực sự phản ánh sự tăng trưởng về chất .Bên cạnh đó cần phải thấy được lạm phát và thất nghiệp ,hệ quả trực tiếp của việc tăng trưởng theo chiều rộng .Tốc độ tăng giá đã có xu hướng đột biến từ năm 2004 là 9.5% và 8,4% năm 2005. Nguyên nhân quan trọng là do công tác dự báo còn yếu ,điều hành chính sách tiền tệ còn bị động ,chậm ,lúng túng và chủ quan. Cũng là biểu hiện của tính phi hiệu quả trong sản xuất, xuất hiện các hoạt động đầu cơ gây sức ép lớn cho nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tuy giảm nhưng vẫn còn chậm. Đó là lý do các nhà hoạch định cần đưa ra một chỉ tiêu bền vững hơn. Mặt khác năm 2006 được dự tính là năm VN sẽ chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thê giới. Do vậy những rủi ro bất ngờ và có thể dự tính tất yếu sẽ không thể tránh khỏi. Chỉ tiêu trên không cho thấy những rủi ro có thể xảy ra.Tốc độ tăng trưởng vẫn theo xu thế của kỳ kế hoạch trước..Tính bất ổn trong kinh tế không được đề cập. Kéo theo đó sẽ không có những dự tính về giải pháp cho tốc độ tăng trưởng không bền vững.
Vẫn mang những đặc điểm của bản kế hoạch mệnh lệnh,với chỉ tiêu cụ thể tuyệt đối“Quy mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1.690-1.760 nghìn tỷ đồng…GDP bình quân 1.100 USD”.Tuy nhiên lại cho ta một cái mốc cụ thể cần đạt tới với một tầm nhìn vĩ mô đến năm 2010. Đây cũng là một chỉ tiêu định hướng có thể đạt được cuối kỳ chiến lược. Dựa trên tốc độ tăng trưởng hiện tại2005 8.4%,quy mô vốn đầu tư huy động năm 2005 là 343.135 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ tiêu vẫn chưa đề cập đến vấn đề rủi ro của quá trình hội nhập.
Về tỉ trọng các ngành: nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ trong GDP lần lượt là: 15– 16%; 43– 44%; 40– 41%. Một hệ thống các chỉ tiêu tương đối cung cấp thông tin một cách khái quát nhất về quá trình chuyển dịch cớ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH. Đồng thời cũng định hướng tích cực cho phát triển cơ cấu ngành. Công nghiệp dịch vụ cần phải được khuêch trương mạnh mẽ. Tuy nhiên với cơ cấu trên lại chưa đi sát với thực tế. Khi mà nền kinh tế VN có tơi 70% lao động trong ngành nông nghiệp.Quá trình CNH-HDH gặp phải một hạn chế là sự đổi mới nông nghiệp nông thôn. Năm 2005 cơ cấu ngành là 21%(nông nghiệp),41% (công nghiệp).38% (dịch vụ). Sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo chỉ tiêu còn liên quan đến chuyển dịch cơ cấu lao động,và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Những rủi ro có thể kéo theo không được phản ánh .Đồng thời CNH không có nghĩa là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm tối thiểu ngành nông nghiệp. Khi mà ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh với sự đóng góp tỉ trọng lớn của ngành công nghiệp chế biến. Cơ sở xuât phát của ngành công nghiệp này lại là sản phẩm của ngành nông nghiệp. Trong mục tiêu định hướng ngành Nông-lâm_thủy sản chỉ với giá trị gia tăng trong giai đoạn 2006-2010 là 3-3.2% và tăng giá trị sản xuất4.5%. Trong khi mục tiêu định hướng nganh công nghiệp tăng giá trị sản xuất 15%-15.5%. trong đó chiếm tới 88,9% giá trị của ngành sản xuất công nghiệp chế biến. Đây là một điểm hạn chế khi không thấy sự tương đông giữa các chỉ tiêu tăng trưởng các ngành. Bên cạnh đó chính phủ đưa ra tốc độ tăng dịch vụ 7.7%-8.2% tương ứng với 40%-41% trong cơ cấu GDP lại không phù hợp.Thực tế đã cho thấy tốc độ tăng ngành dịch vụ trong giai đoạn 2001-2005 là 7% mới chỉ đóng góp 38.7% GDP.Trong đó năm 2005 có tốc độ tăng vượt bậc 8,5% nhưng cũng chỉ chiếm 38.,1% GDP.Do vậy để đẩy tỷ trọng dịch vụ trong GDP trong giai đoạn 2006-2010 lên 40%-42% thì mục tiêu tăng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ cần phải cao hơn nữa. Tuy nhiên đây lại không phải là một mục tiêu tối ưu. Khi mà ngành dịch vụ đòi hỏi một hệ thống đội ngũ lao động quản lý có chuyên môn,trong khi mục tiêu đến năm 2010 lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tới 50% lao động toàn xã hội.Cùng với đó là quá trình công nghiệp hóa cần phải được phát triển sâu và rộng,mới thực sự tạo nền tảng cho các ngành có giá trị gia tăng phát triển đúng tiềm năng. Do vậy chỉ tiêu đặt ra cần phải thấy được sự chuyển dịch bền vững trong mối quan hệ móc xích giữa các ngành.
Chỉ tiêu về tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm dự kiến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 770 – 780 USD/người gấp đôi năm 2005. Xuất nhập khẩu VN có thể coi là một điểm sáng cho sự tăng trương kinh tế giai đoạn 2006-2010 khi mà VN chính thức gia nhập WTO .Sự kết hợp giữa chỉ số bình quân và chỉ số tuyệt đối năm cuối ,cung cấp thông tin về sự tăng trưởng đều qua các năm và mốc cần đạt tới của ki kế hoạch.Một tầm nhìn khả quan cho triển vọng kinh tế trong hoạt động thương mai quốc tế.
“Tổng đầu tư xã hội trong GDP khoảng 2.200 nghìn tỷ đồng…với cơ cấu 65%vốn trong nước.35%vốn nước ngoài”.lại là một chỉ tiêu tuyệt đối( giống chỉ tiêu cho bản kế hoạch mệnh lệnh).Một chỉ tiêu khá lạc quan cho khả năng thu hút đầu tư cho nền kinh tê. Định hướng cho khả năng hội nhập thành công. Tuy nhiên định hướng mục tiêu tăng trưởng mạnh quy mô vốn đầu tư lại có thể kéo theo rủi ro là lạm phát giá tài sản. Nếu cơ cấu vốn đầu tư không hợp lý,lại gây lãng phí nguồn lực,tác động trái chiểu với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy với một chỉ tiêu chung cho toàn xã hội là sự định hướng cho một nền kế hoạch tập trung không có sự định hướng đầu tư mở rộng.
Một loạt các chỉ tiêu tuyệt đối,hiện vật: đến 2010 đạt 35 máy/100 dân,12.6 thuê bao internet/100 dân. Đây là một nhược điểm cho một bản kế hoạch phát triển,nhưng vẫn tạo một tầm nhìn đến năm 2010 . Tuy nhiên lại không cho thấy được mục tiêu phát triển cho các năm và cho cả giai đoạn .
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế đặt ra đưa lại nhiều triển vọng cho nền kinh tế .Đều hướng tới mục tiêu phát triển và đẩy nhanh tốc độ CNH– HĐH, khắc phục nguy cơ tụt hậu, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nước có thu nhập thấp..Cơ sở tạo vị thế cho nước ta trên trường quốc tế.Đồng thời tạo sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.Tuy nhiên hệ thống mục tiêu lại có những điểm hạn chế cần khắc phục.
3.2. Về xã hội
Bên cạnh các chỉ tiêu về lĩnh vực kinh tế, thì các chỉ tiêu về xã hội đều hướng và tập trung vào vấn đề con người. Đây là các vấn đề mà bất cứ nhà hoạch định chính sách nào cũng đều cần phải hướng tới.Đề cập đến chỉ tiêu o lĩnh vực xã hội và môi trường là một điểm khác biệt với bản kế hoạch mệnh lệnh.Tuy nhiên trong lĩnh vực xã hội và môi trường có nhiều yếu tố được coi là sự thất bại dưới sự can thiệp của thị trường .Do vậy các chỉ tiêu trong 2 lĩnh vực- này phần lớn mang tính chất hiện vật ,cụ thể…Chính phủ sẽ can thiệp trực tiếp nhiều hơn là qua cơ chế thị trường
- Chỉ tiêu về lĩnh vực giáo dục
Các chỉ tiêu này tiếp tục thể hiện sự hoàn thiện của hệ thống giáo dục trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cho thấy sự cân đối trong giáo dục THPT với giáo dục nghề nghiệp và đại học. Tuy nhiên, một điều hạn chế có thể nhận thấy đó là các chỉ tiêu này chỉ quan tâm đến quy mô đào tạo mà không thể hiện được chất lượng của đào tạo. Ví dụ như chỉ tiêu về số lượng sinh viên/10.000 dân, nó chỉ cho thấy được sự đánh giá về mặt số lượng, còn bản thân con số đó không cho biết chất lượng của giáo dục đại học. Các chỉ tiêu về giáo dục mang nặng tính pháp lệnh, đó là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thành tích trong giáo dục.
- Chỉ tiêu về lĩnh vực dân số, lao động- việc làm và xóa đói giảm nghèo
Các chỉ tiêu về dân số, lao động- việc làm đã có sự phối kết hợp giữa các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối, các chỉ tiêu số lượng và chất lượng .Đa số các chỉ tiêu mang tính chất định hướng và dự báo, tính chất mệnh lệnh trong các chỉ tiêu đã giảm đáng kể.
Chỉ tiêu về dân số đã cho thấy sự nỗ lực trong công tác giảm tốc độ tăng dân số.
Vấn đề lao động- việc làm luôn gắn liền với tăng trưởng kinh tế .Trên thực tế các nhà đầu tư đến với nước ta với nhiều mục tiêu quan trọng liên quan đến lao động ,đến con người,đó là số lượng lao động khá dồi dào,giá nhân công còn rẻ;đó là khi lao động được thu hút vào làm việc sẽ tạo thu nhập ,làm tăng sức mua có khả năng thanh toán,làm tăng dung lượng thị trường trong nước cả về quy mô cả về mẫu mã chủng loại,cả về chất lượng .Chính vì lẽ đó lao động đang là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay .Vì vậy cần phải hoạch định các chính sách,chỉ tiêu về lao động sao cho khai thác được nguồn lực lao động trong nước,phải thấy được đó là lợi thế so sánh của VN .Mục tiêu giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động trong 5 năm,với 6 triệu lao động có chỗ làm mới.Đây là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh sự lỗ lực giải quyết việc làm trong sự biến động tăng về quy mô lao động trong vòng 5 năm.Tuy nhiên trong trong giai đoạn 2001-2005 với quy mô dân số bình quân 83.12 triêu dân số tương ứng chỉ có trung bình 40.6 triêu người là lao động đang làm việc trong nền kinh tế .Do vậy thât nghiệp nếu tính cả giai đoạn trước,tăng mới và quy từ thiếu việc làm ra thất nghiệp thì trong kì kế hoạch 2006-2010 thất nghiệp sẽ vẫn chiếm một tỉ lệ rất cao và chiếm tỉ trọng lớn vẫn là lao động ở các vùng nông thôn. Trong xu thê hội nhập WTO và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, yêu cầu về lao động và trình độ lao động ngày càng tăng cao,là cơ sở lý giải cho việc chú trọng đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng lao động trong bản kế hoạch 2006-2010 .Một số chỉ tiêu thể hiện chất lượng nguồn lao động như tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội hay sự kết hợp cả chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối trong việc đưa chỉ tiêu dạy nghề cho 7.5 triệu lao động ,25-30% dài hạn .Thể hiện nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện việc làm cho người lao động để giảm bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập của dân cư để tạo ra một lộ trình bền vững trong dài hạn.Một chỉ tiêu lồng ghép đảm bảo cả về tính kinh tế và xã hội trong bình đẳng rất đươc lưu ý là chỉ tiêu 50% là lao động nữ trong tổng số 8 triệu lao động được giải quyết việc làm .Có thể nói đây là một chỉ tiêu tương đối lạc quan .Tuy nhiên trong mục tiêu lao động và việc làm chính phủ luôn chú trọng đảm bảo không có sự phân biệt về giới trong mọi hình thức việc làm.Chỉ tiêu trên là định hướng cho nỗ lực về đảm bảo công bằng giới trong tiến trình tăng trưởng và phát triển của đât nước.Mặc dù hệ thống chỉ tiêu đã thể hiện kết quả cần phải đạt tới trong kế hoạch 2006-2010 nhưng vẫn chưa có được sự phân chia rõ ràng theo các khu vực ngành nghề khác nhau và các vùng miền .
Chiến lược CNH- HĐH đất nước đến năm 2020 đã hướng tất cả các khu vực thể chế các ngành nghề kinh tế chuyển dịnh theo hướng đó .Cơ cấu lao động là kết quả trực tiếp của qua trình chuyển dịch này .Trong giai đoạn 2001-2005 cũng đã thấy được sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động nhưng vẫn còn chậm :với 60.2% lao động trong ngành nông nghiêp,16.3% lao động trong nghành công nghiệp,23.5% lao động trong ngành dịch vụ .Tuy vậy với tốc độ giảm qua các năm chỉ <= 1% ,điển hình như năm 2005 là năm có tốc độ tăng trưởng 8.4% cao vượt các năm trong kì kế hoạch nhưng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm 57% .Điều này cho thấy đến năm 2010 vẫn có thể còn ở mức trên 50% .Nguyên nhân chính trong việc không thể tạo ra một sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động giữa các ngành là chất lượng lao động,”nút cổ trai” lớn nhất hiện nay .Tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng lên qua các năm nhưng trình độ đào tạo vẫn còn nhiều khiếm khuyết .Do đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động quan hệ chặt chẽ với mục tiêu giao dục .Cần ap dụng các biện pháp trong quá trình quản lý kết quả đào tạo hiệu quả hơn .Đây là một khâu then chốt tạo ra một sức tăng trưởng về chất.Thấy rõ hơn khi chính phủ đã đưa vào một trong sáu chương trình mục tiêu quốc gia.
Liên quan đến chất lượng tăng trưởng thì vấn đề xóa đói giảm nghèo cũng là một mắt xích quan trọng trong tiến trình hội nhập .Tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 còn 10-11% là chỉ tiêu tương đối định hướng cho công tác nâng cao chất lượng sống con người phù hợp với tốc độ tăng trưởng đang có xu hương mở theo thời gian . đặt ra trong bản kế hoạch này. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về giảm nghèo chưa thực sự bền vững do vấp phải sự thay đổi của ngưỡng nghèo trên thể giới. Trong khi phúc lợi xã hội tăng thêm cho người nghèo tăng chậm, không tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước thì khoảng cách giàu nghèo lại càng gia tăng .Mặc dù có sự gia tăng trong thu nhập của người nghèo nhưng tỷ lệ hộ nghèo lai gia tăng, tình trạng tái nghèo luôn xảy ra khi mà chính phủ điều chỉnh chuẩn nghèo tiến dần đến chuẩn nghèo thế giới.
- Chỉ tiêu về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể và hiện vật.Giới hạn các mục tiêu đến chi tiết đến năm 2010 về tuổi thọ,tỷ lệ tư vong ở trẻ nhỏ,số giường bệnh,số bác sĩ,dược sĩ …Cho thấy tính chất một mô hình giao nộp chỉ tiêu của kế hoạch tập trung.Tuy nhiên đây không hẳn là một nhược điểm trong hệ thống mục tiêu kế hoạch phát triển .Y tế một lĩnh vực hạ tầng cơ sở cần sự can thiệp trực tiếp của chính phủ .Đặc biệt khi công tác xã hội hóa sức khỏe của người dân luôn được coi trọng và mở rộng lộ trình phát triển dài hạn với mục tiêu cuối cùng là phát triển con ngươi. Đảm bảo sự tiếp cận các dịch vụ cơ bản trước hết là vấn đề sức khóe con người Tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống người dân luôn là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.
Trong bản kế hoạch, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em rất được quan tâm. So với những gì đã đạt được trong năm 2005, thì trong giai đoạn kế hoạch này các chỉ tiêu đặt ra tiếp tục thể hiện sự nỗ lực trong vấn đề đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho sản phụ. Cùng với đó là các chỉ tiêu phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, như tỷ lệ dược sĩ, bác sĩ, tỷ lệ giường bệnh, vấn đề thuốc men khám chữa bệnh …
Vấn đề bệnh tật luôn được quan tâm trong lĩnh vực y tế, mong muốn n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10692.doc