Bài tập Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán

A, Nguồn thông tin bên trong:

Kiểm tra sổ phụ ngân hàng các giao dịch thanh toán trong tháng 1 năm 2008 xem có khoản thanh toán nào của năm 2007 mà chưa ghi nhận vào khoản phải trả. (Nếu chưa thanh toán thì kiểm tra sổ phải trả).

Kiểm tra các hóa đơn chưa thanh toán đế xác định các giao dịch phát sinh năm 2007 mà chưa thanh toán (do đó, không được ghi nhận trên sổ nhật kí mua hàng).

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP KIỂM TOÁN CHƯƠNG 9: KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN ---------o0o--------- I, Chọn câu trả lời đúng, sai và giải thích: 1, Sai GT: Các khoản phải trả thuộc nghĩa vụ của doanh nghiệp thường có xu hướng khai giảm. Còn các khoản phải thu thuộc quyền của doanh nghiệp, thường thì doanh nghiệp không có xu hướng khai gian số liệu của khoản phải thu. Do đó, trong mọi thời điểm của của cuộc kiểm toán, KTV thường giử nhiều thư xác nhận đối với tài khoản phải trả hơn là tài khoản phải thu. 2, Sai GT: Việc nhận hàng hóa của công ty từ người bán là một điểm quyết định trong chu kỳ vì đây là điểm mà tại đó hầu hết công ty thừa nhận lần đầu khoản nợ liên quan trên sổ sách của họ. 3, Đúng GT: KTV thường gửi thư xác nhận đến những nhà cung cấp có số dư bằng không hơn là gửi thư xác nhận đến những người mua có số dư bằng không. Bởi vì, các khoản phải trả nhà cung cấp luôn có khả năng chứa đựng sai phạm như khai giảm các khoản phải trả với mục đích làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp sáng sủa hơn. 4, Đúng GT: Khi kiểm toán tính đúng kỳ của tài khoản phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính, KTV nên kết hợp với quan sát thực tế hàng tồn kho. Bởi vì, trong quá trình quan sát thực tế hàng tồn kho, KTV có thể phát hiện ra những lô hàng doanh nghiệp đã mua về nhập kho mà chưa được kế toán phản ánh trong sổ sách kế toán, hoặc là phát hiện ra những lô hàng đã bán không còn trong kho nhưng cũng không được kế toán phản ánh. 5, Đúng GT: Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán cần được kết hợp với kiểm toán chu trình hàng tồn kho. Bởi vì, các nghiệp vụ mua hàng, nhập kho hàng hóa có mối liên hệ chặt chẽ với hàng tồn kho. Kiểm toán hàng tồn kho thì KTV phải kiểm tra những nghiệp vụ mua hàng, nhập hàng vào trong kho. Còn khi kiểm toán chu trình mua hàng, KTV phải kiểm tra hàng tồn kho để xem xem hàng mua đã được nhập kho hay chưa, hàng mua có đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hay không… II, Chọn câu trả lời đúng nhất 1, B 2, B GT: Nếu các tài liệu chi tiền mặt được phê chuẩn bởi ít nhất 2 người phụ trách sẽ tránh được việc thanh toán 2 lần cho một hóa đơn. Trước khi lập phiếu chi tiền cho bất kỳ một hóa đơn nào, 2 người được phụ trách sẽ độc lập đối chiếu các chứng từ liên quan đến hóa đơn đó để đưa ra quyết định có thanh toán cho hóa đơn đó hay không. Nếu có 2 người độc lập kiểm tra như vậy chắc chắn sẽ hạn chế tối thiểu việc thanh toán 2 lần cho 1 hóa đơn. 3, b 4, C GT: Khi kiểm toán tài khoản phải trả nhà cung cấp thủ tục kiểm toán thường chủ yếu tập trung vào cơ sở dẫn liệu đầy đủ vì các DN thường có xu hướng khai giảm các khoản phải trả nên kế toán hay bỏ xót các khoản phải trả nhà cung cấp. 5, B GT: KTV kiểm tra các hóa đơn chưa được ghi nhận ngày 29-2-200N là ngày cuối cùng của cuộc kiểm toán. Loại sai phạm dễ phát hiện nhất từ thủ tục kiểm toán này là tài khoản phải trả bị khai giảm tại thời điểm 31-12-200N-1. Vì các hóa đơn chưa được ghi nhận thường xảy ra vào ngày cuối cùng của năm tài chính khi đó kế toán thường để sang kì sau mới ghi nhận. Nên khi kiểm tra và đối chiếu giữa sổ chi tiết và hóa đơn sẽ dễ phát hiện ra nhất. 6, B GT: Đối chiếu báo cáo nhận hàng với sổ chi tiết các tài khoản hàng hóa mua vào như TK 152, 151, 211... 611 (DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ) sẽ phát ra hàng mua chưa được phản ánh vào sổ kế toán và hàng mua không có lại được phản ánh trên sổ sách. 7, B GT: Thủ tục kiểm toán ít có khả năng phát hiện nhất khoản nợ không được ghi sổ là thủ tục phân tích và tính lại chi phí khấu hao vì chi phí khấu hao thường không liên quan đến các khoản nợ mà nó liên quan chủ yếu đến TSCĐ và việc phân bổ vào các chi phí trong kỳ, đối với CP khấu hao KTV thường chú ý đến mục tiêu chính xác cơ học là chủ yếu. 8, D 9, D GT: Khi so sánh thư xác nhận gửi nhà cung cấp và thư xác nhận gửi người mua nhận xét đúng là thư xác nhận gửi nhà cung cấp ít có khả năng liệt kê số dư hơn thư xác nhận gửi người mua vì mong muốn của DN là có thể thu đủ số tiền nên khi gửi xác nhận DN thường liệt kê các số dư.Còn đối với việc thanh toán thì DN thường muốn trả thấp hơn nên trong thư xác nhận DN thường bỏ trống phần số dư với mong muốn nhà cung cấp sẽ xác nhận cho DN 1 số dư nhỏ hơn III, Bài tập thảo luận Bài 1: Thử nghiệm kiểm soát nhằm đánh giá tính hiệu của hệ thống HTKSNB Thử nghiệm cơ bản nhằm thẩm tra lại các thông tin băng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp. Từ đây có những kết luận sau: STT Nội dung Loại thử nghiệm Mục tiêu chung Mục tiêu đặc thù 1 Đối chiếu các nghiệp vụ mua hàng trên nhật ký mua hàng với chứng từ mua hàng, so sánh tên nhà cung cấp, tổng giá trị bằng tiền, sự phê chuẩn đối với các nghiệp vụ mua hàng. Kiểm soát cơ bản Tính có thực Các nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ đều tồn tại so với chứng từ mua hàng. Sự phê chuẩn Các nghiệp vụ mua hàng đều được phê chuẩn. Tính đầy đủ Các nghiệp vụ mua hàng hiện có trên chứng tù mua hàng đều được ghi vào nhật kí mua hàng. Chính xác cơ học Các nghiệp vụ mua hàng được vào sổ chính xác với số tiền và tên nhà cung cấp trên chứng từ mua hàng. 2 Kiểm tra trật tự của báo cáo nhận hàng, sau đó đối chiếu với hoá đơn của nhà cung cấp và với nhật kí mua hàng. Kiểm soát Tính kịp thời, đúng kì Báo cáo nhận hàng, nhật kí mua hàng được ghi chép và đánh số thứ tự đúng với hoá đơn của nhà cung cấp. 3 Kiểm tra các tài liệu mua hàng về tính chính xác số học, về việc phân loại vào tài khoản và tính hợp lý của khoản chi so với bản chất hoạt động của đơn vị. Kiểm soát cơ bản Phân loại Các nghiệp vụ mua hàng đều được phân loại đúng vào các tài khoản tương ứng. Chính xác cơ học Các số liệu trên chứng từ mua hàng đều được phản ánh chính xác vào sổ sách. Tính hợp lý chung Các khoản chi trên chứng từ và sổ sách biến động đều phù hợp với tình hình biến động của doanh nghiệp. 4 Kiểm tra các tài liệu mua hàng để đoán chắc rằng mỗi nghiệp vụ mua hàng đều có hoá đơn của nhà cung cấp, báo cáo nhận hàng và đơn đặt hàng. Kiểm soát Có thật Các nghiệp vụ mua hàng đều có thật trên hoá đơn của nhà cung cấp, báo cáo nhận hàng, đơn đặt hàng. 5 Cộng nhật kí chi tiền rồi đối chiếu với sổ cái và đối chiếu từng khoản chi tiền trên nhật kí chi tiền với tài khoản phải trả. Cơ bản Chính xác cơ học Các nghiệp vụ mua hàng được ghi sổ đúng đắn trên tài khoản phải trả và tổng hợp chính xác trên nhật kí chi tiền và sổ cái. Hiện hữu Có tồn tại khoản phải trả đã được thanh toán mà chưa xoá sổ. 6 So sánh ngày trên séc bị huỷ với ngày trên nhật kí chi tiền và ngày huỷ nghiệp vụ với ngân hàng. Cơ bản Tính thời gian Các nghiệp vụ thanh toán được vào sổ đúng lúc. Đầy đủ Các nghiệp vụ chi tiền được xác định trên séc và với ngân hàng có đều được ghi nhận trên nhật kí chi tiền không. Câu 2: Câu hỏi Mục tiêu kiểm toán đạt được Trắc nghiệm đạt yêu cầu Trắc nghiệm vững chắc Sai phạm có thể xảy ra nếu các thủ tục kiểm soát không tồn tại Thử nghiệm cơ bản để phát hiện các sai phạm 1, Nhân viên thực hiện nghiệp vụ mua hàng có độc lập với hoạt động nhận hàng, vận chuyển hàng thanh toán? - Xác định được tính bất kiểm nhiệm trong nghiệp vụ mua hàng của công ty. - Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn - Đối chiếu số liệu trên vận đơn, phiếu nhập kho, phiếu chi. - Ghi giảm giá trị hàng hóa. - Gửi thư xác nhận đến nhà cung cấp đối chiếu với số dư trên sổ cái TK 331. 2, Tất cả các hóa đơn của nhà cung cấp từ phòng nhận thư có được chuyển thẳng đến phòng kế toán? - Xác định xem các hóa đơn qua tay người nào khác rồi mới đến phòng kế toán không? - Các khoản phải trả người cung cấp được ghi sổ kịp thời. - Kiểm tra tính trọn vẹn đầy đủ. - Kiểm tra các thủ tục nhận thư, phân loại thư và chuyển thư đến các phòng khác của phòng nhận thư. - Quan sát quá trình chuyển hóa đơn từ phòng nhận thứ đến phòng kế toán xem có hóa đơn nào không được chuyển không. - So sánh ngày của báo cáo nhận hàng và hóa đơn của người bán với ngày trên sổ nhật ký mua vào. - So sánh ngày được xác nhận của bưu điện trên phong bì và ngày ghi sổ kế toán trên sổ Nhật ký. - Nghiệp vụ mua hàng, thanh toán với nhà cung cấp không ghi sổ đúng thời điểm có thể bỏ sót. - Gửi thư xác nhận đến nhà cung cấp đối chiếu với số dư trên sổ cái TK 331. 3, Tất cả các báo cáo nhận hàng có được đánh số trước và trật tự số học có được kiểm tra bởi một nhân viên độc lập với việc chuẩn bị séc không. - Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị có hiệu quả hay không. - Các nghiệp vụ mua vào đều được ghi sổ - Theo dõi một chuỗi các báo cáo nhận hàng. - Kiểm tra dấu hiệu của kiểm tra nội bộ. - So sánh ngày của báo cáo nhận hàng và ngày ghi trên sổ nhật ký. - So sánh phiếu nhập kho với nhật ký. - Đánh số sai dẫn đến việc có thể xảy ra gian lận ghi tăng hoặc giảm thêm các khoản nhận hàng do đó ghi tăng (giảm) số tiền mặt, TGNH trong quỹ tiền. - Xem xét số tiền chi ra đối chiếu với số dư ở ngân hàng, giấy báo nợ, có ở ngân hàng. 4, Tất cả các séc có được chuyển thẳng lên Nhật ký chi tiền không? - Tính hiệu lực có thật: ghi sổ đúng lúc. - Kiểm tra dấu hiệu của kiểm tra nội bộ. - Theo dõi một chuỗi các séc. - So sánh ngày chi tiền trên phiếu chi của thủ quỹ với ngày ghi sổ. - Nếu không có, có thể dẫn đến bỏ sót, làm giảm (tăng) tiền mà không được phát hiện. - Kiểm tra tiền mặt, kiểm tra các khoản chi tiền. 5, Các thông tin trên hóa đơn của nhà cung cấp (khối lượng, chiết khấu, cộng dồn) có được kiểm tra về tính chính xác hay không? - Tính chính xác cơ học. - Kiểm tra dấu hiệu của kiểm tra nội bộ . - Thực hiện cộng dồn lại các khoản trên hóa đơn. - Tính toán lại 1 số số liệu (khối lượng, chiết khấu) trên hóa đơn. - Các con số khối lượng, chiết khấu bị khai tăng, khai giảm. - Sai về khối lượng, chiết khấu có thể có sai phạm. - Thực hiện kiểm kê hàng hóa; cộng lại số liệu trên sổ nhật ký, sổ cái. 6, Có bố trí một nhân viên kiểm tra việc phân loại vào tài khoản? - Phân loại trình bày - Quá trình kiểm tra nội bộ. - Thảo luận và quan sát hoạt động. - Phân loại sai các tài khoản. - Chọn một số lượng lớn các tài khoản trên máy, đối chiếu với các hóa đơn chứng từ. 7, Quản lý séc sau khi được ký và trước khi được gửi đi có được thực hiện bởi một nhân viên độc lập với hoạt động thanh toán và ghi sổ tiền mặt? - Các nghiệp vụ chi tiền bằng phương thức séc có chính xác không - Khoản tiền mặt mặt chi bằng séc có thực không? - Thảo luận và quan sát hoạt động - Đối chiếu ngày trên séc và ngày ghi thanh toán. - Đối chiếu so sánh phiếu chi tiền và séc. - Xem xét sổ cái TK 331 với các séc thanh toán - Nếu không có thủ tục này sẽ có phát hiện ra được sai phạm ghi số tiền trên séc và số tiền chi ra thanh toán. - chọn mẫu 1 số lượng lớn các tài khoản chi tiền mặt thanh toán kết hợp với số liệu ở ngân hàng. Bài 3: I) Việc kiểm tra của kiểm toán viên về khoản công nợ không được nghi nhận không bị ảnh hưởng bởi thư cam kết cuả nhà quản lí có trách nhiệm rằng theo ông ta thì không có khoản công nợ nào bị bỏ sót. Vì, đây được coi như bằng chứng do doanh nghiệp cung cấp, do vậy nó có độ tin cậy không cao. Kiểm toán viên vẫn phải tiến hành các thủ tục kiểm toán như bình thường. II) Việc kiểm tra của kiểm toán viên về khoản công nợ không được ghi nhận không được loại bỏ khi có sự kiểm tra của kiểm soát nội bộ. Vì, kiểm soát nội bộ có thể tồn tại rủi ro kiểm soát. Kiểm toán viên sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ, nếu kiểm soát nội bộ hoạt động tốt, có hiệu quả thì kiểm toán viên có thể giảm các thủ tục kiểm toán (giảm số mẫu chọn kiểm tra). Nếu kiểm toán nội bộ hoạt động yếu, không hiệu quả, thì kiểm toán viên không thể căn cứ vào sự kiểm soát của họ, mà vẫn phải tiến hành kiểm toán như bình thường. III) Việc kiểm tra của kiểm toán viên về khoản công nợ không được ghi nhận, sẽ chỉ tham khảo kết quả của kiểm toán viên của chính quyền liên bang chứ không bị phụ thuộc hay lấy đó là căn cứ chuẩn và không cần tiến hành thủ tục kiểm toán khác Vì, Kiểm toán của chính quyền liên bang có những mục đích kiểm toán và thủ tục kiểm toán khác (do mục đích khác nên nó có thể chỉ quan tâm đến những khoản mục chính khác…). Nên kiểm toán viên chỉ tham khảo kết quả của họ, và phải tiến hành thủ tục kiểm toán như bình thường. IV) Bên cạnh Nhật kí mua hàng năm 2008, Kiểm toán viên nên cân nhác những nguồn thông tin sau để xác định khoản công nợ: A, Nguồn thông tin bên trong: Kiểm tra sổ phụ ngân hàng các giao dịch thanh toán trong tháng 1 năm 2008 xem có khoản thanh toán nào của năm 2007 mà chưa ghi nhận vào khoản phải trả. (Nếu chưa thanh toán thì kiểm tra sổ phải trả). Kiểm tra các hóa đơn chưa thanh toán đế xác định các giao dịch phát sinh năm 2007 mà chưa thanh toán (do đó, không được ghi nhận trên sổ nhật kí mua hàng). Kiểm tra các hợp đồng đang thực hiện đế xác định các giao dịch chưa được ghi nhận năm 2007. B, Nguồn thông tin bên ngoài: Kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin bên ngoài như gửi thư xác nhận đến các khách hàng hay chủ nợ của công ty… IV, Bài tập nghiệp vụ Bài 1: Đơn vị: Tr đồng Nội dung nghiệp vụ Kế toán ghi CSDL vi phạm Bút toán đúng Bút toán điều chỉnh Thủ tục kiểm toán 1, Mua nguyên vật liệu nhập kho giá 66tr bao gồm VAT, chưa trả tiền cho người bán Nợ TK 152 66 Có TK 331 66 (SP: Đơn vị áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ nhưng kế toán đã không tách thuế ra khỏi nguyên giá NVL) - Phân loại - Đầy đủ - Quyền và nghĩa vụ Nợ TK 152 60 Nợ TK 1331 6 Có TK 331 66 Nợ TK 1331 6 Có TK 152 6 - KTV thực hiện đối chiếu hóa đơn nhận hàng và chứng từ đính kèm đến Nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết TK 153. - Đối chiếu hóa đơn với sổ chi tiết TK 133. 2, Doanh nghiệp được hưởng giảm giá hàng bán 10% của lô hàng trên. Nợ TK 1388 6 Nợ TK 1331 0.6 Có Tk 642 6.6 (SP: Kế toán không hiểu bản chất của nghiệp vụ nên định khoản sai) - Phân loại và trình bày Nợ TK 331 6.6 Có TK 152 6 Có TK 1331 0.6 a, Nợ TK 642 6.6 Có TK 1388 6 Có TK 1331 0.6 b, Nợ TK 331 6.6 Có TK 152 6 Có TK 1331 0.6 - Đối chiếu báo cáo giảm giá hàng bán của nhà cung cấp với sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 331, 152, 1331. 3, Doanh nghiệp được hưởng CKTT 1% do thanh toán sớm (Tổng sổ tiền thanh toán 500tr) Nợ TK 112 5 Có TK 642 5 (SP: CKTT mà công ty được hưởng kế toán không đưa vào TK doanh thu mà đưa vào CPQLDN) - Phân loại trình bày Nợ TK 112 5 Có TK 515 5 Nợ TK 642 5 Có TK 515 5 - Đối chiếu thông báo được hưởng CKTT từ nhà cung cấp với sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tk 515 4, Mua lô hàng hóa đơn là 770tr (VAT 10%). Kiểm kê phát hiện thừa 40tr (chưa VAT). CTy nhập kho toàn bô lô hàng trên Nợ TK 152 740 Nợ TK 1331 70 Có TK 331 810 (SP: kế toán đã gộp giá trị hàng thừa vào TK 331, trong khi DN chưa có quyết định mua lô hàng thừa đó) - Phân loại và trình bày - Quyền và nghĩa vụ Nợ TK 152 740 Nợ TK 1331 70 Có TK 3381 40 Có TK 331 770 Nợ TK 331 40 Có TK 3381 40 - Thực hiện kiểm tra vận đơn, hóa đơn nhận hàng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê trước khi nhập kho so sánh với sổ chi tiết TK 331, TK 152. 5, Trả lại 3 tần hàng không đảm bảo chất lượng. Giá mua chưa VAT 10tr/tấn Nợ TK 331 30 Có Tk 152 30 (SP: Kế toán không tính cả VAT được khấu trừ cho hàng trả lại) - Quyền và nghĩa vụ. - Đầy đủ Nợ TK 331 33 Có TK 152 30 Có TK 1331 3 Nợ TK 331 3 Có TK 1331 3 - Đối chiếu hóa đơn trả lại hàng với sổ nhật ký chung, sổ chi tiế TK 331, TK 1331. 6, Mua 1000kg vật tư giá mua chưa VAT 0.9tr/kg Nợ TK 151 440 Có TK 112 440 (SP: lô hàng này hóa đơn chưa về => chưa thanh toán, và cuối kỳ phải ghi theo giá tạm tính) - Đầy đủ - Quyền và nghĩa vụ - Tính giá Nợ TK 151 900 Có TK 331 900 Nợ TK 151 460 Nợ TK 112 440 Có TK 331 900 - Gửi thư xác nhận đến nhà cung cấp - Đối chiếu sổ chi tiết, sổ cái TK 152 với TK 112. - Gửi thư xác nhận với ngân hàng đồng thời đối chiếu với sổ cái TK 112. 7, Xuất vật liệu dùng cho sxkd theo giá trị thực tế 500 +300: sxsp +150:phuc vụ sx +50:CPQLDN Nợ TK 621 300 Nợ TK 6271 150 Nợ TK 6421 50 Có TK 152 500 (SP: Kế toán phản ánh xuất dùng NVL phụ dùng cho phân xưởng và QLDN vào TK sai) - Phân loại trình bày Nợ TK 621 300 Nợ TK 6272 150 Nợ TK 6422 50 Có TK 152 500 Nợ TK 6272 150 Nợ TK 6422 50 Có TK 6271 150 Có TK 642 50 - KTV đối chiếu lệnh xuất kho NVL, sổ cái, sổ chi tiết TK 152 với sổ sổ chi tiết TK 642, 627 8, Tạm ứng 6tr cho nhân viên đi mua NVL Nợ TK 142 6 Có TK 111 6 (SP: Kế toán đã phân loại nhầm TK Tạm ứng với TK Cp trả trước ngắn hạn) - Phân loại Nợ TK 141 6 Có TK 111 6 Nợ TK 141 6 Có TK 142 6 - KTV thực hiện kiểm tra đối chiếu phiếu chi tiền với mục đích chi tiền. Từ đó đối chiếu với TK 141. Nhận xét về công tác kế toán tài chính của đơn vị: Trình độ kế toàn còn non yếu, cẩu thả, làm việc chưa hết trách nhiệm. Bài 2: Nội dung sai phạm Thủ tục kiểm soát có thể ngăn chặn được sai phạm Bút toán điều chỉnh cho sai phạm Thủ tục kiểm toán để phát hiện sai phạm a/ Tiền cước điện thoại tháng 12 của bộ phận bán hàng được hạch toán sang chi phí bảo trì và sửa chữa tài sản cố định. - Doanh nghiệp phải thiết kế sơ đồ tài khoản đầy đủ, phù hợp với từng loại nghiệp vụ và kiểm soát việc định khoản và ghi sổ các nghiệp vụ này. Nợ TK 641: 25.300 Có TK - Đối chiếu hóa đơn cước điện thoại tháng 12 với sổ chi tiết CPBH ( TK 641), để xem DN đã ghi nhận khoản chi phí này hay chưa. - So sánh CPBH và CP bảo trì và sửa chữa TSCĐ của tháng 12 với các tháng trước để xem xét xu hướng biến động. - Chọn mẫu các nghiệp vụ trên sổ chi tiết CP bảo trì và sửa chữa TSCĐ để kiểm tra xuống chứng từ. b/ Một séc ghi trong Nhật ký quỹ sai số tiền. - Các séc được đánh số trước và theo dõi. - Hàng tháng, một nhân viên độc lập với việc ghi sổ các khoản chi tiền hoặc bảo quản tài sản sẽ lập bảng cân đối với ngân hàng. Nợ TK 331: 18.000 Có TK 112: 18.000 - Đối chiếu séc với Nhật ký quỹ để đảm bảo sổ tiền ghi sổ là chính xác. - Gửi thư xác nhận số dư tới Ngân hàng, so sánh kết quả thu được với Nhật ký quỹ. - Cân đối các khoản chi tiền mặt ghi sổ với các khoản chi tiền mặt trên bảng kê của ngân hàng. c/ Kế toán TK phải trả chủ ý không hạch toán 7 séc thanh toán cho nhà cung cấp ngày 26/12/200N vào sổ. Các séc này được ghi sổ vào ngày 02/01/200N+1. - Các séc được đánh số trước và theo dõi. - Hàng tháng, một nhân viên độc lập với việc ghi sổ các khoản chi tiền hoặc bảo quản tài sản sẽ lập bảng cân đối với ngân hàng. - Các thủ tục quy định ghi sổ càng sớm càng tốt sau khi chi phiếu đã được ký và kiểm soát việc ghi sổ này. Nợ TK 331: 900.000 Có TK 112: 900.000 - Chọn 1 dãy liên tục séc, đối chiếu với Nhật ký quỹ để xem các séc thanh toán đã được ghi sổ đầy đủ hay chưa. - Gửi thư xác nhận số dư tới Ngân hàng, so sánh kết quả thu được số dư TK tiền gửi ngân hàng tại DN, nếu có chênh lệch cần tìm hiểu nguyên nhân. - Cân đối các khoản chi tiền mặt ghi sổ với các khoản chi tiền mặt trên bảng kê của ngân hàng. - Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp trước và sau ngày khóa sổ kế toán để đảm bảo rằng các nghiệp vụ thanh toán được ghi nhận đúng kì. d, Ghi sổ các NV mua hàng giả mạo - DN phải thiết kế các thủ tục kiểm soát để kiểm tra tính có thật của các đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, hóa đơn mua hàng trong việc ghi sổ kế toán và phê chuẩn nghiệp vụ mua hàng. - Các nghiệp vụ mua hàng được phê chuẩn bởi đúng cấp có thẩm quyền. Nợ TK 112: 345.000 Có TK 331: 345.000 - Kiểm tra sự có thật của các chứng từ kế toán. - Xem xét lại sổ nhật ký mua hàng, sổ tổng hợp và sổ chi tiết các khoản phải trả, kiểm tra tính hợp lý và xác thực của các chứng từ kế toán. - Kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu HTK mua vào với sổ sách kế toán. e, Ghi sổ NV mua NVL không đúng kỳ - Các đơn đặt mua hàng, báo cáo nhận hàng, biên lai đều được đánh số trước và theo dõi. - Các thủ tục quy định việc hạch toán và ghi sổ kế toán được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay sau khi nhận được hàng hóa và dịch vụ. Nợ TK 152: 36.000 Có TK 331: 36.000 - Kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu HTK mua vào với sổ sách kế toán. - Gửi thư xác nhận các khoản phải trả tới nhà cung cấp ( thư xác nhận dạng mở ), so sánh kết quả thu được với sổ sách kế toán. - Kiểm tra chi tiết các nghiệp mua hàng và thanh toán trước và sau ngày khóa sổ kế toán để đảm bảo rằng các nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận đúng kì.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_chuong_9_nhom_4.doc
Tài liệu liên quan