Bài tập: Kiều ở lầu Ngưng Bích

3. Giải nghĩa cụm từ “chén đồng”?

Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.

4. Tại sao tác giả không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng” trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” ?

Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” mà dùng từ “tưởng”Vì: “Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu. Dùng từ tưởng còn phù hợp ở chỗ nàng đã không giữ lời hứa với Kim Trọng và đang trong hoàn cảnh như vậy nên không thể dùng từ “nhớ”.

- Tác giả dùng từ tưởng để diễn tả những kỉ niệm về tình yêu đang ùa về trong tâm trí Kiều.

5. Hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng” có liên quan gì đến hình ảnh “trăng gần” ở đoạn thơ trước ?

Hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng” có liên quan đến hình ảnh “trăng gần” ở đoạn thơ trước:

 - Gợi nhắc kỉ niệm đêm tăng thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng.

Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh đôi miệng một lời song song.

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập: Kiều ở lầu Ngưng Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH Bài tập 1: Cho đoạn thơ sau: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. 1. Khái quát nội dung của đoạn thơ. 2. Em hiểu “khóa xuân” trong đoạn thơ nghĩa là gì? 3. Cảnh trong đoạn thơ được miêu tả qua điểm nhìn của ai? Điều đó có ý nghĩa gì ? 4. Thực tế, vầng trăng ở trên cao, ở rất xa, tại sao Nguyễn Du viết “trăng gần” ? 5. Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 8 – 10 câu có sử dụng một câu phủ định, một câu có thành phần biệt lập phụ chú, một phép thế (chỉ rõ) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên ? Đáp án 1. Khái quát nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ miêu tả cảnh trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. 2. Em hiểu “khóa xuân” trong đoạn thơ nghĩa là gì? - Khóa xuân: Khóa kín tuổi thanh xuân. - Trong đoạn thơ: Khóa xuân được dùng để nói về việc Kiều bị giam lỏng, nàng đã linh cảm đây là nơi khóa lại tuổi thanh xuân của mình. 3. Cảnh trong đoạn thơ được miêu tả qua điểm nhìn của ai? Điều đó có ý nghĩa gì ? - Cảnh trong đoạn thơ được miêu tả qua điểm nhìn của nhân vật Thúy Kiều – người bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Nguyễn Du miêu tả cảnh trước lầu Ngưng Bích qua điểm nhìn của Thúy Kiều để người đọc thông qua cảnh vật đó mà cảm nhận được tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều. Đó là biện pháp tả cảnh ngụ tình. 4. Thực tế, vầng trăng ở trên cao, ở rất xa, tại sao Nguyễn Du viết “trăng gần” ? Thực tế, vầng trăng ở trên cao, ở rất xa, nhưng Nguyễn Du viết là “trăng gần” vì: - Đây là vầng trăng được cảm nhận bằng tâm lí: được miêu tả qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. - Nàng thấy “trăng gần” vì nó gần gũi, nó giống với cảnh ngộ của nàng khi đó: vầng trăng cô đơn, lẻ loi một mình trên trời cao cũng giống như nàng cô đơn, lẻ loi một mình ở mặt đất. - Nàng thấy “trăng gần” còn vì vầng trăng gợi nhắc kỉ niệm về mối tình đầu nàng cùng Kim Trọng nói lời hẹn ước thề nguyền dưới trăng. 5. Viết đoạn văn. Bài tập 2: Cho đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. (Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010) 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Khái quát nội dung chính của đoạn thơ? 2. Em hiểu “tấm son” trong đoạn thơ nghĩa là gì? Trong văn học trung đại VN cũng có tác giả dùng hình ảnh tương tự: Nêu tên tác giả, tên văn bản và chép lại chính xác câu thơ có hình ảnh ấy. 3. Giải nghĩa cụm từ “chén đồng”? 4. Tại sao tác giả không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng” trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” ? 5. Hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng” có liên quan gì đến hình ảnh “trăng gần” ở đoạn thơ trước ? 6. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Chỉ ra sự khác biệt về cảm xúc trong từng nỗi nhớ ấy ? 7. Xác định những điển tích/điển cố được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Nghĩa của những điển tích ấy ? Ý nghĩa của việc tác giả sử dụng những điển tích ấy trong đoạn thơ ? 8. Chỉ ra các thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng ? 9. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép thế để liên kết và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích). 10. Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay. Đáp án 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Khái quát nội dung chính của đoạn thơ? - Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” - Tác giả: Nguyễn Du - Nội dung chính: Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ về người yêu là Kim Trọng và nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều 2. Em hiểu “tấm son” trong đoạn thơ nghĩa là gì? Trong văn học trung đại VN cũng có tác giả dùng hình ảnh tương tự: Nêu tên tác giả, tên văn bản và chép lại chính xác câu thơ có hình ảnh ấy. - Tấm son: tấm lòng son – chỉ tấm lòng son sắt, thủy chung gắn bó, không đổi thay của Thúy Kiều. - Văn bản có tác giả sử dụng hình ảnh tương tự là bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và câu thơ có hình ảnh đó là: Rắt nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. 3. Giải nghĩa cụm từ “chén đồng”? Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau. 4. Tại sao tác giả không dùng từ “nhớ” mà lại dùng từ “tưởng” trong câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” ? Nguyễn Du không dùng từ “nhớ” mà dùng từ “tưởng”Vì: “Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu. Dùng từ tưởng còn phù hợp ở chỗ nàng đã không giữ lời hứa với Kim Trọng và đang trong hoàn cảnh như vậy nên không thể dùng từ “nhớ”. - Tác giả dùng từ tưởng để diễn tả những kỉ niệm về tình yêu đang ùa về trong tâm trí Kiều. 5. Hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng” có liên quan gì đến hình ảnh “trăng gần” ở đoạn thơ trước ? Hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng” có liên quan đến hình ảnh “trăng gần” ở đoạn thơ trước: - Gợi nhắc kỉ niệm đêm tăng thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng. Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh đôi miệng một lời song song. - Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều cảm thấy rất lẻ loi, cô đơn, nàng nhìn vầng trăng như gợi lại kỉ niệm về mối tình đầu trong đêm trăng cùng Kim Trọng. Đó là kỉ niệm thân thiết, gần gũi, nên trăng dù ở trên cao, ở rất xa nàng vẫn thấy “trăng gần”. 6. Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Chỉ ra sự khác biệt về cảm xúc trong từng nỗi nhớ ấy ? Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Sự khác biệt về cảm xúc trong từng nỗi nhớ ấy là: - Từ “tưởng” trong câu thơ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào.  - Từ “xót” trong câu thơ Xót người tựa cửa hôm mai nghĩa là yêu thương thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ lòng tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt.  7. Xác định những điển tích/điển cố được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Nghĩa của những điển tích ấy ? Ý nghĩa của việc tác giả sử dụng những điển tích ấy trong đoạn thơ ? - Các điển tích: + Quạt nồng: vào những đêm hè trời oi nồng, con cái có hiếu phải là người thức và đứng quạt cho cha mẹ yên giấc ngủ. + Ấp lạnh: vào những đêm đông, trời giá lạnh, con cái có hiếu phải là người chui trước vào trong chăn, lấy hơi ấm của mình để ấp cho chăn ấm lên rồi mới đắp cho cha mẹ. + Sân Lai: sân của nhà lão Lai tử - người nước Sở sống ở thời Xuân Thu, đây là người nổi tiếng là người con có hiếu: ngoài 70 tuổi vẫn còn cha mẹ, lão Lai Tử đã mặc quần áo ngũ sắc nhảy múa trên sân, vờ ngã cho cha mẹ vui lòng. + Gốc tử: là gốc cây thị, ngày xưa ở quanh nhà, cha mẹ thường trồng các loại cây để lại cho con (như cây thị, cây dâu). Nói “gốc tử đã vừa người ôm” là cây đã lớn, tức là cha mẹ đã già yếu. - Ý nghĩa của việc dùng các điển tích: + Tác giả dùng những điển tích đã nêu trong nỗi nhớ của Thúy Kiều ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa qua đó làm nổi bật tấm lòng hiếu thảo của nàng vì nhớ đến cha mẹ, nàng chỉ nghĩ đến bổn phận chữ hiếu của người con. + Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều. 8. Chỉ ra các thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng ? - Tác giả đã sử dụng các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa”  - Tác dụng: để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ. 9. HS viết đoạn văn. - Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. + Nàng nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Chữ “tưởng” ở đây có thể xem là một nhãn tự. Nguyễn Du không dùng chữ “nhớ” mà dùng chữ “tưởng”.“Tưởng”  vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu. + Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”. + Rồi bất chợt, nàng liên tưởng đến thân phận “bên trời góc biển bơ vơ” của mình. Kiều băn khoăn tự hỏi: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. ~ Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời. ~ Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu nữa: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố,biết bao giờ mới gột rửa được? -> Trong bi kịch tình yêu, Thúy Kiều có nỗi đau về nhân phẩm. - Nhớ người yêu, Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ: + Chữ “xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành: _ Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần _ Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay. _ Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng. -> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” và các điển tích, điển cố “sân Lai,gốc Tử”để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ. => Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu. Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ.Qua đó chứng tỏ Kiều là con người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng. 10. Đoạn văn thể hiện được một số nội dung chính: - Giải thích thế nào là có “hiếu” với cha mẹ. - Ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của mình để nghĩ những người thân. Điều đó chứng tỏ Kiều là người con gái có tấm lòng vị tha, hiếu thảo đáng trân trọng. - Suy nghĩ về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay. + Biểu hiện của sự hiếu thảo với cha mẹ. ( Xưa-nay) + Người VN hiện đại vẫn rất đề cao chữ “hiếu”, tuy nhiên do hoàn cảnh XH thay đổi nên cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ sao cho trọn hiếu cũng thay đổi. Hiếu không chỉ là nhớ ơn chín chữ, không chỉ là quạt nồng ấp lạnh mà còn là cố gắng tu dưỡng rèn đức, luyện tài để trở thành con ngoan, thành người có ích cho XH, thỏa lòng mong ước và công lao dưỡng dục của cha mẹ. - Nêu ý nghĩa sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ. - Phê phán những hành động trái với đạo lí, chà đạp tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng. Những hành động đó đáng bị xã hội lên án. - Bài học nhận thức và hành động: Dù trong XH nào con cái cũng phải có hiếu với cha mẹ, đó là đạo lí tốt đẹp của người VN. LIÊN HỆ SỐ ĐT: 01639994789 ĐỂ CÓ ĐỦ BỘ CÁC TÁC PHẨM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxon thi vao 10 Ngu van 9_12420611.docx
Tài liệu liên quan