Bài tập lớn Kinh tế vi mô 1

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I: Lý thuyết 2

1. Giới thiệu chung về môn học vi mô. 2

2. Giới thiệu chung về lý thuyết cung - cầu. 5

3. Giới thiệu chung về hành vi của người sản xuất. 10

4. Giới thiệu chung về hành vi của doanh nghiệp độc quyền. 17

Phần II: Tính toán 20

Kết luận 32

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập lớn Kinh tế vi mô 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề kinh tế cơ bản cho mình là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối hàng hóa thu nhập ra sao để có thể đứng vững cạnh tranh trên thị trường. Nói một cách cụ thể là kinh tế học vi mô nghiên cứu xem họ đạt mục đích của họ với nguồn tài nguyên hạn chế bằng cách nào và sự tác động của họ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân ra sao. - Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Muốn hiểu được toàn bộ nền kinh tế, chúng ta phải hiểu từng tế bào của nền kinh tế. Ngược lại, để hiểu tại sao các tế bào của nền kinh tế phát triển tốt hay không tốt, chúng ta phải hiểu được bức tranh tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Đối tượng và nội dung cơ bản của kinh tế học vi mô. - Kinh tế học vi mô là một môn khoa học kinh tế, một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lí luận và phương pháp luận kinh tế. Nó là khoa học về sự lựa chọn của các thành viên kinh tế. - Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động của các hoạt động kinh tế học vi mô, các khuyết tật của nền kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Chính phủ. Do đó tuy nó khác với các môn khoa học về kinh tế vĩ mô, kinh tế và quản lí doanh nghiệp, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các môn khoa học quản lí kinh tế và quản lí doanh nghiệp được xây dựng cụ thể dựa trên cơ sở lí luận và phương pháp luận có tính khách quan của kinh tế vi mô. Có thể giới thiệu một cách tổng quát nội dung chủ yếu của những vấn đề trong kinh tế học vi mô theo các nội dung chủ yếu sau đây: Kinh tế học vi mô và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp: đề cập đến đối tượng, nội dung và phương pháp kinh nghiên cứu kinh tế học vi mô, những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần, quy luật chi phí cơ hội tăng dần và hiệu quả kinh tế. Lý thuyết cung cầu: nghiên cứu nội dung của cung và cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu, cơ chế hình thành giá và sự thay đổi của giá do cung, cầu thay đổi và các hình thức điều tiết giá. Lí thuyết hành vi người tiêu dùng: nghiên cứu các vần đề về quy luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiêu dùng, sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng và sự co dãn của cầu v.v… Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp: nghiên cứu các quy luật trong sản xuất, chi phí và lợi nhuận. Cũng trong phần này, đề cập đến các kỹ thuật về tối ưu hóa trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào. Mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận được minh họa qua nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra, các phạm vi về thời gian – ngắn hạn và thời gian – dài hạn cũng được đề cập tới Cơ cấu thị trường: nghiên cứu các mô hình về thị trường, đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn). Trong mỗi một cơ cấu thị trường, các đặc điểm được trình bày và sau đó là hành vi tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp trong thị trường đó được xem xét thông qua việc xác định mức sản lượng, giá bán nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thị trường các yếu tố sản xuất: nghiên cứu các vấn đề chung và các đặc điểm đặc thù của thị trường yếu tốt sản xuất so với thị trường hàng hóa. Sau đó sẽ xem xét các thị trường cụ thể về lao động, đất đai và vốn. Những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế: nghiên cứu khuyết tật của kinh tế thị trường, vai trò và sự can thiệp của Chính phủ đối với hoạt động kinh tế vi mô, vai trò của doanh nghiệp nhà nước. 1.3. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô. - Phương pháp chung: Nghiên cứu để nắm vững những vấn đề về lí luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô. Lựa chọn kinh tế tối ưu các hoạt động kinh tế vi mô là vấn đề cốt lõi, xuyên suốt của kinh tế học vi mô cho nên trong nghiên cứu các vấn đề cụ thể của kinh tế vi mô phải luôn nắm vững bản chất và phương pháp lựa chọn. Gắn chặt việc nghiên cứu lí luận, phương pháp luận với thực hành trong quá trình học tập. Gắn chặt việc nghiên cứu lí luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh động phong phú, phức tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Cần hết sức coi trọng việc nghiên cứu , tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt động kinh tế vi mô trong các doanh nghiệp tiên tiến của Việt Nam và các nước trên thế giới. - Phương pháp riêng: Đơn giản hóa việc nghiên cứu trong các mối quan hệ phức tạp. Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi mô, không xét sự tác động đến vấn đề khác; xem xét một yếu tố thay đổi, tác động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Ngoài ra còn sử dụng mô hình hóa như công cụ toán học và phương trinh vi phân để lượng hóa các vấn đề kinh tế . 2. Giới thiệu chung về lí thuyết cung cầu. 2.1. Cầu (Demand). 2.1.1. Các khái niệm. - Cầu (D) là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định (các điều kiện khác không đổi). - Nhu cầu: là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người .Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn .Vì thế nhu cầu chỉ biến thành cầu khi có khả năng mua và sẵn sàng mua. - Lượng cầu (QD): là lượng hàng hóa, dịch vụ nhất định mà người mua quyết định mua ở một mức giá nhất định trong một thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi). - Cầu cá nhân: mua một số lượng sản phẩm ở một mức giá nhất định. - Cầu thị trường = ∑ cầu cá nhân tương ứng với từng mức giá. - Biểu cầu: bảng biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa với lượng cầu. - Đường cầu: đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. Giá P1 P2 P3 0 Q1 Q2 Q3 Lượng D QDx,t Giá Px,t Lượng Qx,t P1 P2 Q1 Q2 … … Px,t - Luật cầu: mô tả khi giá cả hàng hóa giảm thì lượng cầu tăng và ngược lại . - Hàm cầu: là hàm toán học thể hiện quan hệ lượng - cầu và các yếu tố xác định cầu. 2.1.2. Các yếu tố xây dựng cầu. a. Giá cả hàng hóa x đang xét Px,t. Khi Px,t tăng thì QDx,t giảm (ngược lại theo luật cầu). b. Thu nhập I: Khi I tăng: QDx,t tăng → x – hàng hóa thông thường QDx,t giảm → x – hàng hóa thứ cấp Khi I tăng rất cao: QDx,t giảm → x – hàng hóa cao cấp ( xa xỉ ) . c. Giá cả của hàng hóa liên quan đến x Nếu Py tăng → QDy giảm → QDx,t tăng → y và x là 2 hàng hóa thay thế. Nếu Py giảm → QDy giảm → QDx,t giảm → y và x là 2 hàng hóa bổ sung (kéo theo). Nếu Py thay đổi → QDx,t không thay đổi → y và x là 2 hàng hóa độc lập. d. Số lượng người tiêu dùng : Ntd tăng → QDx,t tăng e. Thị hiếu của người tiêu dùng : Ttd tăng → QDx,t tăng và ngược lại . f. Kì vọng của người tiêu dùng : Etd là kỳ vọng về thái độ của người bán . Vậy: QDx,t = f (Px,t ; I ; Plq ; Ntd ; Ttd ; Etd) 2.1.3. Sự vận động của cầu. Sự di chuyển trên đường cầu Khi các yếu tố khác không đổi còn giá của chính nó không đổi, giá của nó thay đổi → lượng cầu thay đổi ta nói rằng có sự di chuyển trên đường cầu. Giá tăng → lượng cầu giảm di chuyển dọc lên trên. Giá giảm → lượng cầu tăng di chuyển dọc xuống dưới. Biến nội sinh: Px,t ( giá của nó ). Biến ngoại sinh: các yếu tố còn lại. Sự dịch chuyển đường cầu Sự vận động và dịch chuyển của đường cầu P Giảm lượng cầu Tăng cầu Tăng lượng cầu Giảm cầu Q D1 D0 D2 0 Khi giá của nó giữ nguyên, các yếu tố khác thay đổi làm lượng cầu thay đổi ta nói rằng đường cầu bị dịch chuyển. Sự tăng cầu làm đường cầu dịch chuyển sang phải và ngược lại. 2.2. Cung (Supply). 2.2.1. Các khái niệm. - Cung (Q) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi). - Lượng cung (QS) là hàng hóa , dịch vụ nhất định mà người bán quyết định bán ở một mức giá nhất định trong một thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi). - Biểu cung: là bảng biểu mô tả mối quan hệ giữa giá cả với lượng cung. - Đường cung: là đường mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng trên đồ thị. S Giá Px,t Lượng Qx,t P1 P2 P3 0 Q3 Q2 Q3 P1 P2 Q1 Q2 … … Giá Px,t Lượng Qx,t - Luật cung muốn biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung, khi giá cả hàng hóa tăng thì doanh nghiệp bán nhiều hơn và ngược lại. - Cung của doanh nghiệp và cung của ngành: + Cung của doanh nghiệp: từ một mức giá gốc nhất định doanh nghiệp sẽ bán với một mức giá nhất định. + Cung của ngành: tổng các cung của các doanh nghiệp. - Hàm cung là một hàm toán học biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung với các yếu tố khác xây dựng nên cung . QSx,t = f (các yếu tố xác định cung) 2.2.2. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung. Giá cả hàng hóa x đang xét tại thời điểm t: Px,t : Khi Px,t tăng → QSx,t tăng (luật cung) và ngược lại. Công nghệ ( Tech ): CN tăng → QSx,t tăng. Giá cả yếu tố sản xuất: Pytsx tăng → chi phí sản xuất tăng → QSx,t giảm. Số lượng người bán: Nsx tăng → Qsx,t tăng. Thuế: T tăng → LN giảm → QSx,t giảm. Kì vọng : Esx tăng → Qsx,t tăng. QSx,t = f (Px,t ; CN ; Pytsx ; Nsx ; T ; Esx) 2.2.3 Sự vận động của đường cung. Sự di chuyển trên đường cung . Khi giá cả của nó thay đổi ( Px ) còn các yếu tố khác giữ nguyên làm lượng cung thay đổi ta nói rằng có sự di chuyển dọc trên đường cung. Khi giá tăng có sự di chuyển lên trên. Khi giá giảm có sự di chuyển xuống dưới. Sự dịch chuyển trên đường cung. S1 S0 S2 Tăng lượng cung Giảm lượng cung Tăng cung Giảm cung P Q 0 Sự thay đổi của cung và lượng cung Khi giá của nó giữ nguyên, các yếu tố khác thay đổi làm lượng cung thay đổi ta nói rằng đường cung bị dịch chuyển. Sự tăng cung làm đường cung dịch chuyển sang phải và ngược lại. 2.3. Cân bằng cung cầu 2.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu Px,t PAB PE PCD 0 QDA QDC QE QDD QDB Qx,t ( QS = QD ) Dx,t Sx,t A B E C D Lượng thiếu hụt Lượng dư thừa E: điểm cân bằng. PE: giá cân bằng. QE: lượng cân bằng. 2.3.2. Sự dư thừa và thiếu hụt của thị trường. - Khi PAB > PE Lượng cung là QSB → QSB > QDA 1 lượng là AB = OQSB - OQDA Lượng cầu là QDA → AB là lượng dư thừa hàng hóa trên thị trường. → Lúc này người bán phải giảm: PAB → PE . Khi giá giảm cung giảm QSB → QE → B≡E (1) cầu tăng QDA → QE → A≡E - Khi PAB < PE Lượng cung là QSC → QSC < QDD 1 lượng là CD = OQDD - OQSC Lượng cầu là QDD → CD là lượng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường . → Lúc này người bán phải tăng: PCD → PE . Khi giá tăng cung tăng QSC → QE → C≡E (2) cầu giảm QDD → QE → D≡E Kết luận: Từ (1) và (2) E là điểm cân bằng của thị trường . E luôn luôn tồn tại nếu đường cong và cầu cố định không dịch chuyển. 2.3.3. Kiểm soát giá. - Giá trần: PC < PE Là mức giá cao nhất mà Chính phủ định ra cho 1 thị trường nhất định nhằm bảo hộ lợi ích cho những người có thu nhập thấp. VD: thị trường cho thuê nhà. - Giá sàn: PF > PE Là mức giá tối thiểu mà Nhà nước định ra cho một thị trường để bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người trong xã hội. VD: thị trường lao động, chính phủ quy định mức lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống của người lao động. 2.3.4. Ảnh hưởng của thuế. Px,t PE' PE 0 QE' QE Qx,t S'x,t Sx,t E' E T Dx,t ∆P = PE' – PE → giá người tiêu dùng chịu ∆Q = QE' - QE T- ∆P : là giá người bán chịu - Người sản xuất chịu 1 khoản thuế là: - Người tiêu dùng chịu 1 khoản thuế: 3. Giới thiệu chung về lí thuyết sản xuất 3.1. Lý thuyết sản xuất Công nghệ Sản xuất là các loại hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả lĩnh vực lưu thông và dịch vụ. Các doanh nghiệp chuyển hoá các đầu vào (còn gọi là các yếu tố sản xuất) thành đầu ra (còn gọi là sản phẩm). Các yếu tố sản xuất được chia thành 2 loại: + Lao động (L) + Vốn (K) bao gồm: các nguyên nhiên vật liệu, tài sản cố định, máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng... Các yếu tố được kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất kinh đoanh để tạo ra sản phẩm đầu ra (Q). Sản phẩm đầu ra có thể là sản phẩm hữu hình hoặc sản phẩm vô hình. Hàm sản xuất Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng hàm sản xuất + Hàm sản xuất chỉ rõ mối quan hệ giữa sản lượng tối đa có thể thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công nghệ nhất định. + Hàm sản xuất biểu diễn phương pháp sản xuất có hiệu quả về mặt kỹ thuật khi kết hợp giữa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đầu ra. Một doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao khi doanh nghiệp đó có chi phí cơ hội đầu vào là nhỏ nhất. Một hàm sản xuất thường dùng là hàm Cobb Douglas Y = A. Ka.La ( b=1-a ) Trong đó: Y: là sản lượng đầu ra, L: là vốn, K: là lao động a, b: là những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của vốn và lao động trong quá trình sản xuất. Sản xuất với một đầu vào biến đổi Năng suất lao động bình quân ( APL ) APL = Số đầu ra = Q Số lượng lao động L Năng suất lao động cận biên ( MPL ) MPL = Sự thay đổi đầu ra = Q Sự thay đổi lượng lao động L MPL = Qn – Qn-1 Đầu ra (theo thời kỳ) Lao động theo thời kỳ 0 TPmax TP = đường tổng sản lượng 8 4 3 0 Đầu ra (theo đơn vị lao động) Lao động theo thời kỳ Năng suất cận biên Năng suất bình quân M Nếu MPL > APL Þ APL tăng dần MPL < APL Þ APL giảm dần MPL = APL Þ APL max Quy luật MPL giảm dần Dựa vào hình vẽ ta thấy năng suất cận biên của bất kỳ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm dần tại một thời điểm nào đó khi càng có nhiều yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất. Điều này cho thấy khi tăng thêm lao động thì mỗi lao động chỉ có ít vốn và diện tích để làm việc. Thời gian nhàn rỗi nhiều hơn nên năng suất lao động giảm dần. Vì vậy quy luật năng suất cận biên giảm dần có ý nghĩa với cả lao động và vốn. Nó liên quan đến hành vi và quyết định sản xuất kinh doanh trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào như thế nào để tăng năng suất, giảm chi phí và tối đa hoá lợi nhuận. Sản xuất với hai đầu vào biến đổi Đường đồng lượng : Là đường biểu thị tất cả sự kết hợp của các yếu tố đầu vào khác nhau để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định. 0 L K Các đường động lượng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra quyết định sản xuất trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp có thể đạt được một đầu ra lựa chọn bằng cách sử dụng các cách kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào để được một lượng đầu ra mong muốn với mục đích tối thiểu hoá chi phí tối đa hoá lợi nhuận. Sự thay thế các đầu vào, tỷ suất thay thế, kỹ thuật cận biên (MRTS) Độ nghiêng của đường cong lượng cho thấy có thể dùng 1 số lượng đầu vào này thay thế cho 1 số lượng đầu vào khác nhưng phải đảm bảo đầu ra không đổi. Độ nghiêng đó được gọi là tỉ suất thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) nghĩa là muốn giảm đi một đơn vị lao động thì cần có bao nhiêu đơn vị vốn với điều kiện Q không đổi và ngược lại. Tỉ suất thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) có liên quan chặt chẽ với năng suất cận biên của lao động và vốn và luôn được đo lường như 1 đại lượng dương cho nên số đầu ra tăng thêm lao động sẽ là: DQL = DL . MPL > 0 Và số đầu ra giảm đi do giảm sử dụng vốn sẽ là: D QK = D K . MPK < 0 Trong đó: DK : chênh lệch về vốn MPK : năng suất lao động cận biên theo vốn DQ + DL = 0 DL . MPL + DK . MPK = 0 Tỉ suất thay thế kỹ thuật cận biên MRTS = -DK = MPL DL MPK Hai trường hợp đặc biệt TH1: Các yếu tố đầu vào có thể thay thế hoàn toàn cho nhau và MRTS không đổi trên một đường đồng lượng có dạng một đường thẳng có nghĩa là cùng một đầu ra có thể chỉ được sản xuất bằng lao động và vốn hoặc bằng sự kết hợp giữa lao độngvà vốn K K2 K1 L1 L2 L Q1 Q2 TH2: Các yếu tố đầu vào không thể thay thế cho nhau, mỗi mức đầu vào đòi hỏi có sự kết hợp riêng. Mỗi mức đầu ra đòi hỏi một sự kết hợp giữa lao động và vốn. Khi đó đường động lượng có dạng L. K K2 K1 L1 L2 L A B Q1 Q2 0 3.2. Lý thuyết về chi phí sản xuất 3.2.1. Khái niệm : - Trong kinh tế vi mô chi phí sản xuất giữ mộtvị trí quan trọng và có quan hệ tới nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp như: quan hệ với người tiêu dùng, xã hội....Trong đó: + Chi phí tính toán (chi phí kế toán) là tất cả những khoản chi nhưng không tính đến chi phí cơ hội. + Chi phí kinh tế (chi phí tài chính) là tất cả các khoản chi bao gồm cả chi phí cơ hội. Þ Chi phí kinh tế thường lớn hơn chi phí tính toán 1 lượng bằng chi phí cơ hội. Chi phí ngắn hạn là những chi phí của thời kỳ mà trong đó số lượng và chất lượng của đầu vào là không đổi. Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí biến đổi và chi phí cố định sản xuất ra sản phẩm. Chi phí cố định (FC) là khoản chi phí không biến đổi khi sản lượng tăng hoặc giảm hoặc bằng 0. Chi phí biến đổi (VC) là khoản chi phí biến đổi theo từng mức đầu ra TC = FC + VC Chi phí bình quân (ATC) là tổng chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm: Chi phí cố định bình quân là chi phí cố định cho 1 đơn vị sản phẩm Chi phí biến đổi bình quân là chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm Þ ATC = AVC + AFC Chi phí cận biên (MC) MC = TCn - TCn-1 Mối quan hệ giữa MC và ATC Hình vẽ: C Q ATCmin AVCmin MC ATC AVC AFC TC Q TC VC FC MC > ATC Þ ATC tăng dần MC < ATC Þ ATC giảm dần MC = ATC Þ ATC min 3.2.2. Chí phí sản xuất trong trường hợp ngắn hạn . Gọi TC là tổng chi phí sản xuất Q sản phẩm trong NH → TC = f ( Q ) ( total cost ) . TVC là tổng biến phí : TVC = g ( Q ) → TC = TVC + TFC TFC là tổng định phí : TFC = const ATC là trung bình tổng phí : AVC là trung bình biến phí : → ATC = AVC + AFC AFC là trung bình định phí : MC là chi phí cận biên : là phần chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất tăng thêm 1 lượng sản phẩm : hoặc 3.2.3. Chi phí sản xuất trong trường dài hạn. Gọi LTC là tổng chi phí Q sản phẩm trong DH LAC là chi phí trung bình DH : LMC là chi phí cận biên DH : hoặc Đường LTC là bao hình của các đường ATC . Hình dạng của đường LAC phản ánh quy mô kinh tế của doanh nghiệp . Hiệu suất tăng theo quy mô LAC 0 Q LAC LAC LAC LAC LAC 0 Q 0 Q Hiệu suất không đổi theo quy mô Hiệu suất giảm theo quy mô Q1 Q2 Q3 1 2 Lựa chọn sản xuất tối ưu K K1 K2 0 L1 L2 L L ( MRTS – điểm tối ưu ) 3.3. Lí thuyết về lợi nhuận. Doanh thu : Gọi TR là tổng doanh thu khi bán Q sản phẩm với giá P → TR = P . Q Gọi AR là doanh thu bình quân → Gọi MR là doanh thu cận biên → hoặc→TR max↔MR=0 Lợi nhuận : Gọi π là lợi nhuận → π = TR – TC + πtính toán = TR – TCtính toán vì chi phí kinh tế > chi phí tính toán→ πkinh tế < πtính toán + πkinh tế = TR – TCkinh tế Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận quyết định cung cấp : Doanh nghiệp muốn π max theo nguyên tắc tối đa hóa LN Tăng Q khi MR > MC Giảm Q khi MR < MC Giữ nguyên Q khi MR = MC LN theo phương pháp cận biên: Gọi π là LN đơn vị ( hay LN bình quân ) → tổng LN : 4. Giới thiệu chung về lí thuyết hành vi của doanh nghiệp độc quyền. 4.1. Khái niệm - Độc quyền bán là 1 thị trường trong đó chỉ có 1 người bán nhưng có nhiều người mua . - Độc quyền mua là 1 thị trường trong đó chỉ có 1 người mua nhưng có nhiều người bán. 4.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán: - Do doanh nghiệp đạt được tính kinh tế của quy mô gọi là độc quyền tự nhiên. Độc quyền tự nhiên diễn ra khi 1 hãng cung cấp hàng hóa cho cả thị trường ở tổng chi phí trung bình thấp hơn 2 hoặc 3 hãng cung cấp. - Bằng phát minh sáng chế (bản quyền) là đặc quyền giao cho nhà phát minh sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ hay quy trình công nghệ. Bản quyền cũng là đặc quyền giao cho các tác giả của các công trình văn hóa, âm nhạc sân khấu, hội họa,… Bằng phát minh sáng chế, bằng bản quyền có giá trị trong 1 thời gian nhất định. - Do doanh nghiệp kiểm soát được đầu vào của sản xuất đảm bảo cho hàng kiểm soát được sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường. - Do quy định của Chính phủ: quy định của Chính phủ đảm bảo độc quyền 1 cách hợp pháp. 4.3. Giá sản lượng và lợi nhuận của nhà độc quyền. Giai đoạn sản xuất Điều kiện cận biên Kiểm tra lợi nhuận Ngắn hạn Xác định sản lượng Qm tại MR = MC Nếu P ≥ AVC → quyết định sản xuất P < AVC → ngừng sản xuất Dài hạn Xác định sản lượng Qm tại MR = LMC Nếu P ≥ LAC → quyết định sản xuất P < LAC → ngừng sản xuất P Pm PE ATCm MCm Qm QE Q B MR Dm E A ATC MC Điểm cân bằng độc quyền Điểm cân bằng chiến tranh TR = Pm . Qm TC = ATCm . Qm π = TR – TC → max - Quyền lực của nhà độc quyền : - Diện tích ABE tổn thất (mất không) của xã hội do độc quyền. Ghi chú: “Trong độc quyền không có đường cung“ MR1 P P1 P2 Q MC D1 MR2 D2 (a) P P Q2 Q1 MR2 D2 MR1 D1 MC (b) Nhận xét: Nhà độc quyền biết rằng sản lượng chịu ảnh hưởng của cả chi phí cận biên và doanh thu cận biên, nên phải xem xét cả hai đồng thời. Trong hình trên, phần (a) biểu thị cầu thay đổi làm cho sản lượng thay đổi nhưng giá vẫn giữu nguyên, phần (b) biểu thị cầu thay đổi làm cho giá thay đổi nhưng sản lượng vẫn giữ nguyên. Phần 2: Tính toán Đề bài: Giả sử 1 hãng độc quyền sản xuất ô tô tải bán sản phẩm của mình ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Và có những hạn chế về nhập khẩu và xuất khẩu nên không có khả năng mua ở thị trường này rồi bán ở thị trường kia. - Đường cầu thị trường trong nước: Pd = 20000 – 30Q - Đường doanh thu cận biên trong nước: MRd = 20000 – 60Q - Đường cầu thị trường nước ngoài: Pf = 25000 – 45Q - Đường doanh thu cận biên nước ngoài: MRf = 25000 – 90Q Quá trình sản xuất của hãng này biểu thị hiệu suất không đổi của quy mô. Và biết rằng hãng phải mất 1000000 USD thì mới sản xuất được 100 ô tô. Lập phương trình tổng doanh thu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài? Chi phí bình quân của doanh nghiệp để sản xuất 1 ô tô tải và chi phí cận biên của doanh nghiệp? Để tối ưu hóa lợi nhuận của mình, nhà độc quyền sẽ quyết định sản xuất cung ứng bao nhiêu sản phẩm ở thị trường trong nước với giá nào? Để tối ưu hóa lợi nhuận của mình, nhà độc quyền sẽ quyết định sản xuất cung ứng bao nhiêu sản phẩm ở thị trường nước ngoài với giá nào? Tính tổng lợi nhuận của doanh nghiệp ở cả hai thị trường? Tính độ co dãn của cầu theo giá ở cả hai thị trường? Nếu doanh nghiệp chịu thuế cố định T = 30000 USD thì lợi nhuận thay đổi như thế nào? Doanh nghiệp chịu thuế 16 USD/1 ô tô bán ra thị trường thị lợi nhuận của hãng thay đổi như thế nào? TÍnh phần thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và ích lợi ròng của xã hội, phần mất không do độc quyền gây ra khi doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa ở thị trường trong nước? Giả sử những hạn chế của thị trường thay đổi sao cho 1 người bất kỳ có thể mua ô tô tải ở thị trường này và bán lại ở thị trường khác ngay lập tức (không mất chi phí). Hãng nên bán bao nhiêu ô tô tải? Với giá nào? Hãng sẽ thu lợi nhuận cao nhất là bao nhiêu? Bài làm: 1. Lập phương trình tổng doanh thu ở thị trường trong nước và nước ngoài? - Tổng doanh thu trong nước: 3472222,22 3000000 2000000 1000000 TRf max P Q TRf 0 100 200 300 333,33 - Tổng doanh thu nước ngoài: 3472222,22 3000000 2000000 1000000 TRf max P Q 277.78 TRf 0 100 200 300 2. Chi phí bình quân của DN để sản xuất 1 tô tô tải là bao nhiêu. Viết phương trình đường tổng chi phí và chi phí cận biên của DN. Vì quá trình sản xuất của hãng biểu thị hiệu suất không đổi của quy mô mà hãng phải mất 1000000 USD mới sản xuất được 100 ô tô: => ATC = 10000 USD Phương trình tổng chi phí của DN: TC = ATC × Q = 10000Q (USD) 3000000 2000000 1000000 P Q 0 100 200 300 TC Phương trình chi chí cận biên của DN: MC = (TC)’Q = 10000 (USD) 30000 20000 10000 P Q 0 1 2 3 MC 3. Để tối đa hóa lợi nhuận của mình, nhà ĐQ sẽ quyết định sản xuất cung ứng bao nhiêu sản phẩm ở thị trường trong nước với giá nào? Tối đa hóa lợi nhuận MRd = MC 20000 - 60Q = 10000 => Qd = 166,67 (chiếc) => P = 15000 (USD) 30000 20000 15000 10000 P Q 0 166,67 333,33 666,67 MC D P Π max MR 4. Để tối đa hóa lợi nhuận của mình, nhà ĐQ sẽ quyết định sản xuất cung ứng bao nhiêu sản phẩm ở thị trường nước ngoài với giá nào? Tối đa hóa lợi nhuận MRf = MC 25000 - 90Q = 10000 => Qf = 166,67 (chiếc) => P = 17500 (USD) 30000 25000 20000 17500 10000 P Q 0 166,67 277,78 555,55 MC D P MR Π max 5. Tính tổng lợi nhuận của DN ở cả hai thị trường? Π = TR – TC = (Pd × Qd + Pf × Qf) – (Qd + Qf) × ATC = (15000 × 166.67 + 17500 × 166.67) – (166.67 + 166.67) × 10000 = 2083333,33 (USD) Vậy tổng lợi nhuận của DN ở cả hai thị trường là 2083333,33 USD 6. Tính độ co giãn của cầu theo giá ở cả 2 thị trường? - Co giãn của cầu theo giá ở trị trường trong nước: Ta có Ed = (Qd)’P × Qd = => Ed = - 3 Có nghĩa là khi giá tăng lên 1% thì lượng cầu giảm 3% - Co giãn của cầu theo giá ở thị trường nước ngoài: Ta có Ef = (Qf)’P × Qd = => Ed = - 2,33 Có nghĩa là khi giá tăng lên 1% thì lượng cầu giảm 2,33% 7. Nếu doanh nghiệp chịu thuế cố định T = 30000 USD thì lợi nhuận thay đổi như thế nào? - Khi doanh nghiệp chịu thuế cố định T = 30000 USD thì lợi nhuận giảm 30000 USD do điều kiện tối đa hóa lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_lon_bui_van_quyen_2003_0334.doc
Tài liệu liên quan