Bài tập lớn kinh tế vĩ mô - Đánh giá việc thực hiện chính sách thu nhập của Việt Nam

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đối với nguời hưởng lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi được tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng trước khi nghỉ việc. Trong đó, các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP được điều chỉnh theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập lớn kinh tế vĩ mô - Đánh giá việc thực hiện chính sách thu nhập của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong giỏ hàng được xác định bằng cách thống kê chọn mẫu. * Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản Trên cơ sở luông thu nhập và hàng hoá luân chuyển giữa các tác nhân kinh tế đã chứng minh được các đồng nhất thức cơ bản sau: Nền kinh tế giản đơn: S = Ir Nền kinh tế đóng: S + T = Ir + G Nền kinh tế mở: S + T + IM = Ir + G + X S: tiết kiệm T: thuế dòng T = ( Te + Td ) – TR I: Tổng đầu tư Ir: đầu tư dòng Ir = I - khấu hao Theo hoạch toán quố dân thì tổng đầu tư ( I ) = tiết kiệm + khấu hao. Vì nguồn dùng cho đầu tư là tiết kiệm và số tiền trích khấu hao TSCĐ. Vì vậy : Đầu tư ròng = Tiết kiệm Các đồng thức này cho thấy : luồng thu nhập chuyển giữa các khu vực kinh tế như thế nào. Phân tích cơ chế xác định mức lương cân bằng trên thị trường lao động, biến động của thị trường lao động khi chính phủ điều chỉnh các quy định về tiền lương * Thị trường lao động - Cầu đối với lao động: là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. - Cung ứng về lao động: là số lượng lao động mong muốn và có khả năng cung ứng lao động tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. - Thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng khi cung và cầu về lao động bằng nhau * Tiền công tối thiểu và những quy định về tiền công tối thiểu Tiền công tối thiểu là tiền trả tối thiểu để lôi cuốn yếu tố này làm công việc đó. Nhìn vào hình vẽ chúng ta thấy mối quan hệ cung - cầu lao động tạo ra điểm cân bằng giữa lượng lao động cần thuê Lo và mức tiền công Wo. Tiền lương tối thiểu là quy định của nhà nước. Nếu quy định mức lương tối thiểu W1 thấp hơn mức tiền công cân bằng Wo thì điều đó không hợp lý. Tại mức tiền công tối thiểu W1 thì cung về lao động là L1, còn cầu về lao động là L2. Lượng lao động thiếu hụt so với nhu cầu là L2 – L1. Nếu đặt mức tiền công tối thiểu là W2 cao hơn mức tiền công cân bằng Wo thì lượng cung ứng về lao động sẽ tăng lên L2, nhưng lượng cầu về lao động lại giảm xuống L1. Kết quả số lao động dư thừa là L2 – L1. Ở một số nước có quy định về mức tiền công tối thiểu trên cả nước hoặc một số ngành nhất định. Nói chung việc quy định mức tiền công tối thiểu phải dựa trên cơ sở sản phẩm giá trị biên của lao động cho các doang nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường. Mức tiền công tối thiểu cao hơn hoặc thấp hơn mức tiền công cân bằng đều gây ra sự thiếu hụt hoặc dư thừa lao động và cuối cùng là tạo ra sự thất nghiệp. Hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp và toàn xã hội chính là làm sao để sử dụng nguồn lao động có hiệu quả, tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Chính phủ gây ra sự cứng nhắc về tiền lương khi ngăn không cho tiền lương giảm xuống mức cân bằng. Luật về tiền lương tối thiểu bắt buộc các doanh nghiệp phải trả lương lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu do chính phủ đặt ra với hầu hết các loại lao động, mức lương tối thiểu không ảnh hưởng đến họ vì tiền lương họ nhận được cao hơn nhiều mức lương tối thiểu. Nhưng đối với những lao động trẻ tuổi không có kinh nghiệm thì tiền lương tối thiểu giúp họ có mức thu nhập cao hơn nhưng cũng đồng thời làm giảm mức cầu đối với lao động này. Quy định về tiền lương tối thiểu được coi là ảnh hưởng lớn nhất đến tình trạng thất nghiệp của thanh niên CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU NHẬP CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ 1995 - 2005 Nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Công cuộc đổi mới của Việt Nam kể từ khi Đại hội VI của Đảng ( 12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đến nay đã trải qua hơn 20 năm. Một trong những nội dung đổi mới then chôt là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với thưc hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Kể từ sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, đồng thời quan niệm về con đường phát triển của nước ta cũng từng bước được định hìnhngày càng rõ nét. Đại hội VII của Đảng (6 / 1991) lần đầu tiên đã đưa ra công thức : “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Công thức này về sau được Đại hội VIII của Đảng (6 / 1996) điều chỉnh thành : “ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định huớng XHCN”. Tiến lên một bước, Đại hội IX của Đảng (4 / 2001) đã điểu chỉnh thành : “Phát triển nền kinh tế định hướng XHCN” và xem đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong mô hình này, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng động hoá và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Đồng thời chúng ta đề cao vai trò qủn lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Kinh tế xã hội Viêt Nam Trong giai đoan 1995 – 2005 đã có những chuyển biến rõ rệt cả về chất và về lượng. Cụ thể như sau: - Đạt đươc tốc dộ tăng trưởng cao -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tức là tăng tỷ trong của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP. -Nâng cao thu nhập của người dân và giảm đói nghèo tích cực. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn kế hoạch toàn cầu “ giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà liên Hiệp Quốc đề ra -Tạo được việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp -Giáo dục y tế và an sinh xã hội mở rộng. Trình bày mục tiêu của chính sách thu nhập thời kỳ 1995 -2005 Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương… đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập… Năm 1995 Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, trong điều kiện nền kinh tế được xác định là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính sách thu nhập thời kỳ này nhằm mục tiêu duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát (ổn định tiền lương danh nghĩa) Thu thập các thông tin về chính sách tiền lương của chính phủ NGHỊ ĐỊNH quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam CHÍNH PHỦ căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội NGHỊ ĐỊNH: Điều 1: Quy định mức lương tối thiểu để trả công đối với lao động là người Việt Nam làm công việc giản đơn nhất tronh điều kiện lao động bình thường trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quố tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam như sau: Mức 870.000 đồng / tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Mức 790.000 đồng / tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà thuộc tỉnh Đồng Nai; thành phố Vũng Tàu; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Mức 710.000 đồng / tháng áp dụng đối với doang nghiệp hoạt động trên địa bàn còn lại. Điều 2: Mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương; tính các mức lương ghi trong các hợp đồg lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền đã được pháp luật lao động quy định. Mức tiền lương thấp nhất trả cho ngưòi lao động đã qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này. Điều 3: Mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này được chính phủ điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động trong từng thời kỳ. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội sau khi lấy ý kiến Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, đại diện người sử dụng lao động và các bbộ, ngành liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu quy định tại khoản 1 điều này. Điều 4: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2006. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này. Điều 5: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này. NGHỊ ĐỊNH: Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội và điều chỉnh thợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc CHÍNH PHỦ căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002. Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Trưởng Bộ Tài chính. NGHỊ ĐỊNH: Điều 1: Điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng sau: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu hàng tháng theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định. Công nhân, viên chức và người hưởng lương hưu hàng tháng vừa có thời gian hưởng lương theo thang lương, bảng lương không do Nhà nước quy định, vừa có thời gian hưởng lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định. Công nhân, viên chức đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, kể cả người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết đính số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng lương hưu, trợ cấp àng tháng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của chính phủ và Nghị định số 09/1998/ NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ. Điều 2: Từ ngày 01 tháng 10 năm 2006, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 1 Nghị định này được điều chỉnh như sau: 1. Đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức nghỉ hưu: 1a. Tăng 10% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu dưới 390 đồng / tháng theo nghị định số 235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985, có hệ số lương cũ dưới 3,06 theo nghị định số 35 / NQ- UBTVQHK9 ngày 17 tháng 5 năm 1993, Quyết định số 69-QD/TW ngày 17 thnág 5 năm 1993, Nghị định số 25/CP và nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 có hệ số lương mới dưới 3,99 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 1b. Tăng 8% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khinghỉ hưu từ 390 đồng / tháng đến dưới 644 đồng / tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 3,06 đến dưới 5,54 theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, nghị định số 25/CPvà nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 3,99 đến dưới 6,92 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. 1c. Tăng 6% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 644 đồng / tháng đến dưới 718 đồng / tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 5,54 đến dưới 6,26 theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 6,92 đến dưới 7,64 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. 1d. Tăng 4% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 718 đồng/tháng trở lên theo Nghị định số 235/HĐBT; có số lương cũ từ 6,26 trở lên theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 7,64 trở lên theo Nghị quyết số 730/2004/NQUBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP 2. Đối với qân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hámĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân, cấp hàm cơ yếu và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, chuyên môn kỹ thuật cơ yếu nghỉ hưu: 2a. Tăng 10% trên mức lương hiện hưởng đối với người có mức lương trước khinghỉ hưu dưói 425 đồng / tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ dưới 4,40 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 5,60 đến 8,60 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 2b. Tăng 8% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 425 đồng / tháng đến dưới 668 đồng / tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 4,40 đến dưới 7,20 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 5,60 đến 8,60 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 2c. Tăng 6% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 668 đồng / tháng đến dưới 718 đồng / tháng theo nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 7,20 đến dưới 7,70 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 8,60 đến 9,20 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 2d. Tăng 4% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 718 đồng/tháng trở lên theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 7,70 trở lên theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 9,20 trở lên theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP 3. Tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng đối với người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng chính phủ,; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ. Điều 3: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đối với nguời hưởng lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi được tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng trước khi nghỉ việc. Trong đó, các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP được điều chỉnh theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. Điều 4: Đối với người nghỉ hưu thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị định này thì chỉ điều chỉnh phần lương hưu hưởng theo phần lương thuộc thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định. Các mức điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 2, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, khoản 1 và khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 117/2005/ NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 và mức điều chỉnh lương hưu theo Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này hoặc tính theo mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng trứơc khi chuyển ra hưởng tiền lương không theo tiền lương thuộc thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định theo Điều 3 Nghị định này tuỳ thuộc vào thời điểm nghỉ hưu và thời điểm chuyển ra hưởng tiền lương không theo thang lương , bảng lương do Nhà nước quy định. Điều 5: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp một lần nghỉ hưu và mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng căn cứ vào tháng nghỉ chờ và thời gian đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng được quy định như sau: 1. Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi. 1a. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính theo mức tiền lương quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP. 1b. Mức điều chỉnh lương hưu được quy định bằng mức điều chỉnh lương hưu theo Quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức tăng 20,7% trên mức lương hưu đã dược điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP và mức điều chỉnh lương hưu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này. 2. Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi. 2a. Mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xẫ hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính theo mức tiền lương quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP. 2b. Mức điều chỉnh lương hưu được quy định theo mức điều chỉnh lương hưu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức tăng 20,7% trên mức lương hưu đã được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này tuỳ thuộc vào tháng nghỉ chờ. 3. Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tinh lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại Điều 3 Nghị định này. 4. Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm, 1998 của chính phủ, nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì mức điều chỉnh trợ cấp hàng tháng theo từng thời kỳ được thưc hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 117/2005/NĐ-CP, mức tăng 20,7% trên mức trợ cấp hàng tháng đã được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP và mức điều chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Điều 6: Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo quyết định số 130/CP ngay 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủvà Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng thì từ ngày 01 tháng 10 năm 2006, mức trợ cấp hàng tháng được tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng theo nghị định số 119/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ. Điều 7: 1. Kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được quy định như sau: 1a. Đối với các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995 do Ngân sách nhà nướ bảo đảm. 1b. Đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của chính phủ do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm. 2. Kinh phí điều chỉnh trợ cấp hàng tháng áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của địa phương và được bảo đảm từ các nguồn theo quy định về điều chỉnh mức lương tối thiểu theo quy định chung. Điều 8: 1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định Điều 1 Nghị định này. 2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định này. 3. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm; tổ chức hướng dẫn các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả đối với các đối tượng kịp thời, đúng quy định tại Nghị định này. Điều 9: Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các quy định tại Nghị định này đươcj thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 Điều 10: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. D.Phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở thông tin thu thập được Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Nếu như trước thời kỳ đổi mới 1976 – 1985 , tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ở nước ta chỉ đạt khoảng 2%, thì sau khi đổi mới tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm được ghi nhận là 4,5% trong giai đoạn 1986 – 1990, 8,4% trong giai đoạn 1991 – 1997 và vẫn đạt tới 6,6% trong giai đoạn 1998 – 2004 cho dù nền kinh tế phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tê Cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực ,với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba nghành ( nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã tăng lên tương ứng. Điều đó cho thấy trình độ phát triển của nền kinh tế đã từng bước được nâng lên. Tổng cộng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ năm 2004 đạt tới 78,24% và tiếp tục đang trong xu hướng tăng lên, cho thấy nền kinh tế nước ta đang tiến triển trên con đường công nghiệp hoá Tỷ trọng các ngành trong GDP (%) Các ngành/ năm 1986 1990 1995 2000 2004 Nông – lâm – ngư nghiệp 38,06 38,74 27,18 24,30 21,76 Công nghiệp – xây dựng 28,88 22,67 28,76 36,61 40,09 Dịch vụ 33,06 38,59 44,06 39,09 38,15 Nguồn: Tổng cục thống kê Mức độ mở cửa nền kinh tế Trong hai thập kỷ qua , quá trình hội nhập kinh tế quốc dân của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng cao và ổn định, nguồn vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP những năm gần đây đã đạt trên dưới 50% , tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP đạt gần 14%. Tỷ lệ tổng xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP tăng nhanh, đã vượt mốc 100% vào năm 2002 và đạt tới gần 130% vào năm 2004, cho thấy độ mở cửa của nền kinh tế đạt mức cao và đang tiếp tục gia tăng. Thu nhập quốc dân và giảm đói nghèo Thành tựu tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã góp phần làm tỷ lệ tăng GDP đầu người đạt 5,8% / năm trong giai đoạn 1990 – 2004, từ 114 USD năm 1990 lên 397 USD năm 2000 và 545 USD năm 2004. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 ( theo chuẩn quốc tế ), có nghĩa là Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn kế hoạch toàn cầu “ giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà Liên hiệp quốc đề ra. Đây là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Lợi ích tăng trưởng kinh tế được phân phối ngày càng rộng khắp , thể hiện ở chỗ tỷ lệ nghèo của tất cả các vùng và các bộ phận dân cư giảm xuống đều Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống, góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khó. Tạo việc làm: Nền kinh tế tăng trưởng tốt có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự bùng phát của khu kinh tế vực tư nhân, nhất là trong những năm gần đây, đã tạo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLý thuyết về chính sách thu nhập.doc
Tài liệu liên quan