Khi đó lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành khác nhau đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân nên với lượng tư bản ứng ra bằng nhau dù đầu tư ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau và ta gọi đó là lợi nhuận bình quân – số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau đầu tư vào những ngành khác nhau , bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào và lợi nhuận bình quân bằng:
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TậP LớN MÔN
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lênin 2
Câu 1: Trình bày quá trình chuyển hóa giá trị hàng hóa trong cỏc giai đoạn của chủ nghĩa tư bản
Câu 2: So sánh lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp và lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp .
Câu 1: Trình bày quá trình chuyển hóa giá trị hàng hóa trong cỏc giai đoạn của chủ nghĩa tư bản
-Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người và con người có nó thông qua buôn bán và trao đổi . Trong mỗi hình thái kinh tế xó hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đó mang hình thái hàng hóa thì đều có 2 thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa hay giá trị mỗi hàng hóa là sự kết tinh của lao động trừu tượng . Thước đo lượng giá trị hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết- thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Bởi vậy các nhân tố như năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động có ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa. Và có công thức tính lượng giá trị hàng hóa : W = c + v +m với c là giá trị cũ trong sản phẩm hay giá trị của tư liệu sản xuất, còn ( v + m ) là bộ phận giá trị mới trong sản phẩm hay nói cách khác là lao động trừu tượng có vai trò làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm.
Và giá trị phát triển qua các hình thái: + giản đơn hay ngẫu nhiên
+chung
+ tiền tệ
Tiền tệ là một hình thái giá trị hàng hóa, nó là hàng hóa đặc biệt tách riêng ra làm vật nganh giá chung cho mọi hàng hóa khác
Nói đến chức năng của tiền tệ là thước đo giá trị, thì ta có giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hay nói cách khác có sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành tiền. Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là giá trị hàng hoá, giá trị của tiền và quan hệ cung cầu về hàng hóa nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả nên trong ba nhân tố thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.
Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa, và nó chuyển hóa và biểu hiện thành lợi nhuận.
* Trong điều kiện cạnh tranh tự do của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Cùng với sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân
- Chúng ta bắt đầu nghiên cứu về chi phi sản xuất tư bản chũ nghĩa Xét trên quan điểm xã hội, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chính nó tạo ra giá trị hàng hóa W = c + v +m, nó bao gồm chi phí lao động sống là v + m và chi phí lao động vật hóa là c.Về mặt lượng chi phí thực tế bằng giá trị hàng hóa nhưng do nhà tư bản không trực tiếp tham gia sản xuất mà bỏ ra chi phí để mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động là c+v, hay nói cách khác đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa - chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa, kí hiệu là k với k = c + v. Đúng nghĩa với việc đó công thức giá trị hàng hóa sẽ chuyển thành W = k + m. Tuy nhiên chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa khác nhau về chất và lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa ( c + v ) luôn nhỏ hơn chi phí thực tế ( c + v + m ), chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa không hình thành giá trị hàng hóa nhưng c + v chuyển hóa thành k thì W = k + m và m được quan niệm m là phần ngoài k do k tạo ra, chính điều này đó che dấu nguồn gốc của m hay phụ nhận công sức của công nhân .Giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới dôii ra ngoài sức lao động, do lao động công nhân tạo ra mà nhà tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là phạm trù trừu tượng, phản ánh quan hệ bóc lột.
Do giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng cách nhưng nhà tư bản thông qua việc lưu thông bán hàng hóa vừa bù đắp chi phí đã sử dụng vừa thu thêm số tiền lời ngang bằng với m, và người ta gọi đó là lợi nhuận p. nói cách khác giá trị thặng dư sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận và khi đó công thức giá trị hàng hóa sẽ lại chuyển thành là W = k + p với k = c + v, và p = m. Tuy đều có nguồn gốc chung là kết quả lao động không công của công nhân nhưng giá trị thặng dư m và lợi nhuận p lại khác nhau do: giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó còn lợi nhuận lại phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, do đó làm cho mọi người hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra.
- Tiên đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
Thực tế cho ta thấy răng nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận - tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước với công thức:
M
p’ = x 100%
c + v
trong đó : p’ là tỷ suất lợi nhuận, m là giá trị thặng dư còn ( c + v ) là tư bản ứng trước. Nó cho nhà tư bản biết đầu tư vào đâu lợi hơn do đó việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản. Tuy cùng một lượng tư bản đầu tư vào các ngành khác nhau nhưng do đặc điểm và điều kiện khác nhau nên p’ khác nhau, các nhà tư bản ra sức cạnh tranh với nhau và đó là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành giá trị thị trường và lợi nhuận bình quân.
Cạnh tranh là sự ganh đua quyết liệt gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa giành những gì có lợi về sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa về mình nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Trong nội bộ nghành họ dành giật nhau về những điều kiện thuận lợi trong sản xuấtvà kinh doanh để từ đó thu lợi nhuận siêu ngạch, còn trong các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơI đầu tư có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn hay chính họ tự phân phối tư bản vào các ngành khác nhau.
Và kết quả là những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản xuất khác nhau lúc đầu rất khác nhau nhưng sau này nó được san bằng thành tỷ suất lợi nhuận chung hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân và đồng nghĩa với việc giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dừ và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Tổng giá trị thặng dư
p´ = x 100%
Tổng tư bản đã đầu tư
Khi đó lượng lợi nhuận của tư bản ở các ngành khác nhau đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân nên với lượng tư bản ứng ra bằng nhau dù đầu tư ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau và ta gọi đó là lợi nhuận bình quân – số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau đầu tư vào những ngành khác nhau , bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào và lợi nhuận bình quân bằng:
P = p’ x k
Giờ đây trong giai đoạn tự do cạnh tranh giá cả hàng hóa sẽ xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lương thì giá cả sản xuất và giá trị hàng hóa ko thể bằng nhau ở mỗi ngành nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì giá cả sx luôn bằng giá trị hàng hóa. Trong mối quan hệ này giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong là yếu tố quyết định quan trọng giá cả sản xuất, giá cả sx là cơ sở của giá cả thị trường.
Như vậy trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
Điều kiện để giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất gồm có:
+ đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển
+ sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất
+ quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác.
Ta có sơ đồ tóm tắt :
c + v + m k + m k + p k + p
m p p’
-Trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản :
Do chiếm được vị trí độc quyền chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền, thấp khi mua và cao khi bán. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn này quy luật giá trị không còn hoạt động. Về thực chất giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và phủ nhận được cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của người khác hay thao túng nền kinh tế. Đó là lao động không công của công nhân ở các xí nghiệo nhà máy độc quyền, không độc quyên hay một phần giá trị thặng dư của tư bản vừa và nhỏ thua thiệt trong cạnh tranh và cả lao động thặng dư và một phần lao động tất yếu của công nhân ở các nước thuộc địa. Nhưng nếu xét trong toàn bộ nên kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị.
Như vậy trong giai đoạn này quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền, còn quy luật giá trị thặng dư chuyển hóa thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Hay một phần giá trị đã bị các tổ chức độc quyền chiếm lấy
Câu 2: So sánh lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp và lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp .
Gía trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Hay chúng ta có thể nói lợi nhuận siêu ngạch chính là giá trị thặng dư siêu ngạch.
*So sánh
-Giống nhau là :
+ Đều là sự chuyển hóa từ giá trị thặng dư
+ Đều là giá trị thặng dư ngoài mức trung bình
+ Đều dựa trên cơ sơ tăng năng suất lao động để làm giảm giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội
Khác nhau:
+ Lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp là hiện tượng mang tính tạm thời đối với từng tư bản cá biệt, nó xuất hiện là do tăng năng suất lao động cá biệt nhờ vào áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng máy móc hiện đại tiên tiến. Và các đối thủ khác cũng sẽ nhanh chóng tìm cách nắm bắt các công nghệ kĩ thuật đó nhằm xóa đi khoảng cách. Nó tạo nên động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến,áp dụng kĩ thuật công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức..
Và được tính dự theo sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất trung bình với giá cả cá biệt
+Tuy nhiên lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp lại không như thế, nó có tính ổn định và lâu dài hơn. do nó dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất đai, va lợi nhuận siêu ngạch này sẽ chuyển thành địa tô chênh lệch – phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản xuất .
Hay tính theo công thức giá cả sản xuất trên mảnh ruộng xấu nhất trừ đi giá cả sản xuất cá biệt
+Trong cách tính
ở công nghiệp thì giá cả sản xuất được quy định bởi điều kiện sản xuất trung bình do xã hội chỉ chấp nhận thời gian lao động xã hội chấp nhận
Còn trong nông nghiệp thì lại đo diều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu quy định do nếu như nó cũng quy bởi ruộng đất có điều kiện trung bình thì những ruộng đất xấu sẽ không có ai tham gia sản xuất canh tác, đồng nghĩa với việc không có đủ nông sản cho mọi người tiêu dùng.
+Trong công nghiệp thì dùng kĩ thuật công nghệ máy móc hiện đại với quản lý tốt thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch hơn
Còn trong nông nghiệp thì ko tạo thêm được ruộng đất, những nhà tư bản canh tác sản xuất trên đất có điều kiện tốt sẽ thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch hơn. Hay nói cách khác lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp dựa trên tính cố định của ruộng đất và độ màu mỡ tự nhiên của đất đai.Mặt khác họ có thể thâm canh để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25425.doc