Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyeetsvaf phải làm được những công việc nhất định trong thực hành. Độ phức tạp của công việc được hiểu là những đặc tính vốn có của công việc đòi hỏi người lao động có sự hiểu biết nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm ở mức độ cần thiết để hoàn thành công việc. Trong bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thì cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân có liên quan chặt chẽ với nhau.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7320 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập lớn quản trị nhân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o kỹ thuật (Tlpkt): là những lãng phí do thiếu sót trong công tác kĩ thuật gây nên; như thực hiện sai quy trình, máy hỏng đột xuất.
+ Lãng phí do khách quan (Tlpkq); như mất điện hoặc do thời tiết.
III. Một số phương pháp khảo sát thời gian làm việc:
1.Phương pháp chụp ảnh:
Khái niệm và phân loại phương pháp chụp ảnh:
Khái niệm: Phương pháp chụp ảnh là phương pháp cho phép nghiên cứu xác định hao phí thời gian trong suốt 1 ca từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc ca.
Mục đích của việc nghiên cứu:
+ Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các lãnh phí thời gian và nguyên nhân phát sinh chúng.
+ Lấy tài liệu để xây dựng mức, để xác định tiêu chuẩn thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian phục vụ và thời gian nhu cầu.
+ Lấy tài liệu để xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn công việc.
+ Lấy tài liệu để tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất tiên tiến để phổ biến rộng rãi cho công nhân.
Phân loại:
+ Theo đối tượng khảo sát; gồm có: chụp ảnh cá nhân ngày làm việc và chụp ảnh tổ nhóm ngày làm việc.
+ Theo phương pháp tiến hành; gồm có: chụp ảnh bằng phương pháp đo ghi và tự chụp ảnh.
+ Theo phương pháp quan sát; gồm có: chụp ảnh liên tục và chụp ảnh theo thời điểm.
Nội dung:
* Chuẩn bị khảo sát :
Chọn đối tượng khảo sát thích hợp, đối tượng có thể là một công nhân hoặc một tổ công nhân có trình độ lành nghề trung bình tiên tiến, sức khoẻ bình thường và giải thích cho công nhân nắm rõ mục đích của việc khảo sát.
Nghiên cứu tình hình tổ chức nơi làm việc, tình hình sử dụng cong nhân, máy móc thiết bị, dụng cụ và các điều kiện lao động.
* Tiến hành khảo sát:
Người quan sát theo dõi suốt quá trình làm việc của một công nhân hoặc một tổ công nhân và ghi toàn bộ quá trình đó vào một phiếu chụp ảnh.
Phương pháp ghi phải ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, phải tách từng loại thời gian hao phí, không ghi kết hợp.
Yêu cầu khi ghi phải xác định thời gian hao phí của từng công việc, xác định thời gian lãng phí và nguyên nhân phát sinh chúng. Đồng thời tranh thủ ghi thêm các điều kiện ghi chú để giải thích sau này.
* Tổng hợp và phân tích kết quả:
Xác định thời gian hao phí và lượng lao động hao phí của từng công việc phát sinh trong ca.
Phân loại thời gian hao phí. Việc phân loại phải theo đúng nội dung và mục đích của từng công việc phát sinh trong ca.
Lập bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại. Xác định thời gian lãng phí và nguyên nhân phát sinh chúng.
Xác định tỷ lệ tăng thời gian tác nghiệp trong một ca, cân đối giữa các loại thời gian hao phí và xác định kết cấu hợp lý giữa chúng.
Lượng lao động hao phí = e*t
e: Số công nhân trong tổ
t: thời gian hao phí công việc đó.
* Kết luận:
Xác định tỷ lệ tăng năng suất lao động do khắc phục các lãng phí thời gian trong một ca:
Iw1 = *100 (%)
Tlp: thời gian lãng phí trông thấy trong một ca.
Ttn: thời gian tác nghiệp thực tế phát sinh.
Xác định tỷ lệ tăng năng suất lao động do tiết kiệm các thành phần thời gian chuẩn kết, thời gian phục vụ và thời gian nhu cầu.
Iw2 = *100 (%)
Xác định tỷ lệ tăng năng suất lao động do giảm các lãng phí thời gian trông thấy và thời gian lãng phí không trông thấy trong 1 ca.
Iw = Iw1 + Iw2
Xác định nguyên nhân gây lãng phí. Phân tích các nguyên nhân này tiến hành đề xuất các biện pháp khắc phục.
2. Phương pháp bấm giờ:
Khía niệm và các hình thức bấm giờ:
* Khái niệm: là phương pháp nghiên cứu xác định hao phí thời gian của từng bộ phận bước công việc, xác định các động tác thao tác kết cấu giữa các bộ phận và thời hạn hoàn thành chúng.
Nó khác với phương pháp chụp ảnh là chỉ cho phép xác định thời gian hao phí của từng bộ phận bước công việc trong thời tác nghiệp. Xác định thời gian lãng phí không trông thấy và nguyên nhân phát sinh chúng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với phương pháp chụp ảnh. Thể hiện qua công thức sau:
MS = (sp/tg)
Ttn: thời gian tác nghiệp trong 1 ca do phương pháp chụp ảnh xác định
ttn: thời gian tác nghiệp để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm do bấm giờ xác định.
* Các hình thức bấm giờ:
Quan sát bằng mắt thường và đồng hồ bấm giây để xác định thời gian hao phí của từng động tác thao tác.
Quan sát các máy đo và máy ghi hình. Đối tượng quan sát của các máy này là quá trình diễn biến tâm sinh lý của công nhân và sự thay đổi vị trí của từng bộ phận cơ thể con người dựa vào đồ thị và hình ảnh ghi được của các máy này tiến hành phân tích tỉ mỉ để xác định thời hạn hoàn thành từng động tác thao tác.
Nội dung của phương pháp bấm giờ:
* Chuẩn bị khảo sát:
Chọn đối tượng khảo sát và chỗ đứng của người khảo sát thích hợp. Đối tượng là một công nhân có trình độ lành nghề là trung bình tiên tiến, sức khoẻ bình thường.
Nghiên cứu phân chia bước công việc thành các thao tác, động tác và cử động lao động, tiến hành loại bỏ các cử động, động tác thừa, không cần thiết để xây dựng bước công việc có kết cấu hợp lý hơn.
Xác định rõ chính xác giới hạn giữa các động tác thao tác dựa vào sự thay đổi vị trí của từng bộ phận cơ thể con người.
Xác định số lần khảo sát. Việc xác định số lần khảo sát dựa trên 2 nguyên tắc sau:
+ Thời gian hoàn thành từng động tác thao tác càng ngắn thì số lần bấm giờ càng phải nhiều.
+ Chênh lệch giữa các kết quả khảo sát càng lớn thì số lần bấm giờ càng phải nhiều để lấp được những khoảng trống trong kết quả khảo sát.
Số lần bấm giờ được xác định theo công thức thực nghiệm sau:
N=+3
ky: là hệ số ổn định tiêu chuẩn của dãy số bấm giờ.
Nó phụ thuộc vào loại hình sản xuất và thời hạn hoàn thành từng động tác
khai thác.
a2: là hệ số thể hiện giá trị xác suất cho phép.
a=2: với loại hình sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn.
a=3: với loại hình sản xuất hàng đơn chiếc và hàng loạt nhỏ.
∂: là giá trị sai số tương đối cho phép, lấy từ 3- 10%
Giải thích cho công nhân thấy rõ mục đích của việc khảo sát, chuẩn bị đầy đủ giấy bút đồng hồ bấm giây, phiếu bấm giờ có ghi đầy đủ các đề mục yêu cầu đầu tiên của phiếu.
* Tiến hành khảo sát:
Người quan sát dùng đồng hồ bấm giây theo dõi từng động tác thao tác của công nhân và ghi vào phiếu bấm giờ thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng động tác thao tác đố. Những lần đo gián đoạn hoặc hỏng phải có ghi chú rõ ràng.
* Tổng hợp và phân tích kết quả:
Các kết quả khảo sát thời hạn hoàn thành của từng động tác thao tác lập nên một dãy số. Trong dãy số đó có các con số hoàn toàn khác nhau. Để đánh giá xem dãy số đó có đảm bảo chất lượng hay không, ta dùng chỉ tiêu hệ số ổn định của dãy số:
Kôđ =
xmax, xmin: là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của dãy số quan sát được.
Nếu +Kôđ dãy số đảm bảo chất lượng.
+Kôđ > ky =>dãy số không đảm bảo chất lượng. Trong trường hợp này ta loại bỏ 2 giá trị Xmax và Xmin của dãy số rồi tiến hành kiểm tra theo điều kiện trên. Nếu loại trừ từ 20% các giá trị trong dãy số mà dãy số vẫn chưa đảm bảo chất lượng thì ta phải loại bỏ dãy số đó và tiến hành kiểm tra lại từ đầu.
Cộng dãy số và chia chúng cho số lần quan sát còn lại ta được thời hạn hoàn thành từng động tác thao tác và thời hạn hoàn thành bước công việc.
Kết luận:
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc áp dụng rộng rãi các thao tác và biện pháp lao động.
So sánh thời gian tác nghiệp do chụp ảnh xác định với thời gian tác nghiệp do bấm giờ xác định. Tiến hành xác định các lãng phí trông thấy và nguyên nhân phát sinh chúng, đề xuất biện pháp khắc phục.
Chương 2 : Trả công lao động
I. Khái niệm và các nguyên tắc của tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp:
1. Thực chất của tiền lương (Tiền công)
Trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần của nước ta hiện nay đã tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng về tư liệu sản xuất với các mức độ khác nhau. Đối với thành phần khinh tế tư nhân, sức lao động đã rõ ràng trở thành hàng hoá vì người lao động là người làm thuê, người bán sức lao động cho người chủ sở hữu. Còn đối với thành phần kinh tế hà nước, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà nước tập thể lao động từ giám đốc đến nhân viên trong doanh nghiệp là người làm thuê cho nhà nước và được nhà nước trả lương. Ơ đây nhà nước giao quyền sử dụng về tư liệu sản xuất chứ không giao quyền sở hữu.
Sức lao động là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất nên tiền lương hay tiền công là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả hàng hoá sức lao động,là phạm trù của sản xuất, yêu cầu phải tính đúng , tính đủ khi thực hiện quá trình lao động.
Sức lao động là một trong những yếu tố của quá trình sản xuất nên cần phải được bù đắp sau khi đã hao phí cho nên tiền lương hay tiền công cần phải được thực hiện thông qua quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phí lao động và kết quả lao động của mỗi người. Do vậy, tiền lương hay tiền công là một phạm trù của phân phối.
Sức lao động cần phải được tái sản xuất thông qua việc sử dụng các tư liệu sinh hoạt tiêu dùng, thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân. Do vậy mà tiền lương hay tiền công là một phạm trù của tiêu dùng. Như vậy tiền lương hay tiền công là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng nhất trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần của nước ta hiện nay.
2. Khái niệm:
Tiền công là số tiền mà người sử dụng sức lao động trả cho người bán sức lao động đối với các thành phần kinh tế tư nhân.
Tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hay nói cách khác: tiền lương là số tiền mà nhà nước trả cho người lao động dựa vào các thang bảng lương và phụ cấp.
Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng sức lao động trả cho người bán sức lao động.
Tiền lương thực tế được biểu hiện qua số lượng hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ khác mà người lao động mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ.
Thu nhập bao gồm tiền lương, phụ cấp , tiền thưởng và các khoản thu nhập khác mà người lao động nhận được.
Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa:
Itt=
Itt: chỉ số tiền lương thực tế
Idn: chỉ số tiền lương danh nghĩa
Igc: chỉ số giá cả
3. Các nguyên tắc của tổ chức tiền lương:
a) Phù hợp với quy luật phân phói theo lao động:
Quy luật này đòi hỏi phải xác định chính xác lượng lao động hao phí và tiền lương có thể bù đắp được lượng lao động hao phí đó.
Lượng lao động hao phí có thể xác định theo 2 cách :
+ Xác định theo thời gian như ngày, giờ, tháng.
+ Xác định bằng năng lực tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Còn tiền lương có thể xác định theo nhiều cách, song phải nhất trí với lượng lao động hao phí đã bỏ rảo ra.
b) Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau:
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động và nó được cụ thể hoá ở một điểm khi quy định tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác không phân biệt tuổi tác, dân tộc giới tính. Nếu lượng lao động hao phí bỏ ra trong một đơn vị thời gian như nhau thì được hưởng lương và các khoản thu nhập khác bằng nhau.
c) Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân:
Nguyên tắc này đảm bảo cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển. Nó là cơ sở để hạ giá thành, hạ giá cả, tăng tích luỹ và tăng thu nhaaapjcho người lao động.
Iw=
=
Iw: chỉ số tăng năng suất lao động
Wth: năng suất lao động kỳ thực hiện
Wkh: năng suất lao động kỳ kế hoạch
: chỉ số tăng tiền lương bình quân
: tiền lương bình quân kỳ thực hiện
: tiền lương bình quân kỳ kế hoạch
d) Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương bình quân giữa những người lao động làm những ngành khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Nguyên tắc này do các nhân tố sau đây quy định:
Do điều kiện lao động giữa các ngành là khác nhau.
Do ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau.
Do mức độ phức tạp về kỹ thuật giữa các ngành là khác nhau đòi hỏi trình độ lành nghề bình quân của người lao động giữa các ngành là khác nhau, dẫn đến tiền lương bình quân cũng khác nhau.
Do mức sinh hoạt giữa các vùng là khác nhau cho nên các ngành phổ biến ổ các vùng có điều kiện sinh hoạt khác nhau dẫn đến tiền lương bình quân cũng khác nhau.
L= Ldntt*( + pc)
Ldntt: lương tối thiểu của doanh nghiệp.
: hệ số lương bình quân.
: hệ số phụ cấp bình quân.
Ni, hi: số người và hệ số lương ở bậc i.
Ni, hpci: số người và số phụ cấp được hưởng ở mức thứ i
Ldntt = Lnntt ữ Lnntt*(1+kđc)
kđc= k1+k2
k1: hệ số điều chỉnh theo ngành ( Ngành nào có tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân thì hệ số điều chỉnh lớn)
Có 3 mức: k1=1,2; 1,1; 1
k2: hệ số điều chỉnh theo vùng
Có 3 mức k2=0,1; 0,2; 0,3
e) Đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
Hợp lý khi: mức tiền lương danh nghĩa phải chi trả được cho số lượng hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ khác. Đó là các nhu cầu chính đáng của người lao động như ăn, mặc ở, đi lại, khám chữa bệnh, học tập.
II. Các chế độ tiền lương:
1. Chế độ tiền lương cấp bậc:
Chế độ tiền lương cấp bậc được thiết kế để trả công cho công nhân sản xuất căn cứ vào chất lượng lao động và điều kiện lao động khi họ thực hiện một công việc nhất định.
Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của người lao động. Trình độ lành nghề của công nhân là tổng hợp của sự hiẻu biết về chuyên môn nghiệp vụ, củ những kỹ năng, kỹ sảo và kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình hoạt động lao động. Do đó, chất lượng lao đông được thể hiện ở trình độ giáo dục, đào tạo, các kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động được sử dụng để thực hiện công việc.
Chế độ tiền lương cấp bậc có 3 yếu tố : thang lương, mức lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.
+ Thang lương: là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những công nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề của họ. Một thang lương gồm có một số bậc lương và hệ số phù hợp với các bậc lương đó.
+ Mức lương: là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với các bậc trong thang lương. Theo cách tính tiền công theo chế độ hiện hành thì mức lương tối thiểu có hệ số bằng 1, mức tiền lương của các bậc trong các thang, bảng lương được tính dựa vào công thức:
M1 = Mi * Ki
M1: Mức lương tối thiểu.
Mi : Mức lương bậc i.
Ki : Hệ số lương bậc i.
+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyeetsvaf phải làm được những công việc nhất định trong thực hành. Độ phức tạp của công việc được hiểu là những đặc tính vốn có của công việc đòi hỏi người lao động có sự hiểu biết nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm ở mức độ cần thiết để hoàn thành công việc. Trong bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thì cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân có liên quan chặt chẽ với nhau.
2. Chế độ tiền lương chức vụ:
Chế độ tiền lương chức vụ được thiết kế để trả lương cho người lao động trong các tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và các loại lao động quản lý trong các doanh nghiệp tuỳ theo chức danh viên chức và thâm niên nghề nghiệp của người lao động. Để áp dụng được các bảng lương, các tổ chức phải xây dựng các tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức và thực hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ.
3. Chế độ các khoản phụ cấp:
Chế độ các khoản phụ cấp nhằm phân biệt tới các điều kiện lao động khác nhau, trách nhiệm lao động khác nhau giữa các công nhân và các nền kinh tế.
Chế độ các khoản phụ cấp bao gồm:
+ Phụ cấp khu vực.
+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm.
+ Phụ cấp trách nhiệm.
+ Phụ cấp thu hút.
+Phụ cấp lưu động.
III. Một số hình thức trả lương:
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Khái niệm: là hình thức dùng để trả lương cho 1 công nhân hoặc 1 nhóm công nhân theo số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ làm ra trong thời gian xác định.
Tác dụng của hình thức trả lương theo sản phẩm:
+ Quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng sản phẩm. Nó gắn việc trả lương với kết quả lao động của mỗi người. Do đó kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động để tăng thu nhập.
+ Khuyến khích công nhân ra sức học tập để nâng cao trình độ lành nghề, ra sức phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động, sử dụng tốt công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động
+ Góp phần thúc đẩy công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là quản lý lao động, đẩy mạnh việc cải tiến và tổ chức quá trình sản xuất, thúc đẩy việc thực hiện tốt chế độ hoạch toán kinh tế.
Điều kiện áp dụng:
+ Phải xây dựng được các mức lao động có căn cứ kỹ thuật. Đó là cơ sở để xác định đơn giá tiền lương chính xác,
+ Làm tốt công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu vật liệu sản xuất ra.
+ Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc.
+ Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng .
*) Các hình thức trả lương theo sản phẩm:
a) Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Hình thức này thường áp dụng cho những công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối có thể định mức kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt cụ thể.
Khi áp dụng hình thức trả lương này thì tiền lương của người công nhân phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm:
Đg =
Đg = Lcb * Mt
Đg: Đơn giá lương.
Lcb: lương cấp bậc cộng các khoản phụ cấp của công nhân.
MS: mức sản lượng .
Q0: sản lượng kế hoạch.
Mt: mức thời gian.
Và lương của công nhân: Lcn = Q1* Đg
Q1: sản lương thực hiện.
Ưu điểm:
+ Mối quan hệ giữa tiền lương và kết quả lao động của công nhân được thể hiện rõ ràng cụ thể.
+ Phương pháp này đơn giản rõ ràng dễ hiểu. Người công nhân có thể tính lương của họ sau khi hoàn thành một khối lượng công việc nào đó.
Nhược điểm:
+ Công nhân ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, sử dụng máy móc thiết bị.
b) Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể:
Hình thức này thường áp dụng cho những công việc đòi hỏi phải có 1 tổ hoặc 1 nhóm công nhân cùng hoàn thành. Số lượng sản phẩm không thể tính riêng cho từng công nhân mà chỉ có thể tính cho cả tổ công nhân. Tổ công nhân này bao gồm nhiều người, nhiều ngành nghề và có trình độ lành nghề khác nhau.
Đơn giá tiền lương của cả tổ được xác định theo công thức sau:
Đg = =Ltổcb * Mt (đ/sp)
- Lương của tổ công nhân được xác định theo công thức sau:
Ltổsp = Q1*Đg (đ)
Q1: sản lượng thực hiện của cả tổ.
Theo hình thức trả lương này, điều quan trọng cần quan tâm đến là phải tính lương cho từng thành viên trong tổ căn cứ vào trình độ lành nghề và thời gian tác nghiệp của họ.
Việc tính lương cho từng thành viên có thể áp dụng 1 trong 4 cách sau:
Cách 1: Dùng hệ số điều chỉnh:
Xác định tổng tiền lương cấp bậc của cả tổ: LtổCB = Ni*Si*ti (đ)
Ni, Si, ti: số người, suất lương và thời gian làm việc thực tế của người thứ i.
Xác định hệ số điều chỉnh: Kđ/c =
Lương của công nhân bậc i: Lcni= Si*ti*kđ/c (đ)
Cách 2: Dùng giờ hệ số
Thực chất của phương pháp chia lương này là tính đổi số giờ làm việc thực tế của các công nhân có bậc thợ khác nhau về số giờ làm việc thực tế của công nhân bậc 1 để so sánh
Xác định tổng số giờ hệ số của cả tổ: Tgh = Ni*ti*ki (h)
Ni, ti, ki:số người, thời gian làm việc thực tế và hệ số lương của công nhân bậc i
Xác định lương cho 1 giờ hệ số: Kgh= (đ/h)
- Lương của công nhân bậc i: Lcni= ki*ti*kgh (đ)
Cách 3: Tính lương cho công nhân căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và mức độ đóng góp của mỗi thành viên đối với kết quả lao động của cả tổ và lương của người thứ i được xác định theo công thức sau:
Li = *ni*ki*hi (đ)
m: số người trong tổ.
ni: thời gian làm việc thực tế của người thứ i
ki: hệ số lương theo cấp bậc của người thứ i
hi: hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i. hi=
dij:tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp của người thứ i theo các chỉ tiêu j.
d1j: tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp của người thấp nhất trong tổ theo các chỉ tiêu j.
Việc xác định hi phải phản ánh được số lượng và chất lượng lao động thực tế của từng người do tập thể bàn bạc dân chủ quyết định và phải thể hiện được ở các nội dung sau:
+ Người được hưởng hệ số cao nhất là người có trình độ tay nghề cao, tay nghề vững vàng, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đảm bảo ngày giờ công cao, đạt và đạt vượt mức năng suất lao động cá nhân, đảm bảo kết quả lao động của cả tổ, đảm bảo chất lượng của sản phẩm và an toàn lao động.
+ Những người được hưởng hệ số trung bình là người đảm bảo ngày giờ công đạt năng suất lao động cá nhân, chịu sự phân công của người phụ trách và đảm bảo an toàn lao động.
+ Những người được hưởng hệ số thấp là người không đảm bảo ngày giờ công theo quy định, không chấp hành sự phân công của người phụ trách .
Hoặc hệ số hi có thể được lựa chọn theo các phương án sau:
Phương án
A
B
C
1
2
1,5
1
2
1,8
1,4
1
3
1,7
1,4
1
4
1.6
1,4
1
5
1,5
1,3
1
6
1,4
1,2
1
7
1,3
1,2
1
8
1,2
1
1
9
1,1
1,05
1
Cách 4: Chia lương cho tổ công nhân căn cứ vào hệ số lương theo cấp bậc công việc mà người đó đảm nhiệm và tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp của người thứ i đối với kết quả lao động của cả tổ.
Lương của người thứ i được xác định theo công thức sau:
Li = *ki*di (đ)
ki: hệ số lương theo công việc mà người đó đảm nhiệm.
di: tổng số điểm đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i. Việc xác định di của từng người được đánh giá hàng ngày thông qua bình xét tập thể. Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm :
+ Đảm bảo số giờ công có ích.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của người phụ trách.
+ Đảm bảo chất lượng công việc.
+ Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và đảm bảo an toàn lao động.
Ngoài 4 tiêu chuẩn trên ta có tiêu chuẩn công điểm bổ sung :
+ Làm công việc có cấp bậc công việc cao hơn cấp bậc công nhân mà đảm bảo chất lượng và thời gian thì được cộng từ 1 đến 2 điểm.
+ Làm những công việc khi không bố trí đủ người theo dây truyền nhưng vẫn đảm bảo công việc thì được cộng từ 1 đến 2 điểm.
*)Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: Khuyến khích công nhân trong tổ nâng cao trách nhiệm trước tập thể và quan tâm đến kết quả cuối cùng của cả tổ.
+ Nhược điểm : Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền lương của họ do đó ít khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động cá nhân.
c) Hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp :
Hình thức này áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm của công nhân chính và tiền lương của công nhân phụ, phụ thuộc trực tiếp vào số lượng sản phẩm sản xuất ra của công nhân chính và đơn giá lương sản phẩm của công nhân phụ.
Đơn giá lương được xác định theo công thức :
Đg = (đ/sp)
LPCB : lương cấp bậc cộng các khoản phụ cấp của công nhân phụ.
Q0 : mức sản lượng của công nhân chính.
Lương của công nhân phụ được xác định theo công thức:
Lpcn = Q1* Đg (đ)
Lpcn = Lpcb* ksl (đ)
Q1: sản lượng thực hiện của công nhân chính.
ksl: hệ số hoàn thành kế hoạch sản lượng của công nhân chính.
d) Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng :
Thực chất của hình thức trả lương này là sự kết hợp giữa các hình thức trả lương sản phẩm kể trên với tiền thưởng. Tiền thưởng ở đây để khuyến khích công nhân hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng.
Theo hình thức trả lương này, toàn bộ số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành được tính theo đơn giá cố định còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu xét thưởng trong chế độ tiền thưởng quy định.
Chế độ tiền thưởng gồm:
+ Chỉ tiêu xét thưởng: Số lượng và Chất lượng.
+ Điều kiện thưởng.
+ Nguồn tiền thưởng.
+ Tỷ lệ thưởng, căn cứ vào nguồn tiền thưởng lớn hay nhỏ.
Lương sản phẩm có thưởng được xác định theo công thức sau:
Lthsp = Q1*Đg + Q1*Đg*KT (LCB*KT) + Q1*Đg*KT’ đ
Lthsp = Q1*Đg +Q1*Đg*KT (LCB*KT) + (Q1-Q0)*Ccđ*TTK đ
KT: tỷ lệ thưởng hoàn thành kế hoạch so với lương sản phẩm trực tiếp hoặc so với lương cấp bậc.
Ccđ: chi phí gián tiếp cố định cho 1 đơn vị sản phẩm.
TTK: tỷ lệ trích tiền tiết kiệm để thưởng.
KT’: tỷ lệ thưởng vượt mức kế hoạch.
Trong trường hợp thưởng vượt mức kế hoạch thì nguồn tiền thưởng sẽ lấy trong khoản tiền tiết kiệm được chi phí gián tiếp cố định để thưởng và tỷ lệ thưởng cao nhất cho 1% vượt mức kế hoạch được xác định theo công thức sau:
mmax =
dCĐ
* 100 (%)
(dl*h)
dCĐ: tỷ trọng chi phí gián tiếp cố định trong giá thành kế hoạch của 1 đơn vị sản lượng.
dCĐ =
Ccđ
*100 (%)
G
G: giá thành kế hoạch sản lượng cho 1 đơn vị sản phẩm.
dl: Tỷ trọng chi phí lương trong giá thành kế hoạch của 1 đơn vị sản phẩm.
d1 =
C1
*100 (%)
G
Cl: chi phí lương cho 1 đơn vị sản phẩm.
h: mức độ hoàn thành kế hoạch của công nhân.
h =
Q1
*100 (%)
Q0
Nếu ta tiết kiệm được bao nhiêu chi phí gián tiếp cố định mà đem thưởng cho công nhân bấy nhiêu thì không có điều kiện để hạ thấp giá thành, hạ giá cả, tăng tích luỹ, tăng thu nhập cho người công nhân. Vì vậy ta phải xác định tỷ lệ thưởng hợp lý cho công nhân: mhl = mmax*TTK (%)
Nếu gọi h’ là số % vượt mức kế hoạch thì tỷ lệ thưởng vượt mức kế hoạch KT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan tri nhan luc Tam Mao.doc