Bài tập môn dân sự

Bằng các quyền được ghi trong hợp đồng uỷ quyền có công chứng ngày 06-05-1998 và sự khẳng định trong văn thư ngày 03-01-2001 gửi Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long của bà Mỹ, thấy có cơ sở để kết luận: Bà Mỹ đã tự nguyện trao toàn bộ quyền sở hữu ngôi nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh trong thời hạn 20 năm kể từ ngày 06-05- 1998, hoặc cho tới khi bán xong căn nhà và ông Cường hoàn toàn không bị hạn chế bất cứ quyền nào trong quyền sở hữu tài sản được pháp luật quy định tại các Điều 189; 198; 201 Bộ luật Dân sự. Do đó, hành vi của ông Cường dùng căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10 thành phố Hồ Chí Minh do bà Mỹ đứng tên chủ sở hữu làm tài sản bảo lãnh cho bên B vay tiền của bên A là không vượt quá phạm vi uỷ quyền của bà Mỹ và cũng không trái với quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sựViệc Toà án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 366 Bộ luật Dân sự tuyên bố hợp đồng bảo lãnh bị vô hiệu là gây hậu quả thất thoát tài sản lớn của Nhà nước.

Kháng nghị Bản án kinh tế phúc thẩm số 10/KTPT ngày 27-02-2003 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh theo thủ tục giám đốc thẩm, công nhận hợp đồng bảo lãnh số 0041.99/HĐ-BL ngày 23-11–1999 giữa ông Nguyễn Đắc Cường, bà Hứa Thị Phấn (giám đốc bên B) và bên A là hợp đồng kinh tế hợp pháp có hiệu lực pháp luật.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4720 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý luận chung về hợp đồng vay tài sản: II. Ba vụ việc có tranh chấp về hợp đồng vay tiền có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên vay: 1. Vụ việc thứ nhất: 1.1. Tóm tắt vụ việc: Nguyên đơn là bà Trần Thị Ngọ sinh năm 1953, trú tại số 39 Tôn Đức Thắng quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Bị đơn là bà Lưu Thị Mến sinh năm 1950, trú tại số 21/27 Vạn Mỹ quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Tháng 9 năm 1995, bà Đỗ Thúy Mai có hỏi vay tiền bà Lưu Thị Mến. Bà Mến không có tiền nên đã đồng ý cho bà Mai mượn hồ sơ nhà đất của mình để bà Mai đi vay người khác. Ngày 28 tháng 9 năm 1995, bà Đặng Thị Tính(là người quen của bà Mến và bà Ngọ) mời bà Ngọ đến nhà bà Tính để bà Mến và bà Mai gặp thỏa thuận vay tiền. Tại đó,bà Mai đã viết giấy biên nhận vay tiền với nội dung: “ Tôi là Lưu Thị Mến, có cầm giấy tờ nhà để thế chấp vay tiền của bà Ngọ, số tiền là 40 triệu đồng, hạn 2 tháng sau sẽ trả cả gốc lẫn lãi” . Có một số giấy tờ kèm theo là CMND mang tên Lưu Thị Mến; quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Mến; thong báo về cải tạo,sửa chữa và xây dựng nhà ở. Sau khi viết xong, bà Mai đọc cho mọi người cùng nghe, bà Mến xác nhận có đọc lại và ghi tên “ Lưu Thị Mến” dưới chỗ người vay tiền. Người làm chứng là Đỗ Thúy Mai, Vũ Thuận và Lê Thị Hiền. Chiều ngày 28 tháng 9 năm 1995, bà Mai cùng bà Tính đến nhà bà Ngọ để giao giấy tờ nhà và nhận 40 triệu mà không có ủy quyền của bà Mến. Ngày 29 tháng 10 năm 1995 bà Tính đưa cho bà Ngọ 2 triệu nói là bà Mến trả bà Ngọ tiền lãi. Hết hạn cam kết, bà Ngọ đến đòi tiền thì bà Mến cho rằng bà Mến không vay tiền của bà Ngọ mà là bà Mai vay. Bà Mai đã bỏ trốn. Ngày 31 tháng 11 năm 1996, bà Ngọ khởi kiện yêu cầu bà Mến phải trả 40 triệu cùng lãi suất theo quy định. Theo bà Mến thì ban đầu bà không đồng ý với nội dung giấy bên nhận đã ghi, nhưng bà Mai và bà Tính nói phải ghi như vậy người ta mới cho vay tiền vì giấy tờ đứng tên bà. Do không đồng ý với nội dung của biên nhận nên bà đã không ký tên mình dưới tên “ Lưu Thị Mến” dưới chỗ vay tiền ( tuy nhiên trong giấy biên nhận ấy lại có chữ ký của bà Mến). Sau đó bà Ngọ cho bà Mai vay tiền như thế nào thì bà không biết (bà không lần nào trả lãi cho bà Ngọ). Một tuần sau, bà Mến đến đòi giấy tờ của bà Mai thì bà này khất lần không trả. Ngày 16 tháng 11 năm 1995 bà Mai có giấy hẹn đến ngày 19 tháng 11 năm 1995 sẽ trả, nếu không bà Mến có quyền dọn đến nhà bà Mai để ở. Khi bà Mai bỏ trốn, bà Mến có đến quản lý nhà của bà Mai nhưng không thấy giấy tờ ở đâu. Bà Mến yêu cầu cơ quan pháp luật thu hồi giấy tờ nhà cho bà Mến. Số tiền 40 triệu là giữa bà Ngọ với bà Mai bà không biết. 1.2. Cách giải quyết của tòa án: Vụ án trên được tòa án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 15 tháng 6 năm 1996, tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đã quyết định: buộc bà Mến phải trả 45 triệu gồm cả gốc và lãi; bà Ngọ phải trả bà Mến toàn bộ giấy tờ nhà. Ngày 15 tháng 6 năm 1996 bà Mến kháng cáo. Bản án dân sự phúc thẩm số 43/DSPT ngày 30 tháng 9 năm 1996, TAND thành phố Hải Phòng quyết định y án sơ thẩm. 1.3. Bình luận của nhóm về cách giải quyết vụ việc của tòa án: Khi xem xét các tình tiết của cụ việc này, thấy nảy sinh một số vấn đề xuất phát từ cả người vay lẫn người cho vay. Ví dụ như chiều ngày 29 tháng 10 năm 1995, khi bà Mai và bà Tính đến lấy tiền mà không có giấy ủy quyền của bà Mến nhưng bà Ngọ vẫn đưa tiền, như vậy là chính bà Ngọ đã tự đặt mình vào thế bị động (do giao tiền cho người khác mà không có một căn cứ pháp lý nào). Về cách giải quyết của tòa án cũng có nhiều bất cập. Thứ nhất, người làm chứng quan trọng trong giấy biên nhận vay tiền là bà Mai hiện đang bỏ trốn. Thứ hai, chữ ký trong giấy biên nhận là chữ ký giả (do bà Mai khai là chính bà ký) nhưng không giám định. Thứ ba, khi bà Mai đến lấy tiền không có giấy ủy quyền của bà Mến. Tất cả những vấn đề trên cần phải được tòa án xem xét cụ thể. Tuy nhiên tòa án đã không xem xét đến các tình huống đó dẫn đến phán xét không hợp lý. Hơn nữa, từ những tình tiết trên chúng ta nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, cụ thể là việc giả mạo chữ ký của bà Mến để bà Ngọ tin mà giao tiền. Bên cạnh đó, bà Mai đã lạm dụng tín nhiệm của bà Mến để chiếm đoạt tài sản. 1.4. Cách giải quyết vụ việc của nhóm: Qua những tình tiết đã phân tích trên, nhóm chúng tôi xin đề xuất cách giải quyết như sau: thứ nhất, vụ án trên có dấu hiệu lừa đảo, nên cần phải đuợc giải quyết bằng hình sự mới đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Cụ thể là bà Ngọ sẽ được trả lại số tiền đã cho vay, còn bà Mến cũng được trả lại giấy tờ nhà đất mà không bên nào phải chịu thiệt. Vì suy cho cùng thì cả bà Ngọ và bà Mến đều là người bị hại trong trường hợp này. Còn bà Mai là người lạm dụng tín nhiệm và lừa đảo chiếm đoạt tai sản phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp về số tiền đã mượn của bà Ngọ. Giấy tờ nhà đã đem thế chấp thì bà Ngọ phải hoàn trả cho bà Mến. 2. Vụ việc thứ 2 2.1. Tóm tắt vụ việc Nguyên đơn: Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (gọi tắt là bên A). Trụ sở: số 17 Bến Chương Dương, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Lam Giang (gọi tắt là bên B). Trụ sở: số 171 Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 23-11-1999 Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long có ký hợp đồng tín dụng số 101.01.99- HĐTD cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại sản xuất Lam Giang vay với số tiền vay là 800.000.000đ. Thời hạn vay 06 tháng kể từ ngày 24-11-1999 đến ngày 24-05-2000 gia hạn đến 24-11-2000. Lãi suất cho vay là 0,85%/tháng, lãi suất quá hạn 125%/tháng. Lãi phạt chậm trả là 5% tính trên số lãi chậm trả. Thời hạn hợp đồng (điểm 2 Điều 12 Hợp đồng tín dụng 101.01.99) có hiệu lực từ ngày ký tới ngày bên B hoàn trả xong cả gốc và lãi cho bên A như thoả thuận. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ vay nói trên là căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh có công chứng số 78898 ngày 23- 11-1999 của Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Đắc Cường đứng ra bảo lãnh (hành động nhân danh cá nhân) được uỷ quyền của vợ là bà Trần Thị Thanh Mỹ theo hợp đồng uỷ quyền số 20754 do Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận ngày 06-05-1998. Ngày 24-11-1999 bên A đã giải ngân cho bên B vay 800.000.000đ. Từ ngày 24-11-1999 đến ngày 24-10-2000 bên B chỉ trả được 75.933.000đ tiền lãi, số tiền gốc 800.000.000đ vẫn nợ lại. Do hợp đồng đã quá hạn và đôn đốc nhắc nhở nhiều lần bên B vẫn không thanh toán được nợ, ngày 19-04-2001 bên A đã có đơn khởi kiện yêu cầu bên B và phía bảo lãnh là ông Nguyễn Đắc Cường nhanh chóng thanh toán tiền nợ cho bên A. Nội dung giải quyết của Tòa án: Tại Bản án kinh tế sơ thẩm: số 145/KTST ngày 10-09-2001, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên A, buộc bên B phải trả toàn bộ vốn vay và lãi phát sinh, với tổng số tiền là 903.919.900đ, bao gồm nợ gốc là 800.000.000đ và số tiền lãi phát sinh tính đến ngày 10-09-2001 là 103.919.900đ. – Bên B phải tiếp tục trả lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước. – Trong trường hợp bên B không trả được nợ thì phát mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận l0, thành phố Hồ Chí Minh. Bác yêu cầu không phát mại căn nhà số A8 của bà Trần Thị Thanh Mỹ. Cùng ngày 17-09-2001 ông Cường có đơn kháng cáo không đồng ý phát mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận l0, thành phố Hồ Chí Minh; bà Mỹ có đơn kháng cáo không đồng ý cho ông Cường mang căn nhà đi bảo lãnh cho người thứ ba. Tại Bản án kinh tế phúc thẩm : số 10/KTPT ngày 27-02-2003, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: – Sửa một phần Bản án kinh tế sơ thẩm, chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên A, buộc bên B hoàn trả vốn vay và thanh toán lãi phát sinh với tổng số tiền là 903.919.900đ bao gồm nợ gốc 800.000.000đ và tiền lãi phát sinh đến ngày 10-09-2001 là 103.919.900đ. Bên B phải tiếp tục trả lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước quy định trên số nợ gốc cho đến khi thanh toán xong nợ. – Tuyên bố hợp đồng bảo lãnh vay vốn số 0041.99/HĐ-BL ký ngày 23- 11- 1999 đã được Phòng công chứng Nhà nước số 2 thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận số 78898 ngày 23- 11- 1999 giữa bên A, ông Nguyễn Đắc Cường và bà Hứa Thị Phấn là vô hiệu. – Không phát mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh của bà Trần Thị Thanh Mỹ. – Bên A có trách nhiệm trả lại cho bà Trần Thị Thanh Mỹ toàn bộ giấy tờ nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang quản lý theo hợp đồng bảo lãnh. Sau khi xét xử phúc thẩm, ngày 02 tháng 07 năm 2003 bên A có đơn khiếu nại giám đốc thẩm, nội dung đề nghị công nhận hợp đồng bảo lãnh vay vốn số 0041.99/HĐ-BL ngày 23-11-1999 có hiệu lực pháp luật; đề nghị Toà án đồng ý cho bên A phát mại căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh để thu hồi nợ. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị số 10/KN-AKT Ngày 27-11-2003, nội dung: Bằng các quyền được ghi trong hợp đồng uỷ quyền có công chứng ngày 06-05-1998 và sự khẳng định trong văn thư ngày 03-01-2001 gửi Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long của bà Mỹ, thấy có cơ sở để kết luận: Bà Mỹ đã tự nguyện trao toàn bộ quyền sở hữu ngôi nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh trong thời hạn 20 năm kể từ ngày 06-05- 1998, hoặc cho tới khi bán xong căn nhà và ông Cường hoàn toàn không bị hạn chế bất cứ quyền nào trong quyền sở hữu tài sản được pháp luật quy định tại các Điều 189; 198; 201 Bộ luật Dân sự. Do đó, hành vi của ông Cường dùng căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10 thành phố Hồ Chí Minh do bà Mỹ đứng tên chủ sở hữu làm tài sản bảo lãnh cho bên B vay tiền của bên A là không vượt quá phạm vi uỷ quyền của bà Mỹ và cũng không trái với quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sựViệc Toà án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều 366 Bộ luật Dân sự tuyên bố hợp đồng bảo lãnh bị vô hiệu là gây hậu quả thất thoát tài sản lớn của Nhà nước. Kháng nghị Bản án kinh tế phúc thẩm số 10/KTPT ngày 27-02-2003 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh theo thủ tục giám đốc thẩm, công nhận hợp đồng bảo lãnh số 0041.99/HĐ-BL ngày 23-11–1999 giữa ông Nguyễn Đắc Cường, bà Hứa Thị Phấn (giám đốc bên B) và bên A là hợp đồng kinh tế hợp pháp có hiệu lực pháp luật. 2.3. Bình luận của nhóm về cách giải quyết của Tòa án Căn cứ theo tình tiết vụ việc và cách giải quyết của các Tòa án, câu hỏi được đặt ra là : căn nhà số A8 đó có được coi là tài sản bảo đảm hợp pháp hay không? nhóm nhận thấy việc tòa án sơ thẩm đưa ra quyết định số 145/KTST ngày 10-09-2001 và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị số 10/KN-AKT Ngày 27-11-2003 là không hợp lí. Bởi lẽ: Tài sản bảo đảm là Căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh có trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Cường và bà Mỹ; căn nhà này bà Mỹ đứng tên mua của Công ty xây dựng dịch vụ quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đang chờ làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở. Ngày 06-05- 1998 bà Mỹ làm hợp đồng uỷ quyền cho ông Cường thay mặt bà làm các thủ tục hợp thức hoá căn nhà trên đứng tên bà Mỹ là chủ sở hữu; hợp đồng uỷ quyền ngày 06-05-1998 giữa bà Trần Thị Thanh Mỹ (bên A) và ông Nguyễn Đắc Cường (bên B) có nội dung như sau: Bên B được quyền thay mặt bên A: (hai bên A, B này trong hợp đồng ủy quyền của bà Mỹ với ông Cường) – Làm thủ tục hợp thức hoá nhà (xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở). – Sau khi hợp thức hoá xong, bên A được quyền quản lý, sử dụng, mua bán, thế chấp, sang nhượng căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. – Trường hợp có thế chấp, nếu ông Cường không trả được nợ, tôi bằng lòng để Ngân hàng phát mại căn nhà. ; Ngày 25-11-1998 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng nhà đứng tên bà Mỹ đã hoàn thành ; ngày 17-08-1999 bà Mỹ và ông Cường ly hôn. Theo hợp đồng uỷ quyền này, chỉ trong trường hợp có thế chấp ông Cường không trả được nợ bà Mỹ mới đồng ý phát mại căn nhà trên để trả nợ. Do đó, việc ông Cường mang tài sản là căn nhà số A8 không thuộc sở hữu của mình đi bảo lãnh cho Công ty TNHH Lam Giang vay tiền của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long là vượt quá giới hạn uỷ quyền và vi phạm pháp luật. Việc ông Cường mang căn nhà đi bảo lãnh, bà Mỹ không hề biết, điều này còn được chứng minh tại hợp đồng bảo lãnh số 0041 .99/HĐ-BL ký ngày 23-11-1999 giữa ông Nguyễn Đắc Cường, bà Hứa Thị Phấn (Giám đốc bên B) và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long có tên của bà Trần Thị Thanh Mỹ là bên bảo lãnh nhưng không có chữ ký của bà Mỹ. Hơn nữa, bà Trần Thị Thanh Mỹ đã tự nguyện mang tài sản thuộc sở hữu của mình là căn nhà số A8 (số mới 18) đường Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh giao cho Ngân hàng Việt Hoa để trả nợ thay cho anh trai bà Mỹ là Lâm Vĩnh. Căn nhà này đã được bàn giao cho Ngân hàng Việt Hoa phát mại để thu hồi vốn. Căn cứ vào những nhận định trên, chúng ta thấy nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc yêu cầu công nhận hợp đồng bảo lãnh số 0041.99/HĐ-BL ngày 23-11-1999 giữa ông Nguyễn Đắc Cường, bà Hứa Thị Phấn và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long là không có căn cứ. Do đó, cách giải quyết của tòa án sở thẩm là không hợp lí, không có căn cứ pháp luật. 2.4. Cách giải quyết của nhóm Từ bình luận trên đây, nhóm hoàn toàn đồng ý với cách giải quyết của Tòa án phúc thẩm về Bản án kinh tế phúc thẩm số 10/KTPT ngày 27-02-2003 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. 3. Vụ việc thứ ba: 3.1. Tóm tắt vụ việc: Nguyên đơn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt là ngân hàng). Trụ sở tại số 2 Láng Hạ, Ba Đình, TP Hà Nội. Người đại diện hợp pháp là ông Phạn Đăng Bộ. Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn xe khách thương mại và dịch vụ Hợp Quốc ( gọi tắt là công ty Hợp Quốc). Có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Người đại diện hợp pháp là ông Nguyễn Không Tuấn – giám đốc công ty Hợp Quốc. Ngày 30/8/2001 ngân hàng và công ty Hợp Quốc có ký kết hợp đồng tín dụng số 247/HDTD với nội dung: ngân hàng cho công ty Hợp Quốc vay: + 6.419.572.000 Đồng + Lãi suất 0.8% 1 tháng + Thời hạn vay 60 tháng, từ 6/9/2001 đến 6/9/2006, tiền nợ gốc chia 19 kỳ, trả mỗi kì một lần, lãi tiền vay trả vào ngày 26 hàng tháng. Tài sản bảo đảm bao gồm: + Quyền sử dụng lô đất 59700 m2 do bà Bùi Thị Tư là chủ sở hữu để bảo lãnh cho số tiền vay là 3.210.000.000 đồng theo hợp đồng vay số 48/HHBLTS ngày 04/9/2001. + Cầm cố 16 xe Mercedes – Benz ( tài sản hình thành bằng vốn vay của hợp đồng tín dụng) theo hợp đồng cầm cố tài sản số 82/HĐCC ngày 07/11/2001 để bảo đảm cho khoản tiền vay 3.210.000.000 đồng còn lại. Ngày 6/9/2001 ngân hàng đã giải ngân số tiền là 6.419.572.000 Đồng để công ty Hợp Quốc mua xe. Sau đó công ty Hợp Quốc đa thanh toán cho ngân hàng tiền gốc là 667.500.000 Đồng, tiền bán 2 xe ôtô, tiền lãi 299.592.931 Đồng và 2.000.000.000 Đồng bà Tư trả Ngân hàng do công ty Hợp Quốc không trả đủ vốn vay định kỳ. Nên ngân hàng chuyển toàn bộ số nợ còn lại chưa đến hạn thanh toán coi như chưa đến hạn và xin đề nghị được chấn dứt hợp đồng trước hạn. Số tiền mà công ty Hợp Quốc còn nợ lại đến ngày 30/3/2004 là : + Nợ gốc tất cả các kỳ hạn còn lại là 3.752.072.000 Đồng + Nợ lãi là: 1.193.446.775 Đồng Ngày 31/7/2003 giữa các bên đã có thỏa thuận để giải quyết số nợ của công ty Hợp Quốc. Tuy nhiên sau đó, công ty này đã không thực hiện thỏa thuận nói trên. Vì vậy, ngân hàng đệ đơn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Bị đơn trình bày: sau khi nhận số tiền vay đã trả như ngân hàng là đúng, tiền lãi là đúng. Ngoài ra ngày 25/11 năm 2001 công ty còn giao cho bà tư 5 xe để quản lý điều hành và nộp doanh thu kể từ tháng 9 năm 2001 đến khi thanh lý hợp đồng vay nợ với ngân hàng. Công ty đề nghị tiếp tục thực hiện hợp đồng và chỉ thanh toán khoản nợ đến hạn. Người đại diện hợp pháp cho bà Tư xác nhận ngày 1/12/2003 bà Tư đã thanh toán cho ngân hàng số tiền là 2 tỷ đồng trong trường hợp công ty không trả được bà Tư với trách nhiệm bảo lãnh sẽ trả nợ thay 2 tỷ đồng (trị giá vốn vay 5 chiếc xe bà Tư đã nhận của công ty Hợp Quốc) cùng lãi phát sinh. 3.2. Cách giải quyết của tòa án: Tại bản án sơ thẩm số 82/KTST ngày 30/3/2004 TAND TP. Hồ Chí Minh quyết định: Buộc công ty Hợp Quốc hoàn trả vốn vay và thanh toán lãi phát sinh cho ngân hàng là 4945.518.775 Đồng, trong đó: tiền gốc các kỳ hạn còn lại 3752.072.002 Đồng; tiền lãi quá hạn 1193.446.775 Đồng, nếu công ty Hợp Quốc không trả được nợ thì phải chịu biện pháp cưỡng chế phát mại tài sản thế chấp. Ngày 15/4/2004 bà Tư có đơn kháng cáo với lý do, tòa án cấp sơ thẩm đã xét sử vắng mặt bà trong khi bà đã có đơn xin hoãn phiên tòa. Ngày 22/4/2004 công ty Hợp Quốc kháng cáo xin được xét thêm thời hạn trả nợ và giảm lãi. Tại bản án kinh tế phúc thẩm số 47/KTPT ngày 22/9/2004 tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. HCM quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Ngày 12/10/2004 bà Tư có đơn để nghị xin được xem xét lại bản án phúc thẩm nêu trên. Tại quyết định kháng nghị số 03/2005/KT-KN ngày 13/6/2005 chánh án TANDTC kháng nghị bản án của tòa phúc thẩm với lý do tòa án cấp phúc thẩm kết luận không đúng về nghĩa vụ trả nợ thay của người bảo lãnh nợ vay và đề nghị hội đồng thẩm phán TANDTC xét sử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm nêu trên giao hồ sơ cho tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. HCM để xét sử phúc thẩm lại theo quy định của Pháp Luật. Hội đồng thẩm phán TANDTC quyết định: 1. Hủy bản án kinh tế phúc thẩm số 47/KTPT ngày 20/9/2004 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TPHCM xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và công ty trách nhiệm hữu hạn xe khách thương mại Hợp Quốc. 3.3.Bình luận của nhóm về cách giải quyết vụ việc của tòa án: Xét thấy, bà Tư chỉ bảo lãnh để công ty Hợp Quốc vay số tiền là 3.2 tỷ đồng trong tổng số tiền mà công ty Hợp Quốc vay ngân hàng là 6419.572.000 Đồng. Số tiền vay còn lại được đảm bảo bằng 16 chiếc xe ôtô. Theo trên bà Tư đã trả ngân hàng 2 tỷ đồng. Căn cứ trên chứng từ thì bà tư đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình vậy chỉ còn trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại là 1.2 tỷ đồng trong phạm vi bảo lãnh vốn vay để được ngân hàng giải chấp lô đất. Mà tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại cho rằng số tiền 2 tỷ đồng mà bà Tư trả ngân hàng là để thanh toán trị giá 5 chiếc xe mà bà Tư đã nhận của công ty là không đúng. Ngoài ra, tòa án đã chưa xem xét đến hợp đồng cầm cố ngày 07/11/2001 để bảo đảm cho khoản vay 3.210.000.000 đồng còn lại. Hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế, vì vậy, hợp đồng này chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự chuyển giao tài sản cầm cố. Trong trường hợp trên, mặc dù đã ký hợp đồng cầm cố tài sản số 82/HĐCC ngày 07/11/2001 nhưng tính đến thời điểm xảy ra tranh chấp thì hai bên vẫn chưa thực hiện việc chuyển giao tài sẩn cầm cố, tức là, hợp đồng cầm cố đó vẫn chưa phát sinh hiệu lực. Khi tòa án không xác định điều này mà đa ra quyết định phát mại tài sản cầm cố là 14 chiếc xe có thể sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty Hợp Quốc. Trước đó, công ty này đã yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển giao 5 chiếc xe cho bà Tư quản lý, nếu phải chịu biện pháp cưỡng chế thanh toán nợ thì công ty này hoàn toàn có thể lựa chọn tài sản khác để tiến hành phát mại chứ không nhất thiết phải là 14 chiếc xe vì hợp đồng cầm cố chưa có hiệu lực. 3.4. Cách thức giải quyết vụ việc của nhóm: - Yêu cầu công ty hợp quốc trả số tiền còn lại cho ngân hàng nếu không trả được thì bà Tư có trách nhiệm trả 2 tỷ đồng(trị giá 5 chiếc xe) và lãi xuất. - Bà Tư phải trả số tiền 1.2 tỷ đồng còn lại trong số tiền bảo lãnh là 3.2 tỷ đồng. - Ngân hàng không được phát mại lô đất 59.700m2 của bà Tư. - Yêu cầu công ty Hợp Quốc thanh toán nợ nếu không sẽ áp dụng biện pháp cường chế. III. Nhận xét của nhóm về những quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vay tài sản: Luật dân sự ghi nhận các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay tài sản từ điều 471 đến điều 479. So với bộ luật dân sự năm 1995 thì bộ luật dân sự năm 2005 đã sửa đổi và bổ sung nhiều quy định trong chế định về hợp đồng vay tài sản để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống. Bên cạnh rất nhiều ưu điểm đã đạt được thì những quy định về hợp đồng vay tài sản vẫn tồn tại một số vấn đề sau: Thứ nhất, nội dung các điều khoản về hợp đồng vay tài sản được nêu trong luật dân sự hiện hành gợi lên suy nghĩ rằng các điều khoản này chủ yếu áp dụng cho hợp đồng vay tiền hơn là áp dụng cho mọi hợp đồng vay. Thực tế thì luật không có quy định lãi suất với hợp đồng vay đối với các tài sản là vật như thóc gạo, đá quý,vv… Vì vậy, cần phải quy định cụ thể cho trường hợp vay vật cùng loại và vay vật không lãi suất. Khi chậm trả mà gây thiệt hại thì có thể tính lãi quá hạn giống như vay tiền không lãi hoặc bồi thường thiệt hại tương ứng với tổn thất mà bên vay phải gánh vác. Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng vay tài sản: Luật chưa quy định rõ là loại tài sản nào thì có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Rõ ràng, trong bốn loại tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản thì quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản do nó mang những đặc tính của tài sản vô hình. Vậy còn giấy tờ có giá liệu có phải là đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Điều 474 BLDS quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay cũng chỉ nêu ra hai trường hợp là nghĩa vụ trả nợ khi vay tài sản là tiền và nghĩa vụ trả nợ khi vay vật (khoản 1, 2), từ đây, liệu có thể khẳng định rằng đối tượng của hợp đồng vay tài sản chỉ có thể là tiền và vật? Theo chúng tôi, giấy tờ có giá cũng là đối tượng của hợp đồng vay tài sản và luật cần có những quy định cụ thể trong truồng hợp vay loại tài sản này như đã quy định cho vay tiền và vay vật. Trong trường hợp vay tiền, nếu đối tượng vay là ngoại tệ thì giải quyết hợp đồng vay như thế nào? Trường hợp nào có tính lãi, trường hợp nào không tính lãi? Trường hợp nào được phép thu ngoại tệ giao dịch?... Luật cần có những quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Thứ ba, luật có quy định rằng, trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn, người vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì người vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi suất tính theo lãi suất nợ quá hạn (khoản 5 điều 474). Thế nhưng đây cũng không phải là nguyên tắc cho phép nhập lãi vào nợ gốc, lãi trở thành một phần của nợ gốc là lãi đến hạn mà chưa được thanh toán ở thời điểm đến hạn trả nợ gốc và lãi đó là kết quả của một bài toán công đơn giản các phần tiền lãi còn nợ cho từng kì hạn tính từ ngày người vay nhận số tiền vay cho đến khi trả nợ gốc. Tuy nhiên, nếu theo câu chữ luật viết thì ta không biết chắc liệu số tiền lãi tính theo lãi suất nợ quá hạn, đến lượt mình, có lại được nhập vào nợ gốc để tạo thành nợ gốc mới không? Xác định điều này trong nhiều trường hợp là rất cần thiết vì nếu được nhập vào nợ gốc, số tiền lãi này có thể khiến nợ gốc trong một thời gian ngắn tăng lên với tốc độ chóng mặt. Vì vậy, luật nên quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập môn dân sự được 9 điểm.doc
Tài liệu liên quan