Bài 5: Nêu hiện tượng và viết PTHH (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
a) Đổ dung dịch ZnSO4 vào dung dịch BaCl2.
b) Cho MgCO3 vào cốc đựng dung dịch HCl
c) Trộn dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Cu(NO3)2
d) Rót từ từ dd NaOH vào cốc đựng dung dịch CuCl2
e) Nhỏ dd FeCl3 vào dd NaOH
f) Nhúng cây đinh sắt vào dung dịch CuSO4
g) Thêm dung dịch CaCl2 vào dung dịch AgNO3
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tính chất hóa học của bazơ – muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ – MUỐI
Bài 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) Na2SO3 (6) SO2
FeS2 (1) SO2(2)SO3(3)H2SO4 (4) HCl
Na2SO4 (8) NaCl (9) NaNO3
NaOH (10) Cu(OH)2 (11) CuO (12) Cu (13) Ag
b) Fe2O3 (4) Fe2(SO3)3 (4) Fe(OH)3 (4) Fe2(SO4)3 (4) FeCl3 (4) Fe(NO3)3 (4) Fe(OH)3 (4) Fe2O3 (4) Fe (4) FeCl2 (4) Fe(NO3)2 (4) Fe (4) Cu.
Bài 2: Có những bazơ sau: Mg(OH)2, KOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào
a) Tác dụng được với với dung dịch HCl. b) Bị nhiệt phân hủy.
c) Tác dụng được CO2. d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.
Viết PTHH nếu có
Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a)... ⟶ Fe2O3 +3H2O
b) H2SO4 +... ⟶ MgSO4 + 2H2O
c) NaOH + ⟶ NaCl + H2O
d) + CO2 ⟶ Na2CO3 +H2O
e) CuSO4 + ⟶ Cu(OH)2 + 2H2O
f) . + 3H2O → 2H3PO4
g) . + H2O → 2NaOH
h) .+ 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl
i) 6HCl + . → 2AlCl3 + 3H2O
k) MgO + . → MgSO4 + H2O
l) . + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
m) 2Fe(OH)3 . + 3H2O
n) KOH + . → KNO3 + H2O
p) AgNO3 + . → AgCl + HNO3
Bài 4: Hãy nhận biết:
a) Các dung dịch: Na2SO4, NaOH, HCl, NaCl, NaNO3
b) Các dung dịch: NaCO3, NaCl, NaNO3
c) Các chất rắn: BaCO3, BaSO4, K2CO3, K2SO4
d) Các chất rắn: BaSO4, BaCO3, MgSO4, MgCl2
e) Các dung dịch: Ba(OH)2, HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4 (chỉ được dùng quỳ tím)
Bài 5: Nêu hiện tượng và viết PTHH (nếu có) trong các thí nghiệm sau:
Đổ dung dịch ZnSO4 vào dung dịch BaCl2.
Cho MgCO3 vào cốc đựng dung dịch HCl
Trộn dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Cu(NO3)2
Rót từ từ dd NaOH vào cốc đựng dung dịch CuCl2
Nhỏ dd FeCl3 vào dd NaOH
Nhúng cây đinh sắt vào dung dịch CuSO4
Thêm dung dịch CaCl2 vào dung dịch AgNO3
Bài 6: Cho 18,8 gam natri oxit K2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.
a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.
Bài 6: Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4 16% thu được a gam kết tủa .
a. Tính nồng độ phần trăm của X.
b. Tính a.
c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi đã nung thành chất rắn đen.
Bài 7:Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì thể tích dd KOH cần dùng là bao nhiêu?
Bài 8: Trộn 30 ml dd có chứa 2,22g CaCl2 với 70ml dd có chứa 1,7 gam AgNO3.
Cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH
Tính khối lượng chất rắn sinh ra
Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 9: Trung hòa dung dịch NaOH 0,8M bằng 150ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được dung dịch A vẫn còn dư axit. Để tác dụng hết với lượng axit dư trong dung dịch A người ta cho thêm vào một lượng Na2CO3 vừa đủ thì thấy thoát ra 1,12 lít khí (ĐKTC). Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng.
Bài 10: Cho 50ml dung dịch có chứa 3 gam CuSO4 tác dụng với 50ml dung dịch có chứa 2 gam NaOH.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn tạo thành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai tap chuong 1_12427108.doc