Bài tập tình huống: Thiệt hại 1,45 triệu USD tương đương trên 20 tỷ đồng VN từ việc nhập khẩu 10.000 tấn phân U- Rê

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I.CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG 1

II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 3

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG 3

IV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 8

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN 10

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4362 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tình huống: Thiệt hại 1,45 triệu USD tương đương trên 20 tỷ đồng VN từ việc nhập khẩu 10.000 tấn phân U- Rê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Từ cuối thập kỷ 80 làn sóng toàn cầu hoá diễn ra ở cả chiều rộng và chiều sâu. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực diễn ra khá mạnh mẽ trên hầu hết các nước trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng thương mại rất lớn. Việt Nam từ khi chuyển từ nền kinh tế từ tập chung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (cuối thập kỷ 90) thì Đảng và Nhà nước đã có nhiều đổi mới trong cải cách kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Năm 1989 Nhà nước đã từ bỏ độc quyền về ngoại thương, chuyển các quyết định xuất, nhập khẩu từ Nhà nước xuống các doanh nghiệp. Sau khi xoa bỏ cơ chế quản lý tập chung, bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các doanh nghiệp Nhà nước được tự chủ về tài chính, mọi doanh nghiệp được buôn bán trực tiếp với nước ngoài khi chính phủ đã ký hiệp định thương mại với nước đó. Điều này đã giúp nhiều doanh nghiệp “phất lên” nhờ tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, biết tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp “đổ bể” từ những hoạt động buôn bán ngoại thương. Vụ nhập khẩu 10.000 tấn phân bón U-rê của chi nhánh Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp 3 Bộ Thương mại tại Hà Nội (Centrimex) với công ty HEML của Đức trị giá 1.450.000 USD (Một triệu bốn trăm năm mươi ngàn dolars Mỹ) tương đương với trên 20 tỷ đồng Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho vấn đề này. I.CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG Về vụ: “thiệt hại 1,45 triệu USD tương đương trên 20 tỷ đồng VN từ việc nhập khẩu 10.000 tấn phân U- rê”. Tóm tắt vụ việc: Ngày 17/7/2000 Chi nhánh Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp 3 Bộ Thương Mại tại Hà Nội (Centrimex) đã ký hợp đồng với công HELM của Đức trị giá 1.450.000 USD (một triệu bốn trăm năm mươi ngàn dolars Mỹ) tương đương với trên 20 tỷ đồng Việt Nam để mua 10.000 tấn phân U- rê. Giá mua theo điều kiện CFR (cost and freight) lấy nguồn INCOTERMS (International Commercial Terms – những điều kiện về thương mại quốc tế) và UCP 500 (những thông lệ quốc tế do ICC- Phòng thương mại quốc tế ban hành) làm nguồn luật điều chỉnh. Hai Ngân hàng được chỉ định thanh toán là Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân hàng BHF (Đức). Để thực hiện thanh toán quốc tế Centrimex yêu cầu sở giao thông dịch 1- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mở L/C (Letter of credit – hình thức thanh toán bằng thư tín dụng), không hủy ngang, thanh toán ngay và cam kết trả tiền trước khi nhận chúng từ khi nhận hàng. Hạn cuối cùng L/C là ngày 10/10/2000, ký quỹ 5% giá trị của hợp đồng (khoảng hơn một tỷ đồng Việt Nam). “Sự cố” bắt đầu xảy ra khi tàu cập cảng. Ngày 27/9/2000 tàu DEWAN 1 đã trở 10.000 tấn phân u- rê cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh theo đúng hợp đồng. Ngày 2/10/2000 sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhận được bộ chứng từ đòi bồi thường tiền của Ngân hàng BHF (Đức). Phát hiện thấy bộ chứng từ chuyển tới có mốt số sai sót: Không ghi chú ngày bốc hàng lên tàu; Số tiền viết bắng chữ trên hối phiếu không viết đúng; Thiếu tên của Ngân hàng trả tiền. Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã báo cho Centrimex Hà Nội và ngân hàng BHF biết. Từ thông tin này Centrimex đã có công văn gửi Sở giao dịch 1- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ chối, không chấp nhận bộ chứng từ thanh toán L/C đồng thời gửi thông báo cho Công ty HELM (Đức) và cảng Sài Gòn (VOSA) thành phố Hồ Chí Minh thông báo cho tàu DEWAN 1 rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngày 6/10/2000 ngân hàng BHF của Đức có điện gửi Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để xác nhận bộ chứng từ và hối phiếu có hiệu lực. Ngày 9/10/2000 Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gửi thông báo cho ngân hàng BHF của Đức về việc từ chối thanh toán L/C. Nhưng ngân hàng BHF của Đức vẫn nhắc lại điện đã gửi cho Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Do đó Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đành thông báo cho centrimex đến nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng nhưng Cetrimex kiên quyết từ chối. Sau gần một tháng tàu DEWAN 1 đậu tại cảng thành phố Hồ Chí Minh không có ai nhận hàng, chủ tàu DEWAN 1 nộp lệ phí vào cảng hơn 52.000 USD cho cảng Sài Gòn và 15 giờ ngày 19/10/2000 Centrimex có công văn đề nghị Interpol Việt Nam đã dẫn độ tàu DEWAN 1 giao cho PAKISTAN quản lý. Chủ tàu DEWAN 1 đã kiện lên tòa án tối cao Ka-ra-chi (PAKITAN). Ngày 26/01/2001 tòa án tối cao Ka-ra-chi (PAKITAN) đã quyết định trả lại hàng hóa trên tàu cho chủ hàng để giải quyết tiếp. Bộ Thương Mại đã báo cáo Chính Phủ nội dung vụ việc. Thủ tướng Chính Phủ đã có ý kiến chỉ đạo nhưng không hiểu vì lý do gì mà Cetrimex không cử người đi PAKISTAN để nhận hàng về theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính phủ. Sau một thời gian không thấy doanh nghiệp nào của Việt Nam đến nhận hàng, Toà án Ka-ra-chi coi như hàng vô chủ, đã quyết định cho chủ tàu dỡ hàng xuống bán đấu giá; số hàng bán thu được trên 600.000 USD, để bồi thường thiệt hại cho chủ tàu gồm: tiền vận tải, tiền lưu kho bãi, bốc xếp, phí cảng, thuê luật sư, án phí... Về phía Ngân hàng BHF của Đức do không chấp nhận những lỗi của bộ chứng từ do phía Việt Nam đưa ra nên đã xiết nợ 1.450.000 USD vào tài khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Thế là Centrimex mất trắng 10.000 tấn phân u-rê trị giá trên 20 tỷ đồng. II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Khi gặp tình huống này chúng ta cần xử lý như thế nào? Trước hết chúng ta cần xác định rõ : mục tiêu xử lý tình huống này là gì? Theo tôi có hai mục tiêu lớn cần đặt khi xử lý tình huống này là: Một là: Khi hàng về, bộ chứng từ phải phân tích, xem kỹ lưỡng tất cả các vấn đề phát sinh và đưa ra kế hoạch hành động cụ thể với mục tiêu nhận hàng về (10.000 tấn phân u-rê) trên cơ sở hạn chế tối đa rủi ro mang lại. Hai là: Khi xử lý tình huống với mục tiêu hạn chế rủi ro, tránh gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa hai bên nhằm giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài sau này. Đặc biệt là không nên để ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG Vậy nguyên nhân nào dẫn đến Cetrimex bị mất trắng trên 20 tỷ đồng như vậy? Có thể nói đó là một sự thất thoát tài sản Quốc gia khá lớn. Đâu là lỗi của Centrimex? Đâu là lỗi của Sở giao dịch 1? Và đâu là lỗi của của các cấp trên của họ: Bộ Thương Mại cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam? Trước hết nói về trách nhiệm của Centriex. Centrimex là chủ hợp đồng ngoại thương, là chủ của lô hàng 10.000 tấn phân bón u-rê nhập khẩu, do đó Cen trimex phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất lô hàng này. Để hiểu rõ lỗi của Centrimex chúng ta cần phải hiểu như thế nào là hợp đồng mua bán quốc tế và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán quốc tế như thế nào? Ai là người đã vi phạm hợp đồng. Hợp đồng xuất, nhập khẩu hay còn gọi là hợp đồng mua bán Quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác, gọi là bên mua ( bên nhập khẩu). Còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Theo định nghĩa trên thì bản chất của hợp đồng mua bán Quốc tế là: Sự thoả thuận; chủ thể của hợp đồng mua bán Quốc tế là: Bên xuất khẩu và bên nhập khẩu; Đối tượng của hợp đồng mua bán Quốc tế là: tài sản, hàng hóa; Khách thể của hợp đồng mau bán là: Sự di chuyển sở hữu. Tính chất của loại hợp đồng này là hai bên trên cơ sở thỏa thuận và ứng thuận; Đây là hợp đồng song vụ tức là hai bên cùng phải có nghĩa vụ với nhau, một bên (bên mua) phải trả tiền (khác với hợp đồng đơn vụ: như biếu, cho, tặng, bên nhận không phải trả tiền). Như vậy nghĩa vụ của bên bán là: giao hàng và trả hành chống lại việc người mua bị mất quyền sở hữu; bảo hành về các khuyết tật ẩn của hàng hóa. Còn nghĩa vụ của người mua là: Nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Soi vào hợp đồng ngoại thương giữa chi nhánh Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp 3 Bộ Thương Mại tại Hà Nội (Centrimex) với Công ty HELM của Đức thì: người bán – Công ty HELM của Đức có nghiã cụ giao 10.000 tấn phân u-rê bảo đảm chất lượng đã ghi trong hợp đồng Centrimex, còn Centrimex có nghĩa vụ nhận 10.000 tấn phân u-rê và thanh toán 1.450.000 USD cho HELM. Như vậy Công ty HELM của Đức đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người bán: giao 10.000 tấn phân u-rê cho Cetrimex (bằng chứng là ngày 27/9/2000 tàu DEWAN 1 đã trở 10.000 tấn phân u-rê cập cảng thành phố Hồ Chí Minh). Như vậy nghĩa vụ chính trong việc thực hiện hợp đồng với Centrimex, thì Công ty HELM của Đức đã thực hiện (tuy nhiên số lượng và chất lượng có đúng như hợp đồng đã ký không thì Centrimex phải nhận hàng rồi mới có thể khẳng định được). Những sai biệt trong bộ chứng từ là không đáng kể, hai bên có thể trao đổi, thỏa thuận và thương lượng với nhau để cùng giải quyết. Việc Centrimex dựa vào ba sai biệt trong bộ chứng từ để từ chối thanh toán và từ chối nhận hàng là sai không thực hiên nghĩa vụ của người mua trong hợp đồng xuất, nhập khẩu đã ký với HELM. Nếu chiếu theo thông lệ quốc tế (Incoterms và UCP 500) thì 3 sai biệt trong bộ chứng từ không đủ căn cứ để Centrimex từ chối thanh toán và từ chối nhận hàng. Sai biệt thứ nhất: “ không ghi chú ngày bốc hàng lên tàu”. Thực ra ngày gửi hàng đã được nêu tại vận đơn họp đồng thuê tàu và theo quy định quốc tế thì ngày cấp vận đơn sẽ được xem là ngày bốc hàng lên tàu và ngày gửi hàng. Sai biệt thứ hai: “Số tiền viết bằng chữ trên hối phiếu không đúng ”. Trước hết ta cần hiểu thế nào là một hối phiếu? Hối phiếu (Bill of exchange) là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện của người xuất khẩu lập ra để đòi người có nghĩa vụ trả tiền, phải trả một số tiền nhất định theo các điều quy định trên tờ hối phiếu đó. Ở đây là do đối tác viết bằng chữ không đúng theo ngữ pháp Việt Nam mà thôi còn theo thông lệ Quốc tế thì hối phiếu này vẫn hợp lệ bởi vì hối phiếu được xuất trình trong thời gian có hiệu lực thanh toán, và đã viết đúng số tiền bằng số. Sai biệt thứ ba: “ Sai tên của Ngân hàng” đáng lẽ phải viết là: Sở giao dịch số 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Thực ra Sở giao dịch số 1 là đơn vị hoạch toán phụ thuộc và được coi là người được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ủy quyền nên có thể hiểu rằng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là người chịu trách nhiệm cuối cùng của Sở giao dịch 1. Đến đây chúng ta thấy rõ ràng rằng các bên liên quan phía Việt Nam còn quá lúng túng trong các nghiệp vụ thanh toán Quốc tế. Có thể nói các cán bộ Sở giao dịch số 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chưa thực sự thông minh và nắm chắc các quy định, các thông lệ, các nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế nên đã quá lúng túng trong vụ việc này. Nếu họ tinh thông về nghiệp vụ và nắm chắc các quy định về thanh toán quốc tế thì họ phải biết phân tích cho Centrimex thấy rằng các sai biệt về bộ chứng từ mà họ đã nêu ra không đủ căn cứ để từ chối thanh toán, mà những sai biệt đó chỉ có thể giúp Centrimex dựa vào nó mà đàm phán với đối tác, ép đối tác sao cho có lợi cho mìn mà thôi. Cho nên thay vì phải tư vấn cho centrimex không nên từ chối thanh toán và từ chối nhận hàng thì họ lại đồng tình với centrimex để rồi gửi thông báo cho Ngân hàng BHF của Đức về việc từ chối thanh toán L/C. Để đến khi Ngân hàng BHF của Đức kiên quyết không chấp nhận việc từ chối thanh toán vì các sai biệt họ đã nêu ra thì họ lại “ đành thông báo” cho Centrimex đến nhận bộ chứng từ để chi đi nhận hàng và cuối cùng họ đã bị Ngân hàng BHF của Đức “xiết nợ” mà không đưa ra được lý do để chống lại việc “ xiết nợ ” này. Để cho chi nhánh của mình mắc những khiếm khuyết như vậy cũng là do khâu quản lý, chỉ đạo chưa sát sao, chưa tốt của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Cho nên không chỉ Sở giao dịch 1 mà cả Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam- cấp trên của họ cũng phải đồng chịu trách nhiệm trong vụ việc làm thất thoát trên 20 tỷ đồng này. Để làm rõ thêm lý do mà Centrimex từ chối nhận hàng chúng ta sẽ tìm hiểu thị trường phân bón u-rê của Việt Nam thời điểm đó như thế nào? Vào khoảng thời gian tháng 10/2000 thì ở miền Việt Nam đang xảy ra lũ lớn, giá phân bón u-rê bị rớt một cảnh thảm hại, có lẽ đây là nguyên nhân sâu xa để centrimex từ chối nhận hàng vì họ đã nhìn thấy rõ nếu họ nhận về và bán ra theo giá thị trường tại thời điểm đó thì họ sẽ bị lỗ bao nhiêu? Còn nếu để hàng trong kho chờ giá nên rồi mới bán thì họ sẽ bị ứ đọng vốn, và đồng nghĩa với việc họ phải trả lãi vay cho Ngân hàng để nhập lô hàng này là bao nhiêu? Và thế là họ dựa vào ba sai biệt của bộ chứng từ để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán không quan tâm xem theo các điều kiện thương mai quốc tế và theo các thông lệ thanh toán quốc tế của Incoterms và UCP 500 thì các sai biệt đó có đủ căn cứ để “ từ chối hay không? ” (thực ra nếu ở thời điểm đó mà giá phân bón u-rê trên thị trường Việt Nam cao hơn giá nhập về thì có lẽ không chỉ có ba sai biệt mà đến năm sai biệt chắc họ cũng cho qua). centrimex đã quên mất một điều: Trong kinh doanh, làm ăn, buôn bán thì “chữ tín” phải đặt nên hàng đầu.Trong kinh doanh có thể lần này ta thành công lần khác ta thất bại. Không thể kinh doanh theo kiểu ”phải thắng bắng mọi giá” (kể cả mánh khéo), kiểu kinh doanh đó không thể bền lâu được. Bây giờ chúng ta hãy phân tích tiếp tình huống: “Sau gần một tháng tàu DEWAN 1 đậu tại cảng thành phố Hồ Chí Minh không có ai nhận hàng, chủ tàu DEWAN 1 nộp lệ phí vào cảng hơn 50.000 USD cho cảng Sài Gòn vào 15h vào ngày 19/10/2000 đã rời cảng Sài Gòn đi singgapo. Ngày 20/10/2000 Centrimex có công văn đề nghị Interpol Việt Nam bắt buột tàu DEWAN trở hàng quay lại Việt Nam”. Việc tàu DEWAN 1 vừa rời khỏi Việt Nam thì centrimex lập tức có công văn đề nghị Interpol Việt Nam buộc tàu DEWAN 1 chở hàng quay lại Việt Nam (trong khi đó đầu tháng 10 chính họ đã thông báo cho cảng Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tàu DEWAN 1 rời khỏi lãnh thổ Việt Nam) nói lên điều gì? centrimex đã nhận ra họ sai khi từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán hay là họ làm việc đó chỉ để “dọa” Công ty HELM. Khó hiểu hơn là khi khi Interpol Việt Nam đã dẫn hộ tàu DEWAN 1 giao cho PAKISTAN quản lý chủ tàu DEWAN 1 đã kiện lên tòa án tối cao Ka-ra-chi (PAKISTAN) và ngày 26/1/2001 tòa án tối cao Ka-ra- chi (PAKISTAN) đã ra quyết định trả lại hàng hóa trên tàu cho chủ hàng để giải quyết tiếp. Đây là cơ hội thuận lợi cho centrimex nhận hàng để giảm tổn thất thì họ lại vẫn không triệt để tận dụng cơ hội này (mặc dù đã có sự chỉ đạo của Thủ Tướng chính phủ). Đến đây chúng ta có thể khẳng định Centrimex đã cố tình làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong vụ nhậu khẩu phân bón u-rê làm thất thoát hơn 20 tỷ đồng của Nhà nước. Đồng thời Bộ Thương Mại, của cơ quan quản lý Nhà nước – Bộ chủ quản của Centrimex không thể không chịu trách nhiệm khi một sự việc nghiêm trọng như vậy diễn ra ở cấp dưới của mình. Mặc dù Bộ Thương Mại cũng đã vào cuộc, đã báo cáo Chính phủ và xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ nhưng việc Centrimex cuối cùng vẫn không đi PAKISTAN nhận hàng về để giảm tổn thất theo sự chỉ đạo của Chính phủ, có thể nói Bộ thương mại phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên, trước Chính phủ về việc không thực hiện chỉ thị này chưa kể đến lỗi của Bộ Thương Mại trong việc chỉ đạo xử lý vụ việc từ khi nó phát sinh. Như vậy qua vụ nhập khẩu 10.000 tấn phân bón u-rê của Chi nhánh Công ty Xuất Nhập khẩu tổng hợp ba Bộ Thương Mại ( Centrimex) cho thấy có hàng loạt các vấn đề được xử lý không đúng, thiếu tinh thần trách nhiệm của các bên (đặc biệt là của chủ lô hàng, chủ hợp đồng nhập khẩu centrimex) như đã phân tích ở trên, dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng: làm thất thoát trên 20 tỷ đồng của Nhà nước, đó là hậu quả nhìn thấy được, đo đếm được. Còn có những hậu quả mà ta không thể định lượng được đó là “ chữ tín” trong làm ăn buôn bán, đặc biệt là buôn bán quốc tê. Ở đây không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ của các đối tác với nhau như Centrimex. Và Công ty HELM của Đức, Ngân hàng BHF của Đức với Ngân hàng và Phát triển Nông thôn Việt Nam, mà lớn hơn nó còn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia: Đức và Việt Nam IV. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Vậy cách giải quyết tốt nhất cho tình huống này là gì? Theo tôi có thể giải quyết theo hai phương án sau: Phương án thứ nhất: Khi phát hiện ba sai biệt trong bộ chứng từ thì Centrimex phải phối kết hợp với Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng nhau phân tích xem những lỗi này nếu tham chiếu vào INCOTERMS và UCP 500 thì chúng ta có thể bắt lỗi đối tác đến đâu? Ở đây chúng ta phải phân tích một cách trung thực và thẳng thắn vì lợi ích của đôi bên chứ không nên nghiêng về phía mình. Hành động theo lối tìm sơ hở của đối phương để mang lợi ích về cho mình là kiểu hành động cổ xưa, kiểu làm ăn chụp giật, bởi vì như vậy chúng ta chỉ giao dịch với nhau được một lần không thể có quan hệ làm ăn lâu dài được. Ngày nay chúng ta muốn giữ quan hệ được lâu dài thì phải trên cơ sở vì lợi ích của cả hai bên sao cho đôi bên cùng có lợi. Do vậy trong tình huống này chúng ta phải xác định những lỗi trong bộ chứng từ là do đối tác vô tình mắc phải chứ không phải cố tình. Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là Công ty HFLM của Đức đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người bán hàng, tức là họ không vi phạm hợp đồng đã ký với centrimex (tuy nhiên số lượng và chất lượng phân bón u-rê có đúng theo hợp đồng đã ký không thì Centri mex phải nhận hàng rồi mới có thể nhận hàng rồi mới có thể khẳng định được). Cái sai biệt trong bộ chứng từ của đối tác là không nghiêm trọng, không thể là nguyên nhân để Centrimex phá vỡ hợp đồng. Tuy nhiên để đảm bảo các nguyên tắc trong giao dịch quốc tế, theo tinh thần của INCOTERMS và UCF 500 đã được dẫn chiếu khi hai bên ký hợp đồng thì bên nào có lỗi bên đó phải sửa và chịu hoàn thoàn phí tổn. Do vậy Sở giao dịch 1- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông báo cho Ngân hàng BHF của Đức, còn Centrimex thì thông báo cho công ty HELM của Đức biết về những sai biệt trong bộ chứng từ và yêu cầu họ phải hiệu chỉnh những sai biệt này bằng văn bản. Centrimex chỉ nhận hàng và Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ thanh toán tiền khi đã nhận được những hiệu chỉnh về các sai biệt của đối tác bằng văn bản ( điều này hoàn toàn phù hợp với các điều kiện thương mại quốc tế trong INCOTERMS và các hệ thống trong thanh toán quốc tế của UCP 500). Tùy thuộc vào thời gian đối tác phải hiệu chỉnh các sai biệt của bộ chứng từ lâu hay chóng mà chúng ta tính ra các thiệt hại do việc nhận hàng chậm gây nên và yêu cầu đối tác phải bồi thường. Sau khi đã nhận hàng (phân bón u-rê ) nếu số lượng và chất lượng đảm bảo đúng như hợp đồng đã ký thì không còn gì để bản cãi nữa, nhưng nếu như không đảm bảo như trong hợp đồng đã ký về số lượng, hoặc chất lượng, hoặc cả chất lượng và số lượng thì Centrimex phải làm văn bản khiếu nại với Công ty HELM đòi bồi thường (đây là yêu cầu chính đáng và hoàn toàn phù hợp với các quan hệ mua bán nói chung chứ không riêng gì quan hệ mua bán quốc tế). Nếu Công ty HELM chấp nhận khiếu nại (tất nhiên là trước khi chấp nhận họ sẽ phải kiểm tra xem Centrimex khiếu nại có đúng không) thì mọi việc là ổn thỏa (thông thường để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai bên thì các bên luôn cùng nhau xử lý một cách tích cực nhất các sai sót này). Còn nếu Công ty HELM không chấp nhận khiếu nại thì lúc đó Centrimex sẽ phải kiện họ ra trọng tài (trọng tài mà hai bên ghi trong hợp đồng) bởi vì lúc này thì ta không còn sợ mất uy tín mất quan hệ làm ăn lâu dài nữa mà vì đối tác của ta đã là người để mất uy tín trước và chắc chắn ta không thể làm ăn lâu dài với những đối tác kiểu như vậy. Phương án thứ hai: Về cơ bản xử lý giống như phương án thứ nhất chỉ khác là: Thay vì việc tính ra các thiệt hại do nhận hàng chậm gây nên và yêu cầu đối tác phải bồi thường thì Centrimex sẽ thỏa thuận đàm phán với khách hàng xử lý các vấn đề theo cách mềm dẻo hơn. Đó là: Centrimex sẽ không tính toán những thiệt hại do phía Công ty HELM gây ra do những sai biệt của bộ chứng từ như đã nêu trên nhưng Centrimex sẽ đàm phán với Công ty HELM: do tình hình thị trường phân bón u-rê của Việt Nam đang “rớt” giá thảm hại do lũ lụt gây nên. Vì vậy đề nghị của Công ty HELM chia sẻ, giúp đỡ bằng cách “ hạ giá” để Centrimex đỡ một phần thiệt hại. Phương án thứ nhất chúng ta xử lý tất cả các vấn đề theo đúng nguyên tắc, đảm bảo hợp lý, hợp pháp khi thực hiện và giải quyết các vướng mắc khi thực hiện các hợp đồng kinh tế nói chung và các hợp đồng xuất khẩu nói riêng. Phương án này một mặt không làm tổn hại đến mối quan hệ lâu dài giữa hai bên ( bởi vì chúng ta làm đúng nguyên tắc, không sử dụng mánh khóe, không vụ lợi riêng cho mình), mặt khác đảm bảo tránh được những tổn thất một cách chắc chắn. Phương án thứ hai nghiêng về tình hơn về lý. Phương án này giúp chúng ta củng cố, tăng cường hơn mối quan hệ làm ăn giữa hai bên. Phương án này có thể làm cho việc tránh những tổn thất của Centrimex không chắc chắn bằng phương pháp thứ nhất ( chẳng hạn Công ty HELM chấp nhận hạ giá, nhưng hạ giá ở mức thấp nhất mà nếu tính ra thì còn thấp hơn những thiệt hại mà Centrimex tính do chậm nhận hàng đem lại chẳng hạn). Tuy nhiên cũng có thể Công ty HELM, một công ty lớn về tiềm lực kinh tế mạnh, muốn giúp đỡ, sẻ chia rủi ro cho Centrimex nên hạ giá theo đề nghị của Centrimex tì phương án này lại đem lại hiệu quả cao hơn cho Centrimex. Trong hai phương án đã nêu trên tôi chọn phương án thứ hai bởi vì các cụ ta có câu: “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình”. Người Việt Nam không những cần cù thông minh mà còn có tài ăn nói. Từ cổ chí kim chúng ta đã từng thắng lớn trên các phương tiện ngoại giao.Tôi tin rằng chúng ta không tính toán thiệt hơn với đối tác về những lỗi mà đối tác đã gây ra thì việc ta đạt những yêu cầu của ta trong điều kiện, hoàn cảnh đáng được giúp đỡ như vậy chắc chắn đối tác không nỡ nà từ chối (Khi đồng bào ta gặp lũ lụt đã có nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới tài trợ). Do vậy tôi tin rằng phương án thứ hai là tối ưu hơn phương án thứ nhất và do vậy tôi chọn phương án thứ hai. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN Người chủ trì thực hiện phương án là Centrimex - Chủ hợp đồng nhập khẩu 10.000 tấn phân bón u-rê. Trước hết Centrimex phải thành lập một tổ công tác gồm 3 bộ phận: bộ phận tài chính kế toán (xem xét và thực hiện trong khâu thanh toán); bộ phận kinh doanh (tổ chức nhận hàng ); bộ phận kỹ thuật ( kiểm định chất lượng hàng. Tổ trưởng tổ công tác phải là một đồng chí lãnh đạo trong công ty. Tổ công tác phải lên kế hoạch chi tiết để nhận hàng và thanh toán tiền hàng đồng thời xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. Khi phát hiện sự sai biệt trong bộ chứng từ thì tổ công tác của Centrimex phải phối kết hợp với Sở giao dịch 1- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng nhau phân tích xem những lỗi này nếu tham chiếu vào INCOTERMS và UCP 500 thì chúng ta có thể bắt lỗi đố tác đến đâu? Ở đây chúng ta phải phân tích một cách trung thực và thẳng thắn vì lợi ích của đôi bên chứ không nghiêng về phía mình. Do vậy trong tình huống này chúng ta phải xác định những lỗi trong bộ chứng từ là do đối tác vô tình mắc phải chứ không phải cố tình. Tuy nhiên để đảm bảo các nguyên tắc trong giao dịch quốc tế, theo tinh thần INCOTERMS và UCP 500 đã được dẫn chiếu khi hai bên ký hợp đồng thì bên nào có lỗi bên đó phải sửa và chịu hoàn toàn phí tổn. Do vậy một mặt Sở giao dịch 1- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông báo cho Ngân hàng BHF của Đức, còn Centrimex thì thông báo cho Công ty HELM của Đức biết về những sai biệt trong bộ chứng từ và yêu cầu họ phải hiệu chỉnh những sai biệt này bằng văn bản. Đồng thời Centrimex đàm phán với công ty HELM (bằng điện thoại, thư tín hoặc gặp mặt trực tiếp) về những thiệt hại mà Công ty Centrimex phải chịu do chậm hàng từ những trục trặc về bộ chứng từ của họ, đồng MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26299.doc
Tài liệu liên quan