Bài tập Xây dựng tình huống trong Bộ luật dân sự

Theo Điều 616, Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Ở vụ việc trên, A, B, C, D và M đã cùng bàn bạc và đi đến thống nhất là trộm cắp tài sản mà cụ thể ở đây là chiếc công-te-nơ chở ti-vi đi giao hàng; gây thiệt hại về tài sản (khoảng 210 triệu đồng) cho chủ sở hữu hợp pháp của số tài sản đó. Như vậy, điều kiện đầu tiên đã thỏa mãn, tức là “nhiều người cùng gây thiệt hại”.

Mặt khác, xét thấy, quyền được bảo vệ tài sản là một trong những quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến những quyền đó. Ở đây, A, B, C, D và M đều nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại tới tài sản cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Như vậy, đã xuất hiện lỗi cố ý trực tiếp trong hành vi trộm cắp ở hình huống này.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4030 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Xây dựng tình huống trong Bộ luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài số 9: Xây dựng một tình huống bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó. Xác định mức độ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra? TÌNH HUỐNG Ngày 20/2/2011, Công an tỉnh Tỉnh T đã bắt giữ 5 đối tượng là A, B, C, D, M. Với lý do như sau: Hai anh em A (sinh năm 1985), B (sinh năm 1988) sống tại xã Q, huyện H, tỉnh T. Nhà A và B cạnh một gara ô-tô ngay trên tuyến quốc lộ 1A. Thường ngày có nhiều xe đường dài dừng lại gara đó và ăn cơm tại cửa hàng ăn uống bên cạnh. Quan sát và để ý khá lâu, A và B bàn với ba người bạn cùng xã là C, D và M (là bạn cùng học cấp 3 với A) sẽ cắt khóa một xe công-te-nơ chở ti-vi thường dừng lại ăn đêm tại quán. 23 giờ, ngày 17/2/2011, nhân lúc lái xe và phụ xe vào quán ăn cơm, B nhận nhiệm vụ “trông” cho A lẻn ra phía sau công-te-nơ để cắt khóa. Sau khi cắt xong, A, D, M chui lên công-te-nơ nhanh chóng vác ti-vi chuyển lên 1 chiếc xe khác do C lái. Do xe chỉ có trọng tải 950kg trong khi công-te-nơ lại to nên chúng chỉ lấy được khoảng 70 cái với tổng trị giá khoảng 210 triệu. Sau thời gian điều tra, công an đã tìm được A, B, C, D, M. Số tài sản trộm cắp được chúng đã bán và tiêu dùng gần hết. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Ai có lỗi trong vụ việc trên? Nhận thấy, A, B, C, D và M đều là người trộm cắp ti-vi trên công-te-nơ nhân lúc người lái xe và phụ xe dừng lại ăn cơm, gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Do vậy, người có lỗi ở đây là cả A, B, C, D và M. Người có quyền lợi liên quan trực tiếp tới tổng số tài sản mất mát đó có thể kiện 5 đối tượng trên để yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản. Xe công-te-nơ dừng lại tại gara ô-tô lúc đấy vì đã muộn nên không ai trông coi gara, mọi người đều đã hết giờ làm, hơn nữa người lái xe cũng không có hợp đồng gửi giữ hay thỏa thuận trông giữ xe với chủ gara. Vì thế, chủ gara cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này. Ở đây, do người lái xe và phụ xe đã khóa cửa thùng công-te-nơ cẩn thận; không biết và không mong muốn hậu quả xấu là bị mất trộm xảy ra nên người lái xe và phụ xe không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Theo Điều 616, Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Ở vụ việc trên, A, B, C, D và M đã cùng bàn bạc và đi đến thống nhất là trộm cắp tài sản mà cụ thể ở đây là chiếc công-te-nơ chở ti-vi đi giao hàng; gây thiệt hại về tài sản (khoảng 210 triệu đồng) cho chủ sở hữu hợp pháp của số tài sản đó. Như vậy, điều kiện đầu tiên đã thỏa mãn, tức là “nhiều người cùng gây thiệt hại”. Mặt khác, xét thấy, quyền được bảo vệ tài sản là một trong những quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến những quyền đó. Ở đây, A, B, C, D và M đều nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại tới tài sản cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Như vậy, đã xuất hiện lỗi cố ý trực tiếp trong hành vi trộm cắp ở hình huống này. Nhận thấy, hành vi của A, B, C, D và M rõ ràng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả là chủ sở hữu hợp pháp của 70 chiếc ti-vi đó bị thiệt hại về tài sản với giá trị khoảng 210 triệu đồng. Do đó, giữa hành vi của 5 đối tượng trên và hậu quả xảy ra có mối quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó có thể khẳng định: hành vi gây thiệt hại của A, B, C, D và M là hành vi trái pháp luật và chủ sở hữu hợp pháp của số tài sản bị A, B, C, D và M trộm cắp có thể kiện yêu cầu A, B, C, D và M bồi thường thiệt hại cho mình. Mức độ bồi thường thiệt hại như thế nào? Cũng theo Điều 616 Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau”. Xét tình huống, B làm nhiệm vụ trông chừng người khác để A, D và M trực tiếp trộm cắp tài sản và chuyển lên xe cho C lái đi. Xét thấy, chỉ có A, D và M trực tiếp trộm cắp tài sản; nhưng do cả 5 tên đều đã có sự thống nhất từ trước tức là cùng ý chí trộm cắp 70 chiếc ti-vi đó. Nên, cả A, B, C, D và M đều phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hợp pháp của tài sản với số tài sản trị giá 210 triệu đồng. Và chủ sở hữu cũng có thể yêu cầu một trong năm người này bồi thường toàn bộ phần tài sản bị mất đó. Trong trường hợp này, nếu xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì từng người trong số đó sẽ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi mà mình gây ra. Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Từ những phân tích ở trên cho thấy, hành vi gây thiệt hại cho người khác là trái pháp luật và cần thiết phải bị xử lý theo đúng pháp luật. Người bị thiệt hại cần được bảo vệ và bồi thường tương ứng với những thiệt hại mà người khác gây ra đối với họ. Quan hệ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ kết thúc khi thiệt hại được phục hồi như ban đầu hoặc gần như ban đầu, đối với những thiệt hại không thể phục hồi thì các bên có thỏa thuận. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự năm 2005. 2. “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 2”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng một tình huống bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình huống đó Xa.doc
  • docXây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là công việc phải thực hiệ.doc
  • docXây dựng một tình huống thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra Phân tích các mối quan hệ pháp luật trong tình.doc
Tài liệu liên quan