Bài thu hoạch BDTX - Module 39 Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh

* Gia đình có trách nhiệm cộng tác với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho con em thể hiện qua 1 số nội dung sau:

 - Chủ động liên hệ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục học tập của con em mình.

 - Tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh.

 - Thường xuyên trao đổi với GVCN về kết quả rẻn luyện học tập, lao động, vui chơi ở nhà nhất là những biến đổi tâm lý của con em.

 - Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập do giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường yêu cầu.

 - Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của con em.

 - Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch BDTX - Module 39 Phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Nội dung bồi dưỡng: Module 39 PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH II. Thời gian bồi dưỡng: Từ 01/03/2018 đến 30/04/2018 III. Hình thức bồi dưỡng: Tự bồi dưỡng IV. Kết quả bồi dưỡng: Qua quá trình bồi dưỡng thường xuyên bản thân tôi đã ghi nhận và tiếp thu những kiến thức cơ bản về các nội dung trên như sau: 1. Vai trò, vị trí của nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh. - Trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. - Gia đình là xã hội thu nhỏ, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành trẻ đã được chăm sóc, nuôi dạy cùng với những người thân, vì vậy gia đình cũng là một môi trường giáo dục. Sống trong một gia đình nề nếp, có những giá trị đạo đức tốt thì HS sẽ phát triển lành mạnh, tốt đẹp. - Cộng đồng: Là nơi sinh sống, học tập, lao động, vui chơi , là thôn, xóm, làng... Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách thế hệ trẻ. 2. Nội dung phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường THCS. * Nhà trường chủ động thông báo cho phụ huynh các thông tin mọi mặt về hoạt động dạy học và giáo dục 1 cách thường xuyên, kịp thời. Các thông báo của nhà trường cho gia đình học sinh bao gồm: - Các thông báo định kì: + Thông báo kết quả học tập của mỗi học sinh. + Thông báo kết thúc kì học, năm học. - Các thông báo đột xuất: Khi có các vấn đề cần trao đổi, hay thông tin cho gia đình để phối hợp giải quyết. - Thông báo thường xuyên: Thông tin về hoạt động thường xuyên của trường, lớp. - Tạo điều kiện cho gia đình học sinh chủ động tìm hiểu thong tin học tập, snh hoạt của con em mình. * Gia đình có trách nhiệm cộng tác với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho con em thể hiện qua 1 số nội dung sau: - Chủ động liên hệ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục học tập của con em mình. - Tham gia cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh. - Thường xuyên trao đổi với GVCN về kết quả rẻn luyện học tập, lao động, vui chơi ở nhà nhất là những biến đổi tâm lý của con em. - Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập do giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường yêu cầu. - Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của con em. - Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục. * Nội dung phối hợp giáo dục với cộng đồng: - Phối hợp quản lý học sinh. + Trao đổi với người đại diện cộng đồng để xác định mục tiêu, kế hoạch hành động, phối hợp, + Điều chỉnh và phối hợp hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu giáo dục nhà trường . Điều chỉnh phải được nhìn nhận từ 2 mặt: lợi ích của nhà trường và lợi ích cộng đồng. + Phối hợp với cộng đồng để nắm tình hình học sinh. + Phối hợp trong việc động viên, khuyến khích học sinh. 3. Một số biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục của nhà trường THCS. - Hiểu biết, thông cảm lẫn nhau: Điều cần có của sự phối hợp giữa thầy cô và phụ huynh. - Giáo dục học sinh là bổn phận và trách nhiệm của cả thầy cô và phụ huynh. - Tăng cường sự phối hợp giữa thầy cô và phụ huynh trong giáo dục học sinh. V. Tự đánh giá: Bản thân tiếp thu và vận dụng được 97% so với yêu cầu kế hoạch đặt ra TỔ CHUYÊN MÔN Người viết bài thu hoạch Nguyễn Thị Thanh Hải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI THU HOACH BDTX_12363331.doc