Người đã nói : “Đảng phải tuyên truyền chủnghĩa xã hội trong tất cả các nước
thuộc địa, chúng tôi thấy rằng việc Đảng Xã Hội gia nhập Quốc TếIII có nghĩa là Đảng
hứa một cách cụthểrằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề”.
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái
Quốc sáng lập Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Thuộc Địa. Tháng 4-1922, Hội xuất bản báo
“Người cùng khổ” (Le Paria)nhằm đoàn kết, tổchức và hướng dẫn phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ởcác thuộc địa. “Báo Le Paria là vũ khí đểchiến đấu, sứmạng của nó
đã rõ ràng : Giải phóng con người”
Người còn viết một số bài đăng trên báo “Đời sống công nhân”, đặc biệt tác phẩm
"Bản án chế độthực dân Pháp"lên án mạnh mẽchế độthực dân, thức tỉnh lòng yêu nước
của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cảcác bài viết của Người đều được bí mật chuyển
về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.
Năm 1923 tại Liên Xô, Người hoạt động trong Quốc TếCộng Sản, tham gia nhiều
hội nghị quan trọng, tìm hiểu xã hội Xô Viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổchức Đảng kiểu
mới của Lênin, tiếp tục tuyên truyền các quan điểm của Lênin vềcác vấn đềdân tộc và
thuộc địa. Đặc biệt trong báo cáo tại Đại Hội Quốc TếCộng Sản lần thứ V, Người đã phác
họa phương hướng chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Năm 1924 Người vềTrung Quốc tham gia thành lập nhiều tổchức cách mạng như:
Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (1925), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
Á Đông (1925). Người đã xuất bản tuần báo “Thanh Niên” - tờbáo cách mạng đầu tiên
của Việt Nam nhằm truyền bá chủnghĩa Mác - Lênin vềViệt Nam, chuẩn bị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam ; ngoài ra còn có tác phẩm “Đường kách mệnh”- một văn kiện
lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 29682 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch buổi tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Kinh Tế TPHCM
Lớp : 001 – K33
Giảng viên hướng dẫn: Tiến Sĩ HOÀNG TRUNG
Họ & tên sinh viên : Dương Đức Huy (12)
Bài thu hoạch môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
(Chi nhánh TPHCM – Bến Nhà Rồng)
I - Vài nét về Bảo Tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TPHCM - Bến Nhà Rồng) :
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP.
Hồ Chí Minh (còn được biết đến với tên gọi
Bến Nhà Rồng) tọa lạc tại số 1 đường Nguyễn
Tất Thành, phường 12, quận 4. Đây là một
đơn vị thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin TP. Hồ
Chí Minh và là một chi nhánh nằm trong hệ
thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm về Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Trước đây là trụ sở của Tổng công ty
vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) -
một trong những công trình đầu tiên do thực
dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài
Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863, được hoàn thành với
lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng
theo kiểu "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam.
Với kiến trúc độc đáo đó nên tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến
Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được
chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi
nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Nơi đây, vào ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất
Thành đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville (với tên Văn Ba) ra đi tìm đường cứu nước.
Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài với biết bao gian khổ khó khăn, nhưng với sự quyết
tâm cùng với một tấm lòng nồng nàn yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã tìm thấy con đường
sẽ giúp nước nhà tìm thấy độc lập tự do – con đường cứu nước theo Chủ Nghĩa Mác-Lênin
- từ đó Hồ Chí Minh đã trở thành nhà cách mạng lỗi lạc, lãnh đạo nhân dân Việt Nam
đứng lên làm cuộc Cách Mạng Tháng Tám thành công, lập ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa.
Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đặc biệt có hàng
trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng, tìm hiểu,
nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có
11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
HuyKo
D
t p: /
eh.vn
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 2
II - Sơ lược về thời niên thiếu của Bác :
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày
19/05/1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Song thân
của Người là cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan. Chị gái Bác là bà
Nguyễn Thị Thanh và anh trai là ông Nguyễn Sinh Khiêm.
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan
Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
vừa là cha, vừa là người thầy đầu tiên dạy chữ Hán cho Bác. Quê hương Nghệ An – Hà
Tĩnh của Bác vốn là một vùng đất anh dũng, có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm,
là quê hương của nhiều nhà yêu nước, nhà văn hóa vĩ đại như Mai Thúc Loan, Nguyễn
Biểu, Đặng Dung, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu …, đặc biệt là danh nhân văn hóa
Nguyễn Du.
“Vào trạc tuổi 13, tôi được nghe những từ Pháp : Tự do – Bình đẳng – Bác ái, và
từ thuở ấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem có gì ẩn giấu
đằng sau những từ ấy” .
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên
thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và sự thất bại của
những phong trào đấu tranh chống thực dân (phong trào Cần Vương, phong trào Đông
Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh …), Người sớm có chí
đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
“Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tôi lúc này thường hỏi nhau ai là
người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác
nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi
xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
Với suy nghĩ đó, Bác đã quyết tâm sẽ ra nước ngoài tìm một con đường cứu nước
cho dân tộc Việt Nam.
III - Quá trình tìm đường cứu nước của Bác :
Ngày 05/06/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba đã
xuống tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp để sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Người ra đi chỉ mang theo hành trang là đôi bàn tay trắng, một bầu nhiệt huyết của tuổi
trẻ muốn cống hiến cho Tổ quốc và một tấm lòng nồng nàn yêu nước.
HuyKo
D
t p://
ueh.v
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 3
Nhà thơ Chế Lan Viên đã có những vần thơ rất hay, gắn liền với sự ra đi của
Bác vào ngày 05/06/1911 (bài thơ Người đi tìm hình của Nước) :
. . .
Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
. . .
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
. . .
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương
. . .
Từ năm 1912 - 1917, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu,
châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc
sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng
thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới.
Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), các nước thắng trận họp Hội nghị
ở Véc-xây (Pháp) chia lại thị trường thuộc địa thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Hội
những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị bản "Yêu sách 8 điểm" đòi
quyền dân chủ cơ bản cho nhân dân các nước Đông Dương. Tuy Bản yêu sách không
được bọn đế quốc thừa nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn và đã ảnh hưởng rộng rãi
trong quần chúng Pháp. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học, để giải phóng dân tộc
mình, phải do chính mình quyết định chứ không phải chủ yếu dựa vào nước ngoài.
Năm 1917, Cách Mạng Tháng Mười Nga thành công cùng với sự ra đời của Quốc Tế
III là những sự kiện trọng đại tác động mạnh đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Tháng
07/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận Cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
và Người đã tìm thấy ở Chủ Nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng dân tộc và giải phóng
giai cấp.
“Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, tin tưởng biết bao. Tôi
vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như nói với
quần chúng đồng bào : Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” (Hồ Chí Minh).
. . .
Luận cương đến với Bác Hồ, và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
HuyK
D
http:/
/ueh.v
n
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 4
. . .
Bác reo lên 1 mình như nói cùng dân tộc
“Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi !”
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười
. . .
(Người đi tìm hình của Nước – Chế Lan Viên)
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã Hội Pháp họp ở thành phố Tua,
Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc Tế III (Quốc Tế Cộng Sản), trở
thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Đây là hành động đánh
dấu sự trưởng thành quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa
yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản.
Người đã khẳng định một chân lý : “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Người đã nói : “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước
thuộc địa, chúng tôi thấy rằng việc Đảng Xã Hội gia nhập Quốc Tế III có nghĩa là Đảng
hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề”.
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái
Quốc sáng lập Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc Thuộc Địa. Tháng 4-1922, Hội xuất bản báo
“Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. “Báo Le Paria là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó
đã rõ ràng : Giải phóng con người”
Người còn viết một số bài đăng trên báo “Đời sống công nhân”, đặc biệt tác phẩm
"Bản án chế độ thực dân Pháp" lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước
của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển
về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.
Năm 1923 tại Liên Xô, Người hoạt động trong Quốc Tế Cộng Sản, tham gia nhiều
hội nghị quan trọng, tìm hiểu xã hội Xô Viết, nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức Đảng kiểu
mới của Lênin, tiếp tục tuyên truyền các quan điểm của Lênin về các vấn đề dân tộc và
thuộc địa. Đặc biệt trong báo cáo tại Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ V, Người đã phác
họa phương hướng chiến lược trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Năm 1924 Người về Trung Quốc tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như:
Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (1925), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
Á Đông (1925). Người đã xuất bản tuần báo “Thanh Niên” - tờ báo cách mạng đầu tiên
của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam ; ngoài ra còn có tác phẩm “Đường kách mệnh” - một văn kiện
lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long,
thuộc Hồng Kông. Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ
vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể
dân tộc Việt Nam.
HuyKo
D
http:/
/ eh.v
n
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 5
“Hỡi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức,
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được thành lập, đó là Đảng của giai cấp vô sản, Đảng sẽ dìu
dắt giai cấp vô sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn
thể anh chị em bị áp bức bóc lột chúng ta”.
1930 là cột mốc đánh dấu quá trình ra nước ngoài tìm con đường cứu nước cho
dân tộc Việt Nam đã thành công. Đến lúc này, Bác đã tìm được câu trả lời đúng đắn nhất
cho câu hỏi thời niên thiếu của mình về cách thức giúp nước nhà thoát khỏi thân phận
thuộc địa. Người đã từng khẳng định trong “Đường kách mệnh” : “Bây giờ học thuyết
nhiều , chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất , chắc chắn nhất và cách mạng
nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin”. Con đường đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin chính là con đường
duy nhất có thể mang lại cho Việt Nam sự độc lập, tự do.
Bác đã nói về vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung cũng như vai trò của Lênin
vĩ đại đối với cách mạng Việt Nam : “Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí
và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới
cách mạng. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp chúng ta”.
IV - Bác lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp và làm
cuộc Cách Mạng Tháng Tám thành công :
Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng
1930 - 1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách Mạng
Tháng Tám năm 1945.
Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông.
Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do.
Từ 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện
Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva.
Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam,
Người tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào cách mạng
trong nước.
Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô về Trung Quốc,
bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.
28/01/1941, Người về nước lần đầu tiên sau hơn 30 năm
xa Tổ quốc.
Tháng 05/1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ
VIII Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, quyết định đường
lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc
lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa
cách mạng.
Tháng 08/1942, Người sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp
hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian 1 năm
14 ngày bị giam trong tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ
Hán. Tháng 9-1943, Người được trả tự do.
HuyKo
D
ttp://
ue .vn
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 6
Tháng 09/1944, Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Người chỉ thị thành
lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân, tiền thân của Quân Đội Nhân Dân Việt
Nam.
Thế chiến thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng
lợi của Liên Xô và các nước đồng minh. Tháng 05/1945, Bác rời
Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của
Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã
họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ
ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do
Bác làm Chủ tịch.
Sau Cách Mạng Tháng Tám thắng lợi, ngày 02/09/1945,
Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại Quảng Trường Ba Đình
tuyên bố với thế giới và nhân dân trong nước quyền độc lập của
dân tộc Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa -
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Người trở thành vị
Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
V - Bác lãnh đạo nhân dân thực hiện 9 năm kháng chiến chống Pháp và
giành chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử :
Ngay sau đó, thực dân Pháp quay lại gây chiến tranh, âm
mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm,
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập,
tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, cùng
Trung Ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc
kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là
chính, từng bước giành thắng lợi.
Tháng 02/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng nhằm quyết tâm đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi. Tại Đại hội Người được bầu làm Chủ
tịch Đảng Lao Động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung Ương
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống thực
dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ (1954) chấn động toàn cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
VI - Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Bác :
Từ năm 1954, Người cùng Trung Ương
Đảng Lao Động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đại hội Đảng Lao Động Việt Nam lần thứ
III, họp vào tháng 09/1960, Người khẳng định:
“Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình, thống nhất
nước nhà”. Tại Đại hội Người được bầu làm Chủ
tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
HuyKo
D
http:/
/ue .v
n
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 7
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá
miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian
khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5
năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ ! Không có gì quí hơn
độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng
hơn, to đẹp hơn!”.
Từ năm 1965 đến tháng 09/1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh
đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến
tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống
nhất đất nước.
VII – Sự mất mát không thể bù đắp được của cách mạng Việt Nam :
Ngày 2/9/1969 sau một cơn đau tim nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi để lại cho
nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế niềm tiếc thương vô hạn, nhất là khi cách mạng
Việt Nam đã đến rất gần ngày thắng lợi nhưng Bác đã không còn để chung vui niềm vui
chiến thắng với quân dân miền Nam.
Trước khi qua đời, trong bản di chúc để lại cho nhân dân Việt Nam, Bác đã dặn dò
tất cả các nhiệm vụ phải làm của CM VN trong thời gian tới, cũng như tăng cường đào tạo
cho thế hệ trẻ làm nền tảng cho đất nước sau này.
Đối với cuộc kháng chiến, Người đã hết sức tin tưởng vào thắng lợi đã gần kề :
“Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều
của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế
quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào
Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà
đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào
phong trào giải phóng dân tộc”.
Người viết : “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn
kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Đến lúc sắp ra đi, Người vẫn để lại tấm gương lớn cho cán bộ Đảng viên, quân và
dân cả nước bằng đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính của mình. Người căn dặn : “Sau khi
tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh
đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của
nhân dân”.
Đoàn đại biểu nhân dân cách mạng Việt Nam
mặc niệm trước linh cửu Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Hội trường Ba Đình (tháng 09/1969)
HuyKo
D
http:/
/ueh.
n
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 8
Đến những ngày cuối đời, trong lòng
Người vẫn canh cánh một nỗi niềm muốn
được cống hiến nhiều hơn nữa cho cách
mạng Việt Nam : “Suốt đời tôi hết lòng hết
sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng,
phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế
giới này, tôi không có điều gì phải hối hận,
chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu
hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
Thực hiện Di chúc của Người, toàn
dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh
thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy
bay B52 của đế quốc Mỹ bằng chiến thắng
“Điện Biên Phủ trên không” kéo dài 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội (từ ngày 18/12 –
30/12/1972) đã buộc chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/01/1973, chấm dứt
chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã
hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện được mong
ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
VIII – Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam :
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của không chỉ
riêng của dân tộc Việt Nam mà còn là của cả cách dân tộc bị áp
bức và giai cấp công nhân trên thế giới. Người đã vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam, sáng lập Đảng Mác-Lênin ở Việt Nam, sáng lập
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, sáng lập Lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa (nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam). Người
luôn luôn gắn cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung
của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị.
Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ Tịch là tấm gương sáng ngời chí khí cách mạng kiên
cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước thương dân thắm thiết, đạo đức, chí công
vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị. Người là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước
chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà
giáo dục, một nhà văn hóa lớn. Vì vậy năm 1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ
Chí Minh, Tổ chức Giáo dục và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn
Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất".
Vị đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO đã phát biểu : “Hồ Chí Minh sẽ
được ghi nhận không chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là
một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người
đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất
này”.
HuyKo
D
tt ://
ueh.vn
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 9
IX – Vai trò của Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công cuộc xây dựng và đổi
mới đất nước :
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội
nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần
to lớn của Đảng và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường
cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Văn kiện Đại hội VII cũng như Điều lệ Đảng sửa đổi
thông qua Đại hội đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một trong những học
trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đã đánh giá
rằng : “Thế giới đã và sẽ đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí
Minh sống mãi trong kho tàng văn hóa của nhân loại”.
X – Vài cảm nghĩ của bản thân qua chuyến tham quan thực tế Bảo tàng
Hồ Chí Minh – chi nhánh TP.HCM :
Qua chuyến tham quan bản thân em đã cảm nhận thêm được nhiều điều bổ ích về
cuộc đời, sự nghiệp của Bác, một con người đã cống hiến, đã hi sinh cả cuộc đời mình cho
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam cũng như sự nghiệp giải
phóng giai cấp trên thế giới.
Từ khi đất nước chìm đắm trong vòng nô lệ, nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu dưới
ách thống trị của bọn thực dân phong kiến hung bạo, từ lúc mà hầu hết nhà yêu nước
đương thời, kể cả cụ thân sinh ra Người cũng đang bế tắc trong vấn đề tìm ra con đường
cứu nước cho dân tộc, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã nhận thức được
trách nhiệm thiêng liêng của bản thân với Tổ quốc.
Bác Hồ – vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước Việt
Nam, một con người hết lòng vì nước vì dân, hết lòng phục vụ đất nước từ khi Người đang
còn rất trẻ. Ở tuổi 21, Người đã mạnh dạn san phương Tây để tìm đường cứu nước, trải
qua biết bao khó khăn gian khổ, cuối cùng Người cũng tìm được đến chủ nghĩa Mác-Lênin
và Người đã tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc ta, vạch đường chỉ lối cho cách
mạng Việt Nam từng bước tiến lên, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Những gì Người đã làm cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như cách
mạng giải phóng giai cấp bị áp bức bóc lột trên thế giới là không gì có thể so sánh được.
Bao nhiêu năm rồi cũng sẽ trôi qua nhưng Bác Hồ sẽ sống mãi trong sự nghiệp chúng ta.
Đây là 1 hoạt động vô cùng bổ ích trong chương trình giáo dục ở bậc đại học, nó
giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn truyền thống yêu nước, quá trình dựng nước và giữ nước
hào hùng của dân tộc mà tiêu biểu trong đó là quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo
nhân dân giành độc lập dân tộc của Bác.
HuyKo
D
h p:/
/ueh.v
n
Dương Đức Huy – Lớp 001 – K33 Trang 10
Chuyến đi này, cùng với chuyến tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh của
bộ môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh của bộ môn
Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học chính là những buổi học ngoại khóa hết sức thiết thực, nó
giúp cho sinh viên chúng em mở rộng thêm kiến thức, hiểu thêm về lịch sử hào hùng của
dân tộc, từ đó càng nỗ lực học tập để giúp ích cho đất nước.
Là sinh viên, công dân trẻ và là người chủ tương lai của đất nước, bản thân em
thấy mình phải có ý thức nhiều hơn nữa với sự nghiệp xây dựng đất nước ở thời điểm
hiện tại và tương lai. Với ý chí và quyết tâm của mình, Bác từ 1 thanh niên yêu nước với
đôi bàn tay trẳng và lòng yêu nước nồng nàn của tuổi trẻ đã đem lại Độc lập – Tự do –
Hạnh phúc cho cả dân tộc. Giờ đây mỗi sinh viên với trách nhiệm và vai trò của mình
phải góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp trong thời kì đổi mới và hội nhập,
để có thể đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu như mong ước của Bác để
xứng đáng là con cháu Bác Hồ.
TP.HCM, ngày 22 tháng 04 năm 2008
Dương