MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn, trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay?
- Tổng quan về ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay
- Những thành tựu đạt được của ngành trồng Nấm ở Việt Nam
- Những thuận lợi trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay
- Những thực tế bất cập của ngành trồng nấm của Việt Nam
- Những khó khăn gặp phải trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay
- Kết luận
2. Theo anh chị, để ngành Nấm phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh cao, các nhà khoa học và các doanh nghiệp VN cần đưa ra chiến lược phát triển như thế nào?
- Phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh cao
- Một số yêu cầu và vấn đề cần giải quyết cho ngành trồng Nấm.
- Cơ chế, chính sách và đường lối phát triển nghề trồng nấm ở nước ta.
- Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4625 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thu hoạch Công nghệ nuôi trồng nấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩn thận.
Lao động Việt Nam có khả năng áp dụng thực tế cao, có khả năng hiện thực hóa tốt.
Lao động Việt Nam có bản chất ham học hỏi, có khả năng tiếp thu cao nhanh.
Lao động Việt Nam có truyền thống thể hiện tinh thần đoàn kết, sự tương thân – tương ái cao.
Lao động Việt Nam yêu hòa bình, có tính nhẫn nhịn cao.
Giá lao động – nhân công của Việt Nam thấp.
Trên đây là liệt kê những đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam – tạo nên những thuận lợi nhất định cho việc phát triển các ngành sản xuất nói chung và ngành trồng Nấm nói riêng.
Ngoài ra, do lao động Việt Nam chủ yếu xuất thân từ nông thôn, chính vì vậy, họ có sẵn truyền thống người nông dân, đã mang nhiều kinh nghiệm trong canh tác trồng trọt. Hơn nữa, do việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời vụ nên quỹ thời gian của người nông dân lao động nói chung là nhiều, thuận lợi cho việc cần cù, chăm chỉ chăm sóc nấm qua các giai đoạn phát triển.
Công nghệ nuôi trồng Nấm mang thương hiệu Việt Nam cũng sẽ là một yếu tố thúc đẩy ngành nấm Việt Nam phát triển:
Các sản phẩm Nấm do Việt Nam sản xuất qua thời gian dài đã được thị trường chấp nhận. Các thị trường tiêu thụ nấm khó tính trên thế giới như thị trường tiêu dùng nấm ở Châu Âu, thị trường tiêu thụ nấm ở Nhật Bản, thị trường tiêu thụ nấm ở Mỹ … đã dần dần chấp nhận mặt hàng Nấm xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó đã hình thành thương hiệu Nấm Việt Nam – chất lượng cao, ổn định trên thị trường thế giới. Nhờ đó, chúng ta luôn có thị trường ổn định để xuất khẩu nấm, kích thích ngành trồng Nấm phát triển.
Để được như vậy, trước hết, đó là do sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự định hướng nghiên cứu của các Viện, Trung tâm đầu ngành về trồng Nấm. Qua một thời gian dài nghiên cứu và ứng dụng, Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng thực tế thành công
Nguồn giống nấm của Việt Nam là một tiềm năng để phát triển ngành trồng nấm của nước ta hiện nay:
Tương đối hoàn chỉnh, tương đối đa dạng.
Có đầy đủ các bộ giống mà nhu cầu thế giới đang cần.
Cơ chế, chính sách của Nhà nước đang tích cực thúc đẩy ngành trồng Nấm của Việt Nam phát triển:
Đầu tư cho vấn đề sản xuất nấm.
Ngành Nấm được Nhà nước & Chính Phủ ưu tiên phát triển đặc biệt.
Mặt khác, với những đặc điểm cơ bản của mình, ngành trồng nấm cho thấy nhiều thuận lợi khi phát triển ở Việt Nam:
Vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động – chiếm khoảng 30 – 40 % giá thành 1 đơn vị sản phẩm. Chính vì vậy, ngành trồng Nấm rất phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế của Việt Nam, nó sẽ thúc đẩy các nền kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã … phát triển, qua đó, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của xã hội.
Phát triển nghề sản xuất nấm ăn – nấm dược liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy mà định hướng trồng nấm sẽ là một trong những hướng quan trọng được các cấp lãnh đạo các thôn, xóm, HTX … khuyên bà con. Từ đó, thúc đẩy ngành trồng Nấm dược liệu nói riêng và ngành trồng Nấm nói chung phát triển.
Một trong những điểm rất quan trọng quyết định vấn đề đầu ra của ngành trồng Nấm của Việt Nam, cũng là chìa khóa then chốt giúp ngành trồng Nấm của Việt Nam phát triển; Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO – Tổ chức Thương mại thế giới. Điều này sẽ giúp Việt Nam rộng mở với thế giới, qua đó dần dần tiếp cận với thị trường thế giới. Gia nhập WTO nghĩa là Việt Nam có thể vượt qua những hàng rào thuế quan ngăn cản hàng xuất khẩu vào các nước, từ đó xâm nhập vào các thị trường khó tính.
Những thực tế bất cập của ngành trồng nấm của Việt Nam
Mặc dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu, nhưng hiện sản xuất nấm của nước ta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phải bán qua tay người khác. Một số doanh nghiệp cảnh báo, mục tiêu đạt 1 triệu tấn nấm vào năm 2010 sẽ khó đạt được nếu chúng ta không biết điều tiết thị trường, hình thành vùng nguyên liệu và nhất là xây dựng thương hiệu để nâng cao giá bán.
Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Thị trường nấm ăn trên thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn nấm rơm/năm. Giá các loại nấm ăn đang ở mức cao: nấm mỡ muối khoảng 1.200 USD/tấn; mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm 1.700 - 6.500 USD/tấn. Trong khi đó, giá nấm sản xuất trong nước ở thời điểm đắt nhất cũng chỉ 28.000 - 30.000 đồng/kg, nấm rơm 10.000 - 15.000 đồng/kg. Điều đáng nói là giá nấm xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 60% so với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu không đảm bảo về chất lượng, sản phẩm không đồng đều về kích thước, mẫu mã...
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng lượng rơm rạ 20-30 triệu tấn/năm đủ để cho "ra đời" 2 triệu tấn nấm tươi, trị giá 1 tỷ USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp, giá trị còn cao hơn. Năm 2002, cả nước mới sản xuất được 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đã đạt 150.000 tấn/năm.
Điều đó chứng tỏ nghề trồng nấm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, chỉ có một số ít địa phương đang dần hình thành quy mô sản xuất hàng hoá còn đa phần bà con vẫn xem nấm là cây trồng lúc nông nhàn, dẫn đến lượng cung luôn thấp hơn nhu cầu”.
Bên cạnh đó, do thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp nên dẫn tới tình trạng nấm làm ra không biết bán cho ai, trong khi doanh nghiệp thì khan hàng. GS. TS Nguyễn Hữu Đống (Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp) cho rằng: “Việt Nam có nhiều khả năng xuất khẩu nấm nhưng do vùng sản xuất nguyên liệu chưa đủ lớn nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu".
Một hạn chế không thể không nhắc tới là nấm ăn chưa có thương hiệu và có nguy cơ chịu chung số phận như gạo, chè, cà phê, hạt điều khi mà các nhà xuất khẩu nấm Việt Nam phải “chịu” để các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và đóng gói lại sản phẩm của mình với nhãn mác mới, tiếp tục bán ra thị trường với giá cao hơn... Rõ ràng, việc tạo dựng thương hiệu nấm vẫn đang là bài toán chưa có lời giải.
Những khó khăn gặp phải trong việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng Nấm ở Việt Nam, chúng ta vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn và tồn tại. Chính những điều kiện thúc đẩy ngành trồng Nấm phát triển, đôi khi cũng là những yếu tố gây kìm hãm, tạo ra thách thức thực sự với ngành trồng Nấm của Việt Nam.
Dưới đây, chúng em xin liệt kê những khó khăn, thách thức đối với ngành trồng Nấm ở Việt Nam, đồng thời kèm theo những thao tác kỹ thuật, biện pháp kỹ thuật, những giải pháp và những chú ý trong quá trình nuôi trồng nấm để giải quyết hay hạn chế những khó khăn đó.
Đôi khi, điều kiện khí hậu, thời tiết … cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho ngành trồng Nấm ở Việt Nam:
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ hàng năm tương đối cao, độ ẩm không khí trung bình trong ngày cũng khá cao, đây là điều kiện rất thuận lợi không chỉ cho “nấm mục tiêu” (nấm trồng, nấm ăn, nấm dược liệu …) mà còn cho các loại nấm hoại, tạp nấm, tạp khuẩn … phát triển.
Trong điều kiện môi trường có nhiều nấm hoại, tạp nấm, tạp khuẩn, các loại nấm mốc … như vậy, việc nuôi trồng nấm gặp rất nhiều khó khăn trong tất cả các giai đoạn chuẩn bị – nuôi trồng – chăm sóc – thu hoạch – bảo quản. Kết quả là:
Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu, với nguồn nguyên liệu rất đa dạng, phong phú (bao gồm bông phế liệu, mùn cưa, bã mía, rơm rạ …) – đây đều là những nguồn nguyên liệu hữu cơ, sẵn có trong tự nhiên, thường là các thành phần loại bỏ sau quá trình thu hoạch sản phẩm chính. Chính vì đều là những nguồn nguyên liệu hữu cơ, sẵn có trong tự nhiên, nên chúng thường phải tồn tại trong môi trường bên ngoài một thời gian khá dài. Đây là giai đoạn mà các tạp khuẩn, tạp nấm, nấm mốc, nấm hoại … sẽ xâm nhiễm và ảnh hưởng vào nguyên liệu. Chính vì vậy, trong quá trình chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu, người ta thường áp dụng một vài kỹ thuật để loại bỏ các tạp khuẩn, tạp nấm, nấm mốc, nấm hoại …
Ví dụ như, với nguyên liệu là rơm rạ để nuôi trồng nấm rơm. Trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu, người ta thường có những bước cơ bản sau. Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5 – 2 m, chiều dài 4 – 8 m. Khi chất đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20 – 30 cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho dễ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3 - 1,5 m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60 – 70 oC. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này. Sau khi ủ rơm từ 10 – 12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao khoảng 0,8 - 1,0 m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống. Cách xử lý nước vôi trước khi ủ: Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô. Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ. Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20 - 30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất thành đống với chiều rộng 1,5 – 2 m, chiều dài 4 – 8 m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Thời gian ủ 5 – 6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2 – 3 ngày, trở rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ. Đến ngày thứ 5 – 6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất. Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu:Rơm rạ mềm hẳn, có màu vàng tươi và có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.
Với phương pháp trồng nấm hương trên mùn cưa, người ta thường lựa chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc, không có các độc tố (dầu mỡ, hoá chất…). Làm ẩm đạt độ thủy phần 70 %. Ủ đống có khối lượng từ 300 kg/đống trở lên. Thời gian ủ kéo dài 4 – 6 ngày, đảo một lần mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày. Mùn cưa đã ủ xong trộn thêm 3 % bột nhẹ (CaCO3) hoặc 1,5 % vôi bột đóng vào túi nilông chịu nhiệt. Kích thước túi rộng 25 cm, cao 40 cm. Khối lượng 1,5 kg/túi. Nút cổ túi bằng ống nhựa và bông, đưa túi mùn cưa vào nồi thanh trùng theo hai cách sau: Có thể hấp trong thùng phuy hoặc xây lò theo kết cấu: đáy dùng chảo gang, quấn tôn chung quanh, bảo ôn lớp tôn bằng bông thủy tinh, amiăng, xây gạch bọc ngoài. Nhiên liệu đốt dùng than hoặc củi. Xếp túi mùn cưa vào thùng hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 0C trong thời gian 10 – 12 giờ kể từ khi sôi. Hấp túi mùn cưa trong nồi Autoclave ở nhiệt độ 121 oC, thời gian 90 phút.
Trong quá trình nuôi trồng nấm – chăm sóc, nếu điều kiện môi trường xunh quang phòng nuôi cấy giống, nơi nuôi trồng nấm không sạch sẽ, nhiều mầm mống của các tạp khuẩn, tạp nấm, nấm mốc, nấm hoại … thì chúng có thể xâm nhiễm vào ngay ở giai đoạn chuẩn bị giống, các giống nấm được chuẩn bị sẽ bị nhiễm ngay ở giai đoạn này. Ngoài ra, sau giai đoạn ươm giống nấm, trong thời kỳ chăm sóc, nếu điều kiện vườn ươm không đảm bảo thì cũng làm lây lan sự xâm nhiễm đó. Tùy thuộc vào chủng khuẩn, chủng nấm nhiễm mà mức độ ảnh hưởng của chúng lên nấm mục tiêu của chúng ta là ảnh hưởng một phần, ảnh hưởng toàn phần, có thể xảy ra trên 1 bịch nấm, trên 1 vài bịch nấm hoặc trên toàn bộ nhà ươm. Chính ví vậy, việc giữ gìn vệ sinh chung của các nhà trồng nấm luôn được đòi hỏi khắt khe. Ngoài ra, các nhà trồng nấm luôn được đảm bảo thông thoáng, không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu …
Trong kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm, người ta thường có những mẹo, kỹ thuật nhỏ áp dụng nhằm làm giảm sự xâm nhiễm và hạn chế hậu quả của việc tạp nấm, tạp khuẩn xâm nhiễm.Chọn meo giống là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình 120 g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5 m, cao 0,4 - 0,5 m, chiều dài liếp 4 – 5 m. Chú ý khi chọn meo giống: Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua. Khi xếp mô & rắc meo giống, người ta lấy rơm trong đống đã ủ: Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ. Lấy rơm đã ủ bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm đã dỡ lớp đậy khi ủ. Khi chất mô nấm, có 2 cách: Rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp đó tưới nước. Dùng tay đè dẽ dặt sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50 cm, chiều cao 20 cm. Rãi meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5 – 7 cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3... Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4 - 5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Vuốt mô không gọn, mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm năng suất.Cách 2 là rơm sau khi ủ chín được cuốn thành từng bó, đường kính 15 – 20 cm, chiều dài từ 45 – 50 cm, xếp dẽ dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rãi meo dọc hai bên luống, cách mép luống 5 - 7 cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3... Nếu chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dầy 4 – 5 cm, tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Lưu ý là tùy theo mùa, thay đổi độ dầy khi đậy mô cho thích hợp. Mùa nắng: Tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa, mùa lạnh: Tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước. Trong quá trình chăm sóc mô nấm, đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển. Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng. Giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15 - 20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa. Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô. Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt. Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng... để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong. Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5 - 8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm.
Trong kỹ thuật nuôi trồng nấm Trân châu, quá trình ươm bịch, ta cần có dụng cụ cấy giống: Đèn cồn, lọ thủy tinh chứa cồn, que cấy, bông, cồn … Giống: Giống nấm sử dụng để cấy phải đúng tuổi, không quá già hoặc quá non, không nhiễm mốc. Cách cấy giống: Sử dụng giống trên hạt ta dùng que sắt khều giống từ trong lọ thủy tinh hoặc túi nilon sang túi phôi lắc đều lên trên bề mặt túi. Tỷ lệ giống cấy 1,5 % so với trọng lượng túi phôi. Có nghĩa là cứ một túi phôi có khối lượng 0,4 - 0,5 kg thì cấy 6-8g giống nấm (1 chai giống cấy 35 - 40 túi). Sau khi cấy giống phải chuyển vào nhà nuôi sợi. Trong quá trình nuôi sợi cần: Nơi nuôi sợi phải thoáng, độ ẩm không khí 65 – 70 %, nhiệt độ nhà nuôi sợi: 24 – 27 0C là tốt, anh sáng: Giai đoạn nuôi sợi không cần ánh sáng. Chú ý: Trong thời gian nuôi sợi tuyệt đối không được tưới nước, hạn chế vận chuyển bịch phôi nhiều lần (nếu vận chuyển nhiều sợi nấm dễ bị tổn thương). Trong thời gian này cần phải kiểm tra loại bỏ bịch nhiễm, nếu phát hiện thấy nhiễm cần loại bỏ ngay ra khỏi khu vực nuôi để tránh lây lan sang bịch khác. Thời gian nuôi sợi kéo dài 25-30 ngày (tùy từng loại nguyên liệu). Trong quá trình chăm sóc, sau khi tơ nấm phủ kín túi nguyên liệu, tháo bỏ cổ nút và nút bông, dùng thìa cào bỏ lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả thể nấm đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi (Chú ý: Khi cào bỏ lớp giống trên bề mặt túi xong phải thu gom và bỏ vào thùng rác, xa khu vực nhà trồng tránh gây nhiễm môi trường xung quanh). Cào xong dùng nút bông và thun vừa tháo ra buộc miệng túi lại như hình chiếc nôm. Chuyển các túi nấm đã xử lý xong lên giàn tại nhà nuôi trồng có các điều kiện như sau: Nhiệt độ: 25 - 28 0C, ánh sáng: Cường độ ánh sáng quá mạnh kìm hãm sự hình thành nụ nấm và ngược lại cường độ ánh sáng yếu làm chân nấm dài ra, mũ nấm hẹp nên tỷ lệ phần trăm giữa chân nấm so với mũ năm tăng. Các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của ánh sáng đối với năng suất và tỷ lệ chân/mũ nấm. Độ ẩm không khí: Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nấm, độ ẩm có liên quan đến nhiệt độ và cả độ thoáng khí. Vì vậy độ ẩm không khí trong giai đoạn ra quả của nấm Trân Châu tốt nhất là 85 – 9 5%. Độ thoáng không khí: Nhà trồng có độ thông thoáng vừa phải, nhưng tránh gió lùa. Chú ý: Phải vệ sinh nhà trồng thật sạch (dùng vôi bột hoặc nước vôi đã pha loãng rắc hoặc tưới đều nền nhà trồng) trước khi đưa túi nấm vào. Sau khi cào bỏ hạt giống trên bề mặt túi 5 - 6 ngày, sợi nấm đã phục hồi lúc này tháo bông ra, bẻ gập miệng túi xuống. Lúc này tưới phun sương trực tiếp lên bề mặt túi (1 - 2 lần trong ngày tùy thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng). Không để nước đọng lại trong túi sẽ làm chết nấm hoặc bề mặt túi quá khô cũng không tạo quả thể nấm. Khoảng 8-10 ngày sau khi tháo bông, bẻ gập miệng túi sẽ xuất hiện những quả thể nấm Trân Châu đầu tiên trên bề mặt túi, chúng giống như những đinh ghim nhỏ li ti. Khi đinh ghim xuất hiện là lúc rất cần nước, vì vậy vừa phun sương trực tiếp vừa tạo ẩm môi trường xung quanh (2 - 3 lần trong ngày). Từ lúc ra đinh ghim đến lúc thu hái là 3 - 4 ngày (khi mũ nấm từ màu nâu đậm chuyển sang nâu nhạt và màng bao dưới mũ nấm chưa rách).
Trong quá trình bảo quản, do điều kiện khí hậu Việt Nam rất khó khăn cho việc bảo quản sản phẩm. Chính vì vậy, người ta thường xử lý, chế biến nấm để tránh bị xâm nhiễm của các tạp khuẩn, tạp nấm … hoặc có thể bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh để vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể “muối nấm” nhằm giữ cho nấm có thể bảo quản được trong một thời gian tương đối.
Trong kỹ thuật muối nấm mỡ, người ta thường có những bước làm sau.Đầu tiên là rửa nấm: Nấm hái xong, cắt cuống, thả vào chậu nước lạnh, rửa sạch. Đun sôi nước: Thả nấm vào chần 5 - 7 phút, phải ấn nấm chìm liên tục trong nước sôi, nếu để nấm nổi bề mặt, nấm sẽ có màu đen loang lổ, sau đó vớt ra thả ngay vào nước lạnh. Vớt nấm đã chần cho vào túi nylon, chum (vại), cứ 1kg nấm cần cho thêm vào 0,2 lít dung dịch muối bào hoà, 0,3kg muối khô, 3g axit xitric. Buộc túi hoặc đậy nắp, phía trên dùng vỉ tre ấn chìm nấm trong dung dịch muối, sau 15 ngày nấm ổn định nồng độ muối (đạt 22%), có màu vàng nhạt, pH = 4, nấm có mùi thơm, dung dịch trong suốt là đạt yêu cầu.
Đặc điểm lao động Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, từ đó mà gây ra những khó khăn cho ngành trồng nấm phát triển:
Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)".
Đội ngũ các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật nắm vững về công nghệ nuôi trồng nấm ở Việt Nam quá ít. Việt Nam chưa có lực lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm về trồng Nấm. Miền Bắc có khoảng 10 xí nghiệp trồng Nấm, chưa có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên gia nào.
Thiếu sự đồng bộ, thiếu sự quy hoạch đang là trở ngại lớn cho ngành trồng Nấm phát triển ở Việt Nam:
Thiếu sự quy hoạch ở đây thể hiện ở sự phân chia không rõ ràng về đất nông nghiệp và đất nông nghiệp trồng nấm. Rời rạc trong việc phân chia các vùng chuyên ngành, vùng trọng điểm trồng nấm, thay vào đó là kiểu sản xuất, trồng nấm manh mún hộ gia đình. Điều này sẽ kìm kẹp ngành trồng nấm của Việt Nam rất khó phát triển.
Nhà nước chưa đồng bộ và thể chế hóa để làm cơ sở pháp lý cho người nông dân chuyên tâm vào trồng nấm thay vì làm nông vất vả như trước đây.
Không chỉ có vậy, sự thiếu quy hoạch còn gây ảnh hưởng cho ngành nấm phát triển ở chỗ. Tuy nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng, nhưng chúng lại tập trung rải rác, không đồng đều, không đồng bộ, không có sự tập trung, gây khó khăn cho quá trình tập trung nguyên liệu để sản xuất, nuôi trồng nấm. Điều này sẽ gây một bất lợi rất lớn cho ngành trồng nấm phát triển bởi lẽ, nó sẽ làm tăng giá thành nấm rất nhiều, từ đó, làm giảm hiệu quả kinh tế của ngành trồng nấm. Điều này gây cản trở cho việc xây dựng những xưởng, nhà máy chuyên sản xuất nguyên liệu trồng nấm. Với quy mô 1 xưởng hay 1 nhà máy thì đòi hỏi lượng nguyên liệu lớn, thường xuyên ở mức độ cao, nhưng với kiểu thiếu tập trung như vậy mất công vận chuyển đến nhà máy … qua đó làm giảm hiệu quả kinh tế của sản phẩm.
Giữa chủ trương, đường lối của Nhà nước và các biện pháp thực hiện của người dân còn có sự tách rời, chưa có sự đồng thuận lẫn nhau. Từ đó mà Nhà nước định hướng một kiểu, bà con nông dân sản xuất một kiểu theo thị trường trước mắt mà không quan tâm đến thị trường lâu dài, phổ biến …
Đấy là sự thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch ở mức vĩ mô. Ở cấp vi mô, khi xét hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nấm, bà con nông dân cũng luôn gặp phải sự thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch trong sản xuất. Nấm trong mắt bà con nông dân luôn được đi với những nông sản bình thường khác chứ không phải là 1 loại thức ăn sạch. Chính vì vậy, việc chuẩn bị, chăm sóc, thu hái, bảo quản nấm của bà con thường không được chú ý đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, khu nuôi trồng nấm thường gần các khu vệ sinh cá nhân, các khu chăn thả gia súc, gia cầm, khu nuôi nhốt gia súc, gia cầm … Điều này thực sự làm e ngại những người tiêu dùng, người trực tiếp tiêu thụ những sản phẩm nấm làm ra.
Thị trường tiêu thụ vừa là thuận lợi nhưng cũng đồng nghĩa với khó khăn, thách thức đặt ra cho ngành trồng nấm ở Việt Nam phát triển:
Nhật, Trung Quốc đã mở đầu thị trường tiêu thụ các loại nấm quý ở Việt Nam. Ngay tại thị trường trong nước nhưng các cơ sở sản xuất nấm của Việt Nam lại không làm chủ được chính thị trường sân nhà – thị trường Việt Nam, để các nước Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc … xâm nhập và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường trong nước, qua đó mà mọi vấn đề về thị trường bao gồm nguồn cung cấp, giá cả thị trường đều phụ thuộc hoàn toàn từ phía các nhà cung cấp bên ngoài. Giá cả thị trường cho những loại nấm quý dao động khoảng 400.000 – 500.000 đồng / suất lẩu nấm.
Thị trường tiêu thụ nấm tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận ngày càng tăng, trung bình khoảng 15 tấn / ngày, cao điểm khoảng 40 tấn / ngày. Lượng nấm tươi tiêu thụ (nấm quý như nấm Kim châm, nấm Trà tân … ) ngày càng tăng, nhưng nguồn từ Trung Quốc. Trung Quốc chiếm thị phần 95 %, Việt Nam chỉ chiếm 5 % tổng sản lượng nấm cao cấp. Giá cả nấm tươi cao cấp ở HN dao động 90000 – 120000 đồng / kg, do nhà điều phối Trung Quốc áp đặt, ở các tỉnh lân cận, giá nấm còn cao hơn.
Nhà nước vừa là chìa khóa thúc đẩy, vừa là cái kẹp lớn nhất kìm hãm ngành trồng Nấm ở Việt Nam:
Hiện nay, Nhà nước chưa có một bộ luật cụ thể và đầy đủ làm cơ sở pháp lý cho ngành nấm phát triển.
Nhà nước chưa có một mức giá thuế áp đặt cho các nguồn cung cấp nấm từ nước ngoài nhằm kích thích tăng trưởng từ ngành nấm của Việt Nam đi lên phát triển.
Nhà nước chỉ đưa ra được ch