Bài thu hoạch Nghiên cứu thực tế kinh tế xã hội tại Nghệ An

MỤC LỤC

Phần I. Phần mở đầu:

Trang 1

Phần II . Phần nội dung:

Trang 2

A. Tại thị xã Cửa Lò - Nghệ An:

Trang 2

1. Tình hình chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân khi tham gia giao

thông

Trang 2.

2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An

Trang 3

2.1. Sơ lược về Nghệ An

Trang 3

2.2. Tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An

Trang 3

2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thị Xã Cửa Lò

Trang 4

B. Tại Quê hương Bác Hồ.

Trang 4

3. Liên hệ địa phương

Trang 6

4. Một số đề xuất kiến nghị phát triển kinh tế xã hội

Trang 12

Phần III. Phần kết luận

Trang 13

 

doc15 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Nghiên cứu thực tế kinh tế xã hội tại Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua của thị xã luôn ở mức cao. Thị xã Cửa Lò là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Tỉnh Nghệ An, chỉ sau thành phố Vinh – đô thị loại I đã được Thủ tưởng Chính phủ xác định là trung tâm kinh tế văn hoá của vùng Bắc Trung bộ. Thị xã Cửa Lò có chức năng là đô thị du lịch biển và cảng trung chuyển quan trọng của khu vực miền Trung, là đô thị có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm du lịch biển mang tầm quốc gia và khu vực. Với lợi thế là trung tâm du lịch nghỉ mát, là đầu mối giao thông quan trọng của Tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, Cửa Lò đang dần trở thành là một trong những trung tâm phát triển mạnh mẽ ngành đào tạo nguồn nhân lực và vận tải biển của Tỉnh Nghệ An. Và đặc biệt, cùng với thành phố Vinh, “liên hợp đô thị” Cửa Lò – Vinh đang trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của khu vực Bắc Trung Bộ, một trong những cửa ngõ ra Thái bình Dương quan trọng của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) theo Hành lang Đông – Tây từ Miến Điện – Thái Lan – Lào ra bờ biển Việt Nam. Phát huy lợi thế của một thị xã du lich biển, Cửa Lò đã dần dần trở thành nơi mời gọi của nhiều dự án lớn trên nhiều lĩnh vực. B. Tại Quê hương Bác Hồ. Sau 1 đêm nghỉ ngơi tại Thị xã Cửa Lò – Nghệ An, sáng ngày hôm sau đúng 6h30 phút đoàn chúng tôi khởi hành đi thăm quan quê ngoại Bác Hồ, tại Làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa - xã Kim Liên – huyện Nam Đàn, trên đường đi đoàn chúng tôi vào thăm quan Công ty TNHH Việt Mỹ tại Lô số 8 - khu công nghiệp xã Nghi Phú - Xã Nghi Phú - Thành phố Vinh - Nghệ An, công ty chuyên sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp, hàng nông sản, lương thực, vận tải hàng hóa đường bộ. Tiếp tục cuộc hành trình đoàn chúng tôi đã đến thăm quan quê ngoại Bác Hồ, tại Làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa - xã Kim Liên – huyện Nam Đàn, đây là quê hương của thân mẫu Bác Hồ - cụ bà Hoàng Thị Loan, cũng chính là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc được ông bà ngoại của Bác nhận nuôi dưỡng, giáo dục thành tài. Cũng chính tại nơi này, cha mẹ bác nên duyên vợ chồng và sinh ra ba người con ưu tú, trong đó có một người con kiệt xuất nhất của dân tộc, đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Ngôi nhà của gia đình Bác Hồ ở làng Chùa: Đây là ngôi nhà tranh 3 gian, mái lợp lá, xung quanh che phên, phía sau có một gian nhà bếp. Ngôi nhà được cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép dựng năm 1883, vào dịp lễ thành hôn của con gái Hoàng Thị Loan và con rể Nguyễn Sinh Sắc. Nhà cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại của Bác Hồ): chính là nơi vun đắp tình cảm của ông ngoại, bà ngoại và gia đình dành cho Bác. Đây là ngôi nhà tranh năm gian, trước và sau che phên. Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân. Ngôi nhà thờ có 3 gian, 1 gian chính và 2 gian phụ. Theo dấu tích còn khắc ghi trên kiến trúc, thì công trình được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 34, tức năm Tân Tỵ - 1881. Sau khi đưa Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Bác Hồ) về nuôi và cho ăn học được 3 năm, cụ Hoàng Đường đã cho dựng ngôi nhà thờ này. Ban đầu ngôi nhà thờ lợp mái tranh, đến năm 1930 thì được tu sửa và lợp ngói. Sau khi thăm và dâng hương tại quê ngoại Bác Hồ, đoàn chúng tôi lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình sang thăm quê nội Bác, tại làng Sen - xã Kim Liên Nam Đàn. Làng Sen, một làng quê bình dị như bao làng quê Việt Nam khác, quê chung của mọi người dân đất Việt. Nơi đây Bác Hồ đã sống cùng gia đình 5 năm thời niên thiếu (1901-1906) và cũng là nơi vinh dự được đón Người về thăm ngày 16/6/1957 và ngày 09/12/1961. Khoa thi hội Tân Sửu năm 1901 ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó bảng. Nhân dân Làng Sen lần đầu tiên vinh dự có người đỗ đại khoa, đã họp bàn quyết định xuất quỹ công của làng sang tận xã Xuân La mua ngôi nhà gỗ 5 gian lợp tranh dựng trên mảnh đất công rộng 4 sào 14 thước Trung bộ ( khoảng 2500 m2 ) mừng ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Người anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Thuyết cũng dỡ ba gian của nhà mình sang làm nhà ngang để mừng em công thành danh toại. Cây cối trong vườn do bà con đem đến trồng. Theo phong tục xưa “Vinh quy bái tổ ” Ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con tạm biệt mảnh đất Hoàng Trù ân nghĩa trở về sinh sống tại làng Sen. Nhà gồm các hạng mục: nhà chính, nhà ngang, cổng, sân, vườn. Đặc biệt hơn, trong nhà còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, như hai bộ phản gỗ, chiếc giường, rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, mâm bằng gỗ sơn đen. Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm: nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc và gia đình đã ở nhiều năm, gồm nhà chính, nhà ngang, vườn. Giếng Cốc: là nguồn nước sinh hoạt của gia đình. Giếng hình tròn, được kè đá, có 18 bậc lên xuống bằng đá ong. Núi Chung: khi còn nhỏ, Bác và các bạn thường đây lên chăn trâu, thả diều, ngắm nhìn phong cảnh quê hương. Tiếp tục, đoàn chúng tôi thăm và dâng hương tại nhà tưởng niệm tại quê nội Bác Hồ. Sau khi thăm quê nội Bác Hồ, tiếp tục cuộc hành trình đoàn chúng tôi tới thăm khu lăng mộ Bà Hoàng Thị Loan- Thân mẫu Bác Hồ, tại núi Động Tranh - xã Nam Giang - huyện Nam Đàn - Nghệ An. Đặc điểm: Mộ bà được xây năm 1985, nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 95 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901) là người mẹ Việt Nam tiêu biểu có công nuôi dạy nên những người con yêu nước, trong đó có cậu bé Nguyễn Sinh Cung, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ chân núi Động Tranh, lối lên phần mộ Bà nằm ở bên trái phần mộ có 269 bậc (con số 69 là năm Bác Hồ mất - 1969), lối xuống bên phải phần mộ có 242 bậc (con số 42 là năm cậu Khiêm; đưa hài cốt mẹ về đây - 1942). Trước phần mộ xuống sân bia 33 bậc, con số 33 là tuổi đời của Bà. Phía trên mộ là dàn hoa cách điệu hình khung cửi. Sau khi thăm và dâng hương tại khu lăng mộ Bà Hoàng Thị Loan- Thân mẫu Bác Hồ, đoàn chúng tôi lại tiếp tục hành trình quay về Thị Xã Cửa Lò, trên đường về Thị xã Cửa Lò chúng tôi rẽ vào thành phố Vinh-Nghệ An. Đúng 8h sáng ngày 11 tháng 06 năm 2017, đoàn chúng tôi khởi hành về quyê hương Bắc Giang của mình và đã kết thúc chuyến đi thực tế thành công. 3. Liên hệ địa phương (Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyên Yên Thế). Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc (Việt Nam), nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Nam, phía Bắc là vùng núi thấp dưới chân dãy núi Bắc Sơn, mà dãy núi này hay được biết đến hơn với cái tên cánh cung Bắc Sơn chạy từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên (một trong năm dãy núi hình vòng cung tạo nên nét đặc trưng của địa hình vùng Đông Bắc). Phía Đông Nam huyện Yên Thế giáp huyện Lạng Giang, ranh giới tự nhiên là con sông Thương một sông lớn trong hệ thống sông Thái Bình, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Yên, đều của tỉnh Bắc Giang. Phía Tây và phía Bắc Yên Thế giáp các huyện của tỉnh Thái Nguyên, kể từ Tây lên Bắc lần lượt là: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Toàn bộ phía Đông Yên Thế giáp với huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Chảy qua giữa huyện, theo hướng Đông Nam là con sông Sỏi, một nhánh nhỏ đầu nguồn của sông Thương. Yên Thế có diện tích trên 303 km. Huyện Yên Thế có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng (đạt tiêu chuẩn đô thị loại V). Toàn huyện có gần 10 vạn dân với 08 dân tộc anh em cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao Lan, Hoa, Sán Dìu. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ. Huyện Yên Thế có trên 50% diện tích tự nhiên là đất lâm nghiệp, có nhiều vườn đồi, vườn rừng, độ dốc thấp và cơ bản được phủ xanh bằng tán cây lâm nghiệp lâu năm. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng, kinh tế trang trại, gia trại phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như: gà đồi Yên Thế, gỗ chế biến, chè... Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt với một số sản phẩm hàng hóa chủ lực lựa chọn: cây lâm nghiệp, chè, cây ăn quả và chăn nuôi gà đồi bền vững Từ đó, UBND huyện đã xây dựng các kế hoạch, đề án; có cơ chế thích hợp thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa; thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cây, con giống, vật tư, hỗ trợ mua máy móc phục vụ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Kết quả đến nay, đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm. Ngoài ra, phong trào sản xuất đồi rừng, mô hình trang trại phát triển mạnh; đã hình thành các vùng sản xuất như: vùng trồng cam ở các xã: Đông Sơn, Đồng Tâm, Hồng Kỳ; vùng trồng rừng kinh tế ở các xã vùng cao của huyện và xã Tiến Thắng, Đồng Hưu; vùng chăn nuôi gà đồi tập trung nhiều ở các xã: Đồng Tâm, Tiến Thắng, Tam Tiến; vùng trồng Chè ở xã Xuân Lương, Canh Nậu... Kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua đã phát triển khá toàn diện và có nhiều đột phá mới, chỉ tính từ năm 2016 và đầu năm 2017 đã có nhiều chuyển biến mới về chất và lượng, cụ thể: - Về sản xuất nông - lâm nghiệp Nông nghiệp Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 12.020 ha đạt 103,04% KH năm và bằng 100,23% so với năm 2015; chè 500 ha, đạt 103% KH, sản lượng chè tươi 3.800 tấn. Cây ăn quả 4.700ha, sản lượng quả tươi 20.000 tấn. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 39.682 tấn, đạt 105,82% KH. Tổng đàn gia cầm 4,5 triệu con, đạt 100% KH (đàn gà 4 triệu con); đàn lợn 105.000 con, đạt 110,5% KH; đàn trâu, bò 11.019 con, đạt 100,17% KH (đàn bò 4.501 con); công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1.006ha, sản lượng khai thác 3.700 tấn. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 6.824 ha/6.901 ha, đạt 98,88 % kế hoạch và bằng 98,4 % so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng lương thực có hạt đạt 16.950 tấn, bằng 93,7% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng đàn, gia súc, gia cầm được duy trì ổn định so với cùng kỳ năm 2016. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.006 ha, sản lượng đạt 2.700 tấn, bằng 102,5 so với cùng kỳ, chủ yếu là cá nuôi thương phẩm. Công tác phòng chống dịch trên đàn vật nuôi được quan tâm thực hiện tốt nên sáu tháng đầu năm không có dịch bệnh lớn xảy ra . Lâm nghiệp: Năm 2016 trồng 1.354 ha rừng tập trung, 307.000 cây phân tán, đạt 120,4% KH. Làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng; không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn huyện. Khai thác trên 983,5 ha rừng trồng với sản lượng trên 85.775 m3 gỗ các loại. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Công tác trồng rừng, khai thác, phòng chống cháy rừng được quan tâm (trồng 1.260 ha rừng tập trung bằng 132,6 % so với cùng kỳ năm 2016 và 327 nghìn cây phân tán; khai thác 598,5 ha rừng trồng được 47.527 m3 gỗ và 8.850 ste củi). - Về Sản xuất công nghiệp - TTCN; thương mại - dịch vụ Năm 2016 tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.310 tỷ đồng, đạt 100,7% KH năm, trong đó, công nghiệp 627 tỷ đồng, TTCN 683 tỷ đồng. Các sản phẩm chủ yếu gồm: May công nghiệp, vôi hòn, cay vôi, gỗ bóc, mộc dân dụng, gạch không nung, đan lát, chế biến nông, lâm sản...;chỉ đạo giải thể bắt buộc 10 HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012; thu hút 01 doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất tại Cụm công nghiệp Cầu Gồ, xã Đồng Tâm (Công ty TNHH Thành Minh Quân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu), 01 doanh nghiệp Hàn Quốc tìm cơ hội đầu tư nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời tại xã Đồng Tiến. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN trên địa bàn hoạt động cơ bản ổn định, giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động. Giá trị sản xuất ước thực hiện 750 tỷ đồng, đạt 50% KH, tăng 95 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016 (trong đó, công nghiệp 368 tỷ đồng, TTCN 382 tỷ đồng). Các sản phẩm chủ yếu: May mặc, vôi hòn, cay vôi, mộc dân dụng, gỗ bóc... Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN tại địa bàn hoạt động cơ bản ổn định, từ đó hạn chế tình trạng thất nghiệp và ổn định đời sống cho công nhân. Tổng giá trị lưu chuyển hàng hóa và doanh thu bán lẻ ước đạt 950 tỷ đồng, đạt 52,7% KH, tăng 140 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân. - Về sản xuất công nghiệp – xây dựng: Hoàn thành, đưa vào sử dụng 06/07 công trình khởi công mới năm 2016 như nâng cấp, sửa chữa tuyến đường trục xã Xuân Lương đi bản Xoan; đường trục xã Đồng Tiến - Canh Nậu; nâng cấp, sửa chữa trường Mầm thị trấn Cầu Gồ (cũ) làm trụ sở làm việc cho các đơn vị khối sự nghiệp; đường vào đền thờ Bác Hồ và các anh hùng liệt sỹ, nhà làm việc liên cơ quan. Triển khai các dự án lớn như: Kè chống sạt lở kết hợp đê ngăn lũ, đường cứu hộ cứu nạn 4 xã vùng sông Thương, sông Sỏi (tuyến số 12); khu dân cư mới thị trấn Bố Hạ, khu dân cư mới TT Cầu Gồ. Hoàn thiện các trình tự, thủ tục để triển khai xây dựng khu dân cư trung tâm xã Phồn Xương. Đến nay toàn huyện đã xây dựng, bổ sung quy hoạch xong 04 cụm công nghiệp và 03 điểm công nghiệp với tổng diện tích trên 100 ha; 01 nhà máy chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu. Bên cạnh đó các ngành nghề nông thôn như: sản xuất gạch, vôi hòn, cây vôi, mộc dân dụng, khai thác cát sỏi.... tiếp tục được phát triển và đã thu hút được khoảng 4.000 hộ tham gia, đồng thời góp phần giải quyết công việc làm cho hàng ngàn lao động. - Về việc thực hiện xây dựng nông thôn mới 19 xã trong huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có xã An Thượng, Xã Đồng Tâm là xã điểm về đích xây dựng nông thôn mới. Hiện đang tập trung cao trong công tác xây dựng nông thôn mới cho xã Phồn Xương và thôn Đồng Lân xã Đồng Kỳ để trở thành xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 theo kế hoạch; đồng thời các xã còn lại hoàn thành ít nhất 1 tiêu chí. Làm cho diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. - Về công tác giáo dục - đào tạo Chất lượng giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục tiếp tục được ổn định và giữ vững. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường giảm nhanh, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 3,1%, giảm 2,5 %, thể thấp còi còn 3,7% giảm 4,0% so với năm học trước. Chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục mũi nhọn cấp Trung học cơ sở có nhiều khởi sắc; số lượng giải trong kỳ thi chọn Học sinh giỏi văn hóa, sáng tạo KHKT tăng hạng so với năm học trước (dẫn đầu trong 04 huyện miền núi). Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập Tiểu học và THCS được duy trì bền vững. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố MN đạt 80 % tăng 6,7% so với năm trước, phổ thông đạt 97%. Các trường thuộc huyện (MN, TH, THCS) có 50 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 79,4% tăng 02 trường so với năm học trước. Tỷ lệ học sinh tham gia Bảo hiểm y tế đạt 99,42%. Tại địa bàn huyện đã hoàn thành đưa vào sử dụng trên 253 phòng học kiên cố, 49 phòng công vụ giáo viên; xây mới 01 trường học và 99 hạng mục công trình phụ trợ. Đã đầu tư xây mới trụ sở Trung tâm Y tế huyện; nâng cấp, cải tạo Bệnh việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thu_hoach_nghien_cuu_thuc_te_kinh_te_xa_hoi_tai_nghe_an.doc
Tài liệu liên quan