Bài thu hoạch thực tập thực tế Lớp Khoa học Đất

Câu 6: Các điểm kỹ thuật chủ yếu trong trong canh tác nho để đạt tiêu chuẩn nho sạch ở trang trại Ba Mọi. Trang trại trồng nho của ông Ba Mọi có đạt tiêu chuẩn nho sạch hay nho hửu sơ?Tại sao?

 Các điểm chủ yếu trong kỹ thuật canh tác nho Ba Mọi

 Nho là loại cây thích hợp nhiều nắng

 pH : 5,5 – 6,5

 Bệnh cây : thường xuất hiện bệnh mốc xương và bệnh thán thư

 Phân bón : Phân hữu cơ 4 tấn/ha

 Phân vô cơ chỉ bón khi cần thiết

 Bón lót : NPK

 Từ ngày trồng đến lúc thu hoạch: 12 tháng

 Chu kỳ cây nho kéo dài từ 7-10 năm

 Năng suất :10-15 tấn/ha

 Mật độ: hàng-hàng là 2.5m

 Cây – cây là 2.5m

 Có thể cho hoa bất kì thời điểm nào tuỳ thuộc vào thời gian cắt cành

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3462 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch thực tập thực tế Lớp Khoa học Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Đông. Địa hình: đồng bằng Điều kiện thời tiết lúc mô tả: trời râm mát Đặc điểm chính của phẩu diện: ẩm, tầng đất canh tác có nhiều rễ thực vật, đất thuần thục, tầng B có nhiều đốm rỉ sét và xác bả hữu cơ bán phân hủy, đất phát triển mạnh. Mực thủy cấp xuất hiện ở độ sâu khoảng 120 cm, tầng khử có sa cấu cát pha thịt, đất bán thuần thục. KH Độ sâu tầng đất (cm) Đặc tính của tầng đất Ah 0 – 35 Màu nâu đen, ẩm, sét, ít đốm gỉ màu nâu vàng, nhiều rễ thực vật, đất thuần thục, chuyển tầng rõ dạng gợn sóng (2-4cm) do màu nền của đất. Bg1 35 – 70 Màu xám đen, ẩm, sét pha lẫn ít chất hữu cơ phân hủy, ít đốm gỉ màu nâu vàng, rễ thực vật nhỏ và ít, đất thuần thục, chuyển tầng rõ, đột ngột. Bg2 70 – 110 Màu xám đen, nhiều sét, chặt, dính, déo, thuần thục, ít đốm gỉ màu nâu vàng rải rác pha lẫn với chất hữu cơ bán phân hủy, chuyển tầng từ từ BC 110 – 175 Màu nền xám và xám sậm, đất chuyển sang tầng khử, nhiều sét, thuần thục, dính, dẻo, xuất hiện 1 ít đốm xám xanh xen kẽ với đốm nâu vàng, có xuất hiện 1 lớp cát (khoảng 5-7cm) chứng tỏ dấu tích bồi tụ phù sa, chuyển tầng đột ngột, phẳng Cr >175 Màu nền xám, đất khử, nhiều sét, bán thuần thục, dính, dẻo, nhiều đốm màu xám xanh phân bố rải rác Các yếu tố bất lợi trong canh tác lúa 3 vụ: - Canh tác liên tục 2năm 7vụ, độc canh nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh, sâu bệnh trên diện rộng rất cao. Gia tăng chi phí thông qua sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống một cách không hợp lý. Canh tác lúa liên tục dễ làm giảm khả năng hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất, suy thoái đất lâu dài Lưu tồn độc chất trong đất thông qua canh tác quá độ Biện pháp cải thiện độ phì nhiêu trong đất canh tác lúa 3 vụ: Gia tăng hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất thông qua luân canh với cây trồng cạn, bón phân hữu cơ vào trong đất. Cần có chế độ bón phân vô cơ cân đối, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, nên kết hợp sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Biện pháp cải thiện độ phì nhiêu đất trong canh tác lúa 3 vụ: Để cải thiện độ phì nhiêu đất trong canh tác lúa 3 vụ cần phải điều tra nghiên cứu tính chất hóa, lý, sinh học của đất ở những vùng này để làm cơ sở khoa học khuyến cáo ngành nông nghiệp và nông dân quản lý và sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả. Do đó, cần phải tăng cường khả năng cung cấp đạm từ đất bằng các biện pháp: + Luân canh lúa với cây trồng cạn. + Bón phân hữu cơ cho đất. + Cần có thời gian để khô đất giữa 2 vụ lúa bằng cách phơi ải đất từ 2 đến 4 tuần... Nếu luân canh lúa với cây trồng cạn, phơi đất giữa 2 vụ canh tác sẽ làm chất hữu cơ trong đất chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác theo hướng có lợi cho cây trồng sử dụng, làm tăng lượng đạm trong đất. Kết quả của một thí nghiệm trên ruộng của nông dân ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong vụ thu đông 2005, cho thấy: mô hình trồng lúa 3 vụ cho năng suất khoảng 3,3 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân canh lúa - bắp - lúa đạt gần 4,1 tấn/ha, mô hình lúa - đậu xanh - lúa đạt trên 4,5 tấn/ha. Thí nghiệm trong vụ đông xuân 2006 ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cũng cho kết quả tương tự: mô hình thâm canh lúa chỉ đạt năng suất 2,9 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân canh lúa - bắp - lúa đạt 4,3 tấn/ha, mô hình lúa - đậu nành - lúa đạt 3,2 tấn/ha. Tùy theo vùng sinh thái, năng suất lúa trong các mô hình luân canh tăng so với độc canh lúa từ 7-20% là một trong những điểm nổi trội của mô hình luân canh lúa màu so với độc canh lúa cả ở trong và ngoài vùng đê bao lũ. Mặt khác, luân canh lúa màu còn giúp cải thiện độ bền của cấu trúc đất cũng như tính chất hóa lý và sinh học của đất. Ngoài luân canh cây, cần phải cải thiện chất hữu cơ trong đất bằng cách bón phân hữu cơ hoặc phân rơm đã được ủ cho hoai. Sử dụng các loài nấm và vi khuẩn phân hủy rơm trả lại dinh dưỡng cho đất. Tiến hành các biện pháp làm đất thích hợp: đối với canh tác rau màu nên làm ở ẩm độ thích hợp; đối với canh tác lúa nên sử dụng các loại máy cày nhỏ trong khâu chuẩn bị đất để hạn chế tác động nén dẽ trong điều kiện làm đất ướt. Những biện pháp này cũng đã được thực hiện mô hình thí nghiệm và cho kết quả khả quan. Câu 2: Trình bày bảng mô tả phẩu diện, phân loại đất ở điểm khảo sát đất phèn nông trường Tân Lập. Các khó khăn trong sản xuất khóm và làm thé nào để giải quyết khó khăn này. Mô tả phẫu diện Tên đất theo địa phương: đất phèn Ngày khảo sát và mô tả: 12/01/2009 Vị trí: Nông trường Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Địa hình:đồng bằng trũng Thực vật hoang dại: năng, dương xĩ Cây trồng: khóm Điều kiện thời tiết lúc mô tả: trời râm mát. Đất lên liếp cao, mực thủy cấp gần tầng mặt (khoảng 30 cm). Đất có màu xám xanh, thuộc vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười. Đặc tính hình thái chính của từng tầng đất trong phẩu diện: Ký hiệu Độ sâu tầng đất (cm) Đặc tính của tầng đất A 0 – 60 Màu xám đen, đất khử, không thuần thục, nhiều rễ thực vật phân bố dọc, chất hữu cơ nhiều, tập trung, chuyển tầng đột ngột, rõ do màu nền của đất. B1 60 – 140 Màu trắng xám, đất khử, không thuần thục, nhiều sét pha lẫn với chất hữu cơ bán phân hủy, nhiều rễ thực vật, phân bố dọc, tế khổng nhỏ, thưa thớt, pH = 4.5, chuyển tầng từ từ, không rõ rang. B2 >140 Màu xám xanh, nhiều sét, chặt, bán thuần thục, lẫn nhiều xác, rễ thực vật và chất hữu cơ chưa phân hủy, pH = 4. Các khó khăn trong sản xuất khóm tại nông trường Tân Lập: - Nguồn giống đa dạng, kỹ thuật ươm chồi mất khá nhiều thời gian, nguồn cây con chưa thật sự đảm bảo về chất lượng. - Kỹ thuật canh tác chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất nên năng suất chưa đồng đều, chất lượng chưa được đảm bảo nên đầu ra chưa thật sự an toàn. Hướng giải quyết các khó khăn trên. Câu 3:Các điểm chủ yếu trong kỹ thuật trồng khóm ở nông trường Tân Lập so vói kỷ thuật trồng khóm theo khuyến cáo?Làm thế nào để cải thiện năng suất cây trồng trên đất phèn? Có thể tròng các loại rau màu nào trên đất phèn? Nông trường khóm Tân Lập ở xã Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là kết quả của quá trình tháo chua, rửa phèn, cải tạo vùng ĐồngTháp Mười,của chính quyền và nhân dân địa phương. Hình thành năm:1977 gồm 3 xã Tân Lập 1, Tân Lập 2 và Tân Hoà Thành Diện tích : 3084,05 ha Kỹ thuật canh tác khóm: Khóm thuộc giống Cayene, trái to, cho năng suất cao nên được nhà nông ưa chuộng. Một ha khóm trong một vụ có thể cho lợi nhuận đến 10M đồng, cao hơn lúa nhiều, nên khả năng mở rộng diện tích chuyên canh rất lớn. Hiện nay, diện tích cây khóm đang tăng dần. Khóm là một loại quả ngon, được ăn tươi hoặc chế biến, đóng hộp, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khóm rất được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Thịt quả có màu vàng đẹp, có đầy đủ các loại vitamine (trừ Vitamin D). Khóm có mùi thơm mạnh, có vị ngọt, hơi chua, độ Brix từ 16-20, axit ascorbic 216mg/l Khóm (dứa) là một trong những cây ăn trái quan trọng trên thế giới đứng thứ 3 sau chuối và cây có múi. Là loại cây trồng cạn có khả năng chịu phèn và chịu hạn rất tốt. Nhiệt độ thích hợp để trồng khóm từ 20-30oC, pH thích hợp: 4,4 - 5,5. Hiện nay trồng chủ yếu: giống Queen Hình thức nhân giống:: Chồi giâm Chồi nách Chồi ngọn Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoach dài Mật độ: 25000-27000 cây/ha Làm đất : Làm đất bằng phương pháp thủ công: cuốc, len, giá… Làm đất bằng phương pháp cơ giới: máy đào, máy xới… Phân bón : Bón lót vôi 1tấn/5000ha 500kg supper P Hình thức bón phân: Bón rãi hoặc pha dung dịch tưới Chăm sóc: Dùng năng tủ lên mặt líp để giữ ẩm cho khóm, tránh bốc thoát hơi nước Xử lý chồi trước khi trồng phòng rệp sáp Tưới nước : Không cần tưới nhiều vì khóm là cây chịu hạn Làm cỏ: 2 tháng/lần Biện pháp cải thiện năng suất khóm trên đất phèn : Cần chú trọng khâu xử lý chồi trước khi gieo trồng để tránh tình trạng khóm bị bệnh trong giai đoạn sinh trưởng Giữ ẩm cho đất bằng cách : dung năng tủ lên gốc khóm Thường xuyên bón phân hữu cơ cho đất Bón vôi để cải thiện pH đất và diệt mầm bệnh sau mỗi vụ Câu 4:Trình bày mô tả phẩu diện, phân loại đất ở điểm khảo sát đất Vùng trồng Thanh Long tại Phan Thiết. Tiêu chuẩn EuepGAP có các điểm chủ yếu nào? Trang trại đẫ thực hiện các yêu cầu này như thế nào? Mô tả phẫu diện Tên đất theo địa phương: Đất cát pha Phân loại đất theo USDA/FAO-UNESCO: ARENOSOLS (AR) Ngày khảo sát và mô tả:13/01/2009 Vị trí: Trang trại thanh long Duy Lan, thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Địa hình: đồng bằng Thực vật hoang dại: cỏ Cây trồng: Thanh long Điều kiện thời tiết lúc mô tả: trời nắng, gió. Đặc điểm hình thái chính của phẩu diện: Đất khô, màu trắng xám, nhiều sét, đất chặt. Đặc tính hình thái chính của từng tầng đất trong phẩu diện: Độ sâu tầng đất (cm) Đặc tính của tầng đất 0 – 25 Màu trắng xám, nhiều cát, lẫn ít rễ thực vật, mịn, không có cấu trúc. 25 – 45 Màu xám, đất chặt, nhiều sét, dính, dẻo, ít đốm gỉ màu nâu vàng, rải rác, có chôn vùi hữu cơ > 45 Màu nền xám xanh, nhiều sét lẫn cát, đất chặt, nhiều đốm nâu vàng, tập trung, sa cấu thô, càng đi sâu xuống càng nhiều cát pha sét. Kỹ thuật trồng Thanh Long: Nhiệt độ trồng từ 25-300C, ngày dài chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Có 3 giống chính là: + Vỏ đỏ-ruột trắng + Vỏ đỏ-ruột đỏ + Vỏ vàng-ruột vàng Trồng theo trụ bằng xi-măng hoặc các trụ bằng gỗ. 1ha có khoảng 1000-1100 trụ Nước tưới sử dụng chủ yếu là nước khoan ngầm. Phân vô cơ sử dụng chủ yếu là NPK 20-20-15 kết hợp thêm phân vi sinh 0.5Kg/gốc Năng suất 40 tấn/ha/năm Các điểm chủ yếu trong tiêu chuẩn EurepGAP: + Bao gồm 14 vấn đề : Truy nguyên nguồn gốc Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ Giống cây trồng Lịch sử và quản lý vùng đất Quản lý đất và các chất nền Sử dụng phân bón Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới Bảo vệ thực vật Thu hoạch Vận hành sản phẩm Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sử dụng chất thải Sức khỏe, an toàn và an sinh của người lao động Vấn để môi trường Đơn khiếu nại. + Mỗi vấn đề có nhiều yếu tố liên quan. Tổng cộng có 209 yếu tố, mỗi yếu tố có 3 cấp độ : chính yếu, thứ yếu, đề nghị. + Chứng nhận hệ thống quản lí thực phẩm theo yêu cầu EurepGAP sẽ mang lại các lợi ích sau: Tăng cường sự an tòan thực phẩm và hệ thống quản lí an tòan thực phẩm. Thể hiện sự cam kết trong việc sản xuất/ kinh doanh thực phẩm an tòan. Được chấp nhận vào cộng đồng EurepGAP. Nâng cao sự tin tưởng của khách hàng đối với chât lượng và an tòan sản phẩm. Trang trại đã thực hiện các yêu cầu này : Khi làm chứng chỉ phải đạt các tiêu chuẩn cho phép về đất, nước,… Gởi mẫu đất, mẫu nước đi kiểm tra định kỳ Phòng chống côn trùng có hiệu quả Phòng trừ ruồi đục tốt Không sử dụng chất độc hại Sử dụng thuốc BVTV, phân bón đa vi lượng theo danh mục cho phép Quy định vệ sinh trang trại trước thu hoạch Có khu vực vệ sinh riêng Câu 5:Trình bày bảng mô tả phẩu diện, phân loại đất ở điểm khảo sát đất vùng trồng Nho ở Phan Rang. Các yêu cầu về đất đai sinh thái để có thể trồng Nho. Mô tả phẩu diện : Tên đất theo địa phương: Đất kiềm mặn Phân loại đất theo USDA/FAO-UNESCO:ARENOSOLS (AR) xám bạc màu Ngày khảo sát và mô tả:13/01/2009 Vị trí: Trang trại nho Ba Mọi, thôn Thuận Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận Địa hình: Đồng bằng ven biển Thực vật hoang dại: cỏ Cây trồng: Nho Điều kiện thời tiết lúc mô tả: Trời râm mát, gió nhẹ Đặc điểm hình thái chính của phẩu diện: Đất khô cứng, màu nâu vàng, tương đối nhiều sét. Đất phân tầng không rõ ràng, canh tác thường niên. Mực thủy cấp khoảng 15m Đặc tính hình thái chính của từng tầng đất trong phẩu diện: Độ sâu tầng đất (cm) Đặc tính của tầng đất 0 – 10 Màu nền nâu vàng, cát pha thịt, đất khô, có nhiều rễ thực vật mịn, phân bố dọc 10 – 60 & >60 Màu nền nâu vàng, sét pha thịt, chặt, ít rễ thực vật 2. Các yêu cầu về đất đai sinh thái để có thể trồng Nho : Nho thích nghi ở pH trung tính từ 5.5 – 6.5. Chịu hạn tốt, chịu ẩm kém. Nho có thể trồng ở vùng đồi núi Thời gian từ ngày trồng đến thu hoạch là 1 năm, vòng đời của Nho là 7 – 10 năm. Những giống Nho có thời gian sinh trưởng ngắn phải có gốc ghép. Cách làm đất trồng Nho : Cây cách cây là 2.5m Hàng cách hàng là 1.5m Mật độ ưa dùng nhất là 2,5 m x 2 m một cây (2000 cây/ha) Để cây nho phát triển tốt khi trồng nên chọn đất tốt, làm đất kỹ, cầy bừa tạo tầng đất mặt sâu, tạo điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Hố đào sâu, bỏ nhiều phân hữu cơ đã mục. Bón phân: khuyến cáo là 4 tấn/ha. Yếu tố quan trọng giúp Nho đạt năng suất cao là yếu tố kĩ thuật. Nho ra hoa vào thời điểm giữa năm,cần cắt cành trước khi thu hoạch 120 ngày, và trước khi nở hoa từ 30 – 45 ngày. Cắt cành ở mắt thứ 7. Chất lượng Nho dựa vào độ ngọt Đặc điểm của nghề trồng nho là phải cho cây leo giàn Tưới chỉ cần thiết vào vụ nắng và về mùa mưa có khi cũng phải tưới. Đất thịt tưới nhiều nước hơn nhưng số lần tưới ít thường cách 10 - 15 ngày tưới một lần, nhưng thời kỳ ra hoa quả, sau 7 - 10 ngày đã lại cần tưới. Đất cát tưới một lượng nước ít hơn nhưng số lần tưới phải nhiều hơn, thường 5 - 7 ngày phải tưới một lần; khi lá nhiều, ra hoa quả - mỗi lần tưới chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày. Câu 6: Các điểm kỹ thuật chủ yếu trong trong canh tác nho để đạt tiêu chuẩn nho sạch ở trang trại Ba Mọi. Trang trại trồng nho của ông Ba Mọi có đạt tiêu chuẩn nho sạch hay nho hửu sơ?Tại sao? Các điểm chủ yếu trong kỹ thuật canh tác nho Ba Mọi Nho là loại cây thích hợp nhiều nắng pH : 5,5 – 6,5 Bệnh cây : thường xuất hiện bệnh mốc xương và bệnh thán thư Phân bón : Phân hữu cơ 4 tấn/ha Phân vô cơ chỉ bón khi cần thiết Bón lót : NPK Từ ngày trồng đến lúc thu hoạch: 12 tháng Chu kỳ cây nho kéo dài từ 7-10 năm Năng suất :10-15 tấn/ha Mật độ: hàng-hàng là 2.5m Cây – cây là 2.5m Có thể cho hoa bất kì thời điểm nào tuỳ thuộc vào thời gian cắt cành Thời gian : từ lúc cắt cành đến lúc nở hoa 30-45 ngày từ lúc cắt cành đến lúc thu hoạch 100-120 ngày Hiện nay có nhiều giống nho làm rượu vang, mỗi giống có đặc trưng về màu, mùi, vị khác nhau. Căn cứ điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai và nhu cầu tiêu thụ chúng tôi xin giới thiệu một số đặc điểm cơ bản hai giống nho làm rượu được tỉnh ta chọn trồng. + Giống Shiraz: Là giống nho làm rượu vang đỏ, thời gian từ trồng đến tạo cành 4 - 6 tháng, từ cắt cành đến thu hoạch khoảng 90 ngày; cây có sức sống mạnh, lá nhỏ phân thùy sâu, màu xanh đậm hơi nhám, có nhiều lông; có khả năng kháng sâu bệnh cao; chùm trái hình trụ dài, trái nhỏ 2 - 3 g, tròn, màu đỏ tím, số trái trên chùm nhiều 114 -120 trái, năng suất cao 110 -120 tạ/ha/vụ; độ Brix 15 - 18, cắt cành được 3 vụ trong năm. + Giống Sauvignon Blanc: Là giống nho làm rượu vang trắng và Champagne, thời gian từ trồng đến tạo cành 4-6 tháng, từ cắt cành đến thu hoạch khoảng trên 90 ngày, cây có sức sống mạnh, lá nhỏ phân thùy sâu, màu xanh hơi nhạt có lông; có khả năng kháng sâu bệnh cao; chùm trái hình trụ, trái nhỏ 2 - 3 g, tròn, màu xanh vàng khi chín, số trái trên chùm nhiều 90 - 120 trái, năng suất 70 - 100 tạ/ha/vụ; độ Brix 15 - 18, cắt cành được 3 vụ trong năm. I. Giai đoạn cây con 1.Chọn đất: Đất nhẹ từ cát pha đến thịt trung bình; diện tích tương đối lớn. Đất cao không úng nước mùa mưa và đủ nước tưới mùa khô. 2. Chuẩn bị đất: - Đất được cày (cuốc) sâu 25 - 30 cm, bừa kỹ, phơi ải, sạch cỏ dại; - Đánh hàng: Hàng cách hàng 2 m, hố cách hố 1,6 - 1,8 m, hố rộng 40 cm, sâu 40 cm. Cho vào hố hỗn hợp đất mặt + phân hữu cơ hoai mục + phân lân vi sinh + vôi bột theo tỷ lệ (100:10: 0,5: 0,5) trước trồng 15 - 20 ngày. 3. Trồng 3.1.Thời vụ: Tốt nhất trồng từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 2. 3.2. Mật độ - Khoảng cách : Mật độ: Trồng dày, khoảng 2.700 - 3.100 cây/ha; Khoảng cách: Hàng cách hàng: 2 m, cây cách cây: 1,6 - 1,8 m. 3.3. Kỹ thuật trồng ( trồng cây ươm trong bầu) Sửa hàng, đánh rãnh thẳng và bằng phẳng; Chuyển cây đến vị trí đã bón phân lót, đào hố sâu 25cm, xé bịch nilon cho bầu vào hố, lấp đất, nén chặt; Trồng vào chiều mát, và tưới nước sau trồng; Cắm cây choái, và buộc cây nho bằng dây mềm. 4. Chăm sóc 4.1. Tưới nước: Trong giai đoạn này cây cần đủ ẩm; tùy điều kiện thời tiết 4 - 7 ngày tưới 1 lần; Khi tưới nước không để ngập mặt đất trên gốc. 4.2. Bón phân: 10 - 15 ngày sau trồng bắt đầu bón phân, bón 1 muỗng cà phê phân urê cho mỗi gốc lúc theo nước, sau đó cứ 10 ngày bón 1 lần, lượng bón tăng dần lên 2 - 3 muỗng cà phê lúc cây lớn. 4.3. Làm cỏ xới xáo: 20 ngày sau trồng tiến hành xới xáo làm cỏ và qua đất mép; sau 1 tháng tiến hành xới xáo, làm cỏ 1 lần; xới nhẹ trước khi bón phân, tưới nước để hạn chế mất phân, kích thích ra rễ. 4.4. Thường xuyên tỉa chồi nách, tỉa tua, buộc cây nho con vào cây choái. 5. Ghép - Khi cây nho cao 80 - 100 cm tiến hành ghép, áp dụng kỹ thuật ghép nêm ngọn, vị trí ghép cách gốc 50 cm, ghép vào sáng sớm hoặc chiều mát. - Mắt ghép bảo đảm đúng giống, sạch bệnh; không ghép giống không rõ nguồn gốc. 6. Tạo cành - Khi cây vượt giàn 10 cm, bấm ngọn sát mặt giàn tạo 2 - 3 cành cấp I to khỏe đều nhau; mỗi cành cấp I tạo 8 - 10 cành cấp II; cành cấp II dài khoảng 100 cm. - Để các cành to khỏe đều nhau và phân bố đều trên mặt giàn nên bố trí cành cấp II thẳng góc với cành cấp I. II. Giai đoạn thu hoạch: 1.Tạo luống Khi cây nho bước vào giai đoạn tạo cành cấp II, dùng cuốc vun hai mép hàng để tạo luống nho nổi; Lúc này phân bón và nước được đưa vào 2 bên mép rãnh cung cấp cấp cho cây. 2. Cắt cành - Các giống nho rượu có thời gian từ cắt cành đến thu hoạch khoảng 90 ngày, chọn thời điểm cắt cành sao tránh thời tiết bất lợi lúc nho ra bông, đậu trái; - Tùy vụ, kỹ thuật cắt cành có khác nhau, để bộ khung cành không quá dài; vụ đông - xuân cắt cành già hơn các vụ khác trong năm. 3. Bón phân 3.1. Lượng phân bón (cho 1 ha/vụ) Phân chuồng hoai mục: 10 - 20 tấn Vôi bột: 1.000 kg Phân đạm (urê): 500 kg Phân lân (Super Lân): 1000 kg Phân kali: 500 kg Tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,7:1,4 (Có thể thay thế bằng các loại phân hỗn hợp có hàm lượng tương đương). 3.2. Thời kỳ bón Đợt 1: Sau thu hoạch 7-10 ngày, tiến hành làm cỏ, cuốc đảo đất để cắt các rễ già, thúc đẩy rễ non mọc ra; bón phân lót: 100% phân chuồng + 100% vôi + 20% đạm + 50% lân + 10% kali; Đợt 2: Sau cắt cành 7 ngày, xới xáo nhẹ lớp đất mặt, bón 20% đạm + 20% lân + 10% kali; Đợt 3: Sau cắt cành 30 ngày, bón 10% đạm + 20% lân + 10% kali; Đợt 4: Sau cắt cành 45 ngày, bón 30% đạm + 10% lân + 10% kali; Câu 7: Trình bày bảng mô tả phẩu diện, phân loại đất ở điểm khảo sát đất tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Cơ cấu cây trồng trên các nhóm đất này?biện pháp quản lý độ phì nhiêu ở các điểm khảo sát. MÔ TẢ PHẨU DIỆN TẠI ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG Ngày khảo sát và mô tả: 14/01/2009 2.Tên đất theo địa phương: Đất phù sa bồi hằng năm. Phân loại đất theo FAO-UNESCO: Eutric Fluvisol Thực vật: cỏ chỉ, cỏ gạo, cải trời,… Hiện trạng: chuyên canh rau màu Vị trí: Cách thị trấn Đơn Dương 2000m, cách lộ khoảng 100m về hướng Tây Địa hình: đồng bằng trũng giữa thung lũng Điều kiện thời tiết lúc mô tả: trời nắng nhẹ Đặc điểm chính của phẩu diện: Màu nền chủ yếu là nâu vàng và đậm hơn ở những tầng bên dưới, thịt pha sét. Tầng B có nhiều đốm gỉ sắt, tích lũy sét, ẩm, dọc theo phẩu diện xuất hiện các đốm gỉ sắt đỏ vàng hình ống, càng xuống sâu càng tích lũy nhiều sét. Ký hiệu Tầng Độ sâu (cm) Mô tả A 0 - 30 Màu nâu nhạt, khô, chặt, nhiều rễ thực vật, thịt pha sét, đốm gỉ sắt trung bình, chuyển tầng từ từ. AB 30 – 50 Màu nâu vàng nhạt, thịt pha sét, khô, nhiều đốm gỉ sắt nâu vàng hình ống dọc theo tế khổng, chuyển tầng rõ. B1 50 - 70 Màu nâu vàng, nhiều đốm gỉ sắt hơn tầng trên, sét, ẩm, chặt, dẻo, chuyển tầng từ từ. B2 70 - 90 Màu xám sáng, ẩm, sét, dẻo, ít đốm gỉ sắt hơn tầng trên, chuyển tầng rõ. C 90 - 110 Màu xám sáng nhạt, ẩm, sét, dẻo. CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN NHÓM ĐẤT NÀY Nông dân thường trồng một số loại rau họ thập tự như: cải bắp, cải xanh, cải thảo, cà chua,… Mỗi năm thường trồng 3 – 4 vụ cho thu hoạch đạt năng suất cao. Nông dân thường trồng luân canh từng loại rau khác nhau theo vụ mùa phù hợp với điều kiện thời tiết, phòng trừ sâu bệnh và nhằm cho năng suất cao. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘ PHÌ NHIÊU Nông dân thường trồng và làm đất theo tập quán canh tác truyền thống, ít sử dụng phân hữu cơ mà chủ yếu sử dụng phân vô cơ. Nông dân thường áp dụng biện pháp làm đất và bón phân để nhằm duy trì độ phì cho đất và cây trồng đạt năng suất cao như sau: + Cày xới đất bằng máy cày đánh đất, sau đó lên luống. + Bóm lót trước khi trồng bằng phân bò ủ hoai (2 khối phân bò/ 1000m2) hoặc phân vi sinh. + Bón vôi (1.2 – 1.5 tấn/ 1000m2) nhằm nâng pH đất và tăng hoạt động vi sinh vật. + Dùng màng phủ giữ ẩm cho đất tránh xói mòn. + Bón phân vô cơ NPK với công thức 150 – 150 – 200 (đối với bắp cải). + Ngoài ra, hằng năm đất ở đây còn được bồi đắp phù sa từ nước lũ của sông Đa Nhim. Câu 8: Đánh giá hiện trạng sản xuất rau ở Đơn Dương theo cách sản xuất của nông dân so với yêu cầu sản xuất rau sạch đạt tiêu chuẩn Gap. Tìm hiểu và đánh giá việc quản lý, chỉ đạo sản xuất theo hướng rau sạch ở trung tâm Nông Nghiệp Đơn Dương. Nghề trồng rau ở Đơn Dương đã có từ lâu đời và sản xuất mang tính chất truyền thống. Tuy nhiên, dưới tác động của cơ chế thị trường, người nông dân nơi đây đã biết kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống với khoa học kỹ thuật hiện đại trong canh tác, tạo nên sự đa dạng về chủng loại và phẩm cấp nên sản phẩm của họ làm ra có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tính đến nay, có nhiều cơ sở và công ty đang rất lưu tâm đến cây rau thương phẩm tại Đơn Dương và nhiều hộ trồng rau tại đây cũng đã giàu lên nhờ cây rau. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, nhiều nhà vườn Đơn Dương đã gặp không ít khó khăn vì sự thất thường về giá cả của cây rau nơi đây. Ưu thế của sản xuất rau ở Đơn Dương là điều kiện khá thuận lợi về giao thông nên việc vận chuyển rau không gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Bên cạnh đó, có khá nhiều điểm thu mua nên người nông dân khi tiêu thụ rau không phải vận chuyển quá xa làm ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm. Còn về khó khăn, người trồng rau tại Đơn Dương vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị trường. Bên cạnh đó, điều kiện tiếp nhận thông tin của họ cũng còn nhiều hạn chế nên sản phẩm rau Đơn Dương khó cạnh tranh vượt trội so với một số vùng khác. Đối với vùng chuyên canh rau, để hạn chế mức độ sâu bệnh hại cây trồng, người dân Đơn Dương ít khi áp dụng trồng xen canh rau. Sản phẩm rau của Đơn Dương chủ yếu là rau tươi, ít thông qua công nghệ chế biến. So với yêu cầu sản xuất rau sạch đạt tiêu chuẩn Gap thì ở Đơn Dương có một số đểm sau: Về đất đai: Đất trồng rau cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp nặng, bệnh viện và chất thải sinh hoạt của thành phố. Về nước : sử dụng nước sông, không xác định được nước có nhiễm độc chất hay không. Về giống : Người dân chủ yếu chạy theo thị trường nên việc trồng không đồng lọai giống được sử dụng hỗn tạp. Không xác định được rõ nơi sản xuất giống Về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật : Người dân chủ yếu sử dụng theo cách truyền thống, sử dụng phân hữu cơ ít trong việc sản xuất, sử dụng nhiều phân hóa học. Câu 9:Trình bày các khâu chủ yếu trong hệ thống xử lý, đóng gói rau sạch sau khi thu hoạch ở công ty rau hữu cơ Organik? Quản lý chất lượng ở giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch luôn được công ty quan tâm cụ thể để quản lý ở mọi khâu như: thu hoạch, nhập kho và đóng gói, rửa trái, xử lý thuốc, bọc sáp, làm khô, phân loại, đóng gói, dán nhãn, phân bổ và tồn trữ. Đảm bảo được hệ thống chuỗi như vậy sẽ góp phần giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch. Các khâu chủ yếu trong hệ thống xử lý, đóng gói rau sạch sau khi thu hoạch ở công ty rau hữu cơ Organik gồm có: Sơ chế: Rau được thu hoạch đúng độ chín, sau đó được phân loại, loại bỏ những lá già, sâu bệnh, héo úa, dị dạng Rửa: Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, nước dùng rửa rau phải là nước uống được Hút chân không: rau được để ráo nước sau đó cho vào bao, túi sạch trước khi hút chân không Đóng gói trong phòng lạnh: Trên bao bì có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất,lô sản phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và có thể truy tìm nguồn gốcS rau được trồng ở lô nào, líp nào Câu 10: Trình bày phương pháp sản xuất rau sạch của công ty Organik đã áp dụng để sản xuất rau sạch. Công ty có 3 cấp độ rau: Rau an toàn Globalgap Hữu cơ * Phân bón: Phân bón cho rau khi nhập về đều có chứng nhận hữu cơ như phân: ATO1 Phân chuồng: Mua từ Phan Rang, Phan Thiết, các loại phân bón tự chế. Vật liệu rắn thải thực vật: rửa rau, làm phân comport Phân bón lá: các chế phẩm sinh học có chứng nhận. * Giống: - Cũng được sản xuất hữu cơ, không được xử lý bằng hóa chất. - Nhập từ dạng hữu cơ có xử lý bằng nhiệt độ, bức xạ, vi sinh để loại mầm bệnh. * Đất: Làm đất theo truyền thống Có áp dụng công nghệ. * Nước: Hồ chứa nước có độ sâu 6m. Sục khí để xử lý mầm bệnh trong nước, Che tối hồ chứa nước để tránh ánh nắng mặt trời, hạn chế rong, tảo phát triển. Với 1500m3 nước xử lý trong 3 ngày và sau đó tưới cho rau. * Khu trồng rau: Có nhà lưới bao phủ, trồng xen kẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai thuc te.doc
Tài liệu liên quan