Bài thuyết minh bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin - Ngữ văn 6 - Tiết 78 - So sánh

Câu hỏi 5: Cấu tạo của phép so sánh trong những câu trên có gì đặc biệt?

-Câu a: vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ so sánh .

-Câu b: Từ so sánh và vế B được đưa lên vế A.

? Từ ví dụ trên, em hiểu gì về mô hình cấu tạo phép so sánh?

4. Ghi nhớ 2: SGK/25

-Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+Vế A(nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

+Vế B( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A.

+Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

+Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

-Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:

+Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt đi.

+Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết minh bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin - Ngữ văn 6 - Tiết 78 - So sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT MINH BÀI GIẢNG CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNNG TIN Họ và tên: Lê Thụy Hoài Bích Đơn vị: Trường THCS Phú Thứ. Bài dự thi: Ngữ văn 6-Tiết 78-SO SÁNH. Bài thi gồm 28 slide, trong đó có 2 slide chào, 2slide mục tiêu bài học và phần chuẩn bị, còn lại 24 slide là nội dung bài. * Lý do chọn bài này để Ứng dụng CNTT: Bởi bài này ĐDDH trong nhà trường không có. Tất cả là tôi lấy từ trên mạng các tranh ảnh để làm cho bài giảng của tôi phong phú hơn, sinh động hơn; đồng thời giúp HS nắm bắt kiến thức được dễ dàng và nhớ kỹ hơn so với cách dạy thông thường. I.Mức độ cần đạt: -Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh. II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1.Kiến thức: -Cấu tạo của phép so sánh. -Các kiểu so sánh thường gặp. 2.Kỹ năng: -Nhận diện được phép so sánh. -Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó. III.Chuẩn bị: 1.GV: -Phần mền PowerPoint, Đoạn nhạc MP3 Lòng Mẹ, tranh ảnh sưu tầm trên mạng. -Máy chiếu, 2:Học sinh: đọc trước bài và trả lời các câu hỏi . IV. Phương pháp: -Phân tích, đàm thoại, quy nạp. V. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp: 1 phút. 2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút Phần này tôi sẽ đưa 2 câu hỏi cùng với 2 đáp án để HS so sánh đối chiếu với câu trả lời của mình. Câu 1: Phó từ là gì? Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì? Trả lời: -Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.-Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung cho động từ, tính từ một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Câu 2: Phó từ “vào” trong câu “Anh đừng trêu vào”. Bổ sung ý nghĩa gì cho động từ “trêu” ? A. Bổ sung về mức độ. B. Bổ sung về khả năng. C. Bổ sung về kết quả và hướng. D. Bổ sung về sự phủ định. 3. Bài mới: 37 phút Trước hết là giới thiệu bài: 2 phút. Ở phần này tôi cho HS nghe và xem một đoạn nhạc “Lòng Mẹ” sau đó dẫn HS vào bài bằng cách đặt câu hỏi Lòng Mẹ được ví như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài “So Sánh” Bài mới: Phần này tôi chia màn hình ra làm 2: Phía bên phải tôi cho HS ghi, phía bên trái là những tranh ảnh minh họa và những câu hỏi để phân tích dữ liệu. Ở mục I. So sánh là gì? (10 phút) Tôi trình bày từ slide 3-6, gồm 3 câu hỏi gợi mở, phân tích dữ liệu (có 1 câu hỏi thảo luận), 1 câu hỏi kết luận và 5 ảnh minh họa. -Trước hết tôi sẽ đưa 2 ví dụ và 4 bức ảnh minh họa cho 2 ví dụ đó. Sau đó tôi đặt Câu hỏi 1: Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu trên? + Búp trên cành, hai dãy trường thành vô tận Câu hỏi 2. Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để là gì? Thảo luận nhóm: 2’ a. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) Lúc đó HS sẽ phân tích dữ liệu, GV sẽ kết luận lại. Mỗi dữ liệu sẽ được minh họa bằng 2 ảnh. Trẻ em như búp trên cành Nét tương đồng Trẻ em bé bổng, đáng yêu; búp trên cành thì non tơ,bụ bẫm. b. [] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. ( Đoàn Giỏi) Lúc đó HS sẽ phân tích dữ liệu, GV sẽ kết luận lại. Mỗi dữ liệu sẽ được minh họa bằng 2 ảnh. rừng đước như hai dãy trường thành vô tận. cao, dài, chắc chắn, vững chãi . => Cả 2 đếu Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Tiếp theo sau là tôi sẽ đưa ví dụ 3 và đặt câu hỏi: Ví dụ 3. Con mèo vằn vào trong tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vô cùng dễ mến. (Tạ Duy Anh) HS sẽ xem ảnh để phân tích và đưa ra kết luận. Câu hỏi 3: Con mèo được so sánh với con gì? Hai con vật này có đặc điểm gì giống và khác nhau? Sự so sánh này khác so với sự so sánh ở trên như thế nào? Trả lời: -Giống: về hình thức: Lông vằn -Khác: Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật (Con mèo hiền, hổ dữ) - Không tạo ra hình ảnh mới - Không gợi hình, gợi cảm ® So sánh lôgíc, hay so sánh thông thường. Sau cùng ở phần I tôi sẽ đưa ra câu hỏi để kết luận lại phần ghi nhớ. 2. Kết luận: Ghi nhớ 1: SGK/24 So Sánh là biện pháp tư từ đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. *Nhưng ở phần ghi nhớ này HS không cần phải ghi tại lớp mà chỉ về nhà học theo SGK thôi. Sang mục II. Cấu tạo của phép so sánh: (10 phút). Phần này tôi sẽ dạy trong 3 slide 11-13 gồm 5 câu hỏi gợi mở, phân tích dữ liệu (có 1 câu hỏi thảo luận), 1 câu hỏi kết luận và 3 bản mô hình cấu tạo của phép so sánh. Trước hết tôi sẽ cho HS phân tích ví dụ bằng cách đưa Câu hỏi 1: Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây: a. Trẻ em như búp trên cành. b. rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh) Trẻ em Như Búp trên cành Rừng đước Dựng lên cao ngất Như Hai dãy trường thành vô tận. Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về các cấu tạo của phép so sánh? -Phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm 4 yếu tố-VD b. -Nhưng khi sử dụng có thể lược bỏ một số yếu tố nào đó-VD a. Kế đến là 2.Nêu thêm các từ so sánh : Câu hỏi 3: Hãy nêu thêm các từ so sánh mà em biết? -Như là, y như, giống như, tựa như, tựa như là Tiếp theo là 3. Mô hình phép so sánh đặc biệt: Câu hỏi 4: Điền vào mô hình cấu tạo của phép so sánh và tìm ra sự đặc biệt của phép so sánh trong các câu sau đây: (Thảo luận nhóm 2’) a. Trường Sơn: Chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Vế A (Sự vật được so sánh Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh) Trường Sơn Chí lớn ông cha Cửu Long Lòng mẹ bao la sóng trào Từ so sánh Vế B Vế A Phương diện so sánh  Như Tre mọc thẳng Con người Không chịu khuất Câu hỏi 5: Cấu tạo của phép so sánh trong những câu trên có gì đặc biệt? -Câu a: vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ so sánh . -Câu b: Từ so sánh và vế B được đưa lên vế A. ? Từ ví dụ trên, em hiểu gì về mô hình cấu tạo phép so sánh? 4. Ghi nhớ 2: SGK/25 -Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: +Vế A(nêu tên sự vật, sự việc được so sánh) +Vế B( nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A. +Từ ngữ chỉ phương diện so sánh. +Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh) -Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều: +Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt đi. +Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. Ở mục III.Luyện tập: 15’ Phần này gồm 5 bài tập, có 1 bài ngoài SGK, gồm 10 từ slide 14-23, có 1 bài tập làm theo nhóm và sử dụng 8 ảnh minh họa. Bài tập 1: SGK/25-26. Tìm thêm ví dụ: Hoạt động nhóm Nhóm 1 a. So sánh đồng loại ( người với người) Nhóm 2 a. So sánh đồng loại ( vật với vật) Nhóm 3 b. So sánh khác loại ( vật với người) Nhóm 1 b’. So sánh khác loại ( cái cụ thể với cái trừu tượng) So sánh đồng loại: -So sánh người với người: +Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền => + Thầy thuốc như mẹ hiền + Bao bà cụ từ tâm như mẹ Yêu quý con như đẻ con ra. + Người là cha, là bác là anh Quả tim lớn bọc trăm dòng máu nhỏ -So sánh vật với vật: +Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ(Vũ Tú Nam). => + Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay + Sông ngòi chi chít như mạng nhện. b. So sánh khác loại: *So sánh vật với người: -Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh. (Đồng Xuân Lan) -Bà như quả đã chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. (Võ Thanh An) => -Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu -Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. *So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: -Trường Sơn: Chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào (Lê Anh Xuân) -Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao) => -Lòng yêu nước của nhân dân ta như những làn sóng nhấn chìm lũ cướp nước. -Thời gian như cỏ vượt lên Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua.( Ca dao) 2.Bài tập 2: SGK/26 Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chổ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh: Ở bài tập này tôi sử dụng 8 ảnh minh họa, tôi dạy bằng cách đưa tranh lên và HS sẽ dựa vào tranh để trả lời. -Khoẻ như.. à Khỏe như voi/trâu -Đen như.. à Đen như than/hắc ín -Trắng như àTrắng như tuyết/bông -Cao như. àCao như núi/sào -Chậm như. àChậm như rùa -Nhanh như. àNhanh như sóc -Đẹp như. àĐẹp như tiên -Nhát như. àNhát như thỏ 3. Bài tập 3: SGK/26 Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài học: “Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau”. a.Bài học đường đời đầu tiên: 1.Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. 2.Hai chiếc răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy đang làm việc. 3.Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. 4.Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. 5. Đến khi định thần lại, chị mới tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. 6.Mỏ cóc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. b.Sông nước Cà mau: 1. [... ]Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. 2. [... ] ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt đen như hạt vừng. 3 [... ] chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ . 4. [... ] cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. 5. [... ] trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. 6. [... ] Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng- sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi. Qua bài tập 3 này tôi còn cho HS biết là: Sử dụng phép so sánh khi miêu tả à Sự vật được tái hiện một cách sinh động , gợi cảm . Bài tập 4 : Chính tả . Yêu cầu : Lắng nghe cô giáo phát âm. Chú ý các danh từ riêng , các âm s-x, r-d-gi, l-n, ch- tr Viết cẩn thận, rõ ràng . Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Bài tập 5 : Viết một đoạn văn ( 2-3 câu ) chủ đề mùa xuân có sử dụng phép so sánh . Trời đã bớt rét, không gian chỉ còn se se lạnh . Những nụ đào chúm chím như nụ cười của em bé đang từ từ hé nở. Chim chóc trong vườn đua nhau hót véo von. A ! Mùa xuân xinh đẹp đã về. Nhưng trong quá trình hướng dẫn cho HS làm bài tập nếu tôi thấy hết thời gian thì tôi chuyển đến slide củng cố. Ở bước 4. Củng cố: 2 phút Ở mục này tôi cho HS 3 câu hỏi lien quan đến kiến thức vừa học, nó gồm 3 slide 24-26 Câu 1: Trong các câu ca dao sau, câu nào có sử dụng so sánh: a.Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương b.Chim khôn thì khôn cả lông Khôn đến cái lông người xách cũng khôn c.Thân em như thể con rùa Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia d.Chiều chiều ra đứng ngõ sau Muốn về quê mẹ mà không có đò. Câu 2: Câu ca dao sau là so sánh gì? Thân em như thể con rùa Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia. a.So sánh người với vật. b.So sánh vật với vật. c.So sánh cái cụ thể với cài trừu tượng. d.So sánh người và vật. Câu 3: Điền câu so sánh sau vào mô hình cấu tạo? “Quê hương là chùm khế ngọt” Vế A (vật được so sánh) Phương tiện so sánh Từ so sánh Vế B ( sự vật dùng để so sánh)  Quê hương Là Chùm khế ngọt Bước 5. Hướng dẫn về nhà:1’ -Về nhà học bài, xem lại các ví dụ và bài tập đã làm. Đồng thời làm tiếp các bài tập còn lại. -Chuẩn bị bài: “So sánh tiếp theo” +Đọc kỹ ví dụ và trả lời các câu hỏi của ví dụ. -Làm phần luyện tập. Và cuối cùng tôi xin kính chúc sức khỏe BGK cùng quý thầy cô. Trân trọng kính chào./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT78 văn 6 So sánh hay.doc
Tài liệu liên quan