Bài thuyết trình Du lịch

 

MỤC LỤC

NGÀY 1 : HÀ NỘI - QUẢNG BÌNH 3

NGÀY 2 : ĐỒNG HỚI – PHONG NHA - NGHĨA TRANG LIỆT SỸ TRƯỜNG SƠN 26

NG ÀY 3 : CITY T OUR 36

NG ÀY 4 : HUẾ - NGŨ HÀNH SƠN - MỸ SƠN - HỘI AN 36

NG ÀY 5 : MỸ SƠN – VINH 48

NG ÀY 6 : VINH - QUÊ BÁC - HÀ NỘI 51

 

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách mạng giai đoạn 1930-1931, Bãi biển Xuân Thành thuộc xã Xuân Thành: Một nơi nghỉ mát chưa được khai thác đúng mức. Lễ hội truyền thống: Hội Mỹ Dương tại xã Xuân Mỹ, vào 17/12 âm lịch: Lễ cúng thần săn bằng thú rừng.Hội Phan Xá vào 7 - 15/1 âm lịch: Lễ khai canh.Lễ Tống Trùng tại xã Tiên Điền, vào tháng 2 âm lịch: Cúng ở đình thờ Thành hoàng, cúng trời đất, cầu yên mùa màng. Hội Sỹ Nông Công Thương, tại xã Xuân Thành, vào tháng 5 âm lịch hàng năm.Tục thờ thần và lễ cầu ngư ở làng xã Xuân Hội, vào ngày mồng 3 tháng 2 âm lịch.Hội lễ ở làng Giáo Phường tại Đình Hoa Vân Hải xã Cổ Đạm, vào 11 - tháng Chạp hàng năm. Làng nghề: Làng nón Tiên Điền: thuộc xã Tiên Điền.Làng nước mắm Cương Gián: nay là xã Cương Gián. Chúng ta vừa đi qua cây cầu Bến Thuỷ. Sông Lam là con sông chảy giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1989, Nhà nước cho khởi công xây dựng cầu Bến Thuỷ dài 650m nối 2 bờ xứ Nghệ: phía bắc là thành phố Vinh, bờ nam thuộc địa phận huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Nơi đây trở thành nơi “dữ” nhất của con sông Lam vốn nổi tiếng hiền hoà. Sông Lam đổi dòng chảy về phía mạn Rú Rum. Tại Bến Thuỷ, Sông Vinh đổ vào sông Lam chẩy vào biển cả. Sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An, về với thành phố Vinh đã gần biển, dòng sông rộng ra, dùng dằng, chậm rãi chảy ra biển cả. Sông Lam, sông Vinh, núi Quyết, cảng Bến Thuỷ, bến phà cũ gặp nhau nơi đây tạo nên một thắng cảnh đắc địa vào bậc nhất xứ Nghệ. Du khách từ miền Nam ra không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh hùng vĩ: Núi Quyết, cầu Bến Thuỷ soi mình trên dòng sông Lam, xa xa ống khói nhà máy điện vươn lên sừng sững và thành phố thấp thoáng sau những hàng cây xanh. Thị xã Hồng Lĩnh cách tpVinh 20km về phí Bắc. Hồng Lĩnh là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Là điểm hội tụ Bắc Nam và Quốc tế qua quốc lộ 1A và 8A, gần thành phố Vinh và tương lai Hồng Lĩnh sẽ là đô thị loại I. Có nhiều các danh lam thắng cảnh để hình thành các tua du lịch: Về phía Nam 20 km là Ngã ba Đồng Lộc; 30 km là Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang ; Về phía Tây 15 km là một quần thể các di tích như: Khu mộ đồng chí Trần Phú, Phan Đình Phùng, bến Tam Soa, phà Linh Cảm và cách khoảng 37 km là khu di tích của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông ..v.v..; Về phía Đông 20 km là Khu lưu niệm đại thi hầo Nguyễn Du, danh nhân Nguyễn Công Trứ và bãi biển Xuân Thành; Về phía Tây Bắc 30 km là Khu di tích Kim Liên. Thị xã Hồng Lĩnh nằm trong danh lam thắng cảnh của Núi Hồng, Sông La , có hệ thống chùa chiền nổi tiếng như: Chùa Hương Tích; Chùa và Hồ Thiên Tượng; Chùa Long Đàm..v.v. Đặc biệt Hồng Lĩnh là mảnh đất “Địa linh, nhân kiệt” từ đời xưa tới nay đã sản sinh ra nhiều danh nhân nỗi tiếng như Đô Đài Ngự Sử Bùi Cầm Hổ; Trạng Nguyên Sử Đức Huy và Sử Hy Nhan… Thành phố Hà Tĩnh : Thành phố Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh, ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ba phía: bắc, tây, đông của thành phố giáp huyện Thạch Hà, phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên. Thành phố Hà Tĩnh cách thủ đô Hà Nội 350 km, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 50 km. Lịch sử - Văn hóa: Năm 1831, vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đã chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh. Khi đó xã Trung Tết, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, được chọn làm nơi đặt trụ sở tỉnh lỵ tỉnh Hà Tĩnh.Từ 1976- 1991, thị xã Hà Tĩnh là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.Từ năm 1991, thị xã Hà Tĩnh là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2007, thị xã Hà Tĩnh được công nhận là thành phố cấp 3. Di tích và danh thắng: Khu lưu niệm Bác Hồ ở phường Tân Giang, Võ Miếu . Lễ hội truyền thống: Hội Chay ở chợ Thành phố Hà Tĩnh vào Tết Trung nguyên Danh nhân: Danh họa Nguyễn Phan Chánh.Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Trinh Sông La là một con sông nhánh của sông Lam, dài 12,5 km chảy qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Sông La là hợp lưu của hai hệ thống sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn đồ về) và sông Ngàn Sâu (từ Hương Khê và Vũ Quang) tại bến Tam Soa (Linh Cảm, Đức Thọ) và hợp với dòng sông Cả (từ Nghệ An chảy sang) tạo thành dòng sông Lam nằm giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Sông La là một dòng sông rất đẹp, có phong cảnh nên thơ, sơn thủy hữu tình là nguồn cảm ứng sáng tạo cho biết bao thi nhân và nhạc sĩ. Người con gái sông La của nhạc sĩ Doãn Nho; Gái sông La của nhạc sĩ Lê Hàm; Gửi sông La của Lê Việt Hoà; Một mình với sông La của nhạc sĩ Tân Huyền; Sông La ngày về. Cẩm Xuyên Huyện Cẩm Xuyên phía nam của huyện giáp huyện Kỳ Anh, phía bắc giáp thị xã Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà, phía tây giáp huyện Hương Khê và một phần tỉnh Quảng Bình, phía đông giáp biển Đông Truyền thống văn hoá: Quê hương của Tổng Bí thư Hà Huy Tập và là quê gốc của gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Cẩm Duệ). Đây cũng là quê hương của các Danh tướng Nguyễn Đình Đống, Nguyễn Đình Thạch, Nguyễn Đình Hoàn (thời Lê -Trịnh); nguyên Bộ trưởng Nguyễn Kỳ Cẩm, của anh hùng Phan Đình Giót, người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày nay có: Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến; Anh hùng Lao động Phạm Hùng; Giáo sư Đặng Quốc Phú, Di tích và danh thắng: Chùa Yên Lạc: ở xã Cẩm Nhượng là một công trình kiến trúc nghệ thuật (Đã được Bộ Văn hóa- thông tin cấp bằng chứng nhận "Di tích lịch sử, văn hóa" cấp Quốc gia số 3211/BT-QD (12/12/94)). Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập: Xã Cẩm Hưng. Khu nghỉ mát Thiên Cầm. Hồ Kẻ Gỗ và khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Đền Nguyễn Biên ở xã Cẩm Huy: Danh nhân lịch sử- Văn hóa thế kỷ 15. Ngoài ra các xã có rất nhiều đền chùa bị thu gom tượng phật, đập phá, triệt hạ sau cách mạng tháng 8 nhất là thời kỳ những năm 1960. Đây là thời kì nhầm lẫn giữa tai hại giữa mê tín di đoan và đời sống tâm linh của những người cách mạng vì vậy ngày nay xứ này rất hiếm đền chùa. Lễ hội truyền thống:Ở xã Cẩm Nhượng có các Lễ hội lớn tổ chức hàng năm như sau: Hội Hạ Thủy :Thời gian: Sau Tết Nguyên đán. Đặc điểm: Nhân dân trong vùng tổ chức lễ hạ thủy, cầu thần biển giúp cho ngư dân thuận buồm xuôi gió và hứa hẹn một mùa đánh bắt được nhiều tôm cá.. Hội đua thuyền: Thời gian: Mồng 4 Tết nguyên đán và các ngày lễ lớn trong năm. Đặc điểm: Hội đua thuyền được tổ chức nhằm chọn ra những tay đua cừ khôi và rèn luyện sức khỏe cho dân vùng sông nước; đồng thời là truyền thống của nhân dân địa phương để cầu yên xóm làng. Hội Nhượng bạn Thời gian: 30/6 âm lịch. Đặc điểm: Dựng đàn lễ ở bên sông, dâng hương, cầu khấn. Cờ người : tổ chức từ 2 tết -> đến sáng mùng 5. Huyện Kỳ Anh Phía nam và tây của huyện giáp tỉnh Quảng Bình, phía bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía đông giáp biển Đông. Lịch sử: Thời nhà Hậu Lê, Kỳ Anh là miền đất phía nam của huyện Kỳ Hoa (gồm huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh hiện nay) thuộc phủ Hà Hoa, xứ Nghệ An. Năm 1836, vua Minh Mạng nhà Nguyễn chia huyện Kỳ Hoa lập thành hai huyện: Kỳ Anh và Cẩm Xuyên thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Văn hoá: Kỳ Anh là quê hương của Đình nguyên Bảng nhãn Lê Quảng Chí và Tiến sĩ Lê Quảng Ý đời Nhà Lê; Thám hoa Lê Phúc Nhạc; Hoàng giáp Lê Tuấn (Kinh lược xứ Bắc Kỳ, Thương thư Bộ Hình, Chánh sứ, triều Nguyễn); Đội Cung (Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Đô Lương). Ngày nay có: Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh (Tổng biên tập báo Tiền phong) Danh lam thắng cảnh: Thắng cảnh Đèo Ngang, Hoành Sơn Quan. Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu ở xã Kỳ Ninh. Đền Phương Giai ở xã Kỳ Bắc Đền thờ Lê Quảng Ý và Lê Quảng Chí: Danh nhân văn hóa thế kỷ 15. Lễ hội truyền thống: Lễ hội đền Chế Thắng phu nhân và tục dâng bánh chưng thờ ngày Tết ở đền Hải Khẩu, Kỳ Ninh, Kỳ Anh vào ngày: 12/02 âm lịch. Lễ hội bơi thuyền ở xã Kỳ Ninh được tổ chức vào mùa Xuân. Lễ hội Thi nấu cơm ở Long Trì, Tuần Tượng. Vừa rồi chúng ta đã đi qua địa phận của tỉnh Hà Tĩnh. Tiếc rằng chuyến du lịch của chúng ta không có thời gian để dừng lại một số điểm du lịch của tỉnh mới có thể thấy hết được vẻ đẹp của cảnh vật,di tích lịch sử và con người nơi đây. Chào tạm biệt các bạn, hẹn các bạn vào một dịp gần nhất quay lại nơi đây. Chúc cho chuyến đi tiếp theo của chúng ta thành công tốt đẹp. 16h-17h45:Quảng Bình: Chào tất cả các bạn ! chúng ta đang tiến vào địa phận của tỉnh Quảng Bình, tôi xin giới thiệu một chút về Quảng Bình để các bạn hiểu rõ hơn về nơi này. Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8051,9 km². Phần đất liền của Quảng Bình nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía đông giáp biển Đông. Dân số Quảng Bình năm 2004 có 829.800 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa bãi biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đây cũng được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, đặc biệt đây là quê hương của nhà thiên tài quân sự, người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam đó là : Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngày 2:Đồng Hới-Phong Nha-Nghĩa trang Trường Sơn-Huế 7h40-7h50:Động Phong Nha Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Động cách Đồng Hới 50 km và là một dải kỳ quan nằm sâu trong lòng núi, cách đỉnh núi 800 - 900 m. Dài 7729 m, động có 14 hang do dòng sông ngầm dài 13.969 m hoà tan đá vôi tạo thành. Đến thăm Phong Nha, người ta sẽ được nghe những âm thanh kỳ lạ của gió luồn qua khe đá và ngắm nhìn những nhũ đá tua tủa buông xuống như ngàn vạn chiếc răng khổng lồ. Tên hang Trốc ngày xưa được đổi thành Phong Nha theo nghĩa tượng hình phong là gió và nha là răng. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Động Phong Nha là một động đẹp có sông ngầm và có 7 cái nhất: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất.Giấu mình trong núi đá vôi được che chở bởi những cánh rừng nhiết đới, Phong Nha giờ đây đã trở nên nổi tiếng với sự hào phóng của tạo hoá đã ban tặng cho vùng đất này một hệ thống hang động lộng lẫy với con sông ngầm đc xác định là dài nhất thế giới. Động nằm ở vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, cách thị xã Đồng Hới 50 km về phía Tây Bắc. Từ Đồng Hới, đi ô tô đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son khoảng 30 phút thì đến Đông. Chỉ cách đấy vài năm đây còn là một con đường đất đỏ, mưa thì lầy lội nắng thì bụi bẩn. Nơi mà một thời bom đạn chiến tranh đã không chừa một tấc đất , một nhành cây một ngọn cỏ. Nhưng giờ đây chính con đường này đã thổi một luồng sinh khí mới cho bộ mặt của cả vùng núi hoang sơ này. Nếu như đấng tạo hoá đã ban ra con người thì hình như chính tạo hoá lại che chở cho chúng ta . Trải qua bao nhiêu cuộc chiến, động Phong Nha của chúng ta vẫn còn đó, nguyên sơ như hàng triệu năm trước. Những làng quê bình yên nằm xen kẽ giữa những lum tre thấp thoáng mái nhà nâu đỏ bên hữu ngạn sông Son. Những O thôn nữ đứng dưới gọi đò bên bến nước, những chiếc thuyền đưa khách ngược xuôi, chào hỏi nhau bằng ngôn ngữ nhiều vùng miền làm sống động cả bến sông. Thuyền cập bến cũng là lúc du khách bắt đầu cuộc hành trình khám phá một mê hồn cung giữa chốn đời thường. Động Phong Nha có rất nhiều nhánh với chiều dài lên đến khoảng trên 20 km, nhưn g hiện nay người ta mới khám phá nhánh dài nhất là một phần của con song ngầm có tên là Nậm Aki mà song Son là phần lộ ra mặt đất, nó chui ngầm dưới đất ở vùng núi Phu –Pha-Đam cách đó hơn 20 km về phía Nam. Trước cửa Đông cảnh núi non song nước càng them quyến rũ, thiên nhiên hung vĩ với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của con người. Người ta đã khéo léo đặt tên cho cảnh đẹp nơi đây là Động Phong Nha (Động Răng Gió). Cửa Đông rộng khoảng 20 mét và cao 10 mét, có nhũ đá lô nhô. Bơi thuyền qua cửa hang, động rộng như một cái bát úp trên mặt nước. Nước trong veo và phẳng lặng như mặt gương, càgn vào sâu ánh sang càng nhạt dần rồi biến hẳn. Xen lẫn tiếng mái chèo như có tiếng “..bi… tùng… bi” vẳng lên, người bản điạn cho rằng đó là tiếng âm nhạc trong bữa tiệc rượu của thần Núi vọng ra, tất cả hợp thành tiếng nhạc lúc âm u như tếng chiêng, lcú bập bùng như tiếng trống. Động chính của động Phong Nha gồm 14 buông fnối liền bởi một hành lang nước dài 1500m. từ buồng thứ 14 ta còn có thể theo những hành lang hẹp khác đi vào sâu hơn nữa đến những buồng cũng to rộng không kém nhưng có phần nguy hiểm hơn, nơi mà quá trình phong hoá đá vôi vẫn còn tiếp tục. Thuyền ngược dung độ 800 mét thì đến chỗ cạn gọi là Hang nước cạn: nước biến đi nhường chỗ cho đá cát. Nhũ dá từ trên rủ xuống, măng đá từ dưới nhô lên tua tủa như cây rừng với những hình dáng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng. 13h30: Giới thiệu về hành trình tiếp theo đi Quảng Trị và Huế QUẢNG TRỊ xin chào các bạn! Nói đến Quảng Trị người ta lại nhớ đến những ngày tháng hào hùng của dân tộc ta trong những ngày đỏ lưa trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Trên mảnh đất này là nơi cuộc chiến diễn gia ác liệt nhất, và nhiều hi sinh nhất. với chuyền thống uống nước nhớ nguồn cuảt dân tộc, ngày nay Đảng và nhân dân cả nước đã chung tay xây dựng lên nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn để tưởng nhớ đến những người con anh hùng đã hi sinh cho hoà bình của tổ quốc, cho chúng ta có cuộc sống hoà bình và phát triển ngày hôm nay. Tôi xin giới thiệu qua về nghĩa trang này: nghĩa trang Trường Sơn nằm ở huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, quy tập gần 10000 liệt sĩ trên khắp cả nước đã chiến đấu và hy sinh tại chiến trường Quảng Trị, đường mòn Hồ Chí Minh.Mỗi tỉnh sẽ được quy hoạch thành một khu vực riêng.Nghĩa trang Trường Sơn gắn chặt với Binh đoàn 559 và con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Suốt 16 năm gian nan ác liệt, hàng triệu tấn bom, hàng vạn tấn chất độc hoá học và các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của Mỹ đã đổ xuống đây hòng ngăn chặn bước tiến của các đoàn quân chi viện cho mặt trận phía Nam. 16 năm, gần 20 ngàn chiến sỹ đã nằm lại với núi rừng Trường Sơn để hôm nay họ lại quần tụ về đây cũng trên con đường năm xưa. Núi rừng Trường Sơn từng chứng kiến máu xương của người lính thắm đỏ trong màu xanh của đại ngàn nay lại che chở cho linh hồn các anh. Giữa Trường Sơn mênh mông, từng vong linh thanh xuân cứ dội về và thiêng liêng đến bất tận...   Có rất nhiều câu chuyện mang tính tâm linh không thể giải thích nổi cũng tại nơi đây.Tôi xin kể cho các bạn nghe.. Chuyện rằng, khi tiến hành xây dựng nghĩa trang, vì ở đây không có sông suối, cũng chẳng có giếng nước, nên anh em đã xuống khu đất trũng có một vũng nước chỉ bằng chiếc chiếu để dọn vệ sinh và đào giếng. Khi đào được hơn một mét thì có một mạch nước ngầm phun lên và phun thành một hồ nước lớn. Dù những năm hạn hán, các vùng chung quanh không có nước, nhưng cái hồ ở nghĩa trang hiện nay vẫn quanh năm có nước sạch đủ phục vụ cho việc sinh hoạt của những người canh giữ nghĩa trang, chăm sóc hương khói cho hơn một vạn liệt sĩ mà Tổ quốc và nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn…  Được biết, nghĩa trang được xây dựng từ tháng 10-1975, đến tháng 4-1977 thì hoàn thành. Sau khi xây xong tượng đài, tự nhiên có một cây bồ đề không ai trồng nhưng đã mọc sát phía sau tượng đài. Đến bây giờ cây bồ đề đó đã to cao, sum sê lá cành che mát cho tượng đài như một người mẹ dang hai tay ra che nắng, che mưa cho những đứa con thân yêu.  Đồng chí quản lý nghĩa trang còn cho biết: Có một đoàn đại biểu huyện Hoằng Hóa-Thanh Hóa vào thăm nghĩa trang. Trong đoàn có mấy đồng chí nói năng sơ suất. Khi đoàn ra về thì xe không nổ máy. Tài xế mở máy ra sửa thì có một bộ phận không thể nào mở được mặc dù có đầy đủ phụ tùng. Đoàn đã điện về Đông Hà thuê một xe khác lên kéo. Khi đến nơi, chiếc xe đó cũng hỏng máy nốt. Cuối cùng đồng chí quản lý nghĩa trang bảo đoàn khách rửa tay, chân, mặt mũi rồi thắp nhang khấn vái, xin lỗi những vong linh liệt sĩ. Sau khi thắp nhang xong, tài xế chỉ sửa 15 phút là nổ máy. Chiếc xe đến cứu hộ, tài xế khởi động máy cũng nổ giòn giã, làm cho cả đoàn rất kinh ngạc.  Ngày 26 tháng 12 năm Quý Mùi là ngày anh em cúng tất niên cho vong linh anh hùng, liệt sĩ. Nhưng do ngày đó có nhiều đoàn khách đến thăm nghĩa trang, anh em quá bận, chưa tổ chức cúng tất niên được. Đêm đó, đồng chí quản lý nghĩa trang thấy một đoàn anh chị em liệt sĩ vào hỏi lý do tại sao không cúng cho anh em? Đồng chí quản lý trả lời là do cả ngày bận tiếp quá nhiều khách nên chưa cúng được, ngày mai chúng tôi sẽ cúng. Lúc đó anh chị em liệt sĩ mới “ra về”… Còn rất nhiều chuyện linh ứng nữa do khách tham quan và những người thân của các liệt sĩ Trường Sơn kể lại, cũng hết sức kỳ diệu. với tấm lòng thành kính, chúng ta hãy chuẩn bị xuống xe cùng thắp những nén nhang để tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp dân tộc... 15h30 : Đi Huế Chúng ta đang ở địa phận tỉnh Quảng Trị : Quảng trị có rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hoá được bảo tồn như Thành cổ Quảng Trị,văn hoá Chăm…ắt hẳn các ban ai cũng đèu biết rằng Quảng Trị còn là ranh giới chia cắt đất nước trong cuộc kháng chiến chống My cứu nước với cây cầu Hiền Lương là biểu tượng Với địa hình đa dạng ,thiên nhiên khắc nghiệt,quá khứ lịch sự hào hung đã tạo cho Quảng Trị một bản sẳciêng biẹt:cần cù chịu khó,giản dị,dũng cảm,thông minh và rất tự tin trong cuộc sống Qung Trị là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô,và người Kinh, Do phía đông giáp biển nên lợi thế của Quảng Trị trong phat triển kinh tế là có đường bờ biển dài,ngoài ra còn có đường sắt Bắc _Nam,quốc lộ 1A đi qua. Đặc biệt đường 9 nối với đường liên á qua cửa khẩu Lao Bảo đã tạo cho QT là nơi giao lưu hang hoá qua tuyến đường bộ quan trọng này Đến với QT các bạn sẽ được thăm song Bến Hải_cầu Hiền Lương Sông Bến Hải trứoc kia có tên là ssông Minh Lương ,dài gần 100km ,bắt nguồn từ dãy Trương Sơn ,chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ tây sang đông , đổ ra biển Đông tại Cưả Tùng. Đoạn có cầu Hiền Lương rộng hơn hơn 100m,nơi rộng nhất của song khoảng 200m.Tên gọi Bến Hải do một người Pháp viết trên bản đồ từ địa danh Bến Hải(ở thượng nguồn) mà thành cái tên Minh Lương (ở bờ bắc) nên cồn gọi là song Minh Lương ,dưới thời Minh Mạng ,do huý chữ Minh nên cả tên làng và tên song đều phải đổi thành Hiền Lương. Theo hiệp định Giơnevơ ký kết ngày 20/7/54 VN tạm chia cắt thành 2 miền nam bắc,lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giơi quân sụ tạm thời.Sông Bến Hải trở thành đường biên giới chia cắt trong thời gian 2 năm chờ cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Từ chỗ này giới tuyến quân sự tạm thời,song Bến Hải đã trở thành nỗi đau chia cắt của dân tộc,của nhân dân đôi bờ “Cách một dòng ssông mà đó thương đây nhớ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa” Tuy nhiên với truyền thống đấu tranh anh dũng , ý chí cách mạng kiên cường,tinh thần đoàn kết,nhân dân đôi bờ đã gánh chịu mọi sự hy sinh ,mất mát,bền bỉ chiến đấu để đi đến thắng lợi cuối cùng ,thống nhất đất nước làm cho bá mộng “Lấp ssông Bến Hải_bắc tiến” của đế quốc Mỹ và tay sai hoàn toàn sụp đổ vào năm 1972 khi 2/3 tỉnh QT được giải phóng Về phầncầu Hiền Lương,cầu HL do chính quyền phủ Vĩnh Linh xây năm 1928 bằng việc huy động sức dân,do đó 1 chiếc cầu bằng gỗ,cọc sắt rộng 2m,trọng tải chỉ đủ cho khách bộ hành. Sau đó qua 2 lần sửa chữa của thực dân Pháp(1931,1934) thì xe cơ giới nhỏ đã có thể qua được. Đến năm 1950 do yêu cầu quân sự,Pháp cho xây dựng cầu bằng bê tong cốt thép dài 162m,rộng 3.6m ,trọng tải 10 tấn . Cầu tồn tại được 2 năm thì bị du kích của ta đặt bộc phá đánh sập cầu để ngăn chặn sự tiến công của địch .t5/1952 thực dân Pháp cho xây dựng cầu mới ,dài 178m,có 7 nhịp,trụ bằngbê tong cốt thép ,dầm cầu bằng thép ,mặt cầu lát gỗ thong rộng 4m,hai bên có thành chắn cao 1.2 m,trọng tải cầu tối đa 18tấn.Cầu tồn tại được 15 năm (1952_1967) thì bị bom Mỹ đánh sập cầu càng làm lộ rõ âm mưu chia cắt đất nước ta,hai miền nam _bắc ko còn được nối liền dù chỉ bằng 1 chiếc cầu Đến năm 1974ta xây lại cầu bằng bê tong côt thép dài 186 m,rộng 9 m,có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m.chiếc cầu này mang trong mình ý nghĩa như chiếccầu thống nhất đất nước. Sau ngày hoà bình,cầu cũ ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1996 bộ GTVT đã cho xây lại cầu mới dài 230m,rộng 11.5 m,nằm về phía tây cầu cũ. Cây cầu cũ đang đang được giữ lại để phục chế nguyên dạng . Đây là 1 điểm du lịch luôn hấp dẫn du khách - ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH Còn gọi là đường Trương Sơn , đây là 1 mắt xích quan trọng trong toàn bộ chi viện chiến lược của mặt trận đoàn kết chiến đấu chống Mỹ cứu nước của ba nướo Đông Dương Vào ngày19/5/1959 tuyến vận tải quân sự chiến lược đường mòn HCM đã được thành lập với nhiệm vụ vận chuyển vật chất kỹ thuật, lực lượng cán bộ ra cả 3 chiến trường. Điểm xuất phát của con đưòng này là huyện Tân Kỳ, Nghệ An nằm ở phái đông dãy Trường Sơn. Lúc đó chỉ là con đường mòn nhổ cho người đi sau phát triển thành một hệ thống bao gồm cả đường giao liên và đại lộ cho xe cơ giới. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ trở lên quyết liệt, nhu cầu vận chuyển tăng, con đường song song với đường Trường Sơn Đông là đường Trường Sơn Tây cũng được mở. Đường mòn Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của quân dân ta. Đế quốc Mỹ đã sử dụng nhiều lực lượng quan sự và tới 4 triệ tân bom để nhằm cản trở giao thong trên tuyến đường này nhưng không cản trở được ý chí kiên cường của quân dân ta. Con đường đã góp phần quan trọng vào đại thắng mùa xuân năm 1975. Ngày nay, đường mòn Hồ Chí Minh đang phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. - THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ Năm Minh Mạng thứ 4 (1824) Vua Minh Mạng ra lệnh đắp toà thành tỉnh Quảng Trị trên đị bàn xã Thạnh Hãn huyện Hải Lăng. Ban đầu thành chỉ được đắp bằng đất bốn năm sa mới được xây dựng bằng gạch. Đến năm Tự Đức thứ 6 (1854) nhà Nguyễn bỏ thành Quảng Trị nên thành này chỉ còn là thành cỉa một đạo. Đến 1972 đã vxảy ra một cuộc chiến đấu giữa quan dân ta vbới quân Mỹ nguỵ, chỉ chưa đầy 2km chu vi, Mỹ nguỵ đã ném xuống đây lượng bom đạn bằng sức công phá của 8 quả bom nguyên tử mà chúng thả xuống Hirosima. Năm 1945, các chiến sĩ ta đã chiến đấu dũng cảm giữ vững thành cổ trong suốt 81 ngày đêm khi có lện rút lui. Những mảng tường thành còn sót lại nham nhở vết đạn bom thực sự là những kỷ niệm hoành tráng nhất của chủ nghĩa anh hung cách mạng Việt Nam. 17h40:Giới thiệu qua về tỉnh Thừa Thiên Huế và Cố Đô Huế Tạm biệt Quảng Trị_mảnh đất ghi dấu nhiều nỗi đau thương mất mát của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đển với Thừa Thiên Huế_ một tỉnh mà hiện nay còn lưu giữ được hang trăm di tích lịch sử văn hoá như kinh thành, cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu,… Huế còn lưu giữ nhiều văn hoá phi vật thể như nhã nhạc cung đình, dân ca Huế, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, phong tục tập quá, lễ hội tạo cho Huế những giá trị văn hoá đặt trưng với bản sắc văn hoá độc đáo. Tất cả những giá trị văn hoá Huế đã hoà quện với cảnh quan thơ mộng của vùng song Hương núi Ngự nên ngày 11/12/1993, di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Vào tháng 11 năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. Huế trở thành trung tâm du lịch thu hút nhiều du khchs trong nước và quốc tế. Thưà Thiên Huế là tỉnh có sự đa dạng về cảnh quan, có nhiều phong cảnh đep, có vị trí chiến lược và giao thong thuận lợi. Vì vậy, Huế có vị trí đặt biệt trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây đã được các chúa Nguyễn chọn làm chấn thủ của đàng trong, được Vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (có tên là Phú Xuân), được vua Gia Long chọn làm kinh đô triều Nguyễn (1802 – 1945). Trong 400 năm Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đã trở thành trung tâm chính trị, văn hoá của nhà nước phong kiến Việt Nam. - THÀNH HUẾ Đến Huế mà không đến thăm thàh Huế thì quả là điều đáng tiếc. Thành Huế là một toà thành với hơn 200 công trình kiếm trúc, hiện còn lại 117 công trình, bao gồm 3 vòng thành, từ ngoài vào trong gồm kinh thành, toà thành,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12509.doc
Tài liệu liên quan