ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cổ nhân dạy: “Không có cái hại nào bằng không chịu sửa mình.”, có đúng như vậy chăng?
Chính thế! “Nhân vô thập toàn”, trong trời đất chẳng ai mười phân vẹn mười cả. Mỗi chúng ta đều có khuyết điểm. Nếu như ta cứ bảo thủ mà không chịu sửa chữa, điểm yếu ấy cứ lớn dần, chèn ép những cái tốt và sản sinh thêm những cái xấu khác, khiến con người ta không thể nào phát triển được. Giả thử có người văn võ song toàn, có tài kinh bang tế thế nhưng lại kiêu căng, ngạo mạn mà không chịu sửa mình. Y cho rằng mình hoàn hảo. Thảm họa bắt nguồn từ đấy. Do kiêu căng, y sinh ra bảo thủ, không chịu tiếp thu cái hay, cái đẹp của người khác. Và vì không tiếp thu thêm cái mới, y trở nên lạc hậu trước thế giới luôn biến đổi. Cuối cùng, do không chịu sửa mình, y không những không loại bỏ được thói kiêu căng mà ngay cả cái tài của y cũng dần bị diệt vong. Nói cách khác, thói tự sửa mình cũng giống như kháng thể trong thân ta vậy.
( Có cái hại nào bằng không chịu sửa mình - https://camtruong.wordress.com)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo kết cấu nào?
Câu 2: Việc đưa ra lời dạy của cổ nhân ( lời của Khổng Tử) có tác dụng gì trong đoạn văn?
1 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết số 5 môn: Ngữ văn lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA 4
(Đề bài gồm 1trang )
BÀI VIẾT SỐ 5
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12
Năm học: 2018-2019
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cổ nhân dạy: “Không có cái hại nào bằng không chịu sửa mình.”, có đúng như vậy chăng?
Chính thế! “Nhân vô thập toàn”, trong trời đất chẳng ai mười phân vẹn mười cả. Mỗi chúng ta đều có khuyết điểm. Nếu như ta cứ bảo thủ mà không chịu sửa chữa, điểm yếu ấy cứ lớn dần, chèn ép những cái tốt và sản sinh thêm những cái xấu khác, khiến con người ta không thể nào phát triển được. Giả thử có người văn võ song toàn, có tài kinh bang tế thế nhưng lại kiêu căng, ngạo mạn mà không chịu sửa mình. Y cho rằng mình hoàn hảo. Thảm họa bắt nguồn từ đấy. Do kiêu căng, y sinh ra bảo thủ, không chịu tiếp thu cái hay, cái đẹp của người khác. Và vì không tiếp thu thêm cái mới, y trở nên lạc hậu trước thế giới luôn biến đổi. Cuối cùng, do không chịu sửa mình, y không những không loại bỏ được thói kiêu căng mà ngay cả cái tài của y cũng dần bị diệt vong. Nói cách khác, thói tự sửa mình cũng giống như kháng thể trong thân ta vậy.
( Có cái hại nào bằng không chịu sửa mình - https://camtruong.wordress.com)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo kết cấu nào?
Câu 2: Việc đưa ra lời dạy của cổ nhân ( lời của Khổng Tử) có tác dụng gì trong đoạn văn?
Câu 3: Theo anh/ chị tai sao tác giả lại cho rằng Không có cái hại nào bằng cái hại không chịu sửa mình?
Câu 4:Anh / chị có đồng thuận với quan điểm trong bài viết Thói tự sửa mình cũng giống như kháng thể trong thân ta vậy? Vì sao? (1 ,0 điểm )
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ nội dung của phần Đọc - hiểu hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm về một bài học anh/chị tự rút ra.
Câu 2 (5.0 điểm):
Trong tác phẩm Vợ chồng APhủ, nhà văn Tô Hoài đã 2 lần nhắc tới cách ứng xử của Mị trước cuộc sống đau khổ khi sống trong gia đình nhà thống lí Pá Tra, lần thứ nhất “Mấy năm sau , bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”, lần thứ hai trong đêm tình mùa xuân, sau những hồi ức tươi đẹp về quá khứ và ý thức sâu sắc về nỗi bất hạnh trong thực tại, nhà văn viết “ Giá có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ”.
Phân tích hình ảnh Mị trong đêm tình mùa xuân để lí giải sự thay đổi bất ngờ mà tất yếu trong tâm lí ở nhân vật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 23 Viet bai lam van so 6 Nghi luan van hoc bai lam o nha_12527002.docx