Lời mở đầu 1
I.lý luận chung 2
1.lý luận chung về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ : 2
1.1.Khái niệm về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm 2
1.2.Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: 3
1.3.Vai trò của hoạt động đầu tư trong DNBH nhân thọ. 3
1.3.2.Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ : 4
2.Nguyên tắc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm 5
2.1.Nguyên tắc an toàn 5
2.2.Nguyên tắc sinh lời: 6
3.Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ : 7
3.1.Nguồn vốn điều lệ 7
3.3.Quỹ dự trữ tự nguyện 7
3.4.Các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và lợi tức để lại của doanh nghiệp. 7
3.5.Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 8
4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ : 9
46 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một phó giám đốc doanh nghiệp phụ trách về đầu tư. Phòng này có trách nhiệm thực hiện chương trình đầu tư của doanh nghiệp mà hội đồng quản trị đã đề ra. Ngoài việc thông qua các tiêu chuẩn đầu tư của doanh nghiệp để trình trước ban tài chính của doanh nghiệp phê chuẩn, phòng đầu tư còn là nơi lưu giữ các loại cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ đầu tư khác của DNBH; đồng thời phòng này cũng được giao nhiệm vụ thu lãi và cổ tức từ các khoản đầu tư, được trực tiếp tham gia vào việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các khoản thế chấp... Bên cạnh đó , phòng đầu tư còn hoạt động với tư cách là cố vấn cho tổng giám đốc và hội đồng quản trị khi có hoạt động sát nhập hoặc mua lại một công ty khác.
5.2.3.Mua cổ phần ở mức không chi phối của các công ty đầu tư khác
Các DNBH có thể mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác nhằm mở rộng và đa dạng hoá hoạt động đầu tư của mình.
Hoạt động đầu tư trong các DNBH đòi hỏi cán bộ chuyên môn làm trong lĩnh vực này phải có những kỹ năng và kiến thức rộng về các loại hình đầu tư mà DNBH được phép hoạt động và kinh doanh theo luật định.
6.Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
6.1.Mục tiêu đánh giá
Hiệu quả là một chỉ tiêu tổng hợp, được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh. Nhưng với tư cách là một tổ chức hạch toán kinh doanh trên thị trường, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn về đầu tư trong DNBH chính là hiệu suất sinh lời của đồng vốn. Đồng thời lợi ích của DNBH cũng không được đi ngược lại lợi ích của toàn xã hội mà phải gắn liền với lợi ích của xã hội.
Mục tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong DNBH là để doanh nghiệp có thể kiểm soát và làm chủ những hạng mục đầu tư của mình, có chiến lược đầu tư hiệu quả và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường.
6.2.Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của DNBH như:
Giá trị hiện tại thuần NPV
Thời gian hoàn vốn PP
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
Nhưng suy cho cùng thì mọi sự đầu tư đều có mục đích lớn nhất là tối đa hoá lợi nhuận. DNBH phải tính toán sao cho một đồng vốn bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận nhất. Do đó việc đánh giá hiệu quả đầu tư của DNBH không nằm ngoài sự đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư
Trong thực tế , với mỗi sản phẩm bảo hiểm, DNBH thường bán được một số lượng lớn hợp đồng nên gía trị quỹ đầu tư cũng lớn. Doanh nghiệp phải đầu tư vào nhiều danh mục khác nhau với thời gian và tỷ suất lợi nhuận đầu tư khác nhau. Do vậy khi đánh giá hiệu quả đầu tư, DNBH phải so sánh lãi kỹ thuật với tỷ suất lợi nhuận đầu tư bình quân.
Ngoài hiệu quả kinh tế có thể tính toán được, hoạt động đầu tư của DNBH còn mang lại nhiều lợi ích xã hội mà việc đánh giá hiệu quả là không đơn giản. Tuy nhiên, khi xem xét hiệu quả xã hội hoạt động đầu tư của DNBH có thể xem xét dựa trên một số khía cạnh sau:
-Sự phù hợp của danh mục đầu tư đối với mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
- ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế khác đối với đời sống xã hội.
- Công ăn việc làm tạo ra qua các lĩnh vực đầu tư của DNBH.
6.3.Những phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư.
6.3.1.Giá trị hiện tại ròng(NPV)
Để thấy được danh mục nào đầu tư có lợi hơn,DNBH cần sử dụng phương pháp giá trị hiện tại ròng.Theo phương pháp này,DNBH phải dự kiến được lợi nhuận thu được,thời gian đầu tư,tỷ lệ hoàn vốn và các khoản chi.Công thức tính giá trị hiện tại ròng như sau:
NPV=
Trong đó VPV :giá trị hiện tại ròng
Ti :Thu của doanh mục đầu tư thứ i
Ci: Chi của doanh mục đầu tư thứ i
n Thời gian đầu tư
r: Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu
Nếu NPV >0 :có thể chấp nhận đầu tư và lựa chọn danh mục có NPV lớn nhất
Nếu NPV<0: danh mục đầu tư bị loại bỏ
6.3.2.Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận do đầu tư
đầu tư = Tổng vốn đầu tư
Với DNBH nhân thọ, nghiệp vụ bảo hiểm cho phép doanh nghiệp có thể đầu tư vào những lĩnh vực dài hạn. Nhưng việc đánh giá hiệu quả đầu tư trong bảo hiểm nhân thọ là phức tạp và khắt khe hơn nhiều so với bảo hiểm nhân thọ. Đánh giá hiệu quả đầu tư trong bảo hiểm nhân thọ phải đưa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận lên hàng đầu . DNBH nhân thọ không chỉ đơn giản cần đầu tư có lời mà còn phải lớn hơn lãi suất kỹ thuật dùng để tính phí . Có như vậy DNBH mới đảm bảo có đủ tiền để trả cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
Vấn đề này được xem xét qua ví dụ:
DNBH x có sản phẩm BHNT hỗn hợp thời hạn 5 năm,số tiền bảo hiểm 50 tr đ.tuổi của NĐBH là 50 tr.Bảng tỷ lệ tử vong tính phí như sau:
Độ tuổi
Tỷ lệ tử vong
Số người sống
Số người chết
50
2,0
100.000
200
51
2,3
99.800
230
52
2,4
99.570
239
53
2,7
99.331
268
54
3,1
99.063
307
55
3,7
98.756
365
Phí thuần đóng 1 lần trong bảo hiểm hỗn hợp tính như sau:
f=
Trong đó: x :độ tuổi tham gia bảo hiểm
i :lãi suất kỹ thuật
Giả sử lãi suất kỹ thuật DNBH áp dụng tính phí là 5% thì
f =39.000.000đ .như vậy DNBH có thể dùng 39 tr khai thác từ hợp đồng để đem đầu tư.Giả sử tất cả phí được đem đầu tư thời hạn 5 năm thì tỷ suất lợi nhuận đầu tư phí bảo hiểm i2 là:
i2=
trong đó S:giá trị tương lai đưa việc đầu tư phí thuần
Nếu i2= i1 =5% => S= 49.774.980,94đ à DNBH chỉ đủ tiền trả cho NĐBH
Nếu i2 S< 49.774.980,94đ àDNBH không đủ dự phòng toán học để trả cho người được bảo hiểm
Như vậy chỉ khi tỷ suât lợi nhuận đầu tư lớn hơn 5% thì DNBHNT mới đảm bảo đủ tiền chi trả cho người được bảo hiểm và trang trải các chi phí phát sinh.
6.3.3.Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đầy đủ khoản đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được.
Công thức: T =
Trong đó Wpv là lợi nhuận thuần thu được
T là thời gian thu hồi vốn đầu tư
Ivo là tổng số vốn đầu tư tính đến thời điểm các kết quả đầu tư
bắt đầu phát huy tác dụng.
Theo phương pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, càng rút ngắn được thời gian hoàn vốn sẽ càng tốt hơn.
Mặt khác để đánh giá hiệu quả đầu tư bằng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, các nhà quản trị còn thiết lập chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cần thiết và thời gian hoàn vốn tối đa có thể chấp nhận được.Nếu thời gian hoàn vốn dài hơn thời gian tối đa cho phép thì dự án đầu tư sẽ bị loại bỏ.
Phần hai
thực trạng hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ở việt nam.
I. Khái quát thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Là một trong những quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, Việt Nam rất có tiềm năng về bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ bắt đầu được nghiên cứu để triển khai ở Việt Nam vào năm 1987 tổng công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành. Lúc đó thị trường tài chính chưa phát triển, chưa có môi trường đầu tư , chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người tham gia và công ty bảo hiểm cũng chưa được phép hoạt động trong lĩnh vực đầu tư.
Hiện nay, Quốc hội đã thông qua luật kinh doanh bảo hiểm, Chính phủ ban hành NĐ42, 43. Môi trường kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi.
Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đã có sự góp mặt của 20 công ty, trong đó có 5 công ty bảo hiểm nhân thọ, còn lại là các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảng 1: Danh sách các DNBH nhân thọ hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam:
STT
Tên doanh nghiệp
Năm thành lập
Hình thức sở hữu
Vốn điều lệ hiện nay
1
Tổng công ty bảo hiểm nhân thọ Việt Nam( Bảo Việt )
1964
Nhà nước
586 tỷ VND
2
Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential UK
1999
100% vốn nước ngoài
71 triệu USD
3
Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA)
2000
100% vốn nước ngoài
25 triệu USD
4
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh- CMG
1999
Liên doanh
10 triệu USD
5
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Manulife
1999
100% vốn nước ngoài
10 triệu USD
(Nguồn: Tạp chí bảo hiểm năm 2003)
Thị trường bảo hiểm nhân thọ với sự góp mặt của 5 công ty cả dưới hình thức công ty nhà nước và công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trước kia Bảo Việt luôn là công ty chiếm vị trí độc quyền nhưng hiện nay thị phần của các công ty bảo hiểm như sau:
Biểu 1: Thị phần của các công ty bảo hiểm nhân thọ theo doanh thu phí bảo hiểm năm2002
(Nguồn: Vinare)
Doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân 23%/ năm, trong đó doanh thu bảo hiểm nhân thọ từ 0,05 tỷ đồng năm 1996 lên đến 2778 tỷ đồng năm 2001.
Tỷ trọng phí bảo hiểm trên GDP của Việt Nam cũng tăng, nhất là trong vòng 3 năm trở lại đây: năm 2000 là 0,68%, năm 2001 lên 0,97%, và năm 2002 lên đến 1,4%GDP.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ có doanh thu phí khá cao. Năm 2002 là năm có mức tăng trưởng kỷ lục về số lượng hợp đồng khai thác mới với 1.300.000 hợp đồng, tăng 58% so với năm 2001. Các công ty bảo hiểm nhân thọ tiếp tục coi đại lý là kênh phân phối sản phẩm chính. Bên cạnh đó các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng chú trọng đến kênh phân phối qua ngân hàng. Cho đến nay các ngân hàng nước ngoài như ACB và HSBC là những ngân hàng đi đầu trong việc liên kết bán bảo hiểm nhân thọ.
Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường giai đoạn 1998 - 2002
được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu 2: Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ của toàn
thị trường 1998 - 2002
(Nguồn: Thông tin thị trường bảo hiểm-tái bảo hiểm - Vinare)
.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước tiếp tục ổn định và phát triển với mức tăng trưởng GDP 7,04%, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2002 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao: Tổng phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ ước tính đạt 7685 tỷ VND, tăng 55% so với năm 2001 và chiếm 1,4% GDP trong đó tổng phí bảo hiểm nhân thọ đạt 4.615 tỷ VND, tăng trên 66% so với năm 2001.
Kết quả nói trên của thị trường bảo hiểm Việt Nam đạt được trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, kết quả kinh doanh của nhiều tập đoàn bảo hiểm trên thế giới đều giảm do tình hình tổn thất xấu và kết quả đầu tư yếu kém. Trong tình hình đó, các DNBH Việt Nam một mặt vẫn tiếp tục mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng phục vụ; mặt khác vẫn đảm bảo an toàn tài chính cho hoạt động kinh doanh của mình.
Vốn của toàn thị trường trong vòng 6 năm qua cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năm 1999 có 979 tỷ đồng, đến năm 2001 đạt 1754 tỷ đồng trong đó bảo hiểm nhân thọ đóng vai trò không nhỏ. Phân tích tỷ trọng vốn của toàn thị trường cho thấy vốn của các DNBH nhà nước hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tiếp theo là các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, tiếp theo là các công ty bảo hiểm liên doanh và cuối cùng mới là các công ty cổ phần bảo hiểm . Nguồn dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cũng tăng mạnh từ 198 tỷ đồng năm1994 lên đến 4130 tỷ đồng năm 2001.
Với sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ như vậy, các DNBH nhân thọ Việt Nam đã và đang có vai trò quan trọng trong việc đầu tư trở lại nền kinh tế đất nước. Với nguồn vốn tích luỹ được, trong những năm tới đây, các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ tập trung vào việc đầu tư trở lại nền kinh tế trong các dự án lớn trung và dài hạn. Từ đây trở đi, các ưu thế về tiềm lực tài chính của các công ty bảo hiểm sẽ được thể hiện rõ trong nền kinh tế Việt Nam
Bảng 2: Giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 1996-2002:
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Giá trị đầu tư trở lại (tỷ đ)
74
137
977
1.446
1.672
2.704
4.482
7397
Tốc độ tăng trưởng(%)
-
85,14
613,14
48,00
15,63
61,72
65,775
64,91
(Nguồn: Bộ tài chính)
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển ngoạn mục, đặc biệt là ở khu vực các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài. Cũng trong năm 2002, các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường đồng loạt gia tăng vốn hoạt động : Prudential hiện đã tăng vốn điều lệ lên đến 71 triệu USD, Bảo Minh_CMG và Manulife có mức vốn 10 triệu USD, AIA có mức vốn điều lệ 25 triệu USD. Tổng số vốn đăng ký thêm của các công ty so với mức vốn đăng ký ban đầu đã lên đến 57,3 triệu USD. Sự gia tăng vốn hoạt động này một mặt để đáp ứng theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, mặt khác thể hiện tiềm năng to lớn của thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Việc gia tăng vốn đã giúp cho các công ty bảo hiểm có thêm tiềm lực tài chính, mở rộng hoạt động, quan hệ khách hàng và mở rộng đầu tư. Tuy nhiên cũng đặt các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước vào tình trạng cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn.
Trong những năm gần đây, các DNBH Việt Nam đã chú trọng cải thiện công tác đầu tư tài chính: Một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phần, tham gia các dự án đầu tư , cho vay, gửi tiết kiệm tại ngân hàng,đầu tư chứng khoán...
Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng được đa dạng hoá hơn so với trước. Các công ty bảo hiểm nhân thọ không chỉ dừng lại ở đầu tư trái phiếu Chính phủ dài hạn mà đã mở rộng sang lĩnh vực chứng khoán, xây dựng cơ bản,dịch vụ( khách sạn, ngân hàng, vui chơi giải trí , xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng, công nghiệp nặng, giao thông vận tải) v.v
Tuy nhiên cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam vẫn còn đơn điệu, đầu tư tập trung chủ yếu vào những công cụ đầu tư có tính thanh khoản cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán thường xuyên. Do vậy mà hiệu quả đầu tư còn khiêm tốn. Hình thức đầu tư chủ yếu là gửi tiền vào các ngân hàng thương mại để hưởng lãi ( chiếm trên 50%). Trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức chỉ chiếm từ 1,1 - 1,9%. Kinh doanh chứng khoán được coi là công cụ đầu tư quan trọng thứ hai của các DNBH ở Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ trọng trên 20%. Trong khi đó, ở hầu hết các nước, đây là công cụ đầu tư một cách rộng rãi nhất, ví như ở Pháp chiếm tới 92,4%, ở Anh chiếm 84,7% tổng giá trị đầu tư của các DNBH.
Biểu 3: Cơ cấu đầu tư của các DNBH nhân thọ phân theo
loại hình đầu tư năm 2002
(Nguồn : Tạp chí tài chính )
Xu hướng đầu tư chung của các DNBH nhân thọ trong những năm gần đây vẫn là đầu tư gián tiếp thông qua gửi ngân hàng, đầu tư vào chững khoán. Hoạt động đầu tư trực tiếp của các DNBH dưới hình thức góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản còn khá khiêm tốn.
Sự phát triển sôi động của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong những năm qua tiếp tục dự báo một tương lai phát triển mạnh mẽ của ngành bảo hiểm nhân thọ. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, thu nhập của người dân cũng sẽ tăng lên, nhận thức về BHNT ngày càng trở nên rõ ràng và cần thiết.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động bảo hiểm còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Đó là phạm vi và quy mô của thị trường vẫn còn nhỏ ,chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng phát triển của nền kinh tế xã hội; mức độ đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế xã hội còn hạn chế; một số lĩnh vực có nhu cầu bảo hiểm cao nhưng chưa được triển khai hoặc chỉ đạt tỷ lệ khai thác thấp. Ví dụ như bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ triển khai thực hiện được trên 0,08% diện tích cây trồng và 0,1% vật nuôi; bảo hiểm tai nạn con người ,bảo hiểm học sinh -sinh viên mới chỉ đạt có 39%. Bảo hiểm nhân thọ tuy tăng trưởng nhảy vọt nhưng cũng mới chỉ tiếp cận có 2% dân số .
Tuy nhiên là một quốc gia đông dân, Việt Nam rất có tiềm năng về bảo hiểm nhân thọ. Tính đến năm 2001, dân số Việt Nam có khoảng 80 triệu người nhưng mới chỉ có khoảng 1 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay có khoảng 2% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, tập trụng chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM- Đây là một tiềm năng rất lớn cho thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Đến năm 2010, thị trường bảo hiểm sẽ được phát triển nhanh và có hiệu quả với đầy đủ các yếu tố của thị trường để đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm với chất lượng cao, góp phần đảm bảo an toàn cho nền kinh tế, thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Dự báo, số DNBH sẽ còn tăng thêm thích hợp theo thời gian và điều kiện tình hình, doanh thu bảo hiểm sẽ tăng từ 0,95%GDP lên khoảng 2%GDP năm 2005 và từ 2,8%-3% vào năm 2010. Mức tăng trưởng bình quân chung khoảng 20 -25% một năm,trong đó bảo hiểm nhân thọ trong những năm 2001-2005 sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ được dự đoán từ 25-40% và sẽ ổn định dần vào những năm sau ở mức 27-29% /năm. Mục tiêu này chính là nhằm nhanh chóng tăng tỷ lệ đóng góp của ngành bảo hiểm vào GDP, nâng cao vai trò của ngành trong việc ổn định đời sống xã hội, phát triển kinh tế đất nước.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu dự báo tăng mức phí bảo hiểm giai đoạn 2001 - 2010
Dự báo tăng mức phí bảo hiểm giai đoạn 2001-2010.
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2010
BH phi nhân thọ(tỷ đ)
2158
2470
2860
3300
3800
7500
Tốc độ (%)
21,0
14,7
15,0
15,0
15,0
-
Tỷ trọng/ tổng phí(%)
43,72
39,44
36,38
32,00
28,57
28,3
BH nhân thọ(tỷ đ)
2778
3800
5000
7000
9500
19000
Tốc độ tăng trưởng (%)
116,2
36,78
31,58
40,0
35,7
-
Tỷ trọng/tổng phí(%)
56,28
60,56
63,62
68,0
71,43
71,7
Tổng phí bảo hiểm(tỷ đ)
4936
6270
7860
10300
13300
26500
Tốc độ tăng trưởng(%)
61,78
27
25,35
31
29,13
-
Tỷ trọng/GDP(%)
0,97
-
-
-
2,0
3,0
(Nguồn:Vinare)
II.Thực trạng đầu tư vốn của một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ việt nam
1.Thực trạng đầu tư vốn của công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt
Do hiện nay Bảo Việt là DNBH chiếm thị phần lớn trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, hơn nữa trong phạm vi bài viết còn nhỏ và nguồn số liệu hạn chế, em xin được tập trung trình bày về thực trạng đầu tư của công ty bảo hiểm nhà nước Bảo Việt.
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam viết tắt là Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm được Nhà nước xếp hạng đặc biệt. Hoạt động trong cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ, Bảo Việt có phạm vi hoạt động rộng khắp trên toàn quốc. Bảo Việt có trên 40 triệu lượt khách hàng mỗi năm, có gần 5000 nhân viên và có hàng chục ngàn đại lý. Hiện nay Bảo Việt có 126 chi nhánh đơn vị thành viên, trong đó có 56 công ty bảo hiểm nhân thọ.
Năm 2002 hoạt động đầu tư tài chính chiếm 376 tỷ trên tổng số 2165 tỷ đồng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của Bảo Việt .
Các lĩnh vực đầu tư vốn Bảo Việt cũng tương đối đa dạng, với những tỷ lệ bỏ vốn khác nhau vào từng lĩnh vực. Cùng với sự tăng lên của doanh thu phí là sự tăng trưởng cao của nguồn quỹ dự phòng kỹ thuật -một trong những nguồn vốn đầu tư chính của các DNBH .
Tốc độ tăng các quỹ dự phòng kỹ thuật của Bảo Việt xấp xỉ 19% qua các năm. Các quỹ dự phòng kỹ thuật chiếm đến khoảng 60% nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp này.
Danh mục đầu tư của Bảo Việt
Bảng 4: Một số danh mục đầu tư chính của Bảo Việt
Danh mục
1997
1998
1999
1.Chứng khoán
2.Bất động sản
3.Cho vay
4.Gửi tiền
5.Góp vốn liên doanh
6.Đầu tư khác
231.600
1.800
30.200
335.800
46.200
5000
306.100
1.800
28.200
450.000
50.700
6.000
320.900
1.800
69.300
1.001.600
119.900
7.500
Tổng cộng
871.100
837.400
1.521.000
(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế)
Danh mục đầu tư trên cho thấy : đầu tư vào gửi tiền tại các ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư. Năm 1997 chiếm 38,5%, năm 1998 chiếm 54% và đến năm 1999 đã tăng lên đến 66%. Đầu tư chứng khoán mà chủ yếu là mua trái phiếu,kỳ phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước, công trái nhà nước, kỳ phiếu của các ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng vốn lớn. Lĩnh vực đầu tư ít được Bảo Việt quan tâm chú ý và thực tế bỏ vốn rất nhỏ là kinh doanh bất động sản:
Các DNBH nhân thọ ít đầu tư vào bất động sản là vì thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay có quá nhiều rủi ro và rất bất ổn định. Thêm nữa chính sách và luật pháp của Nhà nước cũng chưa thực sự ổn định.
ở các nước có ngành bảo hiểm nhân thọ phát triển thì các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng là những chuyên gia về đầu tư. Danh mục đầu tư của các công ty này rất đa dạng và thường thì lãi suất thu được từ các hoạt động đầu tư cao hơn lãi suất ngân hàng. Lãi suất đầu tư thực tế của của các công ty bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản trong năm 1995 là 3,36%, năm 1997 là 2,48%; trong khi đó lãi suất trái phiếu dài hạn của chính phủ chỉ là 2,56%/ năm. Ơ Việt Nam, do thị trường vốn chưa phát triển (Trung tâm giao dịch chứng khoán mới chỉ chính thức khai trương từ ngày 20/7/2000 ) do vậy các khoản đầu tư của Bảo Việt tập trung chủ yếu ở loại hình tiền gửi ngân hàng, còn các lĩnh vực đầu tư khác chiếm tỷ trọng thấp hơn.
Một số hoạt động đầu tư của Bảo Việt:
* Sự tham gia của Bảo Việt vào thị trường chứng khoán.
Xu hướng chung của các công ty bảo hiểm là phát triển các dịch vụ về tài chính - tín dụng để sử dụng có hiệu quả các quỹ bảo hiểm nhàn rỗi tập trung và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Vì tính ưu việt của thị trường chứng khoán và các dịch vụ của nó nên phát triển dịch vụ tài chính -tín dụng thông qua thị trường chứng khoán được coi là phổ biến nhất đối với các công ty bảo hiểm. Đối với Bảo Việt, việc đầu tư vào chứng khoán đã được chú trọng. Ngày 19/5/2000, công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt đã khai trương tại Hà Nội; và khai trương chi nhánh ở TP HCM vào ngày 22/5/2000 và trở thành một trong những công ty chứng khoán đầu tiên hoạt động tại Việt Nam.
Bảo Việt tham gia vào thị trường chứng khoán với nhiều lợi thế, thể hiện ở nguồn vốn cần thiết để thành lập công ty chứng khoán cũng như nguồn vốn để đầu tư thông qua thị trường chứng khoán; ngoài những lợi thế về vốn, Bảo Việt còn có lợi thế về mạnglưới và hệ thống khách hàng bảo hiểm, về kinh nghiệm, uy tín hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Với những lợi thế đó Công ty chứng khoán Bảo Việt đã tiến hành kinh doanh cả 5 nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán, đó là:
Môi giới chứng khoán
Là hoạt động giúp khách hàng đầu tư và giao dịch chứng khoán. Thực hiện các lệnh giao dịch cho khách hàng trên sàn giao dịch hay Sở giao dịch.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Công ty chứng khoán chấp nhận rủi ro, cam kết bao mua chứng khoán của công ty phát hành, sau đó bán cho các nhà giao dịch và công chúng.
Quản lý danh mục đầu tư vào chứng khoán
Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua bán và nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng. Công ty chứng khoán sẽ được hưởng phí quản lý danh mục đầu tư của khách hàng.
Tư vấn đầu tư chứng khoán
Là việc công ty chứng khoán tư vấn cho các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư về việc thiết kế chứng khoán phù hợp với mục tiêu tăng vốn của doanh nghiệp, về thời điểm phát hành thuận lợi, hoặc tư vấn cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn thay thế khi không thuận lợi. Công ty chứng khoán đưa ra những lời khuyên về đầu tư hợp lý cho khách hàng xuất phát từ sự phân tích và nhận định về sự biến động của chứng khoán.
Tự doanh chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán trực tiếp tham gia giao dịch chứng khoán cho bản thân của công ty trên thị trường chứng khoán.
Ngay từ đầu, công ty chứng khoán Bảo Việt đã ký kết hợp đồng hợp tác với một số công ty tư vấn trong và ngoài nước; triển khai một số hoạt động kinh doanh như thu mua công trái, tham gia tư vấn cổ phần hóa cho một vài doanh nghiệp nhà nước; thu thập thông tin của các công ty phát hành cổ phiếu, ký hợp đồng làm thủ tục niêm yết và bảo lãnh phát hành, mở tài khoản đầu tư chứng khoán cho một số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Bảo Việt từ lâu đã là một trong những thành viên tham gia khá tích cực vào đầu tư trái phiếu Chính phủ thông qua các phiên đấu thầu. Trong phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ ngày 2/5/2002, Bảo Việt đã trúng thầu 30 tỷ đồng. Đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là sự lựa chọn tốt vì nó khá chắc chắn,thời hạn 5-10 năm, hơn nữa trái phiếu chính phủ tuy có lãi suất chưa cao nhưng có thể bù đắp được tốc độ mất giá của đồng tiền.
* Các hoạt động đầu tư khác của Bảo Việt
- Góp vốn kinh doanh: Hiện nay, Bảo Việt đang tham gia góp vốn với 15 công ty, trong đó có các công ty như:
Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế (VIA)
Công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Việt (AIB)
Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng(Bảo Long)
Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia
Năm 2002, Bảo Việt tham gia đầu tư vào dự án nhà máy xi măng Thăng Long tại Hoành Bồ - Quảng Ninh với tổng số vốn đầu tư xấp xỉ 350 triệu.
Với sự cố gắng cao, năm 2002 kết quả kinh doanh của Bảo Việt rất đáng khích lệ : Tổng doanh thu đạt 3790 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với năm 2001; hoạt động bảo hiểm nhân thọ có tỷ lệ tăng trưởng 42,5% so với năm 2001. Gần 6000 tỷ đồng đã được Bảo Việt đầu tư trở lại nền kinh tế với doanh thu từ hoạt động này đạt trên 387 tỷ đồng, tăng trưởng 84%.
Đến tháng 08 năm 2002 tổng nguồn vốn đầu tư của Bảo Việt kể cả USD quy đổi là 4876 tỷ đồng. Trong đó nguồn Bảo hiểm nhân thọ là 3904 tỷ đồng. Vốn đầu tư trung-dài hạn chiếm 64% tổng nguồn vốn đầu tư trong cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ.
Năm 2003, nền kinh tế đất nước vẫn duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao tạo môi trường đầu tư và khả năng phát triển; tuy nhiên thị trường bảo hiểm tiếp tục cạnh tranh quyết liệt. Dự kiến năm 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV411.doc