Ở Việt Nam, tất cả những thay đổi nói trên đều có thể quan sát được ở mức độ này
hay khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong khoảng 20 năm qua, song về cơ bản Việt
Nam chưa thiết lập được mô hình quản lý hiện đại, chưa đạt được mức độ của sự quản trị
tốt. Đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng theo hướng
dân chủ hơn, có sự tham gia của người dân nhiều hơn, có sự cải thiện về mức độ công
khai, minh bạch, và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, sức ỳ của quản lý nhà nước kiểu cũ
vẫn còn rất lớn. Nhiều cơ quan nhà nước và các quan chức có trách nhiệm quản lý vẫn
thực thi mô hình quản lý kiểu "cai trị", duy trì cơ chế "xin-cho", gây trở ngại cho phát
triển. Về mặt lý luận, mô hình quản lý sự phát triển xã hội kiểu mới, phù hợp với tình
hình trong nước và thế giới mới, nói chung chưa được thiết lập (Bùi Thế Cường, 2010).
Năm 2001 Thủ Tướng đã ra Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương
trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, trong đó có 4 nội dung
chính là: (1) cải cách thể chế, (2) cải cách tổ chức bộ máy hành chính, (3) đổi mới, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, và (4) cải cách tài chính công. Về cơ bản, các
giải pháp cải cách hành chính nhà nước đi theo hướng tinh giản bộ máy quản lý nhà
nước, xác định rõ hơn vai trò quản lý nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, chuyển
từ quản lý hành chính tập trung theo lối mệnh lệnh sang phương pháp quản lý hiện đại
phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh phân cấp và trao quyền cho cấp cơ sở,
tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công, cải thiện các thủ tục hành chính theo hướng tinh
giản, một cửa, khắc phục tình trạng gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, nâng
cao năng lực cán bộ, và cải cách tài chính công.
14 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về mô hình phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung, các nguyên tắc quản lý sự phát triển tốt cũng đồng thời là các nguyên
tắc quản lý kinh tế tốt, và trong nhiều trường hợp quản lý sự phát triển tốt đòi hỏi đồng
thời cả quản lý kinh tế tốt và quản lý xã hội tốt. Chính vì thế, trong phần này mặc dù nhấn
mạnh khía cạnh quản lý sự phát triển xã hội, song nhiều điểm nêu ở đây cũng được rút ra
từ các tài liệu về quản lý kinh tế tốt, và nhiều điểm nêu ở đây cũng áp dụng tốt cho quản
lý kinh tế. Ở tầm lý luận về quản lý sự phát triển, dường như sự phân biệt giữa quản lý
kinh tế và quản lý xã hội đã bị lu mờ.
Thời gian gần đây trong các thảo luận lý luận về quản lý sự phát triển trên thế giới
người ta nói nhiều đến "quản trị tốt" ("good governance"). Cũng như nhiều thuật ngữ mới
xuất hiện gần đây, khái niệm "quản trị tốt" cũng được hiểu với ý nghĩa rất khác nhau, từ
cách hiểu theo nghĩa hẹp để ám chỉ quản lý hành chính công, đến cách hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm một diện rộng các mối quan hệ vượt ra ngoài khuôn khổ quản lý hành
chính công như các mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, giữa nhà nước và công dân,
giữa nhà nước và xã hội dân sự hay khu vực tư nhân, giữa các nhà chính trị được dân bầu
và các công chức/viên chức nhà nước, giữa chính quyền địa phương và người dân ở nông
thôn và đô thị, giữa khu vực lập pháp và hành pháp, và giữa nhà nước và các thể chế
quốc tế (Agere, 2000).
Trong công trình Quản trị tốt ("Good Governance") của Cơ quan Phát triển Quốc tế
Úc (AusAID) công bố năm 2000, "quản trị tốt" được định nghĩa như sau:
"Quản trị tốt" là việc thực hiện quyền lực hay quyền uy về chính trị, kinh tế, hành
chính, hay các quyền lực hay quyền uy khác nhằm quản lý các nguồn lực và các vấn
đề của một nước. Nó bao gồm các cơ chế, các quá trình và các thể chế mà thông qua
đó các công dân và nhóm người bày tỏ lợi ích của mình, thực hiện các quyền theo
luật định, thực hiện trách nhiệm của mình và dung hòa các khác biệt của mình.
"Quản trị tốt" có nghĩa là quản lý hiệu quả các nguồn lực và các vấn đề của đất
nước theo cách cởi mở, minh bạch, có trách nhiệm giải trình, công bằng và đáp
ứng nhu cầu của nhân dân.
Tài liệu này cũng đưa ra 5 nguyên tắc chính trị và 4 nguyên tắc kinh tế của quản
trị tốt như sau:
Các nguyên tắc chính trị của quản trị tốt:
1. Quản trị tốt dựa trên sự thiết lập hình thức chính quyền có tính đại diện và có
trách nhiệm giải trình.
Xã hội học số 4(120), 2012
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
26
2. Quản trị tốt đòi hỏi một xã hội dân sự mạnh và đa nguyên nơi có sự tự do thể hiện
và tự do hiệp hội.
3. Quản trị tốt đòi hỏi các thể chế tốt - bộ các quy tắc quy định hành động của các cá
nhân và các tổ chức và sự đàm phán giải quyết các khác biệt giữa họ với nhau.
4. Quản trị tốt đòi hỏi việc tuân thủ pháp luật là tối cao được duy trì thông qua hệ
thống pháp lý hiệu quả và công bằng.
5. Quản trị tốt đòi hỏi mức độ minh bạch và trách nhiệm giải trình cao trong các quá
trình công cũng như các quá trình của các nghiệp đoàn/tổ chức (public và
corporate processes). Cách tiếp cận có sự tham gia rộng rãi đối với việc cung cấp
dịch vụ công là rất quan trọng để các dịch vụ này có hiệu quả.
Các nguyên tắc kinh tế của quản trị tốt:
1. Quản trị tốt đòi hỏi các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có cơ sở rộng, khu
vực tư nhân năng động và các chính sách xã hội giúp cho việc xóa đói giảm
nghèo. Tăng trưởng kinh tế sẽ là tốt nhất trong một nền kinh tế dựa trên thị
trường, cởi mở và hiệu quả.
2. Đầu tư vào con người là ưu tiên cao nhất thông qua các chính sách và thể chế giúp
tăng khả năng tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác là nền
tảng của nguồn lực con người của một nước.
3. Các thể chế hiệu quả và quản trị nghiệp đoàn tốt là cần thiết để hỗ trợ sự phát
triển khu vực tư nhân có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, để thị trường vận hành tốt
cần có các chuẩn mực xã hội tôn trọng hợp đồng và quyền sở hữu tài sản.
4. Quản lý cẩn thận nền kinh tế quốc dân có tính chất sống còn nhằm tối đa hóa tiến
bộ về kinh tế và xã hội.
Như vậy, ta có thể thấy "các nguyên tắc kinh tế" nêu trên cũng chứa đựng rất nhiều
yếu tố xã hội. Quản lý nhà nước tốt là quản lý nhà nước phải đảm bảo bốn yêu cầu tối
thiểu, có liên quan mật thiết với nhau và có tính hỗ trợ lẫn nhau (ADB, 1995), là:
(1) có trách nhiệm giải trình rõ ràng (accountability): quan chức quản lý nhà nước
phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyết định quản lý thuộc thẩm quyền
của mình trước nhân dân, và khi cần thiết họ có trách nhiệm giải trình rõ ràng.
Trách nhiệm giải trình rõ ràng cũng có nghĩa là phải có tiêu chuẩn rõ ràng để đo
lường mức độ hoàn thành nhiệm vụ của quan chức quản lý nhà nước, có cơ chế
phản hồi ý kiến, khiếu nại, và cơ chế đáp ứng nhanh chóng những khiếu nại về sự
không công bằng trong quản lý nhà nước của người dân. Trách nhiệm giải trình là
yếu tố quan trọng đem đến và duy trì sự tin tưởng vào nhà nước của người dân,
điều không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh.
(2) có sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan (participation): điều này có
nghĩa là chấp nhận quan niệm người dân là trung tâm của sự phát triển. Họ chẳng
những là người hưởng lợi của phát triển, mà còn là người tạo ra sự phát triển với
tư cách cá nhân, nhóm hoặc thông qua các tổ chức xã hội dân sự. Ở cấp cơ sở, sự
Xã hội học số 4(120), 2012
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
27
tham gia rộng rãi có nghĩa là cơ chế quản lý nhà nước phải đủ mềm mỏng để cho
phép người hưởng lợi và những người bị ảnh hưởng tham gia vào việc hoàn thiện
thiết kế và việc thực hiện các chương trình/dự án phát triển công. Điều này sẽ làm
tăng tính "sở hữu" các chương trình/dự án phát triển công của nhân dân, nâng cao
hiệu quả và tính bền vững của chương trình/dự án.
(3) có tính có thể dự đoán được (predictability): điều này có nghĩa là các ứng xử
về quản lý phải dựa trên luật pháp, chính sách, và các quy định pháp lý hiện hành
và khung pháp lý này phải được thực hiện một cách công bằng và nhất quán. Cả
nhà nước và các cơ quan của mình cũng như người dân phải ứng xử theo pháp
luật, không có ngoại lệ.
(4) tính minh bạch: điều này có nghĩa là người dân được thông tin đầy đủ và rõ
ràng về các quy định, quyết định, chính sách, pháp luật và việc thực hiện những
quy định, quyết định, chính sách, pháp luật này. Tính minh bạch là điều kiện tiên
quyết giúp giảm thiểu tham nhũng và lạm dụng quyền lực, nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước.
Ngoài 4 yêu cầu nêu trên, tác giả Sam Agere (Agere, 2000) còn cho rằng chống
tham nhũng và xây dựng khuôn khổ pháp lý hiệu quả cũng cần phải được nhấn mạnh như
những yếu tố nêu trên.
Đối lập với quản trị tốt là quản trị tồi với những đặc trưng cơ bản sau đây (Agere, 2000):
Không phân biệt được giữa việc công và việc tư với hậu quả là có xu hướng sử
dụng các nguồn lực công cho các mục đích tư lợi;
Không thiết lập được sự rõ ràng về pháp luật, về hành vi của chính phủ và quy tắc
quản lý theo luật;
Có quá nhiều quy tắc và quy định gây khó khăn cho sự vận hành bình thường của
thị trường;
Có các ưu tiên phát triển không nhất quán, dẫn đến việc lãng phí và đầu tư sai các
nguồn lực;
Có quá trình ra quyết định không minh bạch, thiển cận, thiếu toàn diện;
Thiếu tiêu chuẩn đạo đức trong quản lý các vấn đề của nhà nước;
Thiếu các giả định chính sách được xác định một cách rõ ràng.
Trong các sách giáo khoa về phát triển thời gian gần đây người ta nói nhiều đến sự
thay đổi cách thức quản lý xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong bối cảnh xã hội
có nhiều thay đổi nhanh chóng. Về đại thể, có thể liệt kê sự chuyển biến các nguyên tắc
quản lý hiện đại chính như sau:
Tổ chức nhà nước thay đổi từ chỗ có quy mô cồng kềnh, quản lý mọi lĩnh vực,
mọi cấp, ôm đồm mọi dịch vụ hành chính, kém hiệu quả, sang hình thức nhà nước
có bộ máy tinh giản, quản lý có chọn lọc các lĩnh vực của đời sống xã hội, phân
cấp, trao quyền, xã hội hóa có chọn lọc nhiều lĩnh vực quản lý và cung cấp dịch
Xã hội học số 4(120), 2012
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
28
vụ công, thúc đẩy dân chủ cơ sở nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản
lý nhà nước và các dịch vụ hành chính công; nói cách khác, vai trò của chính phủ
và các cơ quan chính phủ chuyển từ "chèo thuyền" sang "lái thuyền" (Thái Xuân
Sang, 2010).
Chuyển từ quản lý hành chính kiểu truyền thống, lấy việc cai trị làm trọng tâm với
những quy định cứng nhắc theo cấp bậc quản lý, quan liêu, chậm thay đổi khi
thực tế đã thay đổi, phục vụ lợi ích và sự tiện lợi của người quản lý là chính sang
mô hình quản lý hành chính kiểu mới, "hành chính phát triển", với trọng tâm là
phục vụ nhân dân là chính, có tính năng động cao, nhạy bén thích nghi với hoàn
cảnh thay đổi, đáp ứng nhanh với những nhu cầu của người dân và các đối tượng
được quản lý, tạo điều kiện tốt cho họ tuân thủ pháp luật, kỷ cương, và quy định
của nhà nước có liên quan.
Đề cao việc xây dựng tầm nhìn chiến lược rõ ràng.
Chuyển từ hoạch định chính sách dựa trên ý chí chủ quan của đội ngũ lãnh đạo
sang hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng, có sự tham gia rộng rãi của các
chủ thể có lợi ích liên quan, mở rộng phản biện xã hội
Việc thực hiện quản lý nhà nước hiệu quả ở những nước thành công trong phát
triển kinh tế-xã hội nhanh đặc trưng bởi tính ổn định của định hướng chính sách
lớn, sự linh hoạt trong việc phản ứng với các tín hiệu của thị trường, và tính kỷ
luật gắn với những biện pháp cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn cho dù
có những khó khăn ngắn hạn (ADB, 1995).
Chuyển từ kế hoạch hóa tập trung-quan liêu-bao cấp, áp đặt từ trên xuống, sang
kế hoạch hóa có sự tham gia rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan, từ dưới lên,
tăng cường phân cấp và trao quyền cho cấp cơ sở.
Chuyển từ đánh giá hiệu quả dựa trên đầu ra sang đánh giá hiệu quả dựa trên kết
quả và tác động.
Chuyển từ giám sát theo đầu việc sang giám sát quá trình (chú trọng nhiều hơn
đến tính năng động của giám sát); chuyển từ giám sát với mục đích phát hiện sai
trái sang giám sát hỗ trợ; chuyển từ giám sát do chuyên gia thực hiện sang giám
sát kết hợp của chuyên gia và sự tham gia của các bên có lợi ích liên quan.
Đề cao tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, áp dụng
tin học vào quản lý, đề cao bằng chứng thực tế.
Về văn hóa quản lý đã có sự thay đổi theo chiều hướng:
Đề cao hiệu quả quản lý hơn sự thân quen, tuổi tác, giới tính, thành phần xuất
thân của cán bộ quản lý.
Đề cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ quản lý và việc học tập không
ngừng để nâng cao trình độ.
Đề cao sự công bằng, đặc biệt là bình đẳng giới và bình đẳng theo tuổi tác.
Xã hội học số 4(120), 2012
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
29
Chấp nhận nhiều hơn tính đa dạng, mềm mỏng, uyển chuyển của thực tế quản lý.
Đề cao sự tôn trọng và lắng nghe lợi ích của các cá nhân, các nhóm xã hội là đối
tượng trực tiếp của quản lý nhà nước; đề cao sự vận động, thuyết phục và tạo điều
kiện để người dân làm theo pháp luật hơn là canh chừng sai phạm và áp dụng các
biện pháp trừng phạt.
Ở Việt Nam, tất cả những thay đổi nói trên đều có thể quan sát được ở mức độ này
hay khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong khoảng 20 năm qua, song về cơ bản Việt
Nam chưa thiết lập được mô hình quản lý hiện đại, chưa đạt được mức độ của sự quản trị
tốt. Đã có nhiều thay đổi trong quản lý nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng theo hướng
dân chủ hơn, có sự tham gia của người dân nhiều hơn, có sự cải thiện về mức độ công
khai, minh bạch, và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, sức ỳ của quản lý nhà nước kiểu cũ
vẫn còn rất lớn. Nhiều cơ quan nhà nước và các quan chức có trách nhiệm quản lý vẫn
thực thi mô hình quản lý kiểu "cai trị", duy trì cơ chế "xin-cho", gây trở ngại cho phát
triển. Về mặt lý luận, mô hình quản lý sự phát triển xã hội kiểu mới, phù hợp với tình
hình trong nước và thế giới mới, nói chung chưa được thiết lập (Bùi Thế Cường, 2010).
Năm 2001 Thủ Tướng đã ra Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương
trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, trong đó có 4 nội dung
chính là: (1) cải cách thể chế, (2) cải cách tổ chức bộ máy hành chính, (3) đổi mới, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, và (4) cải cách tài chính công. Về cơ bản, các
giải pháp cải cách hành chính nhà nước đi theo hướng tinh giản bộ máy quản lý nhà
nước, xác định rõ hơn vai trò quản lý nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường, chuyển
từ quản lý hành chính tập trung theo lối mệnh lệnh sang phương pháp quản lý hiện đại
phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh phân cấp và trao quyền cho cấp cơ sở,
tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công, cải thiện các thủ tục hành chính theo hướng tinh
giản, một cửa, khắc phục tình trạng gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, nâng
cao năng lực cán bộ, và cải cách tài chính công.
Trong một báo cáo chuyên đề về quản lý và điều hành của Việt Nam năm 2004
(Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam, 2004), Nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam đánh giá
cao những nỗ lực của Việt Nam theo hướng cải cách phương pháp quản lý sự phát triển
hiện đại, theo hướng quản trị tốt. Báo cáo này, tuy nhiên, cũng chỉ ra nhiều yếu kém gắn
với sức ỳ của cách quản lý tập trung, quan liêu bao cấp. Phương pháp lập kế hoạch và
phân bổ nguồn lực thiếu tầm nhìn dài hạn, vẫn đi theo lối mòn cũ mà chưa tính đến việc
chính phủ không còn trực tiếp tham gia sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ nữa, vẫn tiếp tục
đưa ra những chỉ tiêu sản xuất cụ thể cho nhiều ngành. Chính phủ vẫn can thiệp sâu vào
hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ của nhiều lĩnh vực. Vấn đề về tính minh bạch,
phân cấp phân quyền, quản lý tài sản nhà nước, và cải cách hành chính cũng còn nhiều
yếu kém. Phòng chống tham nhũng mới chỉ đem lại những kết quả hạn chế.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Đảng cũng có
nhận định "Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Ðảng chậm
đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước; bệnh thành tích còn nặng; hệ
thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa nghiêm; quản lý nhà nước còn
Xã hội học số 4(120), 2012
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
30
nhiều yếu kém; tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán bộ, công chức yếu cả về
năng lực và phẩm chất; tổ chức thực hiện kém hiệu quả, nhiều việc nói chưa đi đôi với
làm; chưa tạo được chuyển biến mạnh trong việc giải quyết những khâu đột phá, then
chốt và những vấn đề xã hội bức xúc; quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy
đầy đủ; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa
được đẩy lùi" (Ban CHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011a). Nghị Quyết Hội nghị
Trung ương 4 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay cũng nhấn mạnh
những yếu kém về quản lý còn tồn tại kể trên (Ban CHTW Đảng Cộng sản Việt Nam,
2012).
Nhóm nghiên cứu do Bùi Thế Cường lãnh đạo (Bùi Thế Cường, 2010) cho rằng
quản lý sự phát triển xã hội ở Việt Nam đang đối mặt với 10 vấn đề lớn cần sự can thiệp
sáng tạo của nhà nước, bao gồm:
1. Tác động của toàn cầu hóa và đối phó với chiến lược của các siêu cường;
2. Quản lý sự phát triển xã hội trong điều kiện biến đổi cấu trúc xã hội;
3. Quản lý sự phát triển xã hội trong điều kiện biến đổi văn hóa;
4. Hoàn thiện mối quan hệ thể chế giữa kinh tế thị trường và nhà nước;
5. Vấn đề tính thống nhất và đa dạng quốc gia: vấn đề tộc người, tôn giáo và văn hóa;
6. Vấn đề nông dân: cách biệt đô thị-nông thôn, phát triển nông thôn;
7. Giáo dục;
8. Mạng lưới an toàn xã hội cho xã hội và các nhóm yếu thế;
9. Lệch chuẩn và tội phạm;
10. Môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu
Nghiên cứu này, tuy nhiên, chưa đưa ra được mô hình quản lý sự phát triển xã hội
rõ ràng về mặt phương pháp luận, mặc dù có khuyến cáo liên quan đến việc xác định rõ
hơn vai trò của nhà nước và của thị trường, vấn đề thu hẹp phạm vi quản lý nhà nước,
phân cấp, phân quyền, và gợi ý ba cấp độ quản lý xã hội ở dạng khái quát cao, bao gồm
"cấp độ chiến lược (liên quan đến định hướng và tầm nhìn lịch sử), biến đổi xã hội
(những diễn tiến mang tính trung hạn), và khủng hoảng tình huống" (trang 185).
Bàn luận và Kết luận
Có những vấn đề toàn cầu mà tất cả các nước đều đang đối mặt và chịu tác động
hàng ngày, hàng giờ. Đó là vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, vấn đề toàn cầu hóa, hợp
tác, cạnh tranh và hội nhập, vấn đề bảo đảm an ninh và hòa bình, vấn đề toàn cầu hóa về
thông tin và truyền thông đi kèm với tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ.
Những vấn đề này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với phát triển nói chung, và phát
triển xã hội nói riêng. Đối diện với những thách thức do những vấn đề toàn cầu đặt ra,
không một nước nào có thể đơn phương giải quyết triệt để được những thách thức đang
đặt ra, song không phải nước nào cũng có năng lực, ý chí chính trị, và sự nhạy cảm chính
Xã hội học số 4(120), 2012
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
31
trị để tranh thủ các cơ hội mà những vấn đề toàn cầu đem lại.
Toàn cầu hóa đã thay đổi căn bản rất nhiều cách ứng xử quốc gia mà trong quá khứ
không xa được xem như cách ứng xử khôn khéo. Thí dụ cho điều này là chính sách bảo hộ
mậu dịch một thời được xem là giải pháp tốt cho những nước nghèo nhằm bảo vệ lợi ích
quốc gia trước sự cạnh tranh hơn hẳn của hàng hóa và dịch vụ từ các nước phát triển hơn, nay
điều này không còn đúng nữa. Những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ thông tin đã khiến
cho những ý tưởng mới trên thế giới lan truyền nhanh chóng, tác động đến kiến thức, hiểu
biết, thái độ, niềm tin và cả khát vọng của các cá nhân trên khắp hành tinh. Thế giới trở nên
"phẳng" hơn và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Đâycũng là thách thức và là cơ hội rất lớn đối
với tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Các cường quốc trên
thế giới cũng không có khả năng hành xử đơn phương như trước đây mà không bị lên án nếu
hành động của họ đi ngược lại các giá trị phổ biến toàn cầu. Vụ thông tin về việc binh lính
Mỹ ngược đãi tù nhân I-rak bị lọt ra ngoài, và việc Wikileak công bố các tài liệu tình báo của
Mỹ thời gian gần đây là minh chứng cho điều này.
Các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, và các nước ngày
càng cần thiết phải cùng làm việc, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề toàn cầu như
biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên không tái sinh, chống khủng bố, phát triển công nghệ thông tin... Ngày nay,
một công ty có thể thuê người ở nước ngoài làm việc cho mình mà không cần sự hiện
diện của người đó tại nước mình. Điều này hiện đang trở thành xu hướng phổ biến. Ấn
Độ, Philippines, Trung Quốc là những nước cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho
nhiều công ty nước ngoài trong khi người lao động vẫn ở nước sở tại. Ở Việt Nam đã có
nhiều công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin thuê nhân lực nước ngoài như vậy, đồng
thời cũng nhiều chuyên gia Việt Nam làm việc bán phần hoặc toàn phần cho các công ty
có đại bản doanh ở nước ngoài trong khi vẫn đang sống ở Việt Nam. Nguồn nhân lực là
cốt lõi của mô hình phát triển kinh tế cũng như mô hình phát triển xã hội, và trong bối
cảnh toàn cầu hóa, quan hệ ngoại giao có hàm ý rất quan trọng đối với mô hình phát triển
xã hội Việt Nam.
Thực tế nói trên khiến chính phủ các nước đều phải xem xét lại mô hình phát triển
và chiến lược phát triển của mình. Báo cáo về tính cạnh tranh toàn cầu năm 2012-2013
của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum, 2012) đã đưa ra 12 trụ cột quyết
định tính cạnh tranh toàn cầu của một nước (trang 8). Những trụ cột này được chia thành
3 nhóm lớn. Nhóm I là nhóm những yêu cầu cơ bản, bao gồm các trụ cột (1) thể chế, (2)
cơ sở hạ tầng, (3) môi trường kinh tế vĩ mô, và (4) chăm sóc sức khỏe và giáo dục cơ bản.
Nhóm II là nhóm những trụ cột nâng cao hiệu quả, bao gồm các trụ cột (5) giáo dục đại
học/cao đẳng và đào tạo nghề, (6) tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, (7) tính hiệu quả
của thị trường lao động, (8) sự phát triển thị trường tài chính, (9) tính sẵn sàng về các giải
pháp công nghệ, và (10) quy mô thị trường. Nhóm III là nhóm bao gồm những trụ cột
liên quan đến sáng tạo, bao gồm các trụ cột (11) mức độ tinh vi về kinh doanh (business
sophistication), và (12) mức độ sáng tạo. Xét cho cùng, đây cũng là những thành phần cơ
bản của một mô hình phát triển xã hội trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Theo báo cáo
Xã hội học số 4(120), 2012
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
32
này, Việt Nam được xếp hạng đứng thứ 75 trong 144 nước được xếp hạng. Như vậy, so
với sự xếp hạng của tổ chức này năm 2011-2012 (Việt Nam đứng thứ 65) thì ta đã tụt
hạng 10 bậc. Dù chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI là chỉ số dựa trên các thống kê chưa hoàn
toàn phản ánh đúng thực tế đặc thù ở mỗi nước do yêu cầu so sánh quốc tế không cho
phép tính đến tính đặc thù một cách đúng mức, song việc có thứ hạng thấp và đang tụt
bậc vẫn là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta tìm cách vươn lên mạnh mẽ hơn.
Cũng tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2012 công bố Báo cáo Công nghệ
thông tin toàn cầu năm 2012 (World Economic Forum, và INSEAD 2012), theo đó công
nghệ thông tin được xem như động lực cực kỳ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng
năng lực cạnh tranh, bảo vệ môi trường, và nâng cao phúc lợi của người dân. Công nghệ
thông tin đang làm biến đổi thế giới mà chúng ta đang sống, và cũng đặt ra nhiều thách
thức mà nếu không giải quyết tốt có thể làm triệt tiêu những nỗ lực phát triển. Theo Báo
cáo này, có 10 trụ cột về phát triển công nghệ thông tin mà nếu làm tốt sẽ thúc đẩy 12 trụ
cột phát triển các mặt của đời sống xã hội nêu trên. Quan niệm này hoàn toàn phù hợp
với quan niệm về hạ tầng công nghệ thông tin với tư cách là yếu tố quan trọng của việc
xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như nêu trong Nghị Quyết số 13-NQ/TƯ ngày
16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới
đánh giá Việt Nam hiện đứng thứ 83 trong 142 nước được xếp hạng theo chỉ số về tính
sẵn sàng kết nối mạng thông tin (The networked Readiness Index). Cách nhìn của Diễn
đàn kinh tế thế giới coi công nghệ thông tin như động lực phát triển toàn diện nền kinh tế
và các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức và xã
hội tri thức là gợi ý rất đáng cân nhắc cho mô hình phát triển xã hội của Việt Nam.
Phân tích bức tranh phát triển xã hội đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ của các
nước, ta có thể thấy một số điểm chung nổi lên ở những nước có nhiều thành công trong
phát triển xã hội. Đó là:
Ưu tiên cao vào đầu tư vào con người, nguồn nhân lực (giáo dục, y tế, đào tạo
nghề, nâng cao mức sống);
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội, hệ thống bảo trợ xã hội phát triển (mô hình nhà
nước phúc lợi);
Xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu khác biệt nông thôn-thành thị, khác biệt vùng
miền;
Hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế và áp dụng nhất quán cho tất cả mọi
người;
Thực hành quản trị tốt, chống tham nhũng
Mở rộng dân chủ, xã hội dân sự
Áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, những trụ cột phát triển xã hội nêu trên có thể
có một số nét riêng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Định hướng xã hội chủ nghĩa được định nghĩa trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) như sau:
Xã hội học số 4(120), 2012
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
33
X ã h ộ i x ã h ộ i c h ủ n g h ĩ a m à n h â n d â n t a
x â y d ự n g l à m ộ t x ã h ộ i : D â n g i à u , n ư ớ c
m ạ n h , d â n c h ủ , c ô n g b ằ n g , v ă n m i n h ; d o
n h â n d â n l à m c h ủ ; c ó n ề n k i n h t ế p h á t
t r i ể n c a o d ự a t r ê n l ự c l ư ợ n g s ả n x u ấ t
h i ệ n đ ạ i v à q u a n h ệ s ả n x u ấ t t i ế n b ộ p h ù
h ợ p ; c ó n ề n v ă n h o á t i ê n t i ế n , đ ậ m đ à
b ả n s ắ c d â n t ộ c ; c o n n g ư ờ i c ó c u ộ c s ố n g
ấ m n o , t ự d o , h ạ n h p h ú c , c ó đ i ề u k i ệ n
p h á t t r i ể n t o à n d i ệ n ; c á c d â n t ộ c t r o n g
c ộ n g đ ồ n g V i ệ t N a m b ì n h đ ẳ n g , đ o à n
k ế t , t ô n t r ọ n g v à g i ú p n h a u c ù n g p h á t
t r i ể n ; c ó N h à n ư ớ c p h á p q u y ề n x ã h ộ i
c h ủ n g h ĩ a c ủ a n h â n d â n , d o n h â n d â n , v ì
n h â n d â n d o Đ ả n g C ộ n g s ả n l ã n h đ ạ o ;
c ó q u a n h ệ h ữ u n g h ị v à h ợ p t á c v ớ i c á c
n ư ớ c t r ê n t h ế g i ớ i .
(Ban CHTW Đảng CS Việt Nam, 2011b)
Định nghĩa này rất đẹp, là lời kêu gọi động viên ý chí của các cá nhân để tạo nên ý
chí của dân tộc. Định ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ban_ve_mo_hinh_phat_trien_xa_hoi_va_quan_ly_su_phat_trien_xa.pdf