2.2. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội với trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Để thực hiện tốt việc chăm sóc cho trẻ em khuyết tật của địa phương, lãnh đạo huyện Thạnh Phú đã ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng thông qua các chính sách trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có chính sách trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; triển khai thực hiện Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quuy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; phối hợp với các cơ sở bảo trợ xã hội công lập của tỉnh thực hiện chính sách nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở. Cụ thể trẻ khuyết tật của địa phương được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ sau:
2.3.1 Chính sách trợ cấp hàng tháng
Chế độ trợ cấp cho người khuyết tật (trong đó có trẻ em khuyết tật) là một phần chi phí giúp hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tuy số tiền trợ cấp không lớn cũng không đủ để phù đắp những nỗi đau, khiếm khuyết của trẻ khuyết tật. Nhưng việc làm đó cũng thể hiện phần nào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc chăm lo cho đối tượng yếu thế, không mai gặp rũi ro trong xã hội.
Hiện nay, toàn huyện có 49 trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng và 78 trẻ em khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp hàng tháng thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
13 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo An sinh xã hội với trẻ em khuyết tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt là việc khám sàn lọc thai nhi trước khi sinh, thường xuyên chú trọng phòng tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con người như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của tai nạn giao thông, tai nạn thương tích khác... từ đó hạn chế phần nào số trẻ sinh ra bị khuyết tật góp phần giảm nhẹ gánh nặng an sinh xã hội cho địa phương.
Bảng 2.2 Bảng phân loại trẻ em khuyết tật trên địa bàn
STT
Nội dung
<6
tuổi
6-14
tuổi
15-16
tuổi
Tổng
cộng
1
Tổng số trẻ em khuyết tật
12
118
53
183
1.1
Trẻ em khuyết tật vận động
2
39
18
59
1.2
Trẻ em khuyết tật nghe, nói
4
13
20
37
1.3
Trẻ em khuyết tật về nhìn
0
1
1
2
1.4
Trẻ em khuyết tật thần kinh, tâm
thần
0
32
6
38
1.5
Trẻ em khuyết tật trí tuệ
1
29
8
38
1.6
Trẻ em khuyết tật khác
5
4
0
9
(Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát đối tượng bảo trợ xã hội năm 2016 của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạnh Phú)
Với hơn 27,87% số trẻ em khuyết tật sống trong hộ gia đình nghèo, cận nghèo.
Những gia đình có trẻ em khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thường phải tốn nhiều chi phí cho việc điều trị bệnh cho trẻ, đồng thời đối với những trẻ khuyết tật không có khả năng tự phục vụ cho bản thân thì gia đình cần phải có người để chăm sóc, giúp đỡ trẻ trong mọi sinh hoạt không thể tham gia vào các hoạt động kinnh tế khác nên thu nhập gia đình lại càng khó khăn và rơi vào hộ nghèo, cận nghèo. Để có thể giúp các trẻ em khuyết tật con gia đình hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế bản thân, thông qua các chính sách trợ giúp cho người khuyết tật địa phương còn chú trọng phối hợp các chương trình, chính sách khác để có thể hỗ trợ cho gia đình có trẻ em khuyết tật trên nhiều phương diện như: trợ giúp một số gia đình hộ nghèo, cận nghèo có trẻ khuyết tật có điều kiện tiếp cận với các công việc phù hợp để vừa có thể chăm sóc trẻ vừa có thể tăng thêm thu nhập để có thể chăm sóc tốt hơn cho trẻ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện hoàn cảnh gia đình trẻ khuyết tật
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2016 của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạnh Phú)
Số trẻ em khuyết tật nặng trên địa bàn chiếm tỷ lệ khá cao 42,62% (78 trẻ) trong đó một số trẻ vẫn có thể tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí và tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt cá nhân. Tuy nhiên vẫn còn số trẻ không có khả năng tự phục vụ cho bản thân, không tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân phải phụ thuộc vào người thân trong gia đình giúp đỡ hoặc do những mặc cảm trước khiếm khuyết của bản thân mà trẻ không muốn tham gia các hoạt động khác trong xã hội. Vì vậy các trẻ này rất cần sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và toàn xã hội để các em có thể vượt qua những khó khăn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và có thể hoà nhập tốt với cộng đồng.
Biểu đồ 2.2: Mức độ khuyết tật của trẻ em trên địa bàn
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2016 của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thạnh Phú)
Mặc khác, đối với số trẻ em có mức độ khuyết tật nhẹ hiện nay chưa có chính sách trợ cấp của Nhà nước đối với những trẻ này mà chủ yếu phải dựa vào gia đình, cũng như thông qua các hoạt động nhân đạo trên địa bàn nên các em cũng gặp rất nhiều khó học tập, vui chơi với các bạn bè cùng trang lứa. Trước những thực trạng trên địa phương đã thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị có liên quan chú trọng thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách với người khuyết tật trong đó đặc biệt quan tâm đối với nhóm đối tượng là trẻ em khuyết tật nhằm giúp các em tiếp cận với chính sách một cách bình đẳng, kịp thời và hiệu quả.
2.2. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội với trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Để thực hiện tốt việc chăm sóc cho trẻ em khuyết tật của địa phương, lãnh đạo huyện Thạnh Phú đã ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng thông qua các chính sách trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có chính sách trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; triển khai thực hiện Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quuy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; phối hợp với các cơ sở bảo trợ xã hội công lập của tỉnh thực hiện chính sách nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở. Cụ thể trẻ khuyết tật của địa phương được tiếp cận với các chính sách hỗ trợ sau:
2.3.1 Chính sách trợ cấp hàng tháng
Chế độ trợ cấp cho người khuyết tật (trong đó có trẻ em khuyết tật) là một phần chi phí giúp hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tuy số tiền trợ cấp không lớn cũng không đủ để phù đắp những nỗi đau, khiếm khuyết của trẻ khuyết tật. Nhưng việc làm đó cũng thể hiện phần nào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc chăm lo cho đối tượng yếu thế, không mai gặp rũi ro trong xã hội.
Hiện nay, toàn huyện có 49 trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng và 78 trẻ em khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp hàng tháng thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 2.2: Tình hình chi trả trợ cấp hàng tháng cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện trong tháng 5/2016
TT
Nội dung
Số
lượng
Mức hưởng
Thành tiền
Chi chú
1
Trẻ khuyết tật nặng
78
32.400.000
1.1
Không thuộc hộ nghèo
54
360.000
19.440.000
1.2
Thuộc hộ nghèo
24
540.000
12.960.000
2
Trẻ khuyết tật đặc biệt nặng
49
25.650.000
2.1
Không thuộc hộ nghèo
33
450.000
14.850.000
2.2
Thuộc hộ nghèo
16
675.000
10.800.000
Nguồn: Báo cáo kết quả chi trả trợ cấp xã hội tháng 05/2016 của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Thạnh Phú
Từ thực tế trên cho thấy tất cả những trẻ em khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đềuđược hưởng trợ cấp hàng tháng kịp thời, nhanh chóng. Tuy nhiên trong thời gian qua vấn đề chi trả trợ cấp cho người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế như trong quá trình chuyển mức trợ cấp cho những trẻ em khuyết tật hưởng trợ cấp theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ thì một số cán bộ chi trả ở một số xã đã không trao quyết định nâng mức hưởng mới cho đối tượng mà vẫn chi trả trợ cấp ở mức củ theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Từ đó cán bộ chi trả đã rút bớt tiền trợ cấp của đối tượng bỏ vào túi riêng của mình, những hành động đó của một bộ phận cán bộ chi trả thật đáng lên án và cần có giải pháp ngăn chặn kịp thời nhằm giúp người dân tin tưởng hơn vào các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế trên địa bàn.
Ngoài việc thực hiện chi trả trợ cấp háng tháng huyện cũng phối hợp các ngành đưa 08 trẻ em khuyết tật đến trường Nuôi dạy trẻ em khuyết tật tỉnh Bến Tre để các em được nuôi dạy và học tập. Trong quá trình sống, học tập tại trường các em sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp theo quy định hiện hành như được trợ cấp sinh hoạt phí, không phải chi trả các khoản thu phí trong quá trình tham gia học tập tại trường, thụ hưởng các chính sách qui định đối với đối tượng bảo trợ đang sống tại các trung tâm
theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ là đồng/trẻ/tháng. Trường cũng tiếp nhận các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh mhằmcải thiện tốt hơn hoàn cảnh sống trẻ khuyết tật tại trường.
2.3.2 Chính sách chăm sóc về y tế
Do trẻ em khuyết tật là những trẻ thường có vấn đề về sức khoẻ nên rất cần được chăm sóc tốt cũng như cần được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng nhằm giúp các em có thể giảm bớt đau đớn về thể xác và tinh thần từ đó giúp các em có thể sống tốt hơn, dễ dàng hoà nhập với gia đình, với cộng đồng. Vì vậy cần có giải pháp để trẻ em khuyết tật được thụ hưởng các dịch vụ y tế một cách bình đẳng, hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây địa phương đã luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật cụ thể đề nghị, cấp phát kịp thời thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng bảo trợ xã hội mà trong đó đặc biệt là trẻ em. Hiện tại, huyện đã thực hiện tốt việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% trẻ em khuyết tật đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng tại địa phương, trẻ em khuyết tật nhẹ sống trong hộ gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi, trong quá trình sử dụng thẻ khám, chữa bệnh những đối tượng trên được thanh toán phí theo quy định hiện hành.
Còn đối với những trẻ em khuyết tật còn lại không thuộc các đối tượng được thụ hưởng chính sách y tế của Nhà nuớc thì địa phương cũng phối hợp với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ em mồ côi huyện vận động các mạnh thường quân hỗ trợ 500 thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện cho những người khuyết tật nhẹ trong đó hỗ trợ cho trẻ em có mức khuyết tật nhẹ 05 thẻ bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho trẻ em khuyết tật được tiếp cận với dịch vụ y tế.
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tình trạng cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em khuyết tật
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội 6 tháng đầu năm 2016 của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạnh Phú)
Bên cạnh những mặc tích cực của chính sách chăm sóc sức khỏe thì chính sách này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Do địa phương là một trong những huyện nghèo của tỉnh nên việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao cho ngành phục vụ công tác khám chữa bệnh còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng hết nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Còn đối với người khuyết tật địa phương cũng chưa có dịch vụ y tế khám chữa bệnh phục vụ riêng cho nhóm đối tượng này nên việc thụ hưởng các dịch vụ y tế vẫn chưa thật sự được người khuyết tật cụ thể là trẻ em khuyết tật tiếp cận một cách triệt để. Không những vậy, tại các cơ sở y tế địa phương thì những loại thuốc thuộc danh mục bảo hiểm chi trả lại không nhiều, chất lượng thuốc không cao chưa phát huy hết vai trò của ngành y tế trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật huyện nhà.
Ngoài ra, năm 2015 huyện đã tổ chức đưa 11 trẻ em bị khe hở môi - hàm ếch đi khám lọc bệnh và phẫu thuật cho 04 trẻ; khám lọc bệnh cho 20 trẻ em khuyết tật vận động; khám, phẫu thuật cho 02 trẻ em bị tim bẩm sinh, tổng kinh phí 275.000.000 đồng.
2.3.3 Chính sách giáo dục cho trẻ em khuyết tật
Trẻ khuyết tật thường cảm thấy tự ti không muốn tiếp xúc với nhiều người vì sợ bị chê bai, bị kỳ thị. Vì vậy công tác tuyên truyền vận động để các em có đủ kiên nhẫn để bám trường, bám lớp, để hòa nhập với cộng đồng luôn là mục tiêu hướng đến của ngành giáo dục và chính quyền địa phương nhằm giúp các em có thể tiếp cận đầy đủ hơn các chính sách giáo dục.
Trong điều kiện kinh tế của huyện còn khó khăn chưa có cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật nên công tác giáo dục cho trẻ chủ yếu thông qua việc hỗ trợ các em học tập hòa nhập tại các trường tiểu học và trường trung học trên địa bàn huyện. Còn ở cấp học mầm non và trung học phổ thông hầu như không có trẻ tham gia học hòa nhập tại địa phương.
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện số lượng trẻ em khuyết tật tham gia học tập tại địa phương
(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành giáo dục năm học 2015-2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạnh Phú)
Theo số liệu thống kê số trẻ em khuyết tật trên địa bàn học hòa nhập chủ yếu ở cấp tiểu học 67 trẻ (lớp 1: 15 trẻ; lớp 2: 20 trẻ; lớp 3: 10 trẻ; lớp 4: 12 trẻ; lớp 5: 10 trẻ); cấp trung học cơ sở 01 trẻ. Tất cả các trẻ em học hòa nhập điều được miễn chế độ học phí theo qui định hiện hành. Đối với những trẻ tham gia học nghề tại trung tâm Dạy nghề huyện đều được miễn giảm học phí, được hỗ trợ tiền ăn khi tham gia học nghề và được giới thiệu một số nơi để trẻ khuyết tật có thể tham gia lao động, sản xuất.
Ngoài ra huyện còn 09 trẻ em khuyết tật khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở Trường Khuyết tật tỉnh Bến Tre. Ở đây các trẻ được giáo dục theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật, được hưởng các chế độ dành cho người khuyết tật đang sống và học tập tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
2.3.4 Các hoạt động hỗ trợ khác
Huyện đã thực hiện nhiều hình thức vận động toàn Đảng, toàn dân tham gia vào các hoạt động trợ giúp cho trẻ khuyết tật trên địa bàn từ vật chất đến tinh thần. Cụ thể như:
Tổ chức khám chữa bệnh miễn phí, mua thẻ BHYT, tặng quà, học bổng, học phẩm cho các em nhân dịp lễ, tết. Tạo điều kiện cho gia đình các trẻ khuyết tật ổn định về việc để họ tăng thu nhập từ đó có điều kiện kinh tế để chăm sóc tốt cho trẻ em khuyết tật.
Tăng cường triển khai các dịch vụ trợ giúp trẻ em khuyết tật thông qua việc hỗ trợ cho trẻ trong giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập, giáo dục nghề nghiệp; phục hồi chức năng tại cộng đồng.
Ngoài việc chăm sóc sức khoẻ về thể chất thì trẻ khuyết tật cần rất nhiều những hoạt động chăm sóc về tinh thần để giúp trẻ có thể tự tin hơn, sẳn sàng chia sẽ, sống hoà nhập hơn với gia đình và xã hội. Trong hời gian qua trẻ em ngày càng được chính quyền địa phương quan tâm chăm lo để các em có thể phát triển một cách toàn diện, được thể hiện quyền của mình thông qua các hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, bày tỏ ý kiến qua diễn đàn trẻ em các cấp. Đặc biệt trong các hoạt động trên thì những trẻ khuyết tật khi tham dự luôn thể hiện sự tự tin, vượt qua những mặc cảm của bản thân để bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng của mình là mong muốn được học tập, vui chơi không bị kỳ thị, xa lánh trong xã hội. Qua những chương trình giao lưu, học tập giúp các em cảm thấy an tâm hơn vì bên cạnh mình vẫn còn rất nhiều, rất nhiều người quan tâm chia sẽ, giúp đỡ mình vươn lên trong cuộc sống.
2.4. Những nguồn lực thực hiện chính sách xã hội đối với phụ nữ ở địa phương
Nguồn kinh phí thực hiện từ chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ em khuyết tật được thực hiện theo dự toán chi thường xuyên hàng năm. Cụ thể ngân sách địa phương chi trả trợ cấp thường xuyên trong 6 tháng đầu năm với số tiền 348.300.000 đồng.
Kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
cho n ười thân gia đình có trẻ khuyết tật.
Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hỗ trợ cho gia
đình trẻ khuyết tật: nhà ở, vay vốn phát triển sản xuất, tham gia các mô hình giảm
nghèo
Các cơ sở dạy nghề, tổ chức chính trị xã hội huyện Thạnh Phú.
Các nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện hoạt động có liên quan đến công tác chăm sóc trẻ khuyết tật.
2.5 Những khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện
Trong quá trình thực hiện chế độ an sinh xã hội với trẻ em khuyết tật trên địa
bàn luôn được sự quan tâm đồng hành của chính quyền địa phương và toàn xã hội nên
việc thực hiện công tác đạt được kết quả khả quan. Bên cạnh những thuận lợi thì địa
phương cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định:
Trong quá trình xét duyệt hồ sơ trợ cấp còn gặp nhiều khó khăn do hội đồng xác
định mức độ khuyết tật ở cơ sở chỉ dựa vào hình thức trực quan, không có chuyên môn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_an_sinh_xa_hoi_voi_tre_em_khuyet_tai_huyen_thanh_phu.doc