Báo cáo bài tập Môn Quân sự chung

Cấu hỏi 5:Vết thương chiến tranh do vũ khí thông thường gây ra có đặc điểm gì? Vết thương phần mềm, phần bụng, hàm mặt, mắt có đặc điểm, kết quả, cấp cứa đầu tiên như thế nào? Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứa nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

Trả lời:

 Vết thương chiến tranh do vũ khí thông thường gây ra có đặc điểm là:

Do tác dụng trực tiếp của đầu đạn , mảnh đạn, bi gây nên vết thương chợt, vết thương xuyên, vết thương dập nát, nhiều ngõ ngách, vết thương gãy xương, vết thương mạch máu, vết thương thần kinh, vết thương các tạng trong cơ thể hoặc bằng tác động của sức nổ tạo nên sức ép mạnh cho người khi ở gần tâm nổ, tạo nên những chấn thương kín ở các tạng, nhiều khi rất nặng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6906 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo bài tập Môn Quân sự chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo, tránh rập khuôn máy móc hay dựa dẫm, bảo đảm phù hợp với tình hình địch, địa hình thời tiết, yêu cầu nhiệm vụ… góp phần giữ vững thế trận phòng thủ của từng địa phương, cơ sở khi có chiến tranh, nâng cao hiệu quả chiến đấu, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập..Chúng ta là những học sinh sinh viên - là những chủ nhân tương lại của đất nước . Chúng ta sẽ là những người trực tiếp xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau này vì vậy nghiên cứu về quân sự nói chung và các thủ đoạn tác chiến nói riêng sẽ giúp chúng ta mở rộng nhận thức hiểu biết , làm cơ sở vận dụng trong học tập thực hành chiện thuật từng người , chiến đấu tiếng công và phòng ngự trong chương trình Giáo dục Quốc phòng- An ninh ; thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cơ quan đơn vị , Khi có chiến tranh , thực hiện tổ chức chiến đấu bảo vệ mình , bảo vệ cơ quan đơn vị, bảo vệ địa phương góp phần tạo nên thế trận rộng khắp, địch đi đến đâu cũng bị đánh, đánh trước mắt, đánh sau lưng, đánh bên sườn.Tất cả những kiến thức chúng ta nghiên cứu hôm nay sẽ là một phần nên tảng cơ sở cho chúng ta thực hiên tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai. Câu hỏi 2:Có những thủ đoạn tác chiến nào? Thủ đoạn tác chiến ngụy trang nghi binh, phản kích và cố thủ được sử dụng trong các hình thức chiến thuật như thế nào? Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu các nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? Trả lời: Các thủ đoạn tác chiến: đột phá, thọc sâu, luồn sâu, vu hồi, bao vây, chia cắt, chốt chặn, phản kích, kiềm chế, đón lõng, cài xen, ngăn chặn, cố thủ, ngụy trang, nghi binh. Các thủ đoạn tác chiến: Ngụy trang: loại đảm bảo tác chiến tổng thể các biện pháp về kỹ thuật và tổ chức nhằm che dấu lực lượng, mục tiêu quân sự và hoạt động tác chiến để tránh đối phương phát hiện hoặc đánh lừa chúng, giữ bí mật, giảm bớt thiệt hại và tạo bất ngờ trong tác chiến. Các biện pháp che ngụy trang cơ bản: che dấu mục tiêu và hành động tạo mục tiêu giả, nghi binh, tung tin giả, lợi dụng thuộc tính che khuất của địa hình và tầm nhìn hạn chế (đêm tối, sương mù…) gây nhiễu phương tiện kỹ thuật đối phương. Ngụy trang phải được thực hiện theo kế hoạch thống nhất phù hợp với ý định và kế hoạch tác chiến. mọi lực lượng tham gia chiến đấu đều phải tiến hành ngụy trang và chấp hành nghiêm kỷ luật ngụy trang. Nghi binh: Loại tác chiến và các hoạt động khác nhằm đánh lừa đối phương về lực lượng, vị trí bố trí, khả năng tác chiến, phương pháp tác chiến, ý định và kế hoạch tác chiến, thu hút lực lượng chúng sang hướng khác hoặc làm cho đối phương phán đoán sai tình hình, tạo bất ngờ trong tác chiến. Nghi binh được xác định trong ý định và kế hoạch tác chiến của người chỉ huy, được thực hiện bằng các biện pháp che dấu cái thật, tạo cái giả, tung tin giả. Phản kích: Phản kích công kích của binh đoàn được tiên hành trong trận chiến đấu phòng ngự, nhằm tiêu diệt, tiêu hao quân lực địch đột nhập trận địa, đang uy hiếp phòng ngự, khôi phục hoàn toàn hay khôi phục 1 phần trận đĩa đã bị mất. Phản kích do lực lượng cơ động tiến công, lực lượng dự bị(thế đội 2) tiến hành có 1 bộ phận phòng ngự tại chỗ tham gia. Điều kiện phản kích: khi quân địch đột nhập trận địa đã bị chặn lại, chưa kịp củng cố công sự trận địa đã chiếm hoặc tốc độ tiến công chậm, lực lượng dự bị đã sử dụng hoặc chưa có khả năng bước vào chiến đấu, ta giữ được trận địa còn lại, bảo đảm triển khai lực lượng để phản kích, lực lượng phản kích đã sẵn sàng. Khi tiến hành phản kích phải tập trung hỏa lực sát thương quân địch đột nhập, chia cắt lực lượng đột nhập với lực lượng phía sau, kết hợp tấn công chính diện, bên sườn, phía sau để tiêu diệt quân địch đột nhập. Cố thủ: Là hành động của lực lượng phòng ngự( có thể là hành động của lực lượng tiến công), nhằm kìm giữ, sát thương quân địch tiến công và chốt chặn, trì hoãn, chặn đứng địch tạo điều kiện cho các hướng khác hoàn thành nhiệm vụ. Khi thực hiện ngăn chặn phải nắm chắc địch, địa hình và thường sử dụng lực lượng ại chỗ. Ý nghĩa: là cơ sở giúp chúng ta đưa ra các hình thức tác chiến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể trong chiến đấu. Câu 3: ba môn quân sự phối hợp là những môn gì? Trong thi đấu ba môn quân sự phối hợp phải nắm vững và thực hiện tốt các quy tắc chung gì? Khi thi đấu bắn súng quân dụng phải thực hiện nghiêm các quy tắc nào? Cách tính điểm và xếp hạng cá nhân các môn thi như thế nào? Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay? Trả lời: 1.     Ba môn quân sự phối hợp gồm: Bắn súng quân dụng Ném lựu đạn xa, trúng đích Chạy vũ trang 2.     Trong thi đấu ba môn quân sự phối hợp phải nắm vững và thực hiện tốt quy tắc chung: Điều 1: Mỗi vận động viên phải thi đấu 3 nội dung trong 2 ngày theo trình tự sau: Ngày thứ nhất: sáng thi bắn súng quân dụng, chiều ném lựu đạn. Ngày thứ hai: sáng chạy vũ trang 3000 m (nam) và 1500 m (nữ). Điều 2: Trang phục và trang bị thi đấu Mặc quần áo lao động hoặc quần áo thể thao, đi giày hoặc chân đất. Súng quân dụng: súng trường KSK (hoặc tiểu liên AK). Đeo số thi đấu ở ngực và đeo kết quả bốc thăm ở lưng, không được thay đổi áo trong suốt quá trình thi. 3.     Khi thi đấu bắn súng quân dụng phải thực hiện nghiêm những quy tắc: Điều 3: Điều kiện bắn Dùng súng trường SKS (hoặc tiểu liên AK), lực cò không nhẹ dưới 2kg. Mục tiêu cố định, bia số 4 có vòng tính điểm. Cự ly bắn 100 m. Tư thế: nằm bắn có bệ tỳ. Số đạn bắn: 3 viên (súng trường tự động, tiểu liên AK bắn phát một). B Điều 4: Thứ tự bắn Theo thứ tự bốc thăm, vận động viên phải có mặt ở vị trí điểm danh trước giờ thi đấu của mình 30 phút để làm công tác chuẩn bị, điểm danh, kiểm tra súng, đạn và trang bị. Điều 5: Quy tắc bắn Khi vào tuyến bắn, sau khi khám súng và có lệnh “nằm chuẩn bị bắn” của trọng tài trưởng, vận động viên mới được làm công tác chuẩn bị. Khi chuẩn bị xong phải báo cáo “số … chuẩn bị xong” và chỉ được bắn sau khi có lệnh của trọng tài. Vận động viên được phép dùng vải bạt, nilon để nằm bắn. Khi có lệnh bắn, mọi trường hợp cướp cò, nổ súng coi như đã bắn. Đạn thia lia không tính thành tích. Đạn chạm vạch được tính điểm vòng trong, đạn không nổ được bù thêm. Trong thi đấu, súng bị hỏng hóc phải báo cáo với trọng tài nếu được phép mới ra ngoài sửa hoặc đổi súng. Điều 6: Vi phạm quy tắc bắn Nổ súng trước khi có lệnh bắn của trọng tài sẽ bị tước quyền thi đấu môn bắn súng. Nổ súng sau khi có lệnh thôi bắn của trọng tài sẽ bị cảnh cáo, viên đạn đó không được tính thành tích và bị trừ thêm 2 điểm trên bia. Trong thi đấu nếu bắn nhầm mà trọng tài xác định được thì viên đạn đó vẫn được tính điểm cho người bắn nhầm bia nhưng bị trừ hai điểm trên bia. Nếu trên bia có 2 điểm chạm, không phân biệt rõ điểm chạm của từng người thì cả 2 đều có quyền nhận viên đạn có điểm cao nhất hoặc cả 2 đều bắn lại. Thành tích bắn lại xử trí như sau: Dù đạt được bao nhiêu nhưng so với nhau, nếu ai có điểm bắn lại cao hơn sẽ lấy điểm cao của bia đang xét, điểm thấp dành cho người có điểm bắn thấp hơn Nếu điểm bắn lại cả 2 cùng bằng nhau, ai có điểm chạm gần trung tâm hơn sẽ lấy điểm cao của bia đang xét. Ngoài ra, phải trừ 2 điểm trên bia đối với người bắn nhầm. Mọi hành động gian lận như đổi súng (dùng súng chưa được kiểm tra), đổi người dự thi không có trong danh sách báo cáo, hoặc vi phạm các điểm a, b của điều 5, hoặc vi phạm quy tắc an toàn thì dù là vô tình hay cố ý, tùy theo lỗi nặng, nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo hoặc tước quyền thi đấu môn bắn súng. Nếu bắn súng thể thao: cự ly bắn 50 m, bia số 7B, nằm bắn có tỳ, bắn ba viên tính điểm (như bắn súng quân dụng). 4.     Cách tính điểm và xếp hạng cá nhân các môn thi: Điều 15: Tính điểm bắn súng quân dụng Cắn cứ vào kết quả điểm chạm, cộng điểm của 3 viên bắn tính điểm. Đối chiếu với bảng điểm để quy ra điểm (xem bảng tính điểm). Vận động viên có số điểm cao hơn xếp trên. Nếu điểm bằng nhau, sẽ so sánh ai co số điểm vòng 10, 8, 8, … nhiều hơn xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau thì xếp bằng nhau. Điều 16: Tính điểm ném lựu đạn Căn cứ vào điểm tính ném xa nhất, đối chiếu với bảng điểm để quy ra điểm (xem bảng tính điểm). Vận động viên nào có số điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau xét trực tiếp qua các quả ném đó, vận động viên nào ném xa hơn xếp trên (tính đến cm), nếu vẫn bằng nhau thi xét quả thứ hai, thứ ba. Điều 17: Tính điểm chạy vũ trang Căn cứ vào thời gian chạy (sau khi xử lý các trường hợp phạm quy) để quy ra điểm (xem bảng tính điểm), vận động viên có điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau, sẽ xét vận đọng viên nào có thời gian chạy ít hơn xếp trên; nếu vẫn băng nhau xếp băng nhau. Điều 18: Tính điểm cá nhân toàn năng Căn cứ kết quả điểm 3 môn, vận động viên có điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau sẽ lần lượt so sánh thứ tự (các môn chạy vũ trang, bắn súng, ném lựu đạn), vận động viên có thứ hạng cao xếp trên; nếu bằng nhau xếp bằng nhau. Điều 19: Tính điểm đồng đội từng môn Cộng điểm từng môn của các vận động viên trong đội. Đội có điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau, đội có vận động viên xếp thứ hạng cao hơn xếp trên. Điều 20: Tính điểm đồng đội toàn năng,Cộng điểm toàn năng của các vận động viên trong đội, đội có tổng điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau, đội có số vận động viên toàn năng cao hơn xếp trên. 5.     Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Ba môn quân sự phối hợp được giới thiệu mang tính lý thuyết để mở rộng nhận thức hiểu biết, làm cơ sở vận dụng trong học tập thưc hành chiến thuật từng người chiến đấu tiến công và phòng ngự trong chương trình Giáo Dục Quốc phòng – An ninh; thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cơ quan đơn vị. Khi có chiến tranh, thực hiện tự tổ chức chiến đấu bảo vệ mình, bảo vệ cơ quan đơn vị, bảo vệ địa phương, góp phần tạo nên thế trận rộng khắp, địch đi đến đâu, vào đâu cũng bị đánh, bị đánh cả phía trước, bên sườn và phía sau. Câu hỏi 4: Thi đấu 3 môn quân sự phối hợp có những điều kiện gì? Khi thi đấu môn ném lựu đạn xa, trúng hướng và chạy vũ trang phải thực hiện nghiêm những quy tắc nào? Cách tính điểm và xếp hạng môn thi toàn đoàn như thế nào? Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Trả lời: Thi dấu 3 môn quân sự cần các điều kiện là: Nội dung thi đấu phải được tập luyện thường xuyên. Hiểu, nắm vững điều lệ, quy tắc. Đảm bảo an toàn mọi mặt. Ném lựu đạn xa chúng hướng. Điều kiện ném: Lựu đạn gang hình trụ, cán gỗ dài 12cm, trọng lượng 600g(nam), 500-520(nữ). Bãi ném: ném trong hành lang rộng 10m, đường kính chạy rộng 4m, dài từ 15-20m Tư thế ném: câm súng( không giương lê), có thể đứng ném hoặc chạy lấy đà. Số quả ném: ném thử 1 quả, ném tính điểm 3 quả. Thời gian ném: 5 phút( kể cả ném thử). Thứ tự ném: Theo kết quả bốc thăm, phân chia bãi ném và đợt ném, vận động viên khởi động ở ngoài, đến đợt ném mới vào vị trí chuẩn bị. Quy tắc ném. Vận động viên chỉ được ném sau khi có lệnh của trọng tài, có thể ném thử hoặc không. Muốn ném thử hoặc ném tính điểm vận động viên phải báo cáo “số…xin ném thư”. Khi có lệnh “số…chú ý”, “1 quả ném thử” hoặc “3 quả tính điểm” bắt đầu vận động viên mới được ném. Mỗi quả ném đều có hiệu cờ quả trọng tài. Khi ném 1 tay cầm súng( súng không giương lê) có thể đứng ném hoặc lấy đà ném. Khi đang chạy lấy đà, nếu cảm thấy chưa tốt, vận động viên có quyền chạy lại với điều kiện không được để bộ phận nào của cơ thể chạm hoặc vượt ra ngoài vạch giới hạn. Lựu đạn phải rơi trong hành lang rộng 10m, rơi chúng vạch vẫn được tính điểm. Ném xong 3 quả tính điểm rồi mới đo thành tích của lần ném xa nhất. mỗi lần lựu đạn rơi trong hành lang, trọng tài đều cắm cờ đánh dấu điểm rơi, thành tích lấy chẵn tới cm Thời gian ném 5 phút kể từ khi trọng tài cho lệnh ném thử. Khi được lệnh của trọng tài nếu do sơ ý lựu đạn rơi bên ngoài vạch giới hạn thì coi như đã ném quả đó. Lựu đạn rơi ngoài phạm vi hành lang không được tính thành tích. Tự động ném trước khí có lệnh của trọng tài sẽ bị tước quyền thi đấu môn ném lựu đạn. Mọi hành động gian lận, như đổi người. đổi trang bị hoặc vi phạm điểm a,b,d của điều 9 thì theo nỗi nặng, nhẹ mà trọng tài cảnh cáo nhắc nhở hoặc tước quyền thi đấu. Chạy vũ trang Điều kiện chạy: Đường chạy tự nhiên. Cự ly chạy 3000m(nam), 1500m(nữ). Thứ tự chạy: Vận động viên phải có mặt ở vị trí tập kết trước giờ thi đấu 20 phút để điểm danh, kiểm tra trang bị và khởi động. Trọng tài điểm danh và sắp xếp các vị trí cho vận động viên theo thứ tự bốc thăm. Quy tắc chạy: Xuất phát: mỗi đợt xuất phát không quá 20 người. Khi có lệnh vào chỗ của trọng tài các vận động viên về vị trí của mình và chuẩn bị chờ lệnh. Tay và chân không được chạm vào vạch xuất phát. Khi có lệnh chạy(bằng súng hay phất cờ) vận động viên mới được chạy. Khi chạy trên đường vận động viên không được gây trở ngại cho các đấu thủ khác. Khi muốn vượt phải vượt về phía phải. Nếu đối thủ không chạy vào sát mép đường chạy vận động viên chạy sau được phép vượt lên bên trái của đối thủ đó. Dù vượt bên nào cũng không được gây trở ngại như xô đẩy, chen lấn đối thủ chạy trước. Vận động viên chạy trước cũng không được cản trở, chèn ép đối thủ chạy sau khi đối thủ muốn vượt lên trước. Khi về đích: vận động viên dùng bộ phận thân người chạm vào mặt phẳng cắt ngang vach đích (trừ đầu, cổ tay và chân) và khi toàn bộ cơ thể đã vượt qua mặt phẳng đó mới coi là chạy hết cự ly. Vi phạm quy tắc chạy: Chạy không hết đường quy định. Nhờ người mang vũ khí trang bị hoặc dìu đỡ trước khi về đích. Chen lấn thô bạo cố tình cản trở làm ảnh hưởng đến thành tích hoặc gây chấn thương đối thủ. Về đích thiếu trang bị sẽ bị phạt bằng cách cộng thêm vào thành tích chạy thời gian như sau: Thiếu số áo cộng 10 giây. Thiếu thắt lưng cộng 10 giây. Ý nghĩa: Luôn sẵn sàng học tập rèn luyện các kỹ năng phục vụ trong chiến đấu. Rèn luyện tinh thần kỷ luật cá nhân. Rèn luyện tính tập thể     Rèn luyện sức khỏe tạo sức bền, dẻo dai, khi chiến đấu để tăng khả năng cơ động , và tránh sát thương một cách tối da. Cấu hỏi 5:Vết thương chiến tranh do vũ khí thông thường gây ra có đặc điểm gì? Vết thương phần mềm, phần bụng, hàm mặt, mắt có đặc điểm, kết quả, cấp cứa đầu tiên như thế nào? Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứa nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc? Trả lời: Vết thương chiến tranh do vũ khí thông thường gây ra có đặc điểm là: Do tác dụng trực tiếp của đầu đạn , mảnh đạn, bi gây nên vết thương chợt, vết thương xuyên, vết thương dập nát, nhiều ngõ ngách, vết thương gãy xương, vết thương mạch máu, vết thương thần kinh, vết thương các tạng trong cơ thể… hoặc bằng tác động của sức nổ tạo nên sức ép mạnh cho người khi ở gần tâm nổ, tạo nên những chấn thương kín ở các tạng, nhiều khi rất nặng. Vết thương phần mềm: đặc điểm: Vết thương phần mềm thường đi kèm với các vết thương của các bộ phận khác. Nếu được xử lí tốt là cơ sở cho việc điều trị tốt đối với các tổn thương khác như vết thương gãy xương, vết thương thần kinh. Vết thương do mảnh phá thường bị dập nát, nhiều ngõ ngách. kết quả: Tất cả vết thương do vũ khí nổ gây nên đều bị ô nhiễm. Các mô dập nát và hoại tử, dị vật càng nhiều nhiễm khuẩn càng nặng, vết thương nhiều ngõ ngách dễ bị nhiễm khuẩn uốn ván, hoại thư sinh hơi. Vùng bị thương càng nhiều khối cơ dầy(mông, đùi, bắp chân) càng bị nhiễm khuẩn nặng. Sức đề kháng kém càng làm cho nhiễm khuẩn phát triển nặng thêm. cấp cứa đầu tiên: Băng vết thương nhằm bảo vệ vết thương không bị ô nhiễm thêm, caamfmaus tại vết thương, hạn chế được biến chứng xấu. Đưa người bị thương ra khỏi nơi nguy hiểm, cất giấu thương binh vào nơi tương đối an toàn, tổ chức chuyển về cơ sở điều trị. Vết thương phần bụng, ngực: a, đặc điểm: Vết thương bụng thường kết hợp nhiều bộ phận khác nhau như: dạ dày, ruột, gan. Vết thương do mảnh gây ra phức tạp hơn so với đạn bắn thẳng gây ra. Vết thương ngực thường làm tổn thương: phổi, tim, xương sườn hay bị gãy. Vết thương ngực hở thường nặng hơn vết thương ngực kín. b, kết quả: Vết thương bụng có thể lòi ruột ra ngoài, dịch mật, thức ăn chảy ra ngoài. Nếu chảy máu trong thường xuất hiện: huyết áp tụt nhanh, thở nhanh, nông, da lạnh màu da xanh tái, choáng sớm. Đau xuất hiện lúc đầu quanh vết thương sau lan rộng khắp ở bụng. Nếu tổn thương tạng rỗng người bị thương sốt cao, đau bụng ngày một nặng, thành bụng co cứng. Vết thương ngực kín thường có triệu chứng: khạc ra máu, có tràn khí dưới dưới da, thở nhanh, nông, khò khè, nhiều đờm. Vết thương ngực hở hơi thở phì phò qua lỗ vết thương, choáng và khó thở. Vết thương khí phế mạc van có thể do vết thương thành ngực gây ra. Khi thở không khí không thoát ra được làm áp lực khoang phế mạc tăng lên dẫn đến khó thở tăng, mũi môi tái, ngực bên bị thương vồng lên. Vết thương ngực, bụng là vết thương nặng, khó chuẩn đoán. c, cấp cứu đầu tiên: Yêu cầu: Đúng phương pháp và nhanh chóng chuyển về cơ sở phẫu thuật sớm, tốt nhất là từ 6 đến 12 giờ sau khi bị thương. Vết thương bụng: băng bó che kín vết thương, nếu có phủ tạng lòi ra ngoài tuyệt đối không được nhét vào ổ bụng, có thể dùng bát hoặc gáo dừa úp lên phủ tạng rồi băng lại. Nếu người bị thương choáng rõ rệt thì cần để họ nằm nơi yên tĩnh, tiêm thuốc trợ lực, ủ ấm. Khi vận chuyển để người bị thương nằm ngửa chân co. Không cho ăn uống , không được tiêm moocphin. Khi vận chuyển để người bị thương nằm ở đúng tư thế, họ ho phải lấy tay ép vào chỗ băng vết thương để phủ tạng không chảy ra ngoài. Vết thương ngực: băng chặt kín hoặc nút kín. Kê cao đầu và lau đờm rãi đề phòng ngạt. Gãy nhiều xương sườn phải băng vòng quanh ngực. Vận chuyển nhanh về phía sau, khi vận chuyển để người bị thương nằm ở tư thế nằm, đầu , ngực kê cao. Vết thương hàm, mặt, mắt: a, đặc điểm: Vết thương hàm- mặt chia làm 3 loại: vết thương cư trú phần mềm, vết thương phạm xương ( sọ, mặt ), vết thương phối hợp ( ngực, bụng ). Vết thương mắt thường đe dọa mù mắt chia làm 3 loại: loại tổn thương nhẹ ( cách mi mắt hoặc có di vật ở nông hay bỏng nhẹ ), tổn thương vừa ( rách, sứt một phần nhỏ của mi mắt ), tổn thương nặng ( vết thương rách, sứt rộng hoặc toàn bộ mi mắt, xuyên thủng màng hoặc xuyên nhãn cầu ). b, cấp cứu đầu tiên: Vết thương hàm-mặt: Nguyên tắc chung: bảo tồn tối đa tổ chức da, niêm mạc, xương răng, chỉ lọc những phần chắc chắn hỏng hoặc những mảnh vụn chống chỉ định cắt bỏ phần mềm. Vết thương dập da, tổ chức da bầm tím tại chỗ, lau cồn sát trùng ( trừ mắt ). Vết thương da nông rửa muối sinh lí, băng ép cầm máu. Vết thương nặng cầm máu bằng băng ép, nút, kẹp. Khi vận chuyển có thể cố định lưỡi, chống choáng. Vết thương mắt: Làm sạch mắt: dùng bông sạch gạt bụi bẩn ở trong và ngoài mắt rồi băng lại, không rửa vết thương mắt ngay trừ khi bị bỏng mới được phép rửa mắt kết hợp gạt bỏ hóa chất và phải được rửa nhiều lần trong 10-15 phút bằng nước sạch. Mắt bị hỏng không băng, nhỏ thuốc sát khuẩn. Nếu vết thương xuyên hoặc nghi xuyên nhãn cầu không làm động tác banh mắt làm mở rộng vết thương gây biến chứng nặng thêm. Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu nội dung trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Giúp nắm bắt một số vết thương gặp tương đối phổ biến trong chiến tranh và ngay cả trong cuộc sống ( tai nạn giao thông…). Nắm được kĩ thuật băng bó, cấp cứa đầu tiên để việc điều tri tiếp theo được thuận lợi, ít biến chứng. Phát huy vai trò, trách nhiệm và khả năng của mọi người tham gia khắc phục, hạn chế tổn thương, sẵn sàng sơ cứu người gặp nạn, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cộng đồng. Câu hỏi 6: vết thương chiến tranh do vũ khí hạt nhân, hóa học gây ra có những đặc điểm gì? Thế nào là vết thương hở? vết thương mạch máu, vết thương gãy xương; vết thương sọ não, vết thương cột sống, bỏng và tổn thương vùi lấp có đặc điểm và thực hiện khái quát cấp cứu đầu tiên như thế nào? Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu các nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay? Trả lời: Vũ khí hạt nhân: Vũ khí hạt nhân nổ, tạo ra nhân tố sat thương như: sống xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, hiệu ứng điện từ, chất phóng xạ, khả năng sat thương lớn. Tổn thương: do tác dụng của 5 nhân tố sat thương lên tổn thương hỗn hợp làm cho vết thương rất nặng và phức tạp, một người có thể đồng thời bị các tốn thương như: bỏng+ bệnh phóng xạ; chấn thương+ bệnh phóng xạ; bỏng+ chấn thương+ bệnh phóng xạ; bỏng+ chấn thương. Vũ khí hóa học: - Vũ khí hóa học sử dụng các loại chất độc hóa học chứa trong bom, mìn, tên lửa, đạn pháo, … Các loại chất độc khi sử dụng gây ô nhiễm bầu khí quyển và mặt đất, gây tổn thương hàng loạt đối với người, động vật, gây ô nhiễm nguồn nước, lương thực, thực phẩm, phá hoại thực vật,… Vết thương hở Là loại vết thương rách nát da và các mô, gặp rất phổ biến trong các viết thương chiến tranh. Tùy theo tính chất của tổn thương để phân biệt vết thương phần mềm, vết thương mạch máu, vết thương gãy xương, vết bỏng, vết thương có tổn thương các phù tạng, …làm cơ sở cấp cứu đầu tiên thích hợp. Vết thương mạch máu Tất cả các vết thương thường ít nhiều có chảy máu. Đặc điểm Vết thương mạch máu phần lớn là có kết hợp với các tổn thương phần mềm, gãy xương, đứt dây thần kinh,… thường phức tạp, cấp cứu điều trị khó khăn. Vết thương do đạn súng trường, súng máy, … hoặc do mảnh đạn đều có thể gây tổn thương mạch máu từ nhỏ đến dập nát, đứt hẳn. vết thương gãy xương có nhiều mảnh sắc cạnh cũng có thể gây thủng rách hoặc đứt mạch máu trong quá trình vận chuyển người bị thương nếu vết thương không được cố định tốt. nguy hiểm nhất là các loại tổn thương động mạch lớn, tổn thương động mạch tứ chi. Cấp cứu đầu tiên Phải nhanh chóng cầm máu tạm thời tốt vết thương. Tùy theo tính chất chảy máu mà sử dụng biện pháp cầm máu thích hợp, không làm bừa làm ẩu, không áp dụng biện pháp ga rô một cách bừa bãi. Cầm máu tạm thời phải khẩn trương, nhanh chóng, đúng chỉ định theo yêu cầu vết thương. Cầm máu tạm thời xong phải cố định gãy xương (nếu có) và tiến hành băng bó vết thương. Vết thương gãy xương Vết thương trong chiến tranh phần lớn gãy xương hở do mảnh bom, đạn gây nên, nhưng cũng có thể gãy xương kín tổn thương càng phức tạp. Đặc điểm Vết thương gãy xương kín: da không rách, có thể da chỗ gãy xương bị bầm tím, cũng có thể đầu xương gãy đội mặt da lên. Khi ấn vào chỗ xương gãy có tiếng lạo sạo. chỉ bị gãy không tự vận động được và bị biến dạng so với bên lành. Vết thương gãy xương hở: da bị rách, mô xung quanh ở gãy xương bị dập nát. Có thể nhìn thấy đầu xương gãy hoặc một số mảnh xương vụn theo ra ngoài vết thương. Chỉ bị gãy không tự vận động được và bị biến dạng so với bên lành. Cấp cứu đầu tiên Cầm máu tạm thời (nếu kèm theo đứt mạch máu). Băng (đối với vết thương hở). cố định tạm thời nơi bị gãy và đưa người bị thương vào nơi tương đối an toàn để chuyển về cơ sở. Vết thương sọ não, vết thương cột sống Đặc điểm Vết thương sọ não phân thành 2 loại, gồm: vết thương phần mềm ở sọ và vết thương thấu não làm vỡ xương và tổn thương não. Nếu bị đạn bắn thẳng thì vết thương rất nặng, khả năng nhiễm khuẩn rất cao. Vết thương cột sống phân thành 2 loại: vết thương cột sống không chạm tủy và vết thương cột sống chạm tủy. Thương tổn có nhiều mức độ khác nhau , nhưng nói chung là rất nguy hiểm. cấp cứu đầu tiên rất quan trọng nhất là cách vận chuyển và tư thế cố định người bị thương. Cấp cứu đầu tiên Là loại vết thương nặng, có khả năng liệt, mất cảm giác vĩnh viễn. cần chống choáng, chống khó thở; băng bó, cầm máu, cố định đúng kĩ thuật và chuyển nhanh về cơ sở điều trị nhưng phải hết sức nhẹ nhàng. Vết thương sọ nào cần chú ý: nào phòi ra ngoài không được nhét vào sọ nào hoặc gạt bỏ, phải dung gạc vô khuẩn bọc vào, dung bát úp hoặc quấn gạc làm bờ viền bao quanh chỗ nào phòi ra rồi băng lại. không được rắc các loại thuốc bột vào vhết thương và không được tiêm moóc phin. Vết thương cột sống cần chú ý: vận chuyển bằng cáng cứng và không đổi cáng. Nếu ở vùng cổ thì phải cố định bằng nẹp hoặc chèn hai bên đầu, đặt nan nhân nằm ngửa. thương tổn các đoạn khác của cột sống, đặt nận nhân nằm sấp trên cáng cứng cố định lại không xê dịch. Bỏng Bỏng do các loại vũ khí cháy gây lên như bom lửa, na pan, phốt pho, đạn mìn cháy, … Phân loại bỏng Cách thứ nhất: bỏng nặng hay nhẹ căn cứ vào diện tích vết bỏng trên c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25834.doc
Tài liệu liên quan