Báo cáo thực tập tổng hợp 1
Cơ sở thực tập: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG 1
II. Các quyết định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. 2
1. Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng. 3
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG: 4
Nội dung chính của các giai đoạn đầu tư xây dựng 4
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm các bước 4
2. Thực hiện đầu tư 5
3. Kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng 5
Những vấn đề cơ bản trong quản lý đầu tư và xây dựng 5
1. Yêu cầu quản lý đầu tư và xây dựng 5
2. Nguyên tắc quản lý đầu tư và xây dựng 6
3. Trình tự đầu tư và xây dựng 6
4. Phương thức thực hiện đầu tư 6
5. Các hình thức tổ chức thực hiện quản lý dự án 6
II. Cơ cấu Ban quản lý dự án 7
1. Ban Giám Đốc. 7
2. Phòng kĩ thuật 7
3. Bộ tài chính 7
4. Hành chính phục vụ 7
III. Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án. 8
1. Trên cơ sở phân bổ vốn của kế hoạch Nhà nước lập tiến độ thi công các hạng mục công trình phù hợp với hạng mức vốn.
2. Công việc cụ thể phải làm. 8
3. Các dự án có đền bù phải giải phóng mặt bằng. 8
4. Kế hoạch 10
IV. Kết quả trong năm qua 10
V. Đổi mới trong hoạt động 11
12 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo ban quản lý dự án học viện quốc phòng Nghĩa Đô - Từ Liêm - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp
Cơ sở thực tập: Ban quản lý dự án Học Viện Quốc Phòng
Nghĩa Đô - Từ Liêm - Hà Nội
Ban quản lý dự án là một tổ chức sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, có trách nhiệm tiếp nhận vốn qua chủ đầu tư để thanh toán cho các tổ chức tư vấn, xây lắp, cung ứng vật tư, thiết bị Theo quyết định số 903/ QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Điều 2: Chuyển Ban quản lý công trình Học viện Quốc phòng đã thành lập theo quyết định 761/QĐ- ngày 8/12/1994 của Bộ Tổng tham mưu thành Ban quản lý dự án công trình Học viện Quốc phòng với tổ chức như sau:
- Giám đốc kiêm Chủ nhiệm điều hành dự án
- Phó giám đốc:
- Kế toán trưởng:
- Trợ lý kỹ thuật :
- Trợ lý tài chính:
- Nhân viên phục vụ:
Nhân sự cụ thể các trợ lý kỹ thuật, trợ lý tài chính, nhân viên phục vụ do Giám đốc Ban quản lý dự án đề xuất báo cáo Giám đốc Học viện Quốc phòng quyết định.
Giám đốc Học viện Quốc phòng chịu trách nhiệm trước đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc xây dựng công trình Học viện Quốc phòng.
Ban quản lý dự án là một tổ chức có tư cách pháp nhân dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Học viện Quốc phòng và có những nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ của Chủ nhiệm điều hành dự án và Ban Quản lý dự án thực hiện theo quy định trong thông tư số 18/BXD- VKT và các chỉ thị, quyết định của Bộ Quốc phòng đối với công trình Học viện Quốc phòng.
- Ban quản lý dự án công trình Học viện Quốc phòng được phép sử dụng con dấu riêng để giao dịch với các cơ quan chức năng có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Cho phép Chủ nhiệm điều hành dự án công trình Học viện Quốc phòng được tổ chức lực lượng có đủ năng lực trong Ban quản lý dự án công trình Học viện Quốc phòng để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, giám sát kỹ thuật xây dựng, nghiệm thu khối lượng và chất lượng công tác xây lắp, lập phiếu giá công trình, quyết toán vốn đầu tư. Kinh phí cho những công việc này được tính theo quy định như đối với công việc phải thuê tư vấn tương ứng.
Điều 3 : Giao cho Cục Xây Dựng và quản lý nhà đất chủ trì cùng với các cơ quan chức năng có liên quan theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức thực hiện của chủ đầu tư, chủ nhiệm điều hành dự án và Ban quản lý dự án công trình Học viện Quốc phòng.
II. Các quyết định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.
Do tình hình đầu tư và xây dựng ngày càng thay đổi, do chính sách của Nhà nước và sự hội nhập của quốc tế cũng diễn biến ngày càng nhanh.
Vì vậy Nhà nước đã ra những quyết định khác nhau về quản lý đầu tư và xây dựng.
- Căn cứ điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo NĐ 177/CP ngày 20/11/1994 của chính phủ và thông tư số 18/BXD-VKT ngày 10/6/1995 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn việc thực hiện các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng.
- Căn cứ quyết định số 365/TTg ngày 21/6/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc đầu tư dự án Học Viện Quốc Phòng.
- NĐ số 22/CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị quyết số 09/2000/NQ-HĐ ngày 21/7/2000 của hội đồng nhân dân thành phố khoá 12 về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố.
- NĐ số 12/CP ngày /7/2000.Nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ bản
1. Sơ đồ hệ thống quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng.
Hệ thống quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng
Các bộ quản lý ngành có liên quan
Ngân
hàng
nhà nước
việt nam
Bộ
tài
chính
Bộ
xây dựng
Bộ kế hoạch
và
đầu tư
Hệ thống quản lý chất lượng xây dựng
Quản lý nhà nước
- cục giám định
- Cục xây dựng
Quản lý của dn
- Có hệ thống đảm bảo kt xây dựng
- Có văn bản xác nhận chất lượng vật cấu kết
Quản lý của chủ đầu tư
(cả 3 giai đoạn)
- Chuẩn bị đầu tư
- Thực hiện đầu tư
- Kết thúc đầu tư
2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng:
- Sản phẩm mang tính đơn chiếc
- Nó phụ thuộc vào thời tiết
- Là kết quả của nhiều người, của hệ thống xã hội
- Là chính phẩm
- Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian dài
Để quản lý được chính sản phẩm ấy, cần phải có ban quản lý của dự án: Quản lý chặt nguồn vốn và chất lượng sản phẩm
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng cho nên quá trình để đảm bảo sản phẩm xây dựng có chất lượng thì cần phải thực hiện theo nội dung sau:
Nội dung chính của các giai đoạn đầu tư xây dựng
Gồm ba giai đoạn:
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm các bước
* Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
- Sự cần thiết phải đầu tư: thuận lợi và khó khăn
- Quy mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư
- Chọn địa điểm dự kiến diện tích
- Phân tích công nghệ, vật liệu
- Tài chính và xây dựng tổng mức đâù tư
- Phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế
* Báo cáo nghiên cứu khả thi:
- Sự cần thiết phải đầu tư: thuận lợi và khó khăn
- Quy mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư
- Chọn địa điểm dự kiến diện tích
- Phân tích công nghệ, vật liệu
- Tài chính và xây dựng tổng mức đâù tư
- Phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế
* Thẩm định dự án đầu tư
* Quyết định đầu tư và cấp phép đầu tư.
2. Thực hiện đầu tư
* Xin giao đất ( mặt bằng xây dựng)
* Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kiến trúc và
chất lượng công trình
* Thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
* Đầu tư xây lắp, mua sắm thiết bị
* Cấp phép xây dựng
* Ký hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án
* Thi công xây lắp
* Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng
3. Kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng
* Bàn giao công trình- kết thúc xây dựng
* Bảo hành công trình - vận hành dự án
Những vấn đề cơ bản trong quản lý đầu tư và xây dựng
1. Yêu cầu quản lý đầu tư và xây dựng
- Đảm bảo chất lượng phát triển kinh tế xã hội
- Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư
- Xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Thiết kế hợp lý, tiên tiến, mỹ
quan công nghệ xây dựng tiên tiến, đúng tiến độ, chất lượng cao, chi
phí hợp lý
2. Nguyên tắc quản lý đầu tư và xây dựng
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý
- Quản lý thống nhất của nhà nước về cơ cấu, chính sách và các tiêu
chuẩn kinh tế, kỹ thuật quy hoạch, thiết kế, thi công
- Thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh
doanh: chủ đầu tư - tổ chức tư vấn - các doanh nghiệp và cung ứng vật
tư thiết bị
3. Trình tự đầu tư và xây dựng
Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Các tổ chức tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu có mối quan hệ tác động lẫn nhau
4. Phương thức thực hiện đầu tư
- Đấu thầu
- Chọn thầu
- Chỉ định thầu
5. Các hình thức tổ chức thực hiện quản lý dự án
* Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án ( chủ đầu tư chọn và ký hợp đồng trực tiếp với các tổ chức tư vấn có bộ phận theo dõi, có tài khoản và con dấu riêng) áp dụng cho các dự án nhóm B, C
* Chủ nhiệm điều hành dự án ( 4 hình thức )
- Chủ đầu tư tuyển chọn: chủ nhiệm điều hành dự án - ký hợp đồng
- Chủ đầu tư lựa chọn: chủ nhiệm điều hành và ban quản lý dự án có con dấu và tài khoản riêng
- Bổ nhiệm chủ nhiệm điều hành dự án làm chủ đầu tư( với A, B )
- Chủ nhiệm điều hành dự án đảm nhiệm nhiều dự án
* Hình thức chìa khoá trao tay: dùng cho công trình nhỏ
* Hình thức tự làm: chủ đầu tư trực tiếp thực hiện xây dựng
II. Cơ cấu Ban quản lý dự án
1. Ban Giám Đốc.
Gồm giám đốc phụ trách chung về vốn và kế hoạch triển khai.
Một phó giám đốc phụ trách về quản lý chất lượng công trình.
Một phó giám đốc phụ trách về giải phóng mặt bằng và vấn đề hành chính trong ban.
2. Phòng kĩ thuật
Đây là phòng quan trọng nhất, gồm 7 người chủ yếu là kỹ sư.
Chức năng:
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế và dự toán
- Giám sát thi công chất lượng công trình và mua sắm trang thiết bị.
- Lập hồ sơ hoàn công và các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
3. Bộ tài chính
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện cấp phát vốn cho các đơn vị thi công và tư vấn.
- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp chi phí cho các hạng mục công trình và mua sắm trang thiết bị giải phóng mặt bằng và chuẩn bị kế hoạch cho hàng quý, hàng năm cho công tác giải ngân.
- Thủ quỹ:
4. Hành chính phục vụ
Gồm 4 người: văn thư bảo mật, bảo vệ, lái xe.
III. Tình hình hoạt động của ban quản lý dự án.
1. Trên cơ sở phân bổ vốn của kế hoạch Nhà nước lập tiến độ thi công các hạng mục công trình phù hợp với hạng mức vốn.
- Tiến độ của từng hạng mục công trình
- Lập tiến độ của toàn bộ dự án
- Lên kế hoạch gối đầu cho năm sau, dự tính vốn xin bổ sung cho năm sau.
2. Công việc cụ thể phải làm.
Thẩm định và phê duyệt các hạng mục công trình.
Làm đấu thầu để lựa chọn đơn vị thi công.
Khởi công xây dựng.
Giám sát trong quá trình thi công.
Lập hồ sơ thanh toán
+ Văn bản nghiệm thu
+ Khối lượng hoàn thành
+ Các văn bản pháp lý kèm theo
3. Các dự án có đền bù phải giải phóng mặt bằng.
Đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) là công việc đầu tiên và cũng là khâu khó nhất của chủ dự án trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. GPMB đồng nghĩa với việc giải quyết mâu thuẫn giữa quyền lợi của một hoặc nhiều hộ dân, của một hay nhiều đơn vị… bị thu hồi đất để phục vụ lợi ích phát triển kinh tế- xã hội của thành phố và đất nước. Mặt khác, công tác đền bù GPMB liên quan đến việc quản lý đất đai, hộ khẩu và các quy định khác.. mà nhiều năm qua, trong quá trình đổi mới, chuyển đổi cơ chế còn có nơi có chỗ quản lý chưa chặt chẽ và chưa có điều luật rõ ràng. Vì thế, khi lập phương án đền bù theo chính sách còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất, qua quá trình thực hiện và qua thực tiễn, ngày 24-4-1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/1998-NĐ-CP và thành phố Hà Nội đã ban hành QĐ số 20/1998 ngày 30-6-1998 trên cơ sở phân cấp của chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nhưng GPMB vẫn còn rất chậm, từ đó gây nhiều khó khăn cho công tác triển khai thi công xây dựng các công trình khi thực hiện dự án đầu tư… làm thiệt hại về kinh tế ảnh hưởng đến quy hoạch, làm ách tắc giao thông, tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm chậm bước tiến của thủ đô.
Nhằm tạo ra sức mạnh trong công tác đền bù GPMB, chủ dự án cần nghiên cứu kỹ các văn bản pháp quy của Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với hội đồng GPMB của các quận, huyện để cung cấp và giải thích các chính sách, chế độ của Nhà nước bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất và chủ dự án.
- Phải thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng
- Họp dân, phổ biến về chính sách chế độ giải phóng mặt bằng, phát tờ khai, diện tích và tài sản trên đất của từng hộ gia đình
- Tổ chức công tác xuống kiểm tra tại thực địa về tài sản trên đất so với bản kê khai do hộ dân làm.
- Xác định giá đất(Hội đồng đền bù trình hội đồng thẩm định, thẩm định và trình báo thành phố phê duyệt)
- Lập phương án đền bù thông qua hội đồng đền bù báo các hội đồng thẩm định, trình thành phố phê duyệt.
- Công bố và khai cho các hộ dân phương án đã được phê duyệt và tiến hành trả tiền cho các hộ dân theo đúng quy định
- Các hộ dân chưa chấp nhận với phương án đền bù thì phải báo cáo hội đồng đền bù để xem xét và xử lý.
4. Kế hoạch
Tiếp tục hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng
- Đền bù cho 9 hộ dân Cổ Nhuế
- Xây dựng hạ tầng Cổ Nhuế
- Giải phóng công ty vật tư
Xây lắp , xây dựng xong toàn bộ quảng trường và hạ tầng
Mua sắm trang thiết bị, mua sắm toàn bộ trang thiết bị
Hoàn thành toàn bộ hồ sơ hoàn công thanh quyết toán
IV. Kết quả trong năm qua
- Đã hoàn thành được về giải phóng mặt bằng, đã di chuyển được 13/14 hộ dân
- Đã lấy được đất và san nền được 5000 m2 đất và đền bù được 29 hộ dân đất nông nghiệp
- Xây dựng đóng góp cho địa phương xã Cổ Nhuế và phường Yên Hoà 4 hạng mục công trình
- Thi công xây dựng: đã hoàn thành5 hạng mục công trình đưa vào sử dụng:
+ Trạm xá
+ Hạ tầng
+ Điện hạ thế
+ Tường rào
+ Sân vườn
- Mua sắm trang thiết bị: Đã mua sắm được toàn bộ trang thiết bị cho huấn luyện máy tính, camera, bàn ghế, máy in …
- Đã hoàn thành hạng mức kế hoạch vốn năm 2001 là 15 tỷ đồng.
V. Đổi mới trong hoạt động
- Mẫu biểu hoá toàn bộ trong quá trình đầu tư và được thực thi trên máy tính.
- Quan hệ chặt chẽ với địa phương, quận , huyện để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC354.doc