A. Lời mở đầu.4
I. Đặt vấn đề.4
II. Mục tiêu chuyên đề .5
III. Nội dung chuyên đề .5
IV. Ý nghĩa, giá trị thực tiễn .5
B. Nội dung .6
I. Tổng quan.6
1. Biến đổi khí hậu .6
1.1. Khái niệm .6
1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.6
2. An ninh lương thực .7
2.1. Khái niệm .7
2.2. Vai trò.8
II. Tác động của biến đổi khí hậu đến các vấn đề lương thực .9
1. Xâm nhập mặn .9
1.1. Khái niệm .9
1.2. Nguyên nhân .9
1.3. Hậu quả của xâm nhập mặn đến vấn đề lương thực .11
1.4. Biện pháp chống xâm nhập mặn .13
2. Nước biển dâng.14
3. Thời tiết thất thường .15
4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thực phẩm và thói quen ăn uống .16
5. Sự chuyển dịch các vùng đất nông nghiệp.19
45 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữa bờ bao, cống bọng, cống kiểm soát mặn.
Đắp đập tạm thời vụ, theo dõi diễn biến mặn để có thể lấy nước tưới khi chưa có
mặn.
Ở những vùng đan xen lúa - tôm cần có kế hoạch đóng mở cống hợp lý, kiểm
soát ranh mặn, có biện pháp kịp thời trong khống chế và ngăn chặn nước ô nhiễm do
nuôi trồng thủy sản.
Những vùng sản xuất nhờ nước mưa thì chủ động sạ khô chờ mưa, nhưng theo
dõi thời tiết để có lịch gieo sạ hợp lý, tránh sạ quá sớm gặp các đợt hạn kéo dài không
có nước tưới.
Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc sông, xây dựng các cống ngăn mặn và
lấy nước ngọt.
Tăng khả năng cấp nước ngọt cho vùng mặn.
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 14
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí thời vụ hợp lý để giảm lượng nước tưới mùa
kiệt và thực thi tiết kiệm nước.
2. Nước biển dâng
Nông nghiệp Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu, đến năm 2100,
nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển có thể dâng 1m.
Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Theo dự đoán
của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại
rất lớn về kinh tế và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Theo nghiên cứu của
ngân hàng thế giới (WB), Nước ta với bờ biến dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực
nước biển dâng cao từ 0,2 - 0,6m sẽ có từ 100.000 đến 200.000 ha đất bị ngập và làm
thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng
0,3 - 0,5 triệu ha tại Đồng bắng sông Hồng và những năm lũ lớn khoảng 90% diện tích
của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập từ 4 - 5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70%
diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi
khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng
đến an ninh lương thực Quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân. PGS.TS
Nguyễn Văn Viết cũng khẳng định: Với kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng,
đến năm 2100 nếu nước biển dâng cao 1m vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Thành
phố Hồ Chí Minh có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52%
tổng sản lượng lúa của cả vùng. Như vậy, Việt Nam sẽ có nguy cơ thiếu lương thực
trầm trọng vào năm 2100 bởi đã mất đi 21,39% sản lượng lúa cả nước.
Về nguồn lợi thủy hải sản, báo cáo của Cơ quan quốc tế về biến đổi khí hậu cho
thấy, biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến thủy sản, nghề cá và cộng đồng ngư dân. Cụ
thể, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thay đổi lượng mưa làm cho hệ sinh thái, sản
lượng đánh bắt cá, cơ sở hạ tầng và sinh kế nghề cá dễ bị tổn thương. Tại Việt Nam,
mối quan ngại nổi lên là các dị thường lượng mưa và tăng nhiệt độ do sự ấm lên toàn
cầu. Đặc biệt là bão và lũ lụt sau mỗi chu kỳ 3 - 4 năm, tác động của chúng tới các hệ
sinh thái (rừng ngập mặn, dải ven bờ, châu thổ), các loài cá phổ biến, nghề cá và sinh
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 15
kế. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam, nghiêm
trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn dễ bị tổn thương ở Cà Mau, TP.Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu và Nam Định. Đa dạng sinh học vùng bờ và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút.
Các hệ sinh thái vùng bờ quan trọng bị suy thoái và thu hẹp diện tích. Các quần đảo có
xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do thay đổi cấu trúc hoàn lưu ven biển, thay đổi tương
tác sông - biển ở vùng cửa sông ven bờ, do mất đến 60% các nơi cư trú tự nhiên quan
trọng.
Hình 3: Bản đồ nguy cơ ngập lụt vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Nguồn:tinmoitruong.vn
3. Thời tiết thất thường
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Viết, Ban quản lý Dự án tăng cường năng lực ứng
phó với Biến Đổi Khí Hậu, hợp phần Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (CBCC-
MARD), các hiện tượng thời tiết như mưa, bão gây ra ngập lụt cho các cây lương thực
chủ yếu là cây lúa ở các tỉnh miền Trung.
Cụ thể, bình quân mỗi năm nơi đây có 12 vạn ha lúa bị úng ngập, trong đó có trên
3,6 vạn ha bị mất trắng, 7 vạn ha bị ảnh hưởng và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị ngập.
Bên cạnh đó, hạn hán cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại cho nông
nghiệp, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ có vụ hè thu thường bị khô hạn do ảnh hưởng của
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 16
gió Tây khô nóng.
Theo dự tính của các chuyên gia nông nghiệp, thời tiết thất thường có khả năng
làm giảm năng suất của một số cây trồng chính. Cụ thể năng suất lúa xuân sẽ giảm đi
405,8kg/ha do tác động biến đổi khí hậu vào năm 2030 và 716,6 kg/ha vào năm 2050.
Vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên sẽ là vùng có năng suất lúa đông xuân giảm
mạnh. Nếu diễn biến khí hậu đúng theo kịch bản, sản lượng lúa vụ xuân có nguy cơ
giảm khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050.
Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến
tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài
“thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở
ĐBSCL diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến khả năng thâm canh tăng vụ và làm
giảm sản lượng lúa. ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân vừa qua sâu quấn lá nhỏ cũng đã
phát sinh thành dịch, thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000ha, gây thiệt
hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản xuất. Biến đổi khí hậu có thể tác động
đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh,
năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm
về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt củng của
động vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm. Một số loài nuôi có thể bị tác động làm
giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh
khác tăng lên. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số
bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm và phát triển thành dịch hay đại
dịch.
4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thực phẩm và thói quen ăn uống
Kết quả nghiên cứu của Cơ quan Nông nghiệp quốc tế (GIAR) có trụ sở tại Anh
cho thấy, do ảnh hưởng của tình trạng nóng lên của trái đất, kết cấu sản lượng cây lương
thực trên thế giới sẽ thay đổi, dẫn đến sự thay đổi trong thói quen ăn uống của con
người.
Theo kết quả nghiên cứu, do tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, sản lượng 3
loại cây lương thực chủ yếu ở các nước đang phát triển là lúa nước, lúa mạch và ngô sẽ
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 17
giảm xuống. Diện tích trồng đậu nành ở khu vực ôn đới sẽ thu hẹp và dần được thay thế
bởi diện tích cây đậu đũa có khả năng chống chịu ở điều kiện nhiệt độ cao. Do biến đổi
khí hậu, chuối có thể là cây trồng chủ yếu của nhân loại trong tương lai. Cây khoai tây
phù hợp với điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ trái đất tăng lên, sản lượng khoai tây
cũng sẽ giảm xuống; những khu vực trồng cây khoai tây sẽ dần trở thành khu vực trồng
chuối. Vì vậy, trong tương lai, khả năng chuối có thể trở thành cây trông nhiệt đới chủ
yếu của nhân loại.
Khoa học đã chứng minh, sự nóng lên của Trái đất sẽ làm thịt rắn hơn, cà rốt vô
vị, và chất lượng nhiều loại thực phẩm khác bị ảnh hưởng. Những người luôn mơ mộng
rằng việc Trái đất nóng lên có thể đem đến những bữa tiệc thịt nướng dậy mùi vào mùa
hè chắc hẳn rất thất vọng khi biết rằng nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc thịt bò không
còn được ngon như trước.
Hình 4: Những món thịt sẽ trở nên "nhạt vị" hơn khi nhiệt độ tăng.
Trong một nghiên cứu quy mô lớn của Đại học Melbourne (Australia) về tác động
của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với thực phẩm, các nhà khoa học đã kết luận rằng
chất lượng của nhiều loại thịt và rau củ sẽ giảm do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.
Theo đó, nhiệt độ cao gây ra chứng sốc nhiệt ở gia súc, gia cầm và khiến chúng có cảm
giác chán ăn, trong khi đó, loài heo sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do chúng
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 18
không có tuyến mồ hôi. Chính những yếu tố trên đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản
lượng và chất lượng thịt, do vậy, với các đợt nóng đến nhanh và nhiều hơn, thịt bò và
các loại thịt khác sẽ trở nên khô cứng, khó ăn.
Bên cạnh đó, thủy hải sản cũng chịu tác động của biến đổi khí hậu. Các nhà hải
dương học khám phá ra rằng một số loài giáp xác như tôm, cua,... sẽ có vị chua khi
chúng sống trong nước biển bị axit hóa nhẹ. Họ cảnh báo rằng do lượng khí CO2 tăng,
các đại dương trên Trái đất đang dần bị hóa chua và rất nhiều loại hải sản ưa thích của
chúng ta sẽ không còn mùi vị hấp dẫn như trước. Trong nghiên cứu về những tác động
của quá trình axit hóa đại dương lên mùi vị hải sản, các nhà nghiên cứu tại Đại học
Gothenberg và Đại học Plymouth kết luận rằng trong vòng 100 năm nữa, mức độ axit
hóa của nước biển sẽ giảm từ 8 độ pH xuống còn 7,5 độ pH, và điều này sẽ khiến các
loài giáp xác khó hình thành lớp vỏ thích ứng cần thiết để sống sót trong môi trường
biến đổi này.
Ngoài các loại thịt cá thì biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới rau
củ quả. Nhiệt độ cao tạo điều kiện cho bệnh mốc sương ở khoai tây phát triển mạnh,
hình thành mốc trắng bên trong củ khoai và trở nên độc hại khi chế biến. Các loại rau củ
quen thuộc như cà rốt cũng sẽ trở nên nhạt nhẽo, khó ăn.
Mức nhiệt trên 27 độ có thể khiến hoa củ cải đường nở sớm hơn bình thường dẫn tới củ
cải khi thu hoạch sẽ có kích cỡ nhỏ hơn, thêm vào đó bản thân loại rau này cũng sẽ mất
đi màu đỏ sẫm đặc trưng.
Nhiệt độ tăng cao cũng góp phần làm cho những củ hành tây nhỏ hơn, trong khi một số
loài cây ăn quả khác lại không có môi trường đủ mát để cho ra sản lượng như mong
muốn.
Trở lại với nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Melbourne, qua đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu dựa trên 55 loại thực phẩm ở Úc và một số khu vực khác
trên thế giới. Kết quả cho thấy sản lượng sữa sẽ giảm từ 10-25% bởi những đợt nóng
kéo dài.
Sản lượng hoa màu thấp cũng ảnh hưởng tới chất lượng sữa, do vật nuôi để lấy
sữa không được ăn đủ chất, lượng protein trong sữa giảm theo, dẫn tới việc pho mát
kém chất lượng.
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 19
Hình 5: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những chú bò sẽ cho ít sữa hơn với lượng
đạm giảm đáng kể.
Một trong những người thực hiện nghiên cứu này, giáo sư Richard Eckard, cho
biết: “Đây thật sự là một hồi chuông cảnh tỉnh khi bạn biết được rằng mứt dâu và bánh
mì nướng mà bạn ăn mỗi sáng sẽ không có sẵn trong 50 năm nữa".
"Điều này khiến chúng ta ý thức được biến đổi khí hậu không phải là một hiện
tượng quá xa vời mà nó đang thực sự xảy đến rất gần, tới mức nó đã gây ảnh hưởng tới
những gì chúng ta tiêu thụ hàng ngày, bao gồm cả những thực phẩm gần gũi nhất trong
các bữa ăn”, ông Eckard nhấn mạnh.
Giáo sư David Karoly, nhà khí tượng học của Đại học Melbourne, cho biết các
quốc gia như Australia - nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán - sẽ gánh chịu
hậu quả nặng nề hơn. Ông cũng khẳng định biến đổi khí hậu đang làm tăng mật độ và
cường độ của các đợt nóng cũng như các vụ cháy rừng, gây ảnh hưởng xấu tới các nông
trường, và trong tương lai nó sẽ còn tệ hơn nếu chúng ta không hành động.
5. Sự chuyển dịch các vùng đất nông nghiệp
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đất đai. Khí
hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đất thể hiện ở lượng nước mưa và nhiệt, ảnh hưởng gián
tiếp thông qua sinh vật. Biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ mưa, nguy cơ nắng nóng
nhiều hơn, làm cho lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn, hiện tượng xói mòn,
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 20
khô hạn nhiều hơn. Ngoài ra, nước biển dâng, thiên tai, bão lũ gia tăng do biến đổi khí
hậu sẽ làm tăng hiện tượng nhiễm mặn, ngập ún, sạt lở bờ sông, bờ biển dẫn đến ảnh
hưởng nghiêm trọng tới đất cũng như ảnh hưởng đến sự chuyển dịch vùng đất nông
nghiệp. Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt, đe dọa an ninh lương thực và
có tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của đất nước. Để ứng phó, giảm nhẹ
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp, thích ứng cây trồng là
biện pháp cần thiết để nền nông nghiệp có thể đứng vững trước các hình thái biến đổi
khí hậu.
- Đất bị xâm nhập mặn: Hiện nay, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào đất
liền, độ mặn tăng cao và thời gian ngập mặn kéo dài. Đó là hậu quả của các yếu tố: nước
biển dâng cao, lưu lượng nước sông trong mùa khô ít đi do rừng thượng nguồn ở các
nước đầu nguồn thuộc lưu vực sông bị tàn phá nặng. Hiện tượng nhiễm mặn ở vùng ven
biển như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu, Cà Maulớn hơn nhiều ở các
khu vực khác. Nước mặn xâm nhập sâu kết hợp với suy giảm nguồn nước ở hạ lưu đã
gây ảnh hưởng lớn đến nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp làm cho diện tích đất
trồng lúa giảm đáng kể vì đất bị xâm nhập mặn, nghèo chất dinh dưỡng. Qua đó chúng
ta cần có giải pháp nhằm giữ lại đất trồng lúa để đảm bảo vấn đề lương thực trong nước
và xuất khẩu. Ngoài ra, nước ta có điều kiện tuyệt vời để đối phó với nước mặn xâm
nhập là sử dụng đất đồi núi để phát triển nhiều loại công/nông/lâm nghiệp trong những
điều kiện đất/nước khác nhau, như: cao su, cây dừa, cây cọ dầu, cây ăn trái, cây xa kê,
cây hạt dẻ... Để tăng mức sản xuất của vùng có nhiều loại đất nghèo, vấn đề phủ đất
chống xói mòn bằng cây họ đậu đỗ cần đặc biệt chú ý.
- Đất bị khô hạn và hoang mạc hóa: Sự phối hợp không hài hòa giữa chế độ nhiệt
và chế độ mưa tạo nên sự khắc nghiệt có khả năng thúc đẩy các quá trình hạn hán,
hoang mạc hóa của đất. Do đó người dân phải chuyển sang chọn lọc loại cây trồng phù
hợp với loại đất này để trồng thay thế cho các loại cây không chịu được hạn, chọn
những loại cây chịu đựng được nhiệt độ cao, thời gian hạn hán kéo dài và sử dụng ít
nước trong quá trình sản xuất như: điều, ca cao, ô liu, mè, dưa hấu, cây lựu, khổ qua,
cây xoan chịu hạn; Các cây nông nghiệp ngắn ngày: hành tím, khoai lang, mì (sắn), đậu,
mía...; Các cây ăn quả đan xen: thanh long, xoài, mãng cầu xiêm (na); một vài loại rau,
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 21
ớt... đều được tuyển chọn đã chịu được hạn.
- Đất bị nhiễm phèn, nghèo chất dinh dưỡng: không thể trồng được lúa hay việc
trồng các loại cây như bạch đàn, tràm cừ để cải tạo lại đất nhiễm phèn cũng gặp khó
khăn vì mùa khô thì thiếu nước, mùa mưa thì ngập lũ nên hiệu quả kinh tế cũng không
cao. Năm 2007, người dân áp dụng mô hình trồng cây chanh bông tím, chanh Lima,
chanh dây trên vùng đất nhiễm phèn bằng cách đắp đất lên từng mô để chống ngập ún
mùa mưa và khi tưới, mưa xuống đất rỏ phèn xuống mương chảy ra sông, nhờ vậy thu
được lợi nhuận đáng kể.
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 22
III. Hoạt động sản xuất lương thực góp phần dẫn đến biến đổi khí hậu
1. Vấn đề cơ giới hóa trong nông nghiệp
Lượng phát thải từ hoạt động nông nghiệp mỗi năm tương đương 65 triệu tấn
CO2, chiếm trên 43% tổng lượng khí nhà kính của cả nước. Nguồn phát thải chủ yếu là
từ canh tác lúa nước, đốt phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi. Dự báo
lượng khí thải đến năm 2030 sẽ tiếp tục tăng lên gần 30%.
Trước đây nước ta làm nông nghiệp bằng hình thức thủ công (như gieo trồng,
chăm sóc, thu hoạch và chế biến sản phẩm) đều bằng lao động chân tay. Cơ giới hóa
nông nghiệp là đưa các trang thiết bị máy móc và hỗ trợ người nông dân trong sản xuất
nông nghiệp, như các loại máy cày, máy gieo hạt, máy phun thuốc trừ sâu, thiết bị hỗ
trợ làm cỏ lúa, máy gặt đập, máy xay xát lúa gạo, tách ngô, máy lột vỏ củ sắn (khoai mì)
... "Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất lượng
và giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao"
Hình 6: Máy cấy lúa (
Đến năm 2015 cơ giới hóa nông nghiệp có bước phát triển nhanh, trang bị động
lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp của cả nước đạt 1,6 mã lực (HP)/ha canh tác,
đối với lúa đạt 2,2 HP/ha canh tác, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008. Số lượng máy
động lực, máy nông nghiệp sử dụng trong nông nghiệp có mức tăng nhanh. Nhưng mới
đáp ứng 32,6% nhu cầu .
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 23
Các dữ liệu mới của FAO cũng cung cấp một cái nhìn chi tiết về lượng khí thải
từ việc sử dụng các nguồn nhiên liệu truyền thống trong ngành nông nghiệp, bao gồm cả
việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và điện để vận hành máy móc nông nghiệp, máy bơm
thủy lợi và các tàu đánh cá. Lượng khí thải này vượt quá 785 triệu tấn CO2 trong năm
2010, tăng 75% kể từ năm 1990 .
Hình 7: Các cơ quan quản lý, nhà khoa học khuyến cáo nông dân không nên đốt
rạ sau mỗi vụ thu hoạch, vì sẽ tạo ra một khối lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính
(Bộ TN&MT)
Lợi ích
Cơ giới hoá nông nghiệp sẽ hạn chế việc đốt sinh khối, từ đó giảm lượng phát
thải CO2 ra môi trường. Có nghĩa là phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ; thân lá các cây
ngô, đậu, đỗ, vỏ lạc, trấu, bã mía, cỏ dại, v.v...) thay vì đốt nó, chúng ta có thể sử dụng
chúng vào những việc có ích hơn nhờ các máy nông nghiệp, chẳng hạn như:
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 24
o Máy ép rơm rạ làm củi
o Máy nén trấu làm củi
o Máy nghiền ngô dự trữ thức ăn cho gia súc
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 25
Bảo quản sản phẩm từ nông nghiệp được tốt hơn: hạn chế sự sinh ra các khí nhà
kính do việc hư hỏng, thối rữa của nông sản.
Phát triển nền kinh tế nước ta vì kinh tế là nền tảng của môi trường.
Tác hại: Cơ giới hoá sẽ tăng thêm một lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động
sử dụng nhiên liệu của các máy nông nghiệp( nhiên liệu hoá thạch, điện...).
Kiến nghị
Việc xây dựng các chiến lược ứng phó với sự gia tăng khí thải ngành nông
nghiệp cần những đánh giá chi tiết về dữ liệu phát thải và phương án giảm thiểu lượng
phát thải.
Sử dụng sinh khối từ phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra điện làm nhiên liệu cho
các máy nông nghiệp để hạn chế việc phát thải nhà kính
2. Sự tiêu thụ thịt gia tăng
Đến nay, mọi người chủ yếu nêu bật thủ phạm là các hoạt động công nghiệp. Tuy
nhiên nhiều báo cáo và công trình nghiên cứu đã nêu bật ảnh hưởng của cách sống, sinh
hoạt cá nhân hàng ngày của con người, những điều mà khi nói ra gây ngạc nhiên không
ít: Bạn thích ăn thịt bò ư, hay là ăn kem, uống sữa ư? Cẩn thận đấy! Bạn đã góp phần
làm khí hậu nóng lên!
Nói không đùa, một số báo cáo gần đây được báo giới Pháp trích dẫn, đã nêu bật
vấn đề là tại Châu Á, với đời sống khá giả lên, những sản phẩm như thịt bò hay sữa
chẳng hạn, trước đây được xem là hàng xa xỉ, thì nay đã trở thành đại chúng, với mức
tiêu thụ ngày càng tăng.
Giới quan sát đã ghi nhận là không nơi nào mà sự thích thú tiêu thụ lại lớn như ở
Châu Á, với những tầng lớp trung lưu mới phát triển nhanh chóng và mức tiêu thụ thịt
cũng như sản phẩm từ thịt tăng cao hơn bao giờ hết, nhờ thu nhập cao hơn và cách thức
ăn uống thay đổi theo. Ví dụ Trung Quốc và Ấn Độ được nêu bật với số dân hơn một tỷ
người mỗi nơi, và Indonesia với hàng trăm triệu dân.
Hãng tin Pháp AFP, trong một bài phóng sự thực hiện tại Indonesia, đã hỏi
chuyện người dân và lấy ví dụ của cô Sari, một kế toán viên 31 tuổi, ở Jakarta. Cô cho
biết là những món ăn mà trước đây hiếm khi ăn ngoài các buổi lễ lộc, thì giờ đây người
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 26
dân bình thường như cô có thể mua đẽ dàng, thậm chí còn mua nhiều. Cô kể lại rằng cô
đã lớn lên ở thôn quê, thịt đỏ chỉ được ăn vào ngày lễ lớn, một hai lần trong năm.
Nhưng giờ đây thì điều đó không còn là xa xỉ nữa và còn có nhiều loại để chọn. Và
không chỉ thịt, cô còn kể đến những món khác mà trước đây cô ít với tới được: kem, sữa
chua, các sản phẩm khác từ sữa, quả là tuyệt vời!
Một cô gái khác Adeline Palar 25 tuổi, không còn nhớ có được ăn thịt hay không
lúc nhỏ nhưng bây giờ cô giải thích là cô ăn thịt hầu như mỗi ngày.
Bữa cơm đầy đủ thịt, đời sống sung túc là điều đáng mừng cho các tầng lớp trung
lưu ở các nước đang trỗi dậy, nhưng các nhà khoa học nhìn thấy ảnh hưởng không hay
đối với hành tinh trong thời buổi thay đổi khí hậu.
Nhưng miếng thịt trên bàn ăn của cô Sari hay Adeline có tác động ghê gớm thế
nào? Ví dụ của hai cô là ví dụ của hàng triệu người: tiêu thụ tăng tức chăn nuôi phải
phát triển và mấu chốt là ở chỗ này.
Khí thải: chăn nuôi tệ hại hơn là giao thông chuyên chở
Theo Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), có tới 14,5 % khí thải gây hiệu ứng nhà
kính hiện nay đến từ ngành chăn nuôi, nhiều hơn khí thải của toàn bộ các phương tiện
giao thông đường bộ trên thế giới.
Hình 8: Việc ăn thịt là một trong những nguyên nhân dẫn đến
biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 27
Các loài động vật nhai lại thải ra một khối lượng lớn khí methane, loại khí gây
hại hơn gấp 20 lần khí carbon. Ngoài ra còn protoxyte azote, một loại khí gây hiệu ứng
nhà kính nữa, xuất phát từ phân chuồng và phân bón đất canh tác.
FAO ước tính các loại khí phát thải sẽ còn tăng nhanh khi mà mức tiêu thụ thịt và
sản phẩm từ sữa tăng vọt, lần lượt là 76% và 65 % từ nay đến năm 2050. Theo các
chuyên gia, không khu vực nào trên thế giới tiêu thụ thịt nhiều như ở châu Á, nơi những
tầng lớp trung lưu mới phát triển nhanh chóng và mức tiêu thụ thịt, cũng như sản phẩm
từ thịt tăng cao hơn bao giờ hết, nhờ thu nhập cao hơn và cách thức ăn uống thay đổi.
Vấn đề tiêu thụ thịt và chăn nuôi tăng còn dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng khác,
nhiều đàn bò hơn đồng nghĩa với việc các nông trại được mở rộng, dẫn đến nạn phá
rừng bừa bãi, hủy hoại các "giếng" carbon vì cây xanh có chức năng hút carbon trong
không khí.
Trong báo cáo công bố năm ngoái, tổ chức Chattam House ở Anh đã nêu bật việc
thay đổi chế độ ăn uống là vấn đề cơ bản để nhiệt độ hành tinh không tăng quá 2 độ C.
Đây là giới hạn mà cộng đồng quốc tế đã ấn định để tránh cho "hành tinh xanh" khỏi
những hậu quả khó lường của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, để làm cho người dân ý thức được và thay đổi chế độ ăn uống bớt thịt
hoàn toàn không dễ dàng. Giám đốc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên ở Indonesia, Nyoman
Iswarayoga cho rằng nhiều người còn chưa thấy được mối liên hệ giữa cháy rừng và khí
thải carbon, họ càng không hiểu được mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và việc ăn thịt.
Theo ông, việc thay đổi cách sống và suy nghĩ sẽ phải mất rất nhiều thời gian.
Tính ra theo AFP, số 250 triệu dân Indonesia ăn thịt còn ít hơn các nước láng
giềng: Trung bình họ chỉ ăn 2,7 kg/năm, trong khi ở Malaysia là 8kg/năm. Nhưng theo
một số chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Chattam House, Luân Đôn, từ đây đến
năm 2021, Indonesia sẽ nằm trong danh sách 10 nước trỗi dậy mà mức tiêu thụ thịt, bò,
heo, gà tăng mạnh nhất.
Còn về sản phẩm từ sữa, thị trường Indonesia rất “có tiềm năng” theo giới kinh
doanh. Tập đoàn Fonterra của New Zealand nhìn Indonesia như thị trường quan trọng
nhất của họ và hiện nay thì Indonesia nhập đến 90% sản phẩm sữa tiêu dùng, chủ yếu từ
Úc và New Zealand.
Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực Trang 28
Giới chăn nuôi tại chỗ cũng rất vui mừng trước tình hình tiêu thụ hiện nay. Một
nhà sản xuất sữa ở ngoại ô Jakarta giải thích : lúc mới đến đây thì gia đình tôi chỉ có 20
con bò bây giờ thì có đến 70 con.
Chăn nuôi dẫn đến phá rừng làm mất nguồn hút khí carbon
Vấn đề tiêu thụ thịt và chăn nuôi tăng còn dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng
khác, nhiều đàn bò hơn có nghĩa nông trại được mở rộng, dẫn đến nạn phá rừng, vốn đã
rất nghiêm trọng do việc khai thác dầu cọ. Và Indonesia như thế là đã phá đi của mình
những cái “giếng” carbone của mình và thế giới, vì cây xanh có chức năng hút carbon
trong không khí.
Năm nay theo giới chuyên gia, nạn cháy rừng với khói mù lan rộng ra các nước
láng giềng, và tùy theo ngày, đã nhả ra một lượng khí carbon còn nhiều hơn là toàn bộ
hoạt động kinh tế của Mỹ!
Trong một bản báo cáo công bố năm ngoái, Chattam House đã nêu bật việc thay
đổi chế độ ăn uống là vấn đề cơ bản để nhiệt độ hành tinh không tăng lên quá 2 độ. Đây
là giới hạn mà cộng đồng quốc tế đã ấn định, nếu vượt quá thì hành tinh sẽ lâm nguy,
mực nước biển dâng cao, dẫn đến những phản ứng dây chuyền.
Tuy nhiên để làm cho người dân hành tinh ý thức được và thay đổi chế độ ăn
uống, bớt ăn thịt đi để làm giảm tốc độ hâm nóng trái đất thì không dễ.
Giám đốc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên WWF ở Indonesia, Nyoman Iswarayoga, đã
nhận định : “Người dân ở đây còn chưa thấy được mối liên hệ giữa cháy rừng và khí
thải carbon, thì đừng nói chi là liên hệ với việc ăn thịt. Thay đổi cách sống và suy nghĩ
phải mất nhiều thời gian”.
3. Bảo quản sản phẩm nông nghiệp
3.1. Bảo quản nông sản bằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_bien_doi_khi_hau_va_cac_van_de_luong_thuc.pdf