MỤC LỤC
Phần mở đầu 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TIN HỌC HOÁ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 14
1.1 Một số vấn đề lý thuyết về tin học hoá công tác quản lý và ứng dụng
vào điều kiện thực tiễn của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 14
1.1.1 Quan niệm về tin học hoá 14
1.1.2 Chủ thể, đối tượng của công tác quản lý trong hệ thống Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và vấn đề tin học hoá
công tác quản lý 23
1.2 Tính khách quan và yêu cầu cấp thiết đối với nhiệm vụ tin học hoá
công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh . 29
1.2.1 Vai trò của công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động quản lý
ở các nước và nước ta hiện nay 30
1.2.2 Công nghệ thông tin - truyền thông và tin học hóa với vai trò, tầm vóc
của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 32
1.3. Thực trạng về tin học hoá ở trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, nhu cầu và triển vọng 34
1.3.1 Thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông và tin học hóa
tại trung tâm Học viện 34
1.3.2 Cơ sở lý thuyết, tác dụng, hiệu quả và triển vọng của quá trình
tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện. 46
Chương 2: HỆ GIẢI PHÁP TIN HỌC HOÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 49
2.1 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền
thông, tin học hoá công tác quản lý cho các đối tượng tại Học viện 49
2.2 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình tin học hoá
công tác quản lý tại trung tâm Học viện 54
2.3 Nhóm giải pháp về kỹ thuật - công nghệ nhằm tiến đến tin học hoá
công tác quản lý tại trung tâm Học viện 64
2.3.1 Nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ quản lý trực tuyến
tại trung tâm Học viện 64
2.3.2 Áp dụng rộng rãi công nghệ VPN và VLAN 73
2.3.3 Tiếp tục xây dựng, củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin 75
2.3.4 Những biện pháp cụ thể, mục tiêu và lộ trình thực hiện tin học hoá
công tác quản lý tại trung tâm Học viện đến năm 2015 77
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Các giải pháp tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học, dưới hình thức là một đề tài nghiên cứu khoa học, một chương trình phần mềm quản lý công tác đào tạo đã được thiết kế, xây dựng, nghiệm thu. Tuy vậy, việc khai thác chương trình này lại gặp nhiều trở ngại nên không đi đến kết quả.
Nhìn chung, các chương trình phần mềm trên đều thuộc loại sản phẩm phần mềm đóng gói, chỉ cài được đặt trên từng máy tính điện tử riêng lẻ, do một người sử dụng. Vì vậy, chưa có tính phổ dụng. Khi người sử dụng máy tính không làm việc tại công sở thì không khai thác dữ liệu được. Các sản phẩm này cũng chưa được nghiên cứu, thiết kế để có thể hoạt động có hiệu quả trên môi trường mạng.
Năm 2007, từ kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học, Ban Tin học thuộc Viện Xã hội học đã xây dựng thành công một chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý. Đó là Chương trình thi - kiểm tra trực tuyến. Đây là một sản phẩm có khả năng đáp ứng yêu cầu thi và kiểm tra của tất cả các lớp, các đối tượng bằng phương pháp trắc nghiệm và thực hiện trên môi trường mạng. Từ năm 2007 đến nay, tất cả các lớp thuộc hệ Cử nhân chính trị, học môn Tin học lãnh đạo, quản lý khi kiểm tra kết thúc môn học đều áp dụng phương thức thi trực tuyến. Với phương thức này đã đem lại một số lợi ích thiết thực như tiết kiệm thời gian tổ chức thi; nội dung thi phủ rộng trên toàn bộ nội dung đã được học; tự động hóa việc chấm thi nên giảng viên không phải chấm thi nhưng đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá kết quả của người học; trong một kỳ thi, mỗi học viên thực hiện một đề thi riêng, kết quả thi được hiển thị ngay trên màn hình máy tính nên người học buộc phải đề cao trách nhiệm trong học tập để có kết quả cao... Sản phẩm này cũng đã phục vụ có hiệu quả cao cho nhiều đợt thi tuyển cán bộ, công chức của Học viện.
Gần đây, năm 2008, Viện Xã hội học tiếp tục triển khai nghiên cứu và đã xây dựng thành công một chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý. Đó là Hệ thống quản lý trực tuyến của Viện Xã hội học. Trên nền tảng công nghệ web, hệ thống quản lý trực tuyến của Viện Xã hội học có hình thức thể hiện như một website nhưng thực chất lại là một công cụ quản lý tất cả các hoạt động hàng ngày của Viện Xã hội học. Với hệ thống quản lý trực tuyến này, mọi thông tin liên quan đến công tác quản lý đều được công khai trên hệ thống; những người có trách nhiệm cập nhật dữ liệu được cấp quyền truy cập để cập nhật dữ liệu. Đặc trưng cơ bản nhất của hệ thống quản lý trực tuyến là ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, các chủ thể và khách thể trong hoạt động quản lý của đơn vị đều có thể truy cập vào hệ thống để cập nhật hoặc nắm bắt thông tin nhằm thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Hệ thống quản lý trực tuyến có thể được cài đặt trên một máy chủ bất kỳ trong hệ thống mạng của trung tâm Học viện; dễ quản lý và sử dụng; có khả năng bảo mật cao. Chi phí thiết kế và xây dựng phần mềm thấp. Đây là một trong những mô hình về giải pháp tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện có tính khả thi.
Đánh giá chung về các chương trình ứng dụng, nhất là các chương trình ứng dụng trong công tác quản lý có thể nêu lên một số vấn đề sau.
Hiện nay, khi người sử dụng đã sử dụng máy tính điện tử tương đối thành thạo, ngày càng có khả năng đi sâu vào khai thác máy tính điện tử và môi trường mạng để đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn, thiếu bản quyền phần mềm sẽ là một trở ngại lớn cho quá trình tin học hóa công tác quản lý. Sử dụng các phần mềm không có bản quyền vừa không chấp hành các quy định của pháp luật vừa thiếu an toàn đối với dữ liệu. Khi tiếp tục tin học hóa công tác quản lý, mọi thao tác nghiệp vụ đều được thực hiện trên môi trường mạng, nếu máy tính của các chủ thể và khách thể trong hoạt động quản lý không có bản quyền phần mềm thì không có cơ sở để đảm bảo tính an toàn của dữ liệu.
Chưa có các chương trình phần mềm về công tác quản lý sử dụng chung cho toàn hệ thống tại trung tâm Học viện. Tại trung tâm Học viện, đã xây dựng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin tốt. Tuy vậy, trong các lĩnh vực hoạt động đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học thường xuyên thu hút gần như toàn bộ nguồn nhân lực của Học viện thì công tác quản lý vẫn chỉ được thực hiện theo phương thức thủ công; chưa có sự đổi mới so với công tác quản lý trong nhiều thập kỷ trước. Hệ quả tất yếu là công tác quản lý vẫn bị chia cắt nhỏ lẻ, manh mún; chất lượng và hiệu quả không cao; không đảm bảo an toàn dữ liệu; dữ liệu không thể lưu trữ có hệ thống để phục vụ lâu dài; không khai thác được sức mạnh của cơ sở hạ tầng thông tin của Học viện. Từ đó, không thể đổi mới lề lối làm việc theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện tại, số lượng các chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý được thiết kế và xây dựng đều từ sản phẩm nghiên cứu khoa học; chưa mang tính phổ biến. Trong một môi trường mà nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông còn nhiều hạn chế và bất cập thì những sản phẩm ấy chỉ có thể sử dụng trong một phạm vi rất hẹp.
- Thực trạng nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông và tin học hóa của cán bộ, công chức làm việc tại trung tâm Học viện
Nếu tại trung tâm Học viện đã xây dựng được một nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin tốt; hệ thống mạng nội bộ được đánh giá cao Xem chuyên đề Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật thông tin tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh của kỹ sư Lưu Quang Đà, Kỷ yếu của đề tài.
thì về nhận thức đối với lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông và tin học hóa lại còn nhiều vấn đề bất cập. Sự bất cập ấy thể hiện ở chỗ, Học viện là một trong những đơn vị đầu tiên thuộc khối các bộ, ban ngành ở Trung ương đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông từ năm 1996. Sau 15 năm, xét cả về mức độ ứng dụng và trình độ ứng dụng đều chưa có bước tiến nào đáng kể. Nếu hiện nay tại trung tâm Học viện có mạng nội bộ với đường truyền dữ liệu bằng cáp sợi quang thì năm 1996 cũng đã có mạng nội bộ chỉ khác là đường truyền dữ liệu lúc ấy chỉ bằng cáp xoắn UTP Cat 5. Sau 15 năm, trong công tác đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học tại trung tâm Học viện, công nghệ thông tin - truyền thông vẫn chưa thể hiện được sức mạnh, chưa đem lại kết quả nào thật sự to lớn. Số người sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông để khai thác các nguồn dữ liệu, tài nguyên thông tin phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học vẫn chưa nhiều; lề lối làm việc làm việc trong công tác quản lý vẫn theo truyền thống cũ; khi đã xây dựng được các chương trình phần mềm sử dụng cho công tác quản lý thì việc khai thác, sử dụng chủ yếu vẫn tùy thuộc vào con người, tức là có thể sử dụng mà cũng có thể không sử dụng. Sau 15 năm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhưng đến nay, tại trung tâm Học viện và trong cả hệ thống Học viện vẫn chưa xây dựng được một chiến lược dài hạn, kế hoạch 5 năm hoặc ít nhất là từng năm phải có kế hoạch về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông v.v..
Tất cả những biểu hiện ấy có thể được lý giải bằng nhiều nguyên nhân về tổ chức, bộ máy, về cơ chế quản lý, về điều kiện tài chính... Tuy vậy, vấn đề cơ bản nhất là nhận thức, trước hết là nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với công nghệ thông tin - truyền thông. Công nghệ thông tin - truyền thông gắn liền với sự phát triển của Học viện; đề cao vai trò, vị thế và tầm vóc của Học viện nhưng có một thực tế là các cấp lãnh đạo, quản lý chưa thấy rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin - truyền thông. Trong hệ thống Học viện, giữa công nghệ thông tin - truyền thông và hoạt động lãnh đạo, quản lý gần như vẫn tồn tại một khoảng cách. Theo thời gian nó vẫn chưa được thu hẹp hay xóa bỏ. Trong khi Đảng và Nhà nước coi công nghệ thông tin - truyền thông là động lực quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì trong công tác đào tạo cán bộ, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trung tâm Học viện lại kiên quyết từ chối việc duy trì quỹ thời gian đào tạo về công nghệ thông tin - truyền thông cho các hệ lớp. Các tác giả đều nhận định rằng đó là do nhận thức về công nghệ thông tin - truyền thông của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thấp hơn mặt bằng phát triển của lĩnh vực này trong thực tiễn đời sống xã hội.
Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin - truyền thông ngay ở nước ta những năm qua cũng đã cho thấy, sự phát triển của khoa học - công nghệ, của công nghệ thông tin - truyền thông là do con người nhưng nó lại không chỉ lệ thuộc bởi người lãnh đạo, quản lý mà là còn do yêu cầu phát triển kinh tế và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật - công nghệ. Nếu người lãnh đạo, quản lý biết tận dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin - truyền thông để ứng dụng trong hoạt động của mình và tổ chức mình thì các hoạt động ấy sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả. Ngược lại, nếu không ứng dụng thì mọi hoạt động chỉ có thể tiến hành theo lề lối, thói quen, truyền thống đã hình thành từ nhiều thập kỷ trước. Vì lợi ích kinh tế, bất cứ một doanh nghiệp nào, cho dù đó chỉ là một doanh nghiệp nhỏ bé, chưa có tên tuổi vẫn biết ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông để đem lại lợi ích cho chính mình. Công nghệ thông tin - truyền thông phát triển nhanh chóng là vì sự đòi hỏi bức thiết của sự phát triển kinh tế, sự tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới chứ nó không phải do một nhà lãnh đạo, quản lý nào quyết định. Vậy thì, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý cũng như nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong hệ thống Học viện, đội ngũ cán bộ phải coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông.
Quá trình triển khai thực hiện đề tài này, các tác giả nghiên cứu đề tài đã tham khảo kết quả của cuộc khảo sát trong đội ngũ cán bộ từ cấp Phó trưởng phòng, ban đến cấp Vụ trưởng, Viện trưởng tại trung tâm Học viện năm 2008 của Ban Tin học. Tổng số tham gia khảo sát là 94 người, trong đó, nam chiếm 76,6%; nữ chiếm 23,4%; 67,0% có học vị tiến sĩ; 9,6% thạc sĩ; 20,2% có trình độ đại học; có học hàm giáo sư 2,1%; phó giáo sư 28,7%. Tuy nhiên, đặc điểm chung nhất của đối tượng khảo sát là đều đang giữ cương vị quản lý; nhiều người tham gia cấp ủy.
Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy, với ba tài liệu rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta về lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông đã ban hành trong những năm gần đây là Chỉ thị số 58/CT-TƯ, ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương về ứng dụng công nghệ thông tin trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Luật công nghệ thông tin của nước ta ban hành năm 2006 và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thì trong số 94 cán bộ quản lý tại trung tâm Học viện được khảo sát có 20,9% chưa biết hoặc không quan tâm; có 36,6% mới biết tên, và chỉ có 24,5% tự nghiên cứu các văn kiện này. Điều đó cho thấy, đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại trung tâm Học viện, công nghệ thông tin - truyền thông không chỉ xa cách trong ứng dụng thực tiễn mà còn xa cách ngay cả trong nhận thực, ý định và phương pháp tiếp cận.
Từ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông đến tin học hóa lại tiếp tục còn một bước tiếp cận. Khi nhận thức về công nghệ thông tin - truyền thông chưa đầy đủ; khi lề lối làm việc chưa muốn được đổi mới; khi những rào cản về tâm lý và thói quen của lối làm việc và nề nếp quản lý đã hình thành từ trong nhiều thập kỷ chưa bị một áp lực nào buộc phải thay đổi thì có thể thấy vấn đề tin học hóa công tác quản lý trong hệ thống Học viện cũng như tại trung tâm Học viện còn phải khắc phục rất nhiều trở ngại. Trong đó, trở ngại đầu tiên là nhận thức của con người, trước hết là của chủ thể công tác quản lý.
- Nguyên nhân của thành công và hạn chế
Những thành tựu và kết quả đã đạt được trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông của Học viện và tại trung tâm Học viện có những nguyên nhân chủ yếu sau.
Một là, sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước và của lãnh đạo Học viện trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án... về công nghệ thông tin - truyền thông. Các tác giả đều khẳng định rằng, nền tảng hạ tầng kỹ thuật thông tin tại trung tâm Học viện đã được xây dựng, bổ sung và tiếp tục phát triển trong nhiều năm qua chủ yếu là kết quả thực hiện các chương trình, dự án từ Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (giai đoạn 1996 - 98) và Đề án 112 của Chính phủ.
Các chương trình, dự án này cũng đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức tại trung tâm Học viện có thể tiếp cận công nghệ thông tin - truyền thông qua nhiều lớp, nhiều khóa đào tạo tại Học viện.
Hai là, sự tác động của đời sống xã hội là một trong những nguyên nhân rất quan trọng đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, nhất là bộ phận cán bộ, công chức trẻ tuổi tích cực tiếp cận công nghệ thông tin - truyền thông. Trong hoạt động thực tiễn, bộ phận này đã thu được những kết quả nhất định do biết ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
Ba là, sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên công nghệ thông tin trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông tại trung tâm Học viện. Ở Học viện, đội ngũ này còn rất mỏng yếu. Số cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo thực sự cơ bản không nhiều. Tuy vậy, với trách nhiệm và sự say mê nghề nghiệp đã có những đóng góp tích cực cho quá trình tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông của Học viện.
Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông của Học viện là:
Thứ nhất là, do sự hạn chế trong nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với công nghệ thông tin - truyền thông. Sự hạn chế này phải được các cấp lãnh đạo, quản lý cao nhất của Học viện có biện pháp kiên quyết mới có thể khắc phục được.
Thứ hai là, liên tục trong nhiều năm, Học viện chưa xây dựng được một chiến lược hoặc kế hoạch dài hạn về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông và tin học hóa các lĩnh vực hoạt động của Học viện. Vì vậy, trong chỉ đạo, điều hành triển khai các nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông và tin học hóa thiếu tính chiến lược, thiếu các biện pháp cơ bản và đồng bộ; coi trọng về xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng lại còn coi nhẹ xây dựng, phát triển các nguồn tài nguyên thông tin, các hệ thống cơ sở dữ liệu. Hình thức duy nhất triển khai ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông tại trung tâm Học viện đến nay vẫn là theo các dự án. Đó là lý do dẫn đến tình trạng trồng chéo nhưng vẫn thiếu hụt; thiếu cơ chế kiểm soát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba là, Học viện chưa hình thành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ thông tin - truyền thông. Nếu một bộ phận nào đó đã được giao nhiệm vụ này thì trong thực tế chưa làm tròn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông tại trung tâm và cả trong hệ thống Học viện.
1.3.2 Cơ sở lý thuyết, tác dụng, hiệu quả và triển vọng của quá trình tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tin học hóa
Các tác giả nghiên cứu đề tài đều nhất trí rằng, đối với một nước như nước ta đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tin học hóa là một nhiệm vụ lịch sử tất yếu. Ngày nay, không thể nói đến một nước công nghiệp hiện đại mà không có vai trò của công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hóa, tự động hóa. Đó cũng là cơ sở lý luận logic quan trọng nhất đối với vấn đề tin học hóa các lĩnh vực hoạt động của Học viện, trước hết là tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
Trong các phần trên, các tác giả đã luận giải nhiều vấn đề trong mối liên hệ giữa công nghệ thông tin - truyền thông với vai trò, vị thế, tầm vóc của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Các luận giải ấy đều cho thấy, công nghệ thông tin - truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thường xuyên của Học viện và sự phát triển của Học viện. Tuy vậy, nếu các đơn vị trong hệ thống Học viện chỉ dừng lại ở mức độ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông một cách thông thường như trang bị máy tính điện tử cho các đơn vị, xây dựng các hệ thống mạng... thì vẫn chưa đạt đến mục tiêu cuối cùng của nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông. Mục tiêu đó phải là tin học hóa các lĩnh vực hoạt động của Học viện.
Ngày nay, những tiến bộ về kỹ thuật - công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông và các ngành khoa học - công nghệ khác như mạng toàn cầu, vệ tinh viễn thông, các thiết bị điều khiển từ xa, công nghệ người máy, công nghệ truyền dữ liệu, công nghệ bảo mật; với sự phát triển rất nhanh chóng của công nghệ phần mềm mà nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất là kỹ thuật lập trình, con người có thể tiến đến giai đoạn tin học hóa với những bước tiến dài; mỗi tháng, mối năm có thể bằng hàng chục năm, hàng trăm năm trước. Như vậy, khoa hoc - công nghệ, nói hẹp hơn, công nghệ đang là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thời đại. Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hóa thực chất là tiếp cận và nắm bắt cho được nhân tố quan trọng này. Là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận của Đảng và Nhà nước, tin học hóa là một trong những vấn đề cần thiết, là một đòi hỏi bức thiết đối với sự phát triển của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Sự phát triển ấy trước hết được thể hiện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của Học viện; trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Các tác giả nghiên cứu đề tài đều có sự thống nhất cao về tác dụng, hiệu quả của quá trình tin học hoá công tác quản lý các lĩnh vực hoạt động tại trung tâm Học viện. Điều đó không chỉ đơn giản ở chỗ giảm thiểu nhân công trong các quy trình tác nghiệp, thời gian xử lý dữ liệu nhanh hơn; lưu trữ dữ liệu được nhiều hơn và có hệ thống, có thể sẵn sàng truy xuất; ở những công đoạn nhất định, máy tính có thể thay thế con người... mà quan trọng nhất là tin học hóa là một nhân tố thúc đẩy đổi mới lề lối làm việc. Khi tất cả các hoạt động quản lý được tin học hóa thì một lề lối làm việc mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất định sẽ thay thế lề lối làm việc thủ công vốn được hình thành trên nền tảng quan hệ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, luôn thể hiện mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân con người chứ không phải giữa công việc với công việc trong các quy trình tác nghiệp.
- Tính khả thi và triển vọng
Các nhân tố chủ yếu quyết định tính khả thi của quá trình tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh được các tác giả nghiên cứu thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau.
Học viện có tiềm năng to lớn về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông. Nó được thể hiện trên các nội dung chủ yếu như yếu tố địa lý; nguồn nhân lực; thu hút nguồn đầu tư; khả năng khai thác sức mạnh của công nghệ thông tin - truyền thông...
Về địa lý, khu vực trung tâm Học viện cũng như các Học viện khu vực trên địa bàn cả nước vốn có điều kiện rất thuận lợi về địa lý cho việc triển khai xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin tin học hóa. Trên thực tế, về cơ bản các đơn vị trực thuộc Học viện và các Học viện khu vực đều hoạt động tập trung trên những địa bàn ổn định. Tại các địa điểm đó, về cơ sở hạ tầng như nhà làm việc, các hệ thống điện, giảng đường, thư viện... đều có kiến trúc kiên cố và có tính ổn định. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin. Ví dụ, xây dựng các hệ thống đường truyền dữ liệu (backbon) bằng các loại cáp quang và thiết bị hiện đại sẽ tránh được lãng phí do phải di chuyển hoặc thay đổi địa bàn hoạt động.
Trong yếu tố nguồn nhân lực, so với nhiều cơ quan, tổ chức khác, ở Học viện, chiếm một tỷ lệ rất cao là những người có trình độ học vấn cao. Trong đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Học viện, phần lớn đều có học hàm, học vị, tức là những người có hiểu biết rất đầy đủ và sâu sắc về vai trò của khoa học - công nghệ, của công nghệ thông tin - truyền thông đối với hoạt động của Học viện cũng như sự phát triển của đất nước. Đội ngũ này luôn có nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thông tin để đáp ứng yêu cầu công việc hàng ngày. Một đội ngũ như vậy, việc tiếp cận công nghệ thông tin - truyền thông sẽ gặp ít khó khăn, trở ngại hơn ở những cơ quan, đơn vị khác.
Học viện cũng là đơn vị được các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước luôn coi trọng đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông. Không chỉ vậy, Học viện còn có thể khai thác các nguồn đầu tư khác cho phát triển công nghệ thông tin - truyền thông như từ các tổ chức trong nước và quốc tế...
Các tác giả nghiên cứu đề tài cũng đã dự báo triển vọng của quá trình tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện. Đó là, trong những năm tới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, tại trung tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ hơn. Trong đó, tin học hóa các lĩnh vực hoạt động của Học viện sẽ là nội dung chủ yếu. Quá trình ấy không thể không bị chi phối bởi nhân tố chủ quan là quyết tâm của lãnh đạo Học viện nhưng có một sự tác động khác còn lớn hơn là quá trình chuyển đổi từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang "một nước công nghiệp về cơ bản theo hướng hiện đại" như quyết của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước ta. Vấn đề đặt ra đối với các chủ thể lãnh đạo, quản lý ở trung tâm Học viện và trong hệ thống Học viện là có nắm bắt được nhu cầu, thời cơ để chủ động tiến nhanh vào giai đoạn mới của đất nước hay không. Một biểu hiện cụ thể trong quá trình ấy là thúc đẩy tin học hóa công tác quản lý ngay tại trung tâm Học viện.
Chương 2
HỆ GIẢI PHÁP TIN HỌC HOÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Từ kết quả của các vấn đề nghiên cứu lý thuyết về tin học hóa và tin học hóa công tác quản lý; vai trò của tin học hóa đối với Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; căn cứ thực trạng, nhu cầu, tính khả thi của vấn đề tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện và mục tiêu của tin học hóa công tác quản lý là nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học... các tác giả nghiên cứu đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
Các nhóm giải pháp tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện chỉ đưa lại hiệu quả khi nó được xem xét và thực hiện trong mối quan hệ tương tác, có tính đồng bộ. Các nhóm giải pháp này liên quan đến tất cả các chủ thể và khách thể trong hoạt động quản lý và không chỉ thuần túy về phương diện kỹ thuật - công nghệ. Vì vậy, các nhóm giải pháp này đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo, quản lý; của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; các cơ quan, đơn vị trực tiếp liên quan đến nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông tại trung tâm Học viện. Trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp này, không nên coi nhẹ bất cứ một giải pháp nào.
2.1 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hoá công tác quản lý cho các đối tượng tại Học viện
Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hóa công tác quản lý được các tác giả nghiên cứu đề tài coi là một giải pháp có vị trí then chốt trong quá trình tin học hóa công tác quản lý tại trung tâm Học viện.
Tin học hóa là một quá trình; là một loại hình ứng dụng kỹ thuật - công nghệ vào hoạt động thực tiễn, gắn với một mô hình tổ chức nhất định. Tin học hóa về thực chất chỉ là một giải pháp được áp dụng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả lao động của con người. Vì vậy, trong quá trình tin học hóa công tác quản lý, nhân tố con người có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhất. Nhân tố con người quyết định quá trình tin học hóa công tác quản lý thành công hay không thành công; mức độ thành công nhiều hay ít. Chừng nào con người chưa nhận thức được đầy đủ và thấu đáo vai trò, tác dụng, ý nghĩa của nhiệm vụ tin học hóa thì không chỉ trong quản lý mà trong bất cứ lĩnh vực nào khác cũng đều không đưa lại kết quả đích thực.
Trong hoạt động quản lý, vấn đề nhân tố con người chủ yếu lại là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; những người giữ vai trò chủ thể của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, nâng cao nhận thức về tin học hóa cho đội ngũ này là yêu cầu đầu tiên khi có ý định tiến hành tin học hóa công tác quản lý. Khi các chủ thể của hoạt động quản lý đã nhất quán với chủ trương thực hiện tin học hóa công tác quản lý thì không một khách thể, đối tượng nào của hoạt động quản lý lại tự mình có thể vận động bên ngoài các quy trình tác nghiệp đã được tin học hóa.
Từ thực trạng vấn đề nhận thức đối với công nghệ thông tin - truyền thông của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại trung tâm Học viện, các tác giả nghiên cứu đề tài cho rằng, cần thực hiện các giải pháp sau để đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3. Tong quan khoa hoc.doc
- 1. Bia Tong quan.doc