Báo cáo Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng Vpbank – chi nhánh Đông Đô

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I- KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 2

1. Quá trình hình thành và phát triển 2

2. Phạm vi và nội dung hoạt động của VP Bank 2

3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank 3

4. Một số nét về kết quả hoạt động kinh của ngân hàng VPBank trong các năm 2007-2009 5

II – Khái quát các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay 6

2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay 6

2.2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay 8

2.2.1. Nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản 8

2.2.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản 10

2.2.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản 11

2.2.4. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản 12

2.3. Những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay tại ngân hàng 13

2.3.1. Giai đoạn trước năm 2005 13

2.3.2. Giai đoạn sau năm 2005 15

III- Khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay tại ngân hàng VPBank – Chinh nhánh Đông Đô 16

3.1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng tại ngân hàng VPBank 16

3.1.1. Biện pháp cầm cố 16

3.1.2. Biện pháp thế chấp 16

3.1.3. Biện pháp đặt cọc 17

3.1.4. Biện pháp ký quỹ 17

3.1.5. Biện pháp ký cược 18

3.1.6. Biện pháp bảo lãnh 18

3.2. Các loại tài sản bảo đảm được áp dụng tại ngân hàng Vpbank 18

3.2.1. Các loại tài sản có thể được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng 18

3.2.2. Các loại tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng 19

3.3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của VPBank 20

3.3.1. Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay 20

3.3.2. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay 21

3.3.3. Xử lý tài sản bảo đảm 23

3.3.4. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng Vpbank – chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dịch dân sự, đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong giao dịch này. Với ý nghĩa đó, việc xác lập các giao dịch bảo đảm đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự, tránh các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ gây ra. Đồng thời, các giao dịch bảo đảm còn tạo điều kiện khắc phục thiệt hại cho bên có quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bảo đảm tiền vay được hiểu là sự thoả thuận của các bên nhằm đưa ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ gây ra đối với tổ chức tín dụng cho vay. Giao dịch bảo đảm tiền vay được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, các bên chủ thể có quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của mình. Trong quan hệ bảo đảm tiền vay, bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp. Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quĩ. Bên nhận bảo đảm ngay tình là bên nhận bảo đảm trong trường hợp không biết và không thể biết về việc bên bảo đảm không có quyền dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bên có nghĩa vụ là bên phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên có quyền. (Khoản 1,2,3,4 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm). b. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay TCTD có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khách hàng vay được TCTD lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, TCTD phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì TCTD có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn. TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. 2.2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay Bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng là biện pháp để bảo đảm bên có nghĩa vụ, cụ thể là bên vay thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản có tầm quan trọng rất lớn tỏng việc bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy mà việc bảo đảm tiền vay phải được lập thành hợp đồng bảo đảm hoặc ghi rõ trong điều khoản của hợp đồng tín dụng. Điều này bảo đảm tính pháp lý và tính ràng buộc của các bên. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng tín dụng. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản có thể là: hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh. Như vậy, văn bản là hình thức hình thức bắt buộc cho hợp đồng bảo đảm tiền vay. Điều đó là do tầm quan trọng của hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với việc thực hiện hợp đồng tín dụng và để tránh xảy ra những tranh chấp về việc thực hiện các nghĩa vụ. Hợp đồng bảo đảm tiền vay có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, về tài sản dùng để bảo đảm tiền vay… 2.2.1. Nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản a. Đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản có những nội dung chủ yếu sau: + Tên và địa chỉ các bên; ngày, tháng, năm + Quyền và nghĩa vụ của các bên + Nghĩa vụ được bảo đảm + Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp + Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp; giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp; nếu là tài sản cầm cố, thế chấp hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản + Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp + Các thỏa thuận khác. b. Đối với hợp đồng bảo lãnh Trong bảo lãnh tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba có hai quan hệ về nghĩa vụ, gồm quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh. Do vậy trong nội dung của hợp đồng bảo lãnh cũng có nhiều điểm khác biệt so với trong hợp đồng thế chấp hay cầm cố.Theo quy định trước đây, nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bao gồm: + Tên và địa chỉ các bên; Ngày, tháng, năm + Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh + Quyền nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh + Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh + Tài sản bảo lãnh, giá trị tài sản bảo lãnh, trừ trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng và cơ quan quản lý ngân sách nhà nước; tài sản bảo lãnh là tài sản hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản + Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh + Các thỏa thuận khác. Như vậy do trong biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba có ba chủ thể tham gia vào quan hệ bảo đảm tiền vay nên trong hợp đồng cần quy định rõ quyền nghĩa vụ của từng bên khi tham gia vào quan hệ. Cần xác định rõ từng chủ thể: đâu là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh để phân biệt rõ ràng phạm vi quyền, nghĩa vụ của mỗi bên cũng như vai trò của mỗi bên trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, trong hợp đồng tín dụng. Cũng như với hợp đồng bảo đảm hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề nội dung hợp đồng bảo lãnh. 2.2.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cũng là một loại hợp đồng dân sự vì vậy nó được giao kết trên nguyên tắc tự do nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng bảo đảm tiền vay tài sản là một hợp đồng mang tính đặc thù vì vậy để giao kết hợp đồng cũng cần phải thỏa mãn những điều kiện cụ thể: Thứ nhất về chủ thể: Thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa mọi công dân khi tham gia giao dịch bảo đảm, không phân biệt là người mang quốc tịch Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài, BLDS 2005 đã quy định các chủ thể là cá nhân, tổ chức người nước ngoài có quyền tham gia các giao dịch bảo đảm theo nguyên tắc bình đẳng như công dân Việt Nam. Tuy nhiên do bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng nên chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản ngoài việc phải có đủ năng lực ký kết hợp đồng dân sự thì một trong hai bên chủ thể phải là tổ chức tín dụng và là chủ thể có đủ điều kiện ký kết hợp đồng tín dụng. Bên chủ thể là tổ chức tín dụng này đóng vai trò là bên cho vay cho khách hàng có thể là cá nhân tổ chức vay. Hai bên ký kết hợp đồng tín dụng. Bên vay dùng tài sản dưới hình thức một trong các biện pháp bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, tức là bên vay phải có tài sản bảo đảm. Thứ nhất về chủ thể: Thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa mọi công dân khi tham gia giao dịch bảo đảm, không phân biệt là người mang quốc tịch Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài, BLDS 2005 đã quy định các chủ thể là cá nhân, tổ chức người nước ngoài có quyền tham gia các giao dịch bảo đảm theo nguyên tắc bình đẳng như công dân Việt Nam. Tuy nhiên do bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng nên chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản ngoài việc phải có đủ năng lực ký kết hợp đồng dân sự thì một trong hai bên chủ thể phải là tổ chức tín dụng và là chủ thể có đủ điều kiện ký kết hợp đồng tín dụng. Bên chủ thể là tổ chức tín dụng này đóng vai trò là bên cho vay cho khách hàng có thể là cá nhân tổ chức vay. Hai bên ký kết hợp đồng tín dụng. Bên vay dùng tài sản dưới hình thức một trong các biện pháp bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, tức là bên vay phải có tài sản bảo đảm. Thứ hai là về việc đăng ký giao dịch bảo đảm: Nếu hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản có giao dịch bảo đảm thuộc một trong các trường hợp sau thì đăng ký giao dịch bảo đảm: Thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng giống; thế chấp tàu bay, tàu biển; thế chấp một tài sản bảo đảm để thực hiện nhiều nghĩa vụ; các trường hợp khác nếu pháp luật quy định (theo quy định tại điều 12.1 Nghị định 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm). Sở dĩ như vậy vì các tài sản này có tính chất phức tạp, ví dụ đất đai là sở hữu nhà nước, tàu bay có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia… Nếu thuộc một trong các trường hợp trên mà không đăng ký giao dịch bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản không có giá trị pháp lý. Các điều kiện trên phải được thỏa mãn thì mới có thể tiến đến giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Sau đó các bên thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng và thực hiện ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một trong các điều kiện để ký kết hợp đồng tín dụng nhưng nó có sự độc lập với hợp đồng tín dụng. Khi hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản vô hiệu toàn bộ hay từng phần thì không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng mà giao dịch bảo đảm đó là điều kiện. 2.2.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản Xét về nguyên tắc giao dịch hợp đồng bảo đảm có hiệu lực tại thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Pháp luật hiện hành quy định các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp mà bên bảo đảm có hành vi gian dối bằng cách dùng chính tài sản bảo đảm để bảo đảm cho một khoản vay tại tổ chức tín dụng khác hoặc cho bên thứ 3 thì nếu căn cứ theo điều 11.1 Nghị định 163 giao dịch bảo đảm chỉ có hiệu lực pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Vì vậy những trường hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản trên sẽ không có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba có quyền, lợi ích của tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm với các tài sản đã được bảo đảm tại một hợp đồng trước đó sẽ không được bảo vệ. Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán”. Do đó, dù là tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm trước và hợp đồng bảo đảm được ký kết phù hợp với quy định của pháp luật nhưng không đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền thì khi xử lý tài sản đó để trả nợ cho nhiều khoản vay tại các tổ chức tín dụng khác nhau, tổ chức tín dụng nhận bảo đảm có hợp đồng bảo đảm đó sẽ không được ưu tiên thanh toán trước so với tổ chức tín dụng có hợp đồng bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. 2.2.4. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một loại hợp đồng dân sự vì vậy việc thực hiện nó tuân theo nguyên tắc được quy định tại điều 412 BLDS 2005. Nếu hiểu hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hợp đồng phụ và hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính BLDS 2005 có quy định: về nguyên tắc khi hợp đồng phụ vô hiệu không đương nhiên làm mất hiệu lực của hợp đồng chính trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính(1) Điều 410 BLDS 2005 . Với quy định này thì các hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể làm ảnh hưởng tới hiệu lực của các hợp đồng tín dụng nếu các ngân hàng vẫn theo nếp cũ ghi rõ trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm rằng: “hợp đồng bảo đảm này và các phụ lục kèm theo là một bộ phận (phần) không thể tách rời của hợp đồng tín dụng số…”. Như vậy, các ngân hàng cần sửa lại nội dung trên cho phù hợp, bởi không nên để hiệu lực của hợp đồng bảo đảm lại có thể ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong trường hợp cầm cố thế chấp tài sản là một hợp hợp đồng song vụ vì vậy nội dung thực hiện hợp đồng là: mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn, các bên không được lấy lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ với mình mà hoãn việc thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia làm cho bên này không thể thực hiện được nghĩa vụ). Với hợp đồng cầm cố tài sản, sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho bên thứ ba giữ tài sản, trong cả hai trường hợp bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điều 332 BLDS 2005. Bên cầm cố tài sản có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại điều 330 BLDS 2005. Trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, trường hợp bán trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trách nhiệm của bên cầm cố được quy định tại điều 17, điều 18 Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá bên cầm cố có quyền quy định tại điều 19 Nghị định 163. Với hợp đồng thế chấp tài sản, sau khi ký hợp đồng thế chấp tài sản tài sản thế chấp không chuyển giao cho bên nhận thế chấp mà do bên thế chấp hoặc do bên thứ ba giữ theo thỏa thuận. Nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp mà bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp trừ các trường hợp quy định tại điều 20.1 Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Trong khi thực hiện hợp đồng thế chấp Nghị định 163 cũng quy định trách nhiệm của bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ tài sản thế chấp để bảo đảm hiện trạng và giá trị của tài sản thế chấp. 2.3. Những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay tại ngân hàng 2.3.1. Giai đoạn trước năm 2005 “Trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực, pháp luật Việt Nam phân chia hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế thành 2 chế định hoàn toàn độc lập. Theo đó, pháp luật về giao dịch bảo đảm cũng có sự phân chia tương ứng. Hệ quả là các giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực dân sự chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành, còn các giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực kinh tế thì chịu sự điều chỉnh trước hết của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bảng so sánh các giao dịch bảo đảm trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và Bộ luật dân sự năm 1995 dưới đây cho thấy sự khác biệt trước hết về số lượng các giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực dân sự và kinh tế, cụ thể như sau: Bảng 1.1 So sánh gữa các giao dịch bảo đảm trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và Bộ luật dân sự 1995 LOẠI BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ Có/Không Số điều Có/Không Số điều Thế chấp Có 16 Có 1 Cầm cố Có 16 Có 1 Bảo lãnh Có 9 Có 1 Ký cược Có 1 Không Đặt cọc Có 2 Không Ký quỹ Có 1 Không Tín chấp Có 1 Không Phạt vi phạm Có 3 Có 1 Ngoài ra, việc áp dụng các quy định về giao dịch bảo đảm không thống nhất, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội do có sự khhác biệt trong các quy định của pháp luật, ví dụ như: Teo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, bên cầm cố bắt buộc phải giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố, trong khi đó, Bộ luật dân sự quy định bên cầm cố vẫn có quyền được giữ tài sản cầm cố hoặc theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, thì hợp đồng cầm cố bắt buộc phải có chứng nhận của công chứng nhà nước những theo quy định của Bộ luật dân sự thì lại không bắt buộc... Ngoài ra, pháp luật Việt Nam có sự phân biệt giữa cho vay có bảo đảm trong lĩnh vực ngân hàng với cho vay có bảo đảm trong đời sống dân sự. Theo đó, chủ nợ có bảo đảm là ngân hàng được hưởng nhiều quyền lợi hơn so với các chủ nợ có bảo đảm khác như: quyền xử lý tài sản bảo đảm, quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ... Điều này là không phù hợp, vi phạm nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý. Những bất cập nêu trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến “rủi ro pháp lý” cho các chủ thể khi ký kết, thực hiện hợp đồng và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tính ổn định của giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực kinh tế, thương mại thấp”.12tr85 2.3.2. Giai đoạn sau năm 2005 Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời đã bãi bỏ hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Do đó, kể từ ngày 01/01/2006, về mặt pháp lý, các giao dịch dân sự nói chung và giao dịch bảo đảm nói riêng được xác lập giữa các doanh nghiệp với nhau để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hay được xác lập giữa cá nhân với nhau để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng đều được điều chỉnh dựa trên những nguyên tắc của chế định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, các quy định của Bộ luật dân sự được áp dụng chung cho các quan hệ dân sự và là cơ sở pháp lý được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Pháp luật chuyên ngành phải đảm bảo tính thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự. Với việc thống nhất pháp luật về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, trong đó có các giao dịch bảo đảm và bãi bỏ Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế dẫn đến trong trường hợp các văn bản pháp luật chuyên ngành, ví dụ về đất đai, thương mại không có quy định thì áp dụng các quy định tương ứng trong Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể hoá quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, đồng thời bãi bỏ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP. Do vậy, một trong những kết quả quan trọng mà Việt Nam đạt được trong tiến trình cải cách khuôn khổ pháp luật là điều chỉnh và áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, không có sự phân biệt bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng hay tổ chức, cá nhân khác (loại bỏ những trách nhiệm hay đặc quyền chỉ áp dụng riêng đối với tổ chức tín dụng), ví dụ: Quy định về điều kiện, thủ tục nhận bảo đảm bằng tài sản; xác định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay và hỗ trợ trong việc thu giữ tài sản bảo đảm. III- Khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay tại ngân hàng VPBank – Chinh nhánh Đông Đô 3.1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng tại ngân hàng VPBank 3.1.1. Biện pháp cầm cố Đây là biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong hợp đồng tín dụng thì việc cầm cố tài sản để bảo đảm thực hiện đúng các nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản, bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại điều 331, 333 Bộ luật dân sự 2005. Cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố mà trong hợp đồng tín dụng bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay. 3.1.2. Biện pháp thế chấp Thế chấp là biện pháp bảo đảm trong đó một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong một hợp đồng tín dụng bên nhận thế chấp thường là các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các ngân hàng) cho vay và bảo đảm bằng tài sản thế chấp của khách hàng. Thế chấp là biện pháp bảo đảm được sử dụng phổ biến khi các bên giao kết hợp đồng tín dụng trên sơ sở có bảo đảm. Ở biện pháp này không có sự chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp, tài sản thế chấp vẫn do bên thế chấp giữ hoặc các bên thoả thuận cho người thứ ba giữ tài sản. Bên nhận thế chấp chỉ có quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ tài sản đó giao tài sản thế chấp cho mình khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết. Các quy định về thế chấp tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 (từ điều 342 đến điều 357) và cụ thể hơn tại điều 20 đến điều 28 Nghị định 163/2006/NĐ – CP về giao dịch bảo đảm. 3.1.3. Biện pháp đặt cọc Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Khi hợp đồng được thực hiện thì tài sản đặt cọc trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bên đặt cọc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, ngược lại nếu bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải trả tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc. 3.1.4. Biện pháp ký quỹ Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một Ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong hợp đồng tín dụng nếu bên có nghĩa vụ không thực hiên hoặc thực hiện không đúng với hợp đồng thì bên có quyền là tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu Ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra sau khi trừ chi phí dịch vụ Ngân hàng. 3.1.5. Biện pháp ký cược Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Tuy nhiên đây là biện pháp để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê, trong các hợp đồng tín dụng bên cho vay không sử dụng biện pháp này như một biện pháp bảo đảm tiền vay. 3.1.6. Biện pháp bảo lãnh Bảo lãnh là việc bên thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong hợp đồng tín dụng biện pháp bảo đảm này được sử dụng trong các trường hợp khi có bên bảo lãnh đáp ứng đủ các điều kiện theo pháp luật cam kết với tổ chức tín dụng (bên cho vay trong hợp đồng tín dụng) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên vay khi đến thời hạn mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng tín dụng mà bên cho vay và bên vay đã ký kết. Các tổ chức tín dụng cũng thực hiện việc bảo lãnh như một dịch vụ với khách hàng có yêu cầu, đó là hoạt động bảo lãnh ngân hàng được quy định từ điều 58 đến điều 60 Luật các tổ chức tín dụng, trong đó có việc bảo lãnh vay (bảo lãnh với tư cách là một biện pháp bảo đảm tiền vay trong hợp đồng tín dụng). 3.2. Các loại tài sản bảo đảm được áp dụng tại ngân hàng Vpbank Các loại tài sản VPBank chấp nhận là tài sản bảo đảm hay không chấp nhận là tài sản bảo đảm được quy định tại Quyết định số 02-2007/QĐ-HĐQT cảu Hội đồng quản trị ngân hàng VPBank quy định về chính sách tín dụng. 3.2.1. Các loại tài sản có thể được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng (1) Nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, kho tàng; (2) Giá trị quyền sử dụng đất; (3) Máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa; (4) Ngoại tệ có thể chuyển đổi dễ dàng, vàng, kim loại quý, đá quý. (5) Số dư tài khoản tiền gửi tại VPBank, thẻ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá do VPBank phát hành; (6) Thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, Tín phiếu kỳ gửi, trái phiếu do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hoặc các Ngân hàng TM Nhà nước phát hành; (7) Trái phiếu do Chính quyền tỉnh, thành phố phát hành được VPBank chấp nhận; (8) Tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do các Ngân hàng TMCP phát hành được VPBank chấp nhận; (9) Trái phiếu do Công ty phát hành được VPBank chấp nhận; (10) Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được VPBank chấp nhận; (11) Cổ phiếu của các Công ty được VPBank chấp nhận; (12) Các tài sản hình thành từ vốn vay được VPBank chấp nhận; (13) Các khoản phải thu (quyền đòi nợ) được VPBank chấp nhận; (14) Các tài sản khác phù hợp với quy định của pháp luật.sản khác phù hợp với quy 3.2.2. Các loại tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng (1) Tài sản đang có tranh chấp quyền sở hữu; (2) Nhà ở và đất ở cách ranh giới nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ từ 5km trở lên (tính theo đường bộ gần nhất). Nếu là nhà đất xa hơn phạm vi trên thì phải ở mặt đường giao thông ô tô đi lại được; (3) Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, nuôi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc728.doc
Tài liệu liên quan