MỤC LỤC
I. Các bước để xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng đất: 2
Bước 1: Các tác động về chất lượng và thành phần đất. 6
Bước 2: Đánh giá hiện trạng tài nguyên lớp phủ đất và nguồn nước ngầm 8
Bước 3: Thu thập những tiêu chuẩn liên quan tới chất lượng – số lượng của đất: 10
Bước 4: Dự báo tác động 10
Bước 5: Đánh giá tầm quan trọng của tác động 12
Bước 6: Nhận dạng và nhập thông số: 13
II. Chỉ số chất lượng đất: 14
R – Chỉ số tiềm năng mưa gây xói. 14
K – Hệ số về tính xói mòn của loại đất. 16
L – Yếu tố độ dài sườn dốc và S – Yếu tố độ dốc. 16
C – Hệ số cây trồng. 17
P – Hệ số bảo vệ đất. 18
III. Đánh giá chất lượng đất thông qua các chỉ tiêu: 20
1. Độ chua: đánh giá bằng pHKCl : 20
2. Đạm: dựa vào đạm tổng số (%N) và đạm dễ tiêu (ppm N) 21
3. Lân: dựa vào P2O5(%) tổng số 21
4. Kali: 23
5. Chất hữu cơ: 25
6. Đánh giá độ mặn: 25
7. Đánh giá phèn: 25
8. Đánh giá ô nhiễm đất qua xét nghiệm hóa học: 26
9. Đánh giá ô nhiễm đất qua xét nghiệm sinh vật: 27
IV. Ví dụ tính: 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chỉ số chất lượng đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa chất độc hại
Tỷ lệ thay đổi
Cải tạo đất (cày sâu, thêm đất mới..)
Xói mòn tăng
Phú dưỡng
Đất đô thị hóa
những tác động tiềm ẩn của các đường ống chôn dưới đất như mối quan tâm liên quan đến đường ống Alaska và các hiệu ứng của nó có liên quan đến chu kỳ đất đóng băng - tan băng.
tiềm năng ảnh hưởng của đặc tính đất trên đường ống chôn cất, với các ví dụ bao gồm cả những tổn thất tiềm năng vật lý của đường ống dẫn là kết quả của đất acid ăn mòn
Các dự án liên quan đến việc mua hoặc bán đất mà trước đây có thể đã bị nhiễm chất thải độc hại vật chất. Các ví dụ bao gồm các chương trình đất dư thừa trong Bộ Quốc phòng Mỹ, cũng như rất nhiều các giao dịch bất động sản tư nhân.
Xáo trộn đất liên quan đến việc sử dụng các phương tiện giải trí, như xe chạy bằng máy trên tuyết
Bước 1: Các tác động về chất lượng và thành phần đất.
Hoạt động đầu tiên khi phân tích một dự án/ hoạt động là xem xét loại đất và sự xáo trộn địa chất có liên quan tới cấu trúc và các giai đoạn hoạt động trong những dự án đề ra. Không có một phương pháp cố định có thể áp dụng cho mọi dự án để xác định các tác động tiềm tàng của chúng lên đất và môi trường địa chất. Tuy nhiên có một cách là xem xét các nghiên cứu tương tự và các tác động tiêu biểu của chúng. Đây là bước đầu mang tính định tính trong số các bước khác mang tính chuyên môn, sử dụng những thông tin nghiên cứu đã được sử dụng để mô tả phác họa những tác động đã biết về đất và môi trường địa chất.
Một trong những việc có thể giúp xác định tác động về số lượng và chất lượng đất cho các dự án là phải tiến hành khảo sát dựa trên những những tài liệu đã được nghiên cứu. Phạm vi của các cuộc nghiên cứu là cần thiết dựa trên những sự nghiên cứu sơ khai, trên những sự tương đồng của các miêu tả, cho mỗi loại hoạt động, trên cơ sở dữ liệu phong phú.
Sơ đồ mạng lưới và dạng phân nhánh có thể phác họa các tác động tiềm tàng lên đất và môi trường địa chất. Ví dụ: bảng 1.1 cho ta thấy ảnh hưởng và các tác động khác nhau của sự lắng đọng của acid trên các thành phần khác nhau của hệ sinh thái.
Giả sử có sự tồn tại của các chất ô nhiễm đất tiềm tàng, phải có một danh sách các chất được sử dụng trong suốt dự án và những chất này sẽ phải được loại bỏ nhiều nhất có thể. Những chất có thể làm ô nhiễm đất là: các loại nhiên liệu dầu mỏ, nhựa đường, các sản phẩm khác, thuốc trừ sâu, phân bón, các chất thải rắn và nước thải. Đây là bước đầu tiên nhận diện các nồng độ và số lượng các hóa chất của các hoạt động thi công. Bao gồm các thông tin về quá trình phát tán và tác động của các hóa chất chủ yếu. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tương đối cho các chất thải ở môi trường đất.
Nitrat, sunfat từ trạm năng lượng, lò nấu kim loại, giao thông
Lắng đọng acid
Kim loại nặng
Thay đổi sứ dụng đất.
Ion độc từ hoạt động giao thông
Lọc qua lá cây
Tăng sự thấm qua đất
Giảm sự phát triển của thực vật
Vận chuyển acid ra sông, hồ
Suy giảm hệ sinh thái nước
Sự không bền vững
Chất dinh dưỡng đi vào
Giảm sự sản xuất và phân hủy
Giảm độ kiềm của đất
Tăng sự phát triển thực vật
Cá chết
Tăng áp lực cho ĐV ăn cá
Chất dinh dưỡng mất do sông
Bảng 1.1: Các ảnh hưởng của việc lắng đọng acid lên hệ sinh thái
Bước 2: Đánh giá hiện trạng tài nguyên lớp phủ đất và nguồn nước ngầm
Đặc tính lớp phủ đất
Nhiều nghiên cứu về tác động đến đặc tính của lớp phủ đất được trình bày dựa trên các thông tin hiện trạng địa chất trong khu vực có dự án và cho đến các cấp độ nhỏ hơn là các thông tin thổ nhưỡng liên quan. Thông tin địa chất thường được thu thập vì nó luôn có sẵn, mặc dù độ chính xác của những thông tin này đối với tính đặc thù của dự án ít khi được nghiên cứu đầy đủ. Những nguyên lý chính trong việc mô tả các ảnh hưởng xấu lên lớp phủ đất và môi trường địa chất là phải nhận diện được các tác động tiềm tàng và sau đó là định vị những lớp phủ cụ thể cũng như đặc trưng địa chất có thể bị làm biến đổi do dự án hoặc sẽ gây ra một số ảnh hưởng nào đó lên quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành của dự án.
Trong việc đánh giá môi trường nền, nguồn thông tin chính về lớp thổ nhưỡng ở USA là những cuộc điều tra đất phủ ở cấp độ nội hạt được phát triển trong những thập niên vừa qua. Có những số liệu điều tra đã khá cũ kĩ nhưng do tính chậm thay đổi của đặc tính thổ nhưỡng theo thời gian, nhiều số liệu cũ vẫn còn được sử dụng ở một mức độ tin cậy nào đó. Các thông tin dựa trên việc quy hoạch, các chỉ dẫn và sự đối chứng các kết quả điều tra có sẵn ở Olson (1981, 1984) có thể có ích cho việc định hướng trong các nghiên cứu đánh giá tác động. Nguồn thông tin khác về các lớp phủ đất là SCS- Ủy ban bảo tồn đất trồng của USDA-Bộ nông nghiệp Mỹ. SCS có nhũng thông tin bao quát về đất cũng như các đặc tính chi tiết của đất.
USGS- Cơ quan điều tra địa chất Hoa kỳ là một nguồn chính về các dữ liệu địa chất, bản đồ học và địa lý cho nhũng mục đích môi trường khác nhau (Dodd, Fuller and Clarke, 1989). Ngoài ra, USGS có nhiều thông tin về nước ngầm và mối liên hệ giữa đặc điểm địa chất với nguồn nước ngầm. Mỗi bang đều có một cơ quan điều tra địa chất chuyên phục vụ như một nguồn thông tin về đất phủ và dữ liệu địa chất cho từng khu vực địa lý. Các mẫu thông tin có thể được thu nhận từ danh mục tổng hợp kết quả điều tra địa chất của một bang đối với những đặc điểm địa chất đặc trưng, được tổ chức bởi hạt hoặc đơn vị điều tra địa chất. Bản đồ thủy văn, các đặc điểm môi trường dưới lớp bề mặt, lịch sử của vùng, các nghiên cứu liên quan tới chôn lấp chất thải rắn, sự gia tăng của các yếu tố môi trường trong các khu vục địa lý và nhiều nghiên cứu quan trọng liên quan tới các dự án trong khu vực địa lý đó.
Việc tổ chức một hệ thống thông tin lớp phủ đất dựa trên các đặc điểm địa hình của khu vực là rất đáng quan tâm. Các cơ quan điều tra địa chất của mỗi tiểu bang hay văn phòng địa phương của USGS có thể đang được trông cậy để xuất bản một bản đồ địa hình cơ sở. Các cơ quan liên bang có thẩm quyền đối với thông tin sử dụng đất, về đất đai- lớp phủ đất- khoáng sản bao gồm: Army Corps of Engineer, the Bureau of Reclamation, the Bureau of Land Management. Hơn nữa, nhiều tiểu bang có các cơ quan thứ cấp chuyên xác định các mỏ khoáng, quản lí và sử dụng đất đai, các lợi ích của lớp phủ đất,.. tất cả những thứ này đều có thể trở thành những nguồn thông tin. Ví dụ về danh mục tổng hợp các nguồn dữ liệu khoa học trái đất có liên quan được đưa ra ở bảng 8.10.
Nguồn thông tin quan trọng nhất để xác định lớp phủ bề mặt và sử dụng đất kết hợp là những bức ảnh lịch sử địa phương. Hình ảnh địa phương ở nhiều khu vực của Mỹ thể hiện những thời kì trước đây không quá 50 năm. Những hình ảnh này có thể có giá trị đối với khuynh hướng và thay đổi trong lịch sử nghiên cứu sử dụng đất cũng như các đặc tính kết hợp của đất và các kiểu xâm thực. Các hình ảnh địa phương có thể lấy từ SCS hoặc các ủy ban khác của USDA. Từ một thời điểm không quá xa, dữ liệu viễn thám trong phổ hồng ngoại hay ảnh vệ tinh có thể được dùng trong nghiên cứu đánh giá tác động. Thông tin này có thể cho phép ta nhìn về quá khứ để thấy được những sự thay đổi trong khu vực địa lý tương ứng, nó cũng được xem như một chuẩn mực để đưa ra các tác động tiềm ẩn của dự án. Một công cụ máy tính quan trọng có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của các nghiên cứu đánh giá tác động là Hện thống thông tin địa lí – GIS.
Nhiều hệ thống thu nhận và khôi phục dữ liệu đã được phát triển lên và đưa vào dữ liệu về lớp phủ hoăc địa chất. Điển hình là Hệ thống dữ liệu lớp phủ đất được thiết lâp bởi U.S Army Construction Engineering Research Laboratory in Champaign, Illinois (Majerus, 1988-1999). Ví dụ như cơ sở dữ liệu Soil-6 tập trung chú ý đến vị trí địa lý của các lớp phủ ở từng hạt, tiểu bang và vùng MLRA - khu vực tài nguyên đất quan trọng. Cơ sở dữ liệu Soil-5 tập trung vào đặc tính lớp phủ như: xói mòn, kết cấu hạt, pH, trữ lượng nước (Majerus,1988). Bảng 8.11trình bày một mẫu tóm tắt cách sử dụng của hệ thống Soils để lấy dữ liệu dựa trên cơ sở một quyết định về bãi chôn lấp.
Bước 3: Thu thập những tiêu chuẩn liên quan tới chất lượng – số lượng của đất:
Những giới hạn sử dụng đất, tiêu chuẩn chất lượng đất, yêu cầu cải tạo đất, những điều lệ hoặc chính sách là những ví dụ về quy tắc đo lượng có thể sử dụng để nhận dạng các dấu hiệu tác động và các phương pháp giảm thiểu.
Các nguồn chính của các thông tin cần thiết sẽ được lấy tại các cơ quan chính phủ - liên bang, tiểu bang, các cơ quan địa phương. Ngoài ra, các cơ quan môi trường quốc tế cũng có thể có thông tin cần thiết cho bước này. Lý do chính cho bước 3 là thông tin được cung cấp một cơ sở để giải thích thông tin về chất lượng – số lượng hiện tại của vùng nghiên cứu, nó cũng có thể được sử dụng như một cơ sở để đánh giá các tác động dự đoán kết quả của dự án đề xuất.
Bước 4: Dự báo tác động
Dự báo những tác động của một dự án đến môi trường đất, hoặc ngược lại, ảnh hưởng của môi trường tiềm tàng đến một dự án có thể được tiếp cận từ 3 hướng: định tính, định tính đơn giản, định tính đặc biệt. Nhìn chung, ta nên cố gắng lượng hóa những tác động thấy trước, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp điều này trở nên bất khả thi và bắt buộc phải đưa ra được những phương pháp kỹ thuật định tính. Dự báo tác động có tính định tính thường được liên kết với việc sử dụng cách tính cùng loại hay các dự án tương tự cho những kiến thức và thông tin có khả năng hoặc hữu ích cho những nghiên cứu liên quan.
Những tác động đến đất
Một ví dụ về dự báo tác động sử dụng phương pháp tương đương có thể là một dự báo về mưa acid ảnh hưởng đến đất như một kết quả của dự án được đề xuất dựa trên dữ liệu thu được từ các nghiên cứu được quản lý trong nhiều năm ở phía bắc Thụy Điển. Trong khi các loại đất là một yếu tố trong các tác động, nguồn gốc chính có thể được phát họa từ những nghiên cứu này, nó có thể được áp dụng cho việc dự báo tác động cho những vùng địa lý khác nhau. Một ví dụ khác có liên quan đến những tác động của sự huấn luyện có vũ trang đến độ chặt của đất, ở đây, thông tin đã được phát triển từ các nghiên cứu được quản lý bởi Phòng thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật xây dựng của quân đội Mỹ, nó có thể được dùng để phát họa những tác động đến độ chặt của đất đối với các hoạt động huấn luyện vũ trang ở những nơi khác. Trong khi một số nghiên cứu được định hướng, chúng có thể cung cấp một nền tảng hữu ích cho dự báo tác động khi được dùng để làm sáng tỏ những quyết định chuyên môn.
Ví dụ khác của phương pháp định tính về dự báo tác động đến đất và kế hoạch giảm thiểu được liên kết với xây dựng ống dẫn. Có 4 ảnh hưởng tiềm tàng của việc xây dựng ống dẫn đến sự thoát nước và đất: (1) sự ô nhiễm tầng đất mặt, (2) độ chặt của đất, (3) xói mòn đất, (4) phá vỡ đường tháo nước và những kiểu tháo nước tự nhiên. Trong hầu hết các loại đất, lớp mặt khoảng vài inch có tỉ lệ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật cao. Tầng đất mặt cung cấp một sự phát triển màu mỡ hơn so với tầng đất dưới nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Xây dựng đường ống có thể làm cho sự hòa trộn giữa tầng đất bên dưới và tầng đất mặt theo một số cách như: thông qua sự phân loại ban đầu trong lúc thi công, những hố và việc đào rãnh ống dẫn, sự dàn trải đất tầng dưới quá mức. Nhìn chung, sự hòa trộn này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với độ phì nhiêu của đất và cấu trúc đất. Ảnh hưởng này còn tùy thuộc vào tính chất tự nhiên của đất tầng dưới.
Để làm giảm đến mức tối thiểu sự ô nhiễm của tầng đất mặt với đất tầng dưới được đào lên, có một số phương pháp được áp dụng, có thể áp dụng và thiết kế những phương pháp này thay đổi theo những trạng thái đất riêng biệt. Ví dụ một số bước như (1) sử dụng vôi và phạn bón để phục hồi năng suất bị mất một cách tức thời, (2) loại bỏ đất tầng dưới vượt quá mức sau khi các mương rãnh được lấp đi để sử dụng lại.
Việc sử dụng thiết bị nặng trong lúc thi công sẽ tác động đến đất, làm giảm độ thoáng của đất, độ thấm nước và do đó, giảm sự phát triển của thực vật và gia tăng xói mòn và dòng chảy mặt. Sự loại bỏ thảm thực vật, khuấy và hòa tan những mẫu đất bởi thiết bị xây dựng sẽ làm đất bị phơi ra trong lúc thi công và khiến xói mòn dễ xảy ra hơn. Lượng xói mòn tùy thuộc vào một số yếu tố, gồm có độ dốc, độ xói mòn đất, thời gia cần để tái tạo lại thảm thực vật, lượng mưa và cường độ mưa. Những mương thoát nước có thể là tâm điểm của sự xói mòn do nước trong một số nguyên nhân: sự không chặt chẽ của việc lấp đất, xu hướng mương hoạt động như một cống thoát nước.
Bước 5: Đánh giá tầm quan trọng của tác động
Một vài phương pháp có thể áp dụng để làm nền tảng cho việc dự báo các tác động của dự án lên môi trường đất và nước ngầm. Trong đó, một phương pháp là nhận diện tỉ lệ phần trăm và xu hướng thay đổi so với những điều kiện sẵn có của các yếu tố đất và nước ngầm cụ thể. Người ta cho rằng những thông tin định lượng cần thu thập để xây dựng đường nền cho các yếu tố đó để có cơ sở so sánh với những thay đồi của môi trường khi có mặt dự án.
Một phương pháp khác là áp dụng các điều khoản của bộ luật địa phương, vùng, bang, quốc gia và những quy định liên quan tới môi trường đất và nước ngầm đối với những điều kiện môi trường khi chịu tác động của dự án. Trong nhiều trường hợp, những yêu cầu mang tính thể chế này manh tính định lượng; tuy nhiên, ta vẫn có thể sử dụng chúng như một tiêu chuẩn đánh giá dự án và bất cứ yếu tố nào của dự án nhằm mục đích giảm thiểu các thiệt hại về mặt môi trường. Một ví dụ cho phương pháp này là Bộ luật kiểm soát và cải tạo ngành công nghiệp khai mỏ bề mặt ra đời năm 1977. Bộ luật này có lien quan tới việc đánh giá nồng độ của chất ô nhiễm trong đất và hệ thống nước ngầm. Các tiêu chuẩn chất lượng hiện hành cũng như thông tin thu thập được từ bước 3 đều có thể sử dụng làm cơ sở cho việc giải thích các tác động và đưa ra quyết định.
Phương pháp thứ 3 dựa vào kiến thức và sự quyết định của các chuyên gia. Những dự báo về sự thay đổi có thể được xem xét trong mối quan hệ với các thay đổi của tự nhiên; tiếp theo đó những biến động được dự báo được đặt vào bối cảnh trong quá khứ. Đôi khi, quyết định của chuyên gia có thể áp dụng quy tắc kinh nghiệm. Ví dụ như vấn đề xói mòn đất, tình trạng xói mòn hiện tại và trong tương lai có thể được dự báo dựa trên mức độ xói mòn trung bình của khu vực hay xu hướng phát triển xói mòn trong quá khứ. Nhìn chung thì việc xói mòn một lượng đất hàng năm là điều chắc chắn sẽ xảy ra và tất nhiên là lượng mất đi không thể vượt quá tỉ lệ đất hình thành từ đá mẹ và quá trình phân hủy thực vật. Tuy nhiên, không có sự thống nhất chính thức khi xác định tốc độ hình thành đất.
Một viện dẫn thường gặp, nhìn chung là cao hơn giới hạn cho phép hay giới hạn chịu đựng, sự xói mòn khoảng 11 tấn/ ha/ năm. Tuy nhiên mức chịu đựng của đất phụ thuộc rất nhiều yếu tố địa phương, ví dụ như độ màu mỡ và tính thoát nước của tầng đất cái. Nhiều loại đất có thể bị tổn thương tới năng suất sản xuất ở tốc độ xói mòn thấp hơn con số 11 tấn/ ha/ năm. Theo ước tính thì ở US, đất nông nghiệp xói mòn với tốc độ 30 tấn/ ha/ năm, gấp 8 lần tốc độ hình thành tầng đất mặt. Tác động xấu từ những dòng trầm tích đổ xuống từ trên cao cũng cần được quan tâm khi đặt ra giới hạn chịu đựng cho tốc độ xói mòn đất.
Một phương pháp nữa để đánh giá tác động là dựa vào những trường hợp tương tự hay những thông tin có lien quan tới vấn đề nghiên cứu. phương pháp này có thể có ích khi tập trung vào một vấn đề quan trong và giải thích các tác động tiềm ẩn của một dự án.
Bước 6: Nhận dạng và nhập thông số:
Bước cuối cùng của phương pháp luận này là chấp nhận những thông số thích hợp cho những tác động tiêu cực. Những thông số liên quan cần được phát triển cho những dự án đặc biệt, vì vậy, những thông tin được tập hợp ở đây đầu tiên nên chú trọng vào những mô tả cho những thông số tác động lên môi trường đất. Ví dụ: một số thông số
Sử dụng kỹ thuật để làm giảm xói mòn đất trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Ví dụ như tối thiểu hóa sự phơi nhiễm trong quá trình xây dựng bằng cách trồng cây …
Sử dụng BMPs để làm giảm nguồn ô nhiễm không điểm.
Luân phiên các phương pháp sử dụng đất trong khu vực dự án, tạo ra sự che phủ tự nhiên thay vì tiếp tục tạo áp lực do bất kỳ phương án sử dụng đất nào.
Dự án có thể được thiết kế tránh những khu vực có động đất.
Lớp lót đáy có thể được sử dụng như môt hàng rào vật lý ngăn sự di chuyển của vật chất từ những bãi rác và thấm qua môi trường lớp mặt. Lớp lót có thể là vật liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. EPA đã thiết kế những tiêu chuẩn cho lớp lót đáy và hệ thống đo sự rò rỉ cho những chỉ số tai biến (1992), giới thiệu những đơn vị như: bãi chôn lấp, đống rác.
Chỉ số chất lượng đất:
Được đánh giá bằng chỉ số xói mòn đất:
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để dự báo xói mòn đất là phương trình dự báo mất đất phổ dụng (The Universal Soil Loss Equation – USLE) được xây dựng bởi Wischmeier va Smith (1978)
A = 2,47ÍRÍKÍLSÍCÍP (tấn/ha.năm)
Trong đó: A – lượng đất bị xói mòn.
R – chỉ số tiềm năng mưa gây xói.
K – hệ số về tính xói mòn của loại đất.
L – yếu tố độ dài sườn dốc.
S – yếu tố độ dốc.
C – hệ số cây trồng.
P – hệ số bảo vệ đất.
Xác định các thông số của phương trình:
R – Chỉ số tiềm năng mưa gây xói.
Theo Onchev:
R=B.t
Trong đó
B- lượng mưa không thấp hơn 9.5mm với cường độ không thấp hơn 0.18 mm/phút
t- Thời gian có lượng mưa không ít hơn 9.5mm và cường độ không thấp hơn 0.18mm/phút.
Cường độ, thời gian và lượng mưa xác định theo mạng lưới khí tượng thủy văn.
Những số liệu hiện tượng thủy văn được xử lý và hệ thống hóa theo cách sau:
Xác định tổng số và lượng mưa theo tháng và năm;
Những trận mưa cách nhau dưới 6 giờ được xem sét như 1 trận mưa.
Xác định số trận có lượng mưa không ít hơn 9.5mm theo tháng và năm và tính R cho mỗi trận;
Trên cơ sở tổng tháng và năm của đại lượng R-tính được của các trận mỗi trạm theo phương trình:
Trong đó:
Rj- yếu tố mưa trong tháng hoặc năm;
j- Số thứ tự của tháng hoặc năm.
n- Số tháng hoặc năm quan trắc.
Theo Vismaer và Smit
Trong đó:
iv là cường độ mưa lớn nhất trong thời gian 30 phút của từng trận mưa (mm/phút)
E- năng lượng mưa được tính theo phương trình sau:
E= 2795 + 898 lg.I
I - Cường độ mưa (mm/phút)
i – số thứ tự trận mưa.
Theo Stanek.
Trong đó:
i15, i30 – cường độ lượng mưa lớn nhất trong thời gian 15 và 30 phút của từng trận (mm/phút).
G- lượng mưa trong khoảng thời gian đặc trưng (mm/phút)
m- số lượng khoảng.
Theo Ellison:
Chỉ số này được Ellison đưa ra vào năm 1980 được áp dụng chung cho tất cả các nước nhiệt đới:
R = 0,5ÍP
với P là lượng mưa trung bình năm trên vùng khảo sát (mm)
K – Hệ số về tính xói mòn của loại đất.
Hệ số K biểu thị tính xói mòn của đất, đó là tính dễ bị tổn thương hay dễ bị xói mòn của đất. Hệ số K càng lớn thì đất càng dễ bị xói mòn.
Để xác định hệ số K trong những điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, người ta sử dụng những kết quả đo trực tiếp lượng đất bị xói mòn trong những điều kiện địa hình giống nhau và trạng thái đất bị bỏ hoang hóa hoàn toàn được quy về khu đất chuẩn có chiều dài 25m và độ dốc 10%. Giả sử điều kiện L = S = C = P = 1, yếu tố tính dễ xói mòn của đất được xác định theo công thức : K = A1R-1 trong đó: A1: lượng đất bị xói mòn được xác định bằng thực nghiệm
Bảng: Kết quả tính chỉ số xói mòn đất K của một số loại đất vùng đồi núi Việt Nam
Loại đất
K
Loại đất
K
Đất đen
Đất đen có tầng kết von dày
Đất đen Glay
Đất đen carbonat
Đất nâu thẫm trên bazan.
Đất đen tầng mỏng
Đất nâu vùng bán khô hạn
Đất nâu vùng bán khô hạn – đất tích vôi
Đất vàng tích vôi
Đất nâu thẫm tích vôi
0.11
0.1
0.17
0.09
0.12
0.19
0.31
0.29
Đất xám
Đất xám bạc màu
Đất xám có tầng loang lỗ
Đất xám feralit
Đất xám mùn trên núi
Đất đỏ
Đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất mùn alit núi cao
Đất mùn Alit núi cao
Đất mùn Alit núi cao Gray
Đất bùn khô than bùn núi cao
0.2
0.23
0.22
0.2
0.16
0.16
0.14
0.12
L – Yếu tố độ dài sườn dốc và S – Yếu tố độ dốc.
Ảnh hưởng tương hỗ của độ dài và độ dốc của sườn dốc được biểu thị bằng yếu tố địa hình thống nhất LS và tính theo công thức sau:
LS = L0.5(0.00111S2 + 0.0078 S + 0.0111)
Trong đó: L là độ dài sườn dốc (m); S là độ nghiêng sườn dốc (%)
Đối với những sườn dốc khác nhau, người ta chia sườn dốc thành những phần có cùng kiểu dốc sao cho độ dốc theo chiều dài của nó không dẫn đến việc tích tụ trầm tích dòng chảy. Đối với mỗi phần, tính LS theo công thức trên hoặc theo bảng tham số LS cho các độ dài và độ dốc khác nhau đã được chuẩn bị trước. Sau đó, đem tham số LS thu được của mỗi đoạn nhân với hệ số nhất định. Trung bình cộng của tất cả các đại lượng LS của các phần là LS cho toàn sườn dốc có độ dốc khác nhau dọc theo chiều dài.
C – Hệ số cây trồng.
Hệ số cây trồng C biểu thị ảnh hưởng của nhân tố cây trồng (độ che phủ) tới hoạt động xói mòn đất. Nguy cơ xói mòn đất do mưa sẽ giảm trong những điều kiện đất canh tác nông nghiệp được che phủ và bảo vệ tốt. Nếu độ che phủ của cây trồng giảm sẽ làm tăng nguy cơ xói mòn đất.
Yếu tố C được xác định như sau:
Xác định ngày bắt đầu và kết thúc chu kì kĩ thuật trồng trọt của các loại trồng khác nhau.
Tính yếu tố mưa R cho mỗi chu kì theo phần trăm lượng mưa trung bình năm.
Nhân mưa tính bằng phần trăm với tỉ lệ lượng đất bị mất do cây trồng và đất bị mất do hoang hóa hoàn toàn theo phần trăm tham số năm. Tích thu được của mỗi thời kì đem chia cho 2.10-4. Tổng tất cả các kết quả thu được cho mỗi chu kỳ sẽ có đại lượng trung bình năm yếu tố thực vật của vùng C.
Bảng xác định hệ số cây trồng.
Hiện trạng sử dụng đất
C
Hiện trạng sử dụng đất
C
Hoa màu
0.24
Đất hoang
1
Cỏ
0.05
Trồng bắp
0.25
Đất ngập nước
0
Đồng cỏ dày
0.004
Thổ cư mật độ thấp
0.03
Đồng cỏ thưa
0.1
Thổ cư mật độ cao
0
Cây hàng năm
0.4
Rừng thay lá
0.009
Ngũ cốc
0.35
Rừng thường xanh
0.004
Vườn theo mùa vụ
0.5
Rừng hỗn hợp
0.007
Cây ăn quả
0.1
Rừng cây lấy gỗ
0.003
P – Hệ số bảo vệ đất.
Hệ số bảo vệ đất biểu thị ảnh hưởng của các biện pháp canh tác nông nghiệp tới xói mòn đất. Những biện pháp này thực chất là những biện pháp canh tác bình thường, nhưng được thiết kế hay lựa chọn nhằm bảo vệ đất khỏi xói mòn. Nói chung những biện pháp canh tác kết hợp bảo vệ đất chống xói mòn trên đất dốc là:
Trồng cây theo đường đồng mức.
Trồng cây theo đường đồng mức và đường băng.
Trồng cây theo luồng.
Bảng xác định hệ số P của phương trình
Độ dốc
Trồng cây
theo đường đồng mức
Trồng cây theo đường thẳng đồng mức và trồng theo băng
Trồng theo luồng
2
0.6
0.3
0.12
8
0.5
0.25
0.1
12
0.6
0.3
0.12
16
0.7
0.35
0.14
20
0.8
0.4
0.16
25
0.9
0.45
0.18
Sau khi xác định các yếu tố của phương trình tổng hợp, người ta xác định lượng đất bị mất trung bình năm A đối với mọi diện tích canh tác cụ thể. Trị số A được tính theo cách này đem so với lượng đất bị xói mòn cho phép trung bình hằng năm ACP đối với tùng loại đất tương ứng. Trong trường hợp A lớn hơn ACP sẽ có nguy cơ xói mòn và cần phải tối ưu hóa các biện pháp chống xói mòn.
A (tấn/ha) (theo Morgan 2005)
Mức độ
2 – 5
Thấp
5 – 10
Vừa
10 – 50
Cao
50 – 100
Nghiêm trọng
100 – 500
Rất nghiêm trọng
> 500
Cực kỳ nghiêm trọng
Đánh giá chất lượng đất thông qua các chỉ tiêu:
Độ chua: đánh giá bằng pHKCl :
Độ chua
Giá trị pHKCl
Độ chua
Giá trị pHKCl
Rất chua
4
Chua
4.1 – 4.5
Chua vừa
4.6 – 5
Chua ít
5.1 – 5.5
Gần trung tính
5.6 – 6.5
Trung tính
6.6 – 7
Kiềm yếu
7.1 – 7.5
Kiềm
7.6 – 8
Kiềm mạnh
8
Giá trị chỉ thị của pH trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam (Nguồn: TCVN 7377: 2004)
Nhóm đất
Khoảng giá trị
Trung bình
1. Đất đỏ
pH H2O
pH KCL
DpH
Từ 3,80 đến 8,12
Từ 3,20 đến 7,24
Từ 0,30 đến 2,00
5,13
4,18
0,94
2. Đất phù sa
pH H2O
pH KCL
DpH
4,11 đến 7,57
3,57 đến 7,84
0,28 đến 1,80
5,11
4,29
0,82
3. Đất xám bạc màu
pH H2O
pH KCL
DpH
3,84 đến 8,02
3,60 đến 7,66
0,10 đến 1,50
4,40
3,73
0,57
4. Đất phèn (*)
pH H2O
pH KCL
DpH
3,40 đến 6,10
2,65 đến 5,70
0,10 đến 1,50
4,04
3,73
0,57
5. Đất mặn
pH H2O
pH KCL
DpH
4,00 đến 8,50
3,96 đến 7,56
0,10 đến 1,40
6,59
6,04
0,63
6. Đất cát ven biển
pH H2O
pH KCL
DpH
5,00 đến 8,97
4,10 đến 7,84
0,00 đến 1,20
6,87
5,82
0,68
Chú thích: (*) Đất khô
Đạm: dựa vào đạm tổng số (%N) và đạm dễ tiêu (ppm N)
Đạm tổng số (%N)
Đạm dễ tiêu (ppm N)
Lượng đạm
% N
Lượng đạm
N (ppm)
Nghèo
< 0.08
Nghèo
< 40
Trung bình
0.08 - 0.15
Trung bình
40 – 80
Khá
0.15 – 0.20
Giàu
> 80
Giàu
> 0.2
Khoảng giá trị chỉ thị của Nitơ tổng số trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam
(Nguồn: TCVN 7373: 2004)
Nhóm đất
Nitơ tổng số (N, %)
Khoảng giá trị
Trung bình
1. Đất đỏ
2. Đất phù sa
3. Đất xám bạc mầu
4. Đất phèn
5. Đất mặn
6. Đất cát ven biển
Từ 0,065 đến 0,530
Từ 0,095 đến 0,270
Từ 0,030 đến 0,121
Từ 0,145 đến 0,420
Từ 0,045 đến 0,205
Vết đến 0,120
0,177
0,141
0, 072
0,293
0,156
0,068
Lân: dựa vào P2O5(%) tổng số
Lượng lân
P2O5(%) tổng số
Lượng lân
P2O5(%) tổng số
Rất nghèo
< 0.01
Nghèo
0.01 – 0.05
Trung bình
0.05 – 0.10
Giàu
0.1 – 0.2
Rất giàu
> 0.2
Giới hạn chỉ thị của hàm lượng phốt pho tổng số trong 6 nhó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chi_so_chat_luong_dat_5441.doc