Đánh giá áp lực cạnh tranh
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Thức ăn nhanh là một ngành sinh lợi lớn. Với những ưu điểm của nó, thức ăn nhanh đang dần chinh phục khách hàng hầu như là giới trẻ, trẻ em, người có thu nhập cao Mảng thức ăn nhanh có nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới xâm nhập.
+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. Gia nhập WTO với thương mại tự do thì việc các thương hiệu nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam nhiều âu cũng là điều dễ hiểu. Như thế rào cản gia nhập ngành nhỏ. Canh tranh về thương hiệu, về vốn, về kỹ thuật càng lớn.
Nói chung, đối thủ tiềm ẩn của ngành thức ăn nhanh khá sừng sỏ nên nó có thể trở thành nguy cơ đe dọa thị phần của những doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh đang hiện hữu.
26 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chiến lược kinh doanh - Tóm tắt ngành thức ăn nhanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty nước ngoài trong lĩnh vực này. Thức ăn nhanh của Việt Nam muốn cạnh tranh cùng những thương hiệu nổi tiếng thì sẽ phải nỗ lực nhiều.
Cùng chung xu thế “tốc độ hoá” của thế giới, fast food hình thành ở nhiều quốc gia như một điều tất yếu, với sự mở đường của các thương hiệu: McDonal’s, KFC, Burger KingTrung Quốc đang được xem là điểm dừng chân hấp dẫn của McDonal’s, người dân Philippines coi fast food như món cơm hàng ngày, thanh niên Nhật biến cửa hàng thức ăn nhanh thành nơi hò hẹn, TP.HCM và Hà Nội mọc lên san sát các cửa hàng KFC và Lotteria. Một chuyên gia nghiên cứu ẩm thực của Việt Nam khẳng định, xu hướng “Tây hoá” trong ẩm thực của người Việt rất mạnh mẽ. Song các nhà kinh doanh ẩm thực Việt cũng không kém nhạy bén, đó là lý do các thương hiệu Bánh Mì Ta, Phở 24, chả giò Oroll tuy vừa ra đời nhưng bước đầu đã chính phục thực khách.
2. Phân tích cạnh tranh : 5 áp lực cạnh tranh
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Poter:
2.1 Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
Với ngành thức ăn nhanh họ là ai?
Nông dân (Cung cấp gà, trứng, rau, quả...) ; doanh nghiệp, hộ gia đình nuôi trồng, chế biến thủy hải sản ( Tôm, bạch tuộc, cá, ghẹ...); các công ty cung cấp các chất phụ gia, các nguyên liệu nhân tạo trong và ngoài nước ( bột mì, hương liệu ...)
VDLotteria – Tình hình nguyên liệu thủy sản phục vụ sản xuất có nhiều biến động do ảnh huởng chung của thị trường. Giá cả thay đổi hàng ngày do xăng dầu tăng cũng như ảnh hưởng thời tiết không tốt vào thời điểm các tháng cuối năm đã làm cho các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu đánh bắt như: bạch tuộc, cá lưỡi trâu, ghẹ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là các mặt hàng sản xuất chính của công ty và có khách hàng tương đối ổn định từ năm năm nay, trước tình hình giá nguyên liệu cao khách hàng cũng đã chấp nhận nhưng do mất mùa so với các năm trước làm cho sản lượng sản xuất thành phẩm các mặt hàng này giảm đi. Mặt hàng tôm sú vẫn giữ được sản lượng chế biến như năm 2006, riêng mặt hàng tôm càng tăng cao. Ngoài ra các mặt hàng chế biến giá trị cao như Súp hải sản, Tôm quấn Kadaif, Chuối quấn Kadaif, Mực nhồi nếp, Há cảo tăng đột biến cũng mang lại sản lượng đáng kể cho sản xuất.
KFC
Nguyên liệu để làm nên sản phẩm rất đỗi thân thuộc như: gà, trứng gà, bơ, sữa, bột mì, phô mai, miếng bò, xà lách, cà chua, hương liệu, chất phụ giaNhững nguyên liệu này không hiếm trên thị trường. Nhà cung cấp có thể là nông dân, các công ty lương thực, thức phẩm, nguyên liệu nhập từ nước ngoàiNói chung số lượng các nhà cung cấp rất nhiều. KFC chỉ chọn những nhà cung cấp uy tín và đảm bảo chất lượng ví dụ như CP Việt Nam. Tất cả nguyên liệu được sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng.
Ở Việt Nam:
Chúng ta cũng có khá nhiều thức ăn nhanh (fast food) đúng nghĩa, hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và đặc biệt giá cả cực kỳ hợp lý. Đó là các loại bánh chế biến sẵn từ gạo, nếp (bánh chưng, bánh tét, bánh nậm, bánh bèo, bánh gói), các loại xôi (đậu, đường, gà, vịt...), nhiều món bún, phở (tái, nạm, chả...), lắm kiểu đĩa trứng (ốpla, bíp tết)...
Nguyên liệu đầu vào, phần đường bột thường sử dụng các loại tinh bột gạo, đậu, nếp... vốn có chỉ số đường huyết thấp hơn bột mì và thành phần đạm thường dùng nhiều loại không đơn điệu. Thường có thêm thức ăn kèm như các loại rau tươi sống, dưa, hành, ớt tỏi, nước chấm các kiểu... cũng là nguồn cấp thêm chất khoáng và vitamin cho bữa ăn hoàn chỉnh.
Đánh giá áp lực cạnh tranh
Tùy thuộc vào mức độ khan hiếm của nguyên liệu trên thị trường, một số biến cố bất ngờ ( dịch bệnh, thời tiết...) mà áp lực cạnh tranh có thể lớn hoặc nhỏ. Nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nên nhóm nguyên liệu cơ bản như: Rau, quả; thủy hải sản, gà... rất phong phú. . Việc hội nhập của Việt Nam cũng là một cơ hội cho các doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp với trình độ kỹ thuật cao từ nước ngoài ( hương liệu, chất phụ gia đặc biệt, máy móc hiện đại, kỹ thuật), nhưng từ đây thì áp lực cạnh tranh cũng gia tăng do các doanh nghiệp lớn mạnh về vốn và trình độ kỹ thuật có thể liên kết với nhau hình thành những liên minh mà sản phẩm của họ chiếm vị trí cao trong người tiêu dùng. Ta có thể xem xét áp lực cạnh tranh trên 2 khía cạnh cụ thể sau:
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. Các nhà cung cấp có rất nhiều do ngành thức ăn nhanh là một ngành hàng phong phú. Các nguyên liệu đầu vào cũng dễ dàng thay thế và chuyển đổi nên áp lực cạnh tranh của ngành càng gia tăng hơn. Đứng trên góc độ nhà cung cấp, các doanh nghiệp kinh doanh về fast food là những khách hàng rất quan trọng vì sự lớn mạnh của ngành, vì mua khối lượng nguyên liệu đầu vào họ thu mua lớn... Xu hướng của các nhà quản lí, họ lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín để tạo niềm tin từ phia khách hàng vì thế ít chuyển đổi nhà cung cấp. Mặt khác, giá cả chênh nhau trên thị trường không đáng kể nên trung thành với nhà cung cấp là điểm nổi bật của các hãng trong ngành fast food.
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Mạng lưới thông tin rất phát triển. Doanh nghiệp có thể hiểu thông tin về nhà cung cấp bất cứ lúc nào. Họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Khi đó, áp lực cạnh tranh đối với các nhà cung cấp lớn hơn.
Áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng
Họ là ai?
Đó có thể là các gia đình đi mua sắm, giải trí và ăn uống. Một chiếc bánh pizza làm bằng bột mì dát mỏng, mặt trên rắc nhiều loại nguyên liệu: giăm-bông, xúc xích, phomat, chà bông hay mực ống thái chỉ... mang đậm phong cách, hương vị Ý hay chiếc đùi gà hamburger vàng ngậy đi kèm đĩa salad trộn kiểu Nhật... nhanh chóng trở thành những món ăn khoái khẩu của các “thượng đế nhí" trong những bữa tối đầm ấm cùng cha mẹ ở một cửa hàng sang trọng. Đưa con đến cửa hàng fastfood, các ông bố, bà mẹ mãn nguyện vì con cái của họ vừa ăn vừa chơi tại chỗ, bằng đồ chơi trẻ em của cửa hàng, an toàn lại sạch sẽ.
Đó có thể là giới văn phòng với những bữa ăn đơn giản, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc căng thẳng. Theo các nhân viên văn phòng, thức ăn nhanh giúp họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn hơn trong phòng máy lạnh thay vì phải chen chúc ồn ồn ào trong các quán ăn bình dân ngoài phố. Thêm vào đó, việc tiếp đãi các đối tác tại các quán thức ăn nhanh cũng tỏ ra vô cùng tiền lợi
Đó cũng có thể là các bạn Sinh viên, học sinh đến các cửa hàng thức ăn nhanh để đãi bạn bè, tổ chức tiệc hau đơn thuần vì ăn mà vì không gian tại cửa hàng thoáng mát, sạch đẹp, nhân viên phục vụ tận tình “có ngồi mãi cũng chả ai đuổi
Người nước ngoài làm việc và sinh sống tại Việt Nam cũng là 1 nhóm khách hàng thường xuyên của các cửa hàng thức ăn nhanh. Họ đến với các cửa hàng thức ăn nhanh của nước ngoài để được ăn những món ăn quen thuộc của mình. Còn với thức ăn nhanh Việt Nam, việc đến các cửa hàng thức ăn nhanh như 1 sự khám phá về 1 nền văn hóa mớiNgoài ra, 1 số lợi thế về thức ăn nhanh ở Việt Nam như : sự phong phú về chủng loại, sự đậm đà về khẩu vị giá cả hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân làm cho người nước ngoài yêu thích thức ăn nhanh của Việt Nam.
Họ cũng có thể là các siêu thị - mạng lưới phân phối thức ăn nhanh.
Đánh giá áp lực cạnh tranh:
Những khách hàng này cũng gây áp lực nhiều cho ngành thức ăn nhanh bởi những đòi hỏi như là quá cao của khách hàng. Họ muốn sản phẩm phải được tốt đồng thời giá cả phải rẻ. Muốn vậy thì các hãng fast food phải nghiên cứu tạo ra, sản xuất sản phẩm chất lượng đáp ứng được nhu cầu đa dạng ấy. Và hiện nay, chi phí chuyển đổi của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thức ăn nhanh là rất thấp bởi tính cạnh tranh của ngành hàng này, điều đó làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho ngành.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ứng dụng điều đó, các hãng trong ngành ra sức nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tạo nên các tiêu chuẩn hoá cho sản phẩm, đồng thời chi phí chuyển đổi của nhà sản xuất còn cao đối với các doanh nghiệp trong nước do chưa nắm bắt kỹ thuật sản xuất tiên tiến mà các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang áp dụng.
Từ nhận định đó cho thấy được rằng áp lực của người mua của ngành fast food rất cao, buộc các doanh nghiệp phải tìm con đường đi cho thoả mãn nhu cầu đa dạng của các khách hàng và làm giảm đi áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng.
Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thõa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành
Đó là những sản phẩm gì?
Thay thế cho thức ăn nhanh có bữa cơm gia đình, bữa ăn ở những nhà hàng, khách sạn
Áp lực cạnh tranh:.
Hiện tại: Do truyền thống người dân Việt Nam coi trọng bữa ăn gia đình, ăn ngay tại nhà hàng, khách sạn. Thói quen kéo dài hơn 4000 nay khó lòng thay đổi trong một sớm một chiều ( thực tế chỉ 10%) nên áp lực cạnh tranh tương đối lớn.
Xu thế: Sự có mặt của hệ thống nhà hàng fast- food không những không ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Việt Nam; mà ngược lại, trên một giới hạn nhất định, còn bị Việt hóa, tạo thêm màu sắc, hương vị cho ẩm thực Việt Nam. Là món ăn mới mang hơi thở công nghiệp hiện đại nên các cửa hàng fast-food thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Nhịp sống giới trẻ bận rộn với công việc, họ không đủ thời gian để ăn cơm nhà và thức ăn nhanh là bầu bạn của họ những buổi trưa nơi công sở. Các của hiệu thức ăn nhanh cũng dược các gia đình ghé thăm vào những ngày cuối tuần, các đôi tình nhân vừa nhâm nhi vừa nói chuyện. Xu hướng thích tây hóa của giới trẻ Tiềm năng cho thức ăn nhanh ở Việt Nam trong tương lai là rất lớn.
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Họ là ai?
Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu. “Người khổng lồ” trong “làng” thực phẩm thế giới Mc Donald’s; Starbucks Cafe, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven; Wallmart... dự định sẽ đặt chân vào thị trường Việt Nam. Ông Han Guang Chou, Phó Tổng giám đốc Han’s Singapore Pte. Ltd, một thương hiệu nổi tiếng về bánh ngọt, cà phê, đồ ăn nhanh tại Singapore cho biết, Han’s đã tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn, sẵn sàng “xuất ngoại” sang Việt Nam. Những đối tác mua thương hiệu của Han’s sẽ được hỗ trợ về tiếp thị, quảng cáo, nhất là trong giai đoạn thiết lập ban đầu.
Đánh giá áp lực cạnh tranh
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Sức hấp dẫn của ngành: Thức ăn nhanh là một ngành sinh lợi lớn. Với những ưu điểm của nó, thức ăn nhanh đang dần chinh phục khách hàng hầu như là giới trẻ, trẻ em, người có thu nhập caoMảng thức ăn nhanh có nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới xâm nhập.
+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn. Gia nhập WTO với thương mại tự do thì việc các thương hiệu nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam nhiều âu cũng là điều dễ hiểu. Như thế rào cản gia nhập ngành nhỏ. Canh tranh về thương hiệu, về vốn, về kỹ thuật càng lớn.
Nói chung, đối thủ tiềm ẩn của ngành thức ăn nhanh khá sừng sỏ nên nó có thể trở thành nguy cơ đe dọa thị phần của những doanh nghiệp kinh doanh thức ăn nhanh đang hiện hữu.
Phân tích cạnh tranh nội bộ ngành
Họ là ai?
Chung quy lại có thể chia đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành ra làm hai nhóm:
Nhóm đối thủ cạnh tranh trong việc Kinh Doanh các thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài như : KFC, Lotteria, Jollibee, Chicken Town, Manhattan
Nhóm đối thủ cạnh tranh Kinh Doanh thức ăn nhanh Việt Nam : Phở 24, Hệ thống cửa hàng ăn nhanh của Kinh Đô, các món bánh, bún, miến phở đặc trưng Đánh giá áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành thức ăn nhanh.
Đánh giá áp lực cạnh tranh
Ta thấy, tính chất và cường độ cạnh tranh giữa các công ty trong nội bộ ngành thức ăn nhanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tình trạng ngành, Cấu trúc của ngành, Các rào cản rút lui. Ta đi phân tích từng mục nhỏ 1 để thấy rõ áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành thức ăn nhanh.
Tình trạng ngành :
Nhu cầu :
Thống kê tình trạng hiện tại :
Hiện nay, dân số Việt Nam lên tới con số 85154,9 nghìn người. Riêng ở Hà nội và TP Hồ Chí Minh dân số lên tới 3289,3 và 6347,0 nghìn người.
Việt Nam có 65 % dân số là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35, thu nhập bình quân đầu người đạt 960 USD/người. Thêm vào đó, việc Việt Nam ra nhập WTO vào ngày 11/1/2007 đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội rất lớn để tăng trưởng Kinh Tế, tăng thu nhập bình quân đầu người. (fastfood).
Đánh giá mức độ cạnh tranh thông qua nhu cầu hiện tại:
Theo như nhu cầu hiện tại của người Việt Nam, có thể thấy, tình hình cạnh tranh của ngành thức ăn nhanh hiện tại chưa cao. Thu nhập ngày càng tăng của người dân sống ở các thành phố lớn khéo theo những yêu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Việc ăn uống giờ đây không chỉ dừng lại ở việc ăn cho no mà còn phải là ăn ngon, trang trí đẹp, không gian thưởng thức sang trọng Như vậy, có thể thấy, Việt Nam đã, đang và sẽ là thị trường hấp dẫn cho các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh
Tốc độ tăng trưởng ngành :
Thống kê tình trạng hiện tại :
Cơ quan nghiên cứu và tư vấn kinh tế quốc tế - Xerfi thống kê rằng, từ năm 2000 trở lại đây, tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành hàng ăn nhanh luôn đạt mức 5,4%.
Đặc biệt, trong tháng 2-2009, doanh số của McDonald’s tại Mỹ tiếp tục tăng 6,8%. Dù không phải tất cả các tập đoàn thức ăn nhanh đều thành công, nhưng các chuyên gia kinh tế cho biết nhịp sống công nghiệp và tình hình kinh tế khó khăn đã khiến người dân thay đổi thói quen ăn uống. Thay vì đến nhà hàng truyền thống với những món ăn đắt tiền và tốn nhiều thời gian, ngày càng có nhiều người chấp nhận những suất ăn nhanh, vừa rẻ tiền, vừa nhanh, vừa tiện lợi mà vẫn đảm bảo năng lượng.
Như vậy, trong khi rất nhiều ngành khác đứng trước nhiều nguy cơ lớn trong thời kì khủng hoảng thì dường như với Thức ăn nhanh, khủng hoản kinh tế có thể là 1 cơ hội lớn cho mình.
Đánh giá mức độ cạnh tranh thông qua tốc độ tăng trưởng ngành:
Theo thống kê, thức ăn nhanh là 1 trong 10 lĩnh vực manh lại doanh thu cao nhấp. Tốc độ tăng trưởng của ngành luôn ổn định và ở mức cao. Vì vậy, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn nhanh có nhiều cơ hội trong tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên rất nhanh. Bên cạnh đó, việc tốc độ tăng trưởng của ngành cao có thể khiến cho các hãng thức ăn nhanh đầu tư thêm nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Như vậy, có thể trong tương lai, hoạt động cạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_chien_luoc_kinh_doanh_tom_tat_nganh_thuc_an_nhanh.doc