MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi và giới hạn của đề tài 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Bố cục đề tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG 3
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 3
1.1.2 Khái niệm về dây chuyền cung cấp 3
1.1.3 Quản lý chuỗi cung ứng 3
1.2 CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 4
1.2.1 Quá trình thu mua (Source) 4
1.2.2 Quá trình sản xuất (make) 4
1.2.3 Phân phối sản phẩm (Delivery) 4
1.3 VAI TRÒ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 5
1.4 CẤU TRÚC CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 6
1.5 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 6
1.6 QUÁ TRÌNH VÀ CÁC LUỒNG VẬN CHUYỂN 7
1.7 CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SX – XK THỦY SẢN VIỆT NAM 8
1.7.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng của công ty sản xuất - xuất khẩu thủy sản 8
1.7.2 Các đối tượng trong chuỗi cung ứng của Công ty SX & XK Thủy Sản 8
1.7.2.1 Người nuôi tôm 9
1.7.2.2 Đại lý thu mua 9
1.7.2.3 Công ty chế biến 9
1.7.2.4 Nhà nhập khẩu 9
1.7.3 Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất khẩu 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 11
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 11
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 12
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 12
2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 12
2.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh 14
2.1.3.1 Kinh doanh xuất khẩu 15
2.1.3.2 Kinh doanh nội địa 16
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 16
2.1.5 Giới thiệu một số sản phẩm tôm của công ty 17
2.1.6 Đặc điểm ngành 18
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG TÔM NGUYÊN LIỆU CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 18
2.2.1 Đầu vào cho sản xuất tôm của công ty 20
2.2.1.1 Kế hoạch sản xuất 20
2.2.1.2 Phương thức thu mua 22
2.2.1.3 Khảo sát nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty Thủy Sản Số 1 28
2.2.1.4 Kho lạnh công ty CP Thủy Sản Số 1 34
2.2.1.5 Tóm tắt SWOT hoạt động thu mua tôm nguyên liệu Công ty 37
2.2.2 Bản thân quá trình sản xuất 37
2.2.2.1 Tình hình sản xuất hiện tại của công ty 37
2.2.2.2 Quy trình sản xuất tôm của công ty CP Thủy Sản Số 1 38
2.2.2.3 Bao gói, nhãn mác và thùng carton cho các sản phẩm tôm 40
2.2.3 Xuất bán thành phẩm Tôm 40
2.2.3.1 Vận chuyển sản phẩm tôm 41
2.2.3.2 Làm thủ tục hải quan 42
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM CỦA CÔNG TY CP THỦY SẢN SỐ 1 43
3.1 ĐÁNH GIÁ 43
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TÔM 44
3.2.1 Nguồn tôm nguyên liệu đầu vào 44
3.2.2 Quản lý kho 48
3.2.3 Quá trình sản xuất 49
3.2.4 Vận chuyển sản phẩm 49
KẾT LUẬN 50
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chuỗi cung ứng tôm nguyên liệu công ty cổ phần thủy sản số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại bỏ các con tôm sữa, tôm bị ươn, tôm mất đầu đuôi, … Sau đó phân cỡ lại lần nữa, con nào khác kích cỡ theo hợp đồng sẽ được để riêng ra và có thể mua với cỡ khác hoặc được trả lại cho đại lý theo thỏa thuận của hai bên. Cân tôm và lập hóa đơn cho người bán.
Ngay trên bàn thu mua có đặt chiếc cân nhỏ, nếu chưa xác định chính xác tôm thuộc cỡ nào thì đưa lên cân để kiểm tra trọng lượng. Việc cân chỉ tiến hành khi thấy nghi ngờ về trọng lượng vì thực tế người tiến hành phân cỡ, phân loại là người có kinh nghiệm nên gần như thao tác cân ít phải thực hiện giúp thu ngắn thời gian thu mua.
Với phương pháp thu mua này sẽ giúp công ty biết được chính xác về mặt kích cỡ, chất lượng của Tôm, giúp việc thu mua được định giá đúng. Người bán phải có trách nhiệm cao trong quá trình vận chuyển. Nhưng nếu nhân viên thu mua phân loại không đúng sẽ dẫn tới tình trạng nhầm cỡ, kiểm tra chất lượng không đúng từ đó dẫn tới việc thu mua và định giá không chính xác lúc đó công ty sẽ bị thiệt hại.
Tìm hiểu nhà cung cấp tôm cho công ty: Trạm Tôm Võ Thị Nga
Công ty mua nguyên liệu tôm từ nhiều đại lý, cơ sở thu mua ở nhiều tỉnh, và các
chủ đại lý này cũng mua tôm ở nhiều nơi vì vậy trong phạm vi bài viết em không thể
tìm hiểu hết, em chọn nghiên cứu quá trình vận chuyển tôm nguyên liệu từ Trạm tôm Võ Thị Nga (Địa chỉ: Ấp Voi Lá, Long Hiệp, Bến Lức, Long An) về công ty.
Các ao nuôi tôm các tỉnh
Công ty CP Thủy Sản Số 1
Trạm tôm Võ Thị Nga
Trạm tôm Võ Thị Nga mua tôm từ các chủ ao nuôi điển hình như ao nuôi của ông Đoàn Văn Sâm ở Tân Phước, Gò Công Đông, Tiền Giang. Khi đến mùa thu hoạch chủ ao nuôi kiểm tra chất lượng tôm bằng cách trước ngày thu hoạch 1-2 ngày họ tiến hành dùng chài để chài kiểm tra, nếu tôm có vỏ cứng, tỉ lệ tôm mềm vỏ dưới 1% và tôm đạt trọng lượng tương đối size 30-40 con/kg các chủ ao nuôi mới gọi chủ đại lý bán. Đại lý lúc này sẽ liên lạc với công ty để bán và công ty nếu mua sẽ cử nhân viên xuống kiểm tra dư lượng kháng sinh và chất lượng tôm nguyên liệu.
Chủ cơ sở với người nuôi tôm sẽ xác định cỡ tôm bằng cách chài tôm từ dưới ao nuôi lên một vài lần. Tôm từ những chài này sẽ được sử dụng để định số lượng và kích cỡ tôm và quyết định về giá thu mua của cả đầm tôm. (vì đây thường là đầm nuôi tôm công nghiệp). Sau khi thỏa thuận mua bán xong tiến hành thu hoạch tôm theo ngày thỏa thuận của hai bên.
Bơm cạn nước trong ao, tôm sẽ rút xuống những chỗ nước sâu. Thu hoạch những con tôm trên mặt ao trước. Chỗ nước sâu dùng lưới quét áp vào bờ bắt trước phần lớn tôm, sau đó bơm hết nước và thu hoạch toàn bộ.
Hình 2.2: Thu hoạch tôm tại ao nuôi Ông Sâm
Nguồn: Phòng KCS – Công ty CP Thủy Sản Số 1
Tôm sau khi thu hoạch tôm được rửa sạch bằng nước sạch loại bỏ rác, tạp chất,.. sau đó bỏ lên tấm nhựa được đặt ở nơi thoáng mát và phân size tôm, những con tôm cùng size sẽ được bỏ chung vào một rổ và sau đó cân. Hình2.3: Phân size tôm tại ao Hình 2.4: Cân tôm tại ao
Nguồn: Phòng KCS – Công ty CP Thủy Sản Số 1
Sau đó ta làm tôm chết bằng cách ướp với nuớc đá lạnh theo tỷ lệ 2 phần tôm với
một phần nước đá và 1 phần nước. Nghĩa là 20 kg tôm ta cần 10 kg nước đá và 10 lít
nước sạch. Cách tiến hành như sau:
Bước 1: Đổ nước vào thùng nhựa
Bước 2: Cho nước đá xay hoặc đá vảy vào theo tỷ lệ 10kg nước đá và 10 lít nước.
Bước 3: Khuấy đều cho nước đá tan (ở nhiệt độ 00C) tiếp theo cho 20 kg tôm vào thùng, đậy nắp lại.
Khi tôm ướp với nước đá xong, xếp thùng tôm lên xe bảo ôn rồi chuyển ngay về Trạm tôm Võ Thị Nga. Hình 2.5: Chở tôm về Trạm tôm Nguồn: P. KCS-Công ty Thủy Sản Số 1
Tại Trạm Tôm Võ Thị Nga: vớt tôm ra phân size lần nữa, loại bỏ những con tôm bị long đầu, mềm vỏ, sâu đuôi, màu sắc không tự nhiên,…còn tôm đạt chất lượng đổ lên tấm đệm, dùng nước sạch xối lên tôm. Để khoảng 10 phút cho ráo nước rồi nhặt tôm cùng kích cỡ vào rổ nhựa theo thứ tự đầu đuôi đem cân ký. Rồi chuyển sang ướp với nước đá xay hoặc đá vảy trong thùng cách nhiệt. Tỷ lệ tôm và nước đá như sau: cứ 10kg tôm được ướp với 10 kg nước đá (vì thời gian bảo quản và vận chuyển về công ty thường từ 12-24 giờ). Cách tiến hành:
Bước 1: Trải một lớp nước đá ở đáy thùng cách nhiệt dày khoảng 1 tấc.
Bước 2: Cho vào 1 lớp tôm mỏng dưới 1 tấc, sau đó cứ cho một lớp nước đá một lớp tôm cho đến khi đầy thùng. Trên cùng phủ lớp nước đá dày hơn 1 tấc.
Bước 3: Đậy kín nắp thùng và bảo quản nơi sạch sẽ thoáng mát.
Từ trạm tôm vận chuyển về công ty CP Thủy Sản Số 1:
Sau khi tôm được ướp với nước đá ở thùng cách nhiệt, sẽ được xếp lên xe bảo ôn có mái che thoáng mát, tránh được ánh sáng mặt trời để chuyển ngay về công ty Cổ Phần Thủy Sản Số 1, trong quá trình vận chuyển luôn giữ nhiệt độ nguyên liệu ≤ 4oC.
Đại lý, thương lái thu mua Tôm
Công ty chế biến trung gian
Công ty Thủy Sản Số 1
Các ao nuôi tôm
Nguồn 2: Mua tôm bán thành phẩm đã đông block:
Vào thời gian đầu năm, tôm chưa vào mùa thu hoạch nên nguyên liệu khan hiếm lượng nguyên liệu dự trữ của công ty không đủ dùng hoặc những cỡ (size) tôm khách hàng yêu cầu mà các đại lý, cơ sở thu mua cung cấp nguyên liệu tôm cho công ty không đáp ứng được. Thì bộ phận thu mua nguyên liệu của công ty sẽ liên hệ với các công ty sản xuất chế biến thủy sản có mối quan hệ giao dịch-mua bán lâu năm với công ty để mua tôm đã được đông block. Mỗi năm sẽ ký thỏa thuận thương mại với các công ty này một lần. Và khi cần nguyên liệu thì sẽ liên lạc với các công ty này, nếu có hàng bán họ sẽ gửi mẫu qua cho công ty mình, đạt chất lượng hai bên sẽ thỏa thuận
giá và ký hợp đồng mua bán. Sau đó họ sẽ giao hàng đến tận công ty mình.
(Danh sách các công ty cung cấp tôm đông block cho công ty - phụ lục 9)
Tìm hiểu công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn nhà cung cấp tôm đông block cho công ty CP Thủy Sản Số 1
Quá trình sản xuất tôm đông block tại công ty Thủy Sản Long Toàn
Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất tôm đông block - Công ty Thủy Sản Long Toàn
Nguồn: Phòng Sản Xuất của công ty CP Thủy Sản Đông Lạnh Long Toàn
Diễn giải:
Khi thương lái vận chuyển nguyên liệu đến Long Toàn thì sẽ có một bộ phận tiếp nhận nguyên liệu đến nhận nguyên liệu, kiểm tra và sàn lọc nguyên liệu, nếu nguyên liệu nào bị hư hỏng thì trả lại cho thương lái và tiến hành cân lại số lượng đã yêu cầu.
Sau đó, nguyên liệu sẽ chuyển cho bộ phận sơ chế. Bộ phận này sẽ sơ chế ban đầu cho nguyên liệu như ( lột vỏ, lấy chỉ…). Nguyên liệu khi được sơ chế lần đầu sẽ được rửa sạch lần 1 và giao cho bộ phận phân size cỡ. Sau khi nguyên liệu đi qua máy phân size cỡ rồi đem đi cấp đông (Đông Block ) bằng tủ đông lạnh (- 40 độ C) mà không dùng dây truyền cấp đông IQF. Sau khi cấp đông xong sẽ được bao bì tạm và ghi nhãn mác ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Cuối cùng sản phẩm sẽ được đưa đến kho lạnh (nhiệt độ -22 độ C) để lưu kho.
Quá trình bán tôm đông block cho công ty CP Thủy Sản Số 1
Dựa vào số lượng hàng cần sản xuất đáp ứng đơn đặt hàng và tình hình tôm nguyên liệu công ty CP Thủy Sản Số 1, mà phòng sản xuất sẽ báo số lượng và size tôm cần mua cho phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh liên hệ với công ty CP Đông Lạnh Thủy Sản Long Toàn. Nếu có hàng thì sẽ gửi mẫu cho công ty Thủy Sản Số 1 để KCS kiểm tra và đi chiếu xạ kiểm tra mẫu nếu đạt chất lượng, không ngâm hóa chất, không dư lượng kháng sinh, đạt tiêu chuẩn vi sinh để xuất khẩu… thì hai bên sẽ thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng giao dịch mua bán. (xem chi tiết phụ lục 10)
Sau đó công ty Long Toàn sẽ dùng xe tải lạnh, xe đảm bảo nhiệt độ ≤ -18oC để chở những thùng tôm đông block trữ ở kho đã được bao bì và niền chắc chắn đến công ty CP Thủy Sản Số 1.
Khi nhập nguyên liệu về công ty, phòng kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu kiểm hàng gửi cho phòng KCS, phòng KCS sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng nguyên liệu, gửi lại kết quả cho phòng kinh doanh, nếu tôm đạt chất lượng thì sẽ nhận vào sản xuất. Nếu
không đạt chất lượng sẽ trả lại.
Nhận xét: Khi thu mua tôm đã đông block từ các công ty khác thì không cần phải đông block tôm nguyên liệu trước khi đưa vào bảo quản nguyên liệu, tiết kiệm được nhân công, nắm được thời gian sản xuất, thuận lợi khi công ty phải làm các đơn hàng gấp và chủ động mua dạng nguyên liệu mình cần. Tuy nhiên, đôi khi mua size tôm không đúng chuẩn như công ty mình làm, khó kiểm soát công nghệ chế biến, khó truy xuất nguồn gốc đến ao nuôi. Và nhất là không kiểm soát được chất lượng tôm nguyên liệu trước khi đông block vì vậy dễ mua nhầm tôm nguyên liệu kém chất lượng. Giá cao hơn so với giá mua tôm nguyên liệu rất nhiều.
Nhận xét giá cả của phương pháp thu mua
Phương pháp thu mua của công ty phù hợp với thực trạng hiện tại ở công ty đang thiếu nhân lực nhưng giá mua cao hơn rất nhiều so với giá mua tại ao, cụ thể như sau:
Bảng 2.9: Giá tôm nguyên liệu trên thị trường ngày 25/02/2011
Giá
Loại
Giá bán tại ao
Giá bán của đại lý
Giá tôm đông block
Tôm sú
185-210
195-220
210-235
Tôm càng
200-230
210-235
225-255
Tôm thẻ
95-125
105-140
115,5-155,5
ĐVT: Ngàn đồng/kg
Nguồn: Tổng hợp giá – Phòng kinh doanh công ty CP Thủy Sản Số 1
Công ty mua qua đại lý giá cao hơn mua tại ao khoảng 10 đến 12 ngàn đồng trên/kg. Còn mua tôm đông block giá lại cao hơn giá mua qua đại lý khoảng 10,5 đến 15 ngàn đồng/kg. Nếu trừ đi các chi phí bảo quản, vận chuyển, hao hụt và công nhân các đại lý thu lợi khoảng khoảng 2 đến 2,5 ngàn đồng/kg. Năm nay mua 580 tấn từ các đại lý vậy nếu công ty mua trực tiếp từ chủ ao nuôi công ty có thể tiết kiệm 1,16 tỷ đến 1,45 tỷ. Còn mua tôm đông block thì sau khi trừ đi toàn bộ các chi phí thì các công ty đó cũng lời từ 4 đến 4,5 ngàn đồng/ kg, năm nay công ty mua 193 tấn từ nguồn này, nên nếu mua trực tiếp từ người dân có thể tiết kiệm hơn 773,6 triệu. Còn nếu mua qua đại lý thì cũng tiết kiệm được hơn 386 triệu. Vậy nếu mua trực tiếp từ ao nuôi sẽ thu được một số lời từ mua nguyên liệu khá lớn so với phương pháp mua này.
Khảo sát nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty CP Thủy Sản Số 1:
Miêu tả cuộc khảo sát:
Tiến hành khảo sát các nhà cung cấp tôm cho công ty gồm các đại lý cung cấp tôm nguyên liệu và các công ty bán tôm đông block. Để biết được khả năng cung cấp nguyên liệu cho công ty và những vấn đề về kiểm soát chất lượng của các nhà cung cấp. Với số mẫu khảo sát là 30 nhà cung cấp, thời gian khảo sát 5 ngày từ 20/4 - 25/4.
Cách tiến hành phỏng vấn là gọi điện thoại và gửi bảng câu hỏi đến nhà cung cấp.
Bảng câu hỏi khảo sát nhà cung cấp (xem chi tiết phụ lục 11).
Thống kê và phân tích kết quả khảo sát: (kết quả xử lý - chi tiết phụ lục 12)
Bảng 2.10: Bảng kết quả khảo sát
Tiêu chí
ĐVT
1. Nguồn nguyên liệu
Tỷ lệ %
Tự thu hoạch từ ao nuôi
21
Mua từ thương lái
25
Mua từ người nuôi
46
Khác
8
2. Vùng tôm nguyên liệu
Tỷ lệ %
ĐBSCL
73
Bắc Trung Bộ
7
Vùng Cam Ranh
13
Khác
7
3. Nơi thường mua tôm giống
Tỷ lệ %
Trại tư nhân
40
Công ty cung cấp giống
20
Mua từ người bán trung gian
30
Bắt tự nhiên
10
4. Kiểm dịch loại bệnh tôm giống
Tỷ lệ %
Bệnh đốm trắng
20
Bệnh đầu vàng
10
Kiểm tra chất lượng chung
50
TVS trên tôm thẻ chân trắng
10
Nuôi tự nhiên không kiểm dịch
10
5. Loại thức ăn cho tôm
Tỷ lệ %
Thức ăn viên công nghiệp
50
Tự sản xuất trong nhà
20
Các loại cá nhỏ
20
Rong biển trong đầm phá
10
6. Qui trình nuôi tôm
Tỷ lệ %
Nuôi theo kinh nghiệm
50
Theo quy định của bộ NN&PTNT
20
Theo viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
20
Khác
10
7. Cách kiểm tra chất lượng tôm NL
Tỷ lệ %
Dựa vào màu sắc
23
Dùng thiết bị kiểm tra chất lượng
50
Độ tươi của tôm
17
Khác
10
8. Kích cỡ tôm thường mua
Tỷ lệ %
Lớn
20
Trung bình
37
Nhỏ
30
Rất nhỏ
13
9. Sản lượng tôm NL có thể cung cấp
Tỷ lệ %
Dưới 15 tấn
6,7
15-20 tấn
10
20-25 tấn
20
Trên 25 tấn
63,3
10. Sản lượng tôm sú có thể cung cấp
Tỷ lệ %
Dưới 5 tấn/ngày
3,3
5-7 tấn/ngày
13,3
7-14 tấn/ngày
23,3
Trên 14 tấn/ngày
60
11. Sản lượng tôm thẻ có thể cung cấp
Tỷ lệ %
Dưới 5 tấn/ngày
26,7
5-7 tấn/ngày
50
7-14 tấn/ngày
20
Trên 14 tấn/ngày
3,3
12. Sản lượng tôm càng có thể cung cấp
Tỷ lệ %
Dưới 5 tấn/ngày
46,7
5-7 tấn/ngày
33,3
7-14 tấn/ngày
16,7
Trên 14 tấn/ngày
3,3
13. Hình thức bán tôm NL được quan tâm
Tỷ lệ %
Hợp đồng dài hạn
21
Hợp đồng thời vụ
34
Thu hoạch bán nơi trả giá cao
31
Chuyển hàng tới công ty mua
14
14. Mức độ quan tâm
Điểm
Quy trình nuôi
2,6
Ao nuôi
2,7
Thức ăn đạt tiêu chuẩn
2,7
Chất kháng sinh có trong tôm
4,2
Kích cỡ tôm
4,3
15. Mức độ hài lòng
Điểm
Cách thức nhận hàng
3,37
Thanh toán
3,4
Giá cả
3,3
Nguồn: Ttrích từ tống hợp kết quả khảo sát
Nguồn tôm nguyên liệu
Qua cuộc khảo sát cho thấy mỗi nhà cung cấp tôm cho công ty lấy tôm từ nhiều nguồn khác nhau, họ mua từ chủ các ao nuôi là nhiều chiếm 46%, tiếp theo mua từ thương lái chiếm 25%, còn tự thu hoạch từ ao nuôi của họ thì chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 21%. Vậy nên các nhà cung cấp tôm cũng không kiểm soát rõ nguồn gốc của tôm. Đa số họ lấy tôm từ vùng ĐBSCL chiếm 73%, lấy từ vùng Cam Ranh 13%. Cụ thể như hình 2.5 và 2.6. Vậy tôm nguyên liệu được lấy từ các nguồn có uy tín và gần công ty nên thời gian vận chuyển về công ty tương đối ngắn.
N=30
N=30
Hình 2.6: Nguồn tôm nguyên liệu Hình 2.7: Vùng mua tôm nguyên liệu
Tôm nguyên liệu nuôi ở ao
Tôm giống nguyên liệu chủ yếu là mua từ các trại giống tư nhân 40% và từ người bán trung gian 30% và có cả lấy từ tự nhiên 10% nên chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đa số tôm giống trước khi thả vào nuôi đã được kiểm dịch các loại bệnh, thường là kiểm tra chất lượng chung chiếm 50%, bệnh đốm trắng và đầu vàng là hai loại bệnh nguy hiểm gây chết toàn bộ ao nuôi, nên cũng thường kiểm tra, chiếm khoảng 30%. Vậy hầu hết tôm giống đã kiểm tra chất lượng nên tôm giống đảm bảo chất lượng nhưng còn một số ít nuôi theo hình thức tự nhiên không kiểm dịch 10%.
N=10
N=10
Hình 2.8: Nơi mua tôm giống Hình 2.9: Kiểm dịch tôm giống
Đa số quy trình nuôi tôm nuôi theo kinh nghiệm chiếm 50%, chỉ có 20% nuôi theo quy định của viện nghiên cứu Thủy Sản và 20% theo quy định của Bộ NN & PTNT. Hơn nữa phần lớn thức ăn được sử dụng là thức ăn công nghiệp 50% vì vậy chất lượng tôm thu hoạch chưa cao đôi lúc vẫn bị dư lượng kháng sinh cao. Cụ thể như hình 2.9 và hình 2.10. Công ty nên tìm hiểu tôm giống của các công ty để hạn chế mua phải tôm nguyên liệu bị dư lượng kháng sinh cao, chất lượng tôm không đạt tiêu chuẩn.
N=10
N=10
Hình 2.10: Thức ăn sử dụng nuôi tôm Hình 2.11: Qui trình nuôi áp dụng
Kiểm tra chất lượng tôm nguyên liệu khi mua
N=30
Khi mua tôm nguyên liệu họ đều có cách kiểm tra chất lượng tôm riêng qua khảo sát cho thấy chỉ mới có 50% nhà cung cấp dùng thiết bị kiểm tra chất lượng tôm trước khi mua, còn lại kiểm tra dựa vào kinh nghiệm như màu sắc 23%, độ tươi của tôm 17%. Vậy nên vẫn còn tôm bị nhiễm kháng sinh khi đưa về công ty. Hình 2.12: Cách kiểm tra tôm nguyên liệu
Mối quan tâm khi mua tôm nguyên liệu của nhà cung cấp
N=30
Hình 2.13: Mối quan tâm của nhà cung cấp tôm nguyên liệu khi họ mua tôm
Qua kết quả khảo sát hình 2.13, ta thấy khi mua tôm nguyên liệu các nhà cung cấp ít khi quan tâm đến quy trình nuôi của các chủ ao nuôiMức độ hài lòng của nhà cung cấp tôm nguyên liệu
, số lượng nhà cung cấp không quan tâm đến điều này chiếm số lượng nhiều, điểm trung bình cho mức độ quan tâm về quy trình nuôi là 2,56 điểm/5 điểm. Điều kiện vệ sinh ao nuôi cũng rất ít nhà cung cấp tôm nguyên liệu quan tâm, số lượng người không quan tâm tới điều này khi thu mua tôm nguyên liệu cao, còn số lượng quan tâm đến điều kiện ao nuôi rất ít, điểm trung bình cho mức độ quan tâm về ao nuôi chỉ đạt 2,7 điểm/5 điểm. Và cũng rất ít quan tâm đến các tiêu chuẩn về thức ăn khi mua tôm nguyên liệu, điểm trung bình chung mức độ quan tâm đến tiêu chuẩn thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi là 2,7 điểm/5 điểm. Không kiểm soát quá trình nuôi, điều kiện vệ sinh ao nuôi, điều kiện nước ở ao nuôi và các tiêu chuẩn thức ăn cho tôm mà các chủ ao nuôi áp dụng khi nuôi vì vậy rất dễ mua phải tôm bị tạp chất, dư lượng kháng sinh cao, tôm không đạt chất lượng. Do hiện nay các nước nhập khẩu Thuỷ Sản rất quan tâm đến kháng sinh trong sản phẩm thủy sản do vậy mà các nhà cung cấp tôm nguyên liệu cũng rất quan tâm chất kháng sinh trong tôm khi họ mua tôm nguyên liệu, họ thường xuyên kiểm tra dư lượng kháng sinh ở các ao nuôi bán tôm cho họ, điểm trung bình về mức độ quan tâm của nhà cung cấp khi họ mua tôm nguyên liệu là 4,1 điểm/5 điểm. Đây cũng là thuận lợi cho công ty trong việc mua tôm nguyên liệu không bị nhiễm kháng sinh. Kích cỡ tôm cũng là mối quan tâm hàng đầu khi họ mua tôm vì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của họ mỗi cỡ khác nhau sẽ có giá chênh lệch nhau rất nhiều, phân cỡ sai sẽ dẫn đến mua nhầm giá. Điểm trung bình mức độ quan tâm về kích cỡ tôm khi họ mua tôm nguyên liệu rất cao 4,3 điểm/5 điểm.
Cỡ tôm nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều nhất
N=30
Cỡ tôm có thể cung cấp nhiều nhất là cỡ trung bình 37%, cỡ nhỏ chiếm 30%, đây là một thuận lợi cho công ty vì đa số tôm nguyên liệu công ty cần là loại tôm nhỏ cỡ 20-60 con/kg. Nên các nhà cung cấp có thể cung cấp số lượng lớn cho công ty.
Hình 2.14: Cỡ tôm cung cấp nhiều nhất
Sản lượng tôm nguyên liệu có thể cung cấp cho công ty
Theo kế hoạch năm nay công ty mua 773,6 tấn tất cả các loại tôm nguyên liệu trong đó cần 427 tấn tôm sú, 150,3 tấn tôm càng và 196,3 tấn tôm thẻ. Công ty có 30 nhà cung cấp tôm nguyên liệu cho công ty, vậy trung bình mỗi nhà cung cấp phải cung cấp khoảng 25,7 tấn/năm các loại tôm, tôm sú 14,2 tấn/ năm, tôm càng 5 tấn/năm, tôm thẻ 6,5 tấn/năm, qua khảo sát chỉ có 63,3% nhà cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu tôm nguyên liệu, chỉ 60% nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu tôm sú, 73% nhà cung cấp đáp ứng nhu cầu tôm thẻ, tôm càng có tới 46,7% các nhà cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu nhưng có vài nhà cung cấp với số lượng khoảng từ 7-14 tấn/năm chiếm 16,7%. Kết quả cụ thể như hình 2.15, 2.16, 2.17, 2.18. Công ty có nguy cơ bị thiếu tôm nguyên liệu cho sản xuất và dự trữ vậy nên công ty phải có kế hoạch tìm thêm các nhà cung cấp có uy tín để mua đủ số tôm nguyên liệu cho công ty.
N=30
N=30
Hình 2.15: Sản lượng tôm NL cung cấp Hình 2.16: Sản lượng tôm sú cung cấp
N=30
N=30
Hình 2.17: Sản lượng tôm thẻ cung cấp Hình 2.18: Sản lượng tôm càng cung cấp
Nhận xét quá trình mua của công ty CP Thủy Sản Số 1
Đa số các nhà cung cấp đều có mối quan hệ thân thiết và hợp tác lâu năm với công ty vì vậy họ hài lòng với giao dịch mua bán của hai bên, đa số nhà cung cấp hài lòng về cách nhận hàng của công ty công ty nhiều, điểm trung bình sự hài lòng của các nhà cung cấp là 3,37 điểm/ 5 điểm, công ty luôn thanh toán đúng theo hợp đồng vì vậy hầu hết các nhà cung cấp đều thấy hài lòng, điểm trung bình mức độ hài lòng về cách thanh toán của công ty cao 3, 43 điểm/ 5 điểm. Giá cả mua bán theo giá thị trường nên đa số nhà cung cấp thấy bình thường và cũng hài lòng với mức giá thỏa thuận của hai bên đạt 3,27 điểm/ 5 điểm. Cụ thể xem hình 2.19.
N=30
N=30
Hình 2.19: Mức độ hài lòng của nhà cung cấp Hình 2.20:Hình thức bán quan tâm
Các hình thức bán được quan tâm khi bán tôm nguyên liệu
Qua kết quả khảo sát hình 2.20 ta thấy vì kết quả thu hoạch hay thất thường nên hình thức hợp đồng thời vụ được quan tâm nhất 34%, bán cho nơi trả giá cao 31%.
Kho lạnh công ty CP Thủy Sản Số 1:
Vị trí, kích thước của kho lạnh:
Kho lạnh của xí nghiệp tại Củ Chi cao 7m, sâu 16m, ngang 40m, gồm 2 kho liền nhau có hành lang 4m nối liền 2 kho. Kho A chứa được 1000 tấn thường sử dụng để chứa nguyên liệu, kho B chứa khoảng 500 tấn dùng để chứa thành phẩm sản xuất ra. Cuối hành lang có cửa thông với phòng bao trang ở xưởng sản xuất để thuận tiện cho việc chuyển nguyên liệu sau khi đã được xử lý hoặc thành phẩm vào kho. Có 2 xe nâng để chuyển hàng từ container hoặc xe tải lên và xuống kho.
Kho lạnh ở xí nghiệp tại Âu Cơ gồm 9 kho. Các kho đều có diện tích bằng nhau, cao 3m, rộng 10m, ngang 17m. Cả 9 kho chứa được 1200 tấn. Kho 1, 2, 3 chứa nguyên liệu, kho trung chuyển 4, 5 cạnh phòng bao gói thông với phòng này bằng cửa nhỏ để tiện cho việc chuyển thành phẩm sau khi bao gói vào kho. Kho chứa thành phẩm 6, 7, 8 đặt phía sau công ty hạn chế tác động xấu từ môi trường. Hiện kho 9 đang bỏ trống.
Nguyên liệu tôm và các sản phẩm tôm đều được bảo quản ở kho lạnh Củ Chi do các sản phẩm tôm đều sản xuất ở nhà máy này. Nên em tìm hiểu về kho tại Củ Chi.
Điều kiện bảo quản:
Cấu trúc tường và trần kho: Cấu trúc tường và trần kho lạnh có lớp cách nhiệt, cách ẩm tốt để nhiệt và ẩm khó xâm nhập vào trong kho lạnh để kho lạnh có nhiệt độ bảo quản ổn định tránh làm hư hỏng sản phẩm.
Nền kho: Được xây dựng trực tiếp trên mặt đất, do nhiệt độ của kho thấp do đó sau một thời gian sẽ có hiện tượng tạo đá dưới nền kho vì vậy sẽ không xếp sản phẩm trực tiếp lên nền kho mà dùng khung kệ sắt xếp sản phẩm lên.
Cửa kho: Có tới hai lớp cửa một lớp đóng kho bên ngoài kho, cách một khoảng rộng lại có thêm cửa kho đóng kín kho và có màn che chắn tránh cho không khí xâm nhập vào kho làm độ ẩm tăng. Độ ẩm cao sẽ ngưng tụ thành băng tuyết trên bề mặt dàn lạnh khi đó nó sẽ làm nhiệt độ trong kho không ổn định, sản phẩm dễ bị biến đổi.
Nhiệt độ bảo quản: Nhiệt độ kho lạnh -200C, trong kho có lắp đèn chiếu sáng.
Cách sắp xếp hàng trong kho trữ đông: Kho ở Củ Chi xếp thùng nguyên liệu lên khung kệ sắt đã thiết kế sẵn, cách tường 20cm và cách trần nửa mét, xếp chồng các thùng nguyên liệu hoặc sản phẩm lên nhau.
Hình 2.21: Cửa kho lạnh ở Củ Chi Hình 2.22: Cách xếp hàng trong kho
Nguồn: Hình tự chụp – ngày 3/4/2011 Nguồn: Hình tự chụp – ngày 3/4/2011
Quản lý kho nguyên liệu-kho A:
Sức chứa: Kho nguyên liệu chứa được 1000 tấn, nhưng hiện chỉ chứa 700 tấn.
Nơi để chứa tôm nguyên liệu chứa được 500 tấn, hiện nay mới chỉ chứa 350 tấn. Vậy hiện nay kho chứa nguyên liệu còn trống nhiều, công ty có thể trữ thêm nguyên liệu.
Xếp kho: kho nguyên liệu được chia ra những khu nhỏ A1, A2,…..A12 để chứa hàng nguyên liệu, mỗi khu sẽ chứa nguyên liệu để sản xuất cho mỗi khách hàng riêng, như khu A1, A2, chứa nguyên liệu sản xuất nội địa, A3 chứa nguyên liệu sản xuất hàng cho Lansea Food Hàn Quốc, khu A4 chứa nguyên liệu sản xuất cho Alphabay Pháp… Trong mỗi khu chia ra từng kệ để chứa nguyên liệu theo từng loại như kệ 1 của khu A1 chứa nguyên liệu mực, kệ 2 của khu A2 chứa nguyên liệu tôm sú, ...và mỗi kệ còn chia ra nhiều ngăn chứa từng size của mỗi loại, ví dụ kệ 2 chia ra ngăn 1 chứa tôm size 41-50, ngăn 2 chứa 51-60,... đặt mã cho từng vị trí đã chia, như đặt mã A3.2.1 là nguyên liệu sản xuất cho Lanse Food, nguyên liệu tôm sú size 41-50. Khi nhập nguyên liệu vào sẽ xếp nguyên liệu vào đúng từng vị trí. Nhưng do kho mới đi vào hoạt động nên đôi khi nhân viên giữ kho còn thấy chỗ nào trống thì xếp vào mà không theo vị trí đã chia. Rất khó khi lấy nguyên liệu ra và cũng khó quản lý.
Xuất nhập: nhập nguyên liệu vào quản lý bằng phiếu nhập, khi xuất nguyên liệu ra sản xuất cũng làm phiếu xuất nội bộ trên các phiếu này ghi rõ số lượng mỗi loại nguyên liệu nhập xuất và ngày tháng năm nhập xuất.
Theo dõi nguyên liệu tồn kho: Mỗi ngày xuất nhập loại nguyên liệu nào, size nào, số lượng bao nhiêu sẽ viết lại trong sổ riêng cuối tháng sẽ nhập vào bảng excel số lượng phát sinh trong kỳ, từ số lượng đầu kỳ sẽ tính số lượng tồn cuối kỳ mỗi tháng.
Kiểm kê hàng nguyên liệu: Phòng sản xuất kiểm kê và lập bản riêng, phòng kinh doanh cũng kiểm kê và lập một bảng riêng. Không chú ý đến việc “nhập trước xuất trước” cứ lấy nguyên liệu ở nơi thuận tiện nhất đem ra sản xuất dẫn đến cứ lấy nguyên liệu mới nhập vào đem ra sản xuất trong khi những nguyên liệu được trữ lâu vẫn còn lại nên có khi nguyên liệu bị quá hạn không thể đem ra sản xuất.
Kho thành phẩm-kho B:
Sức chứa: Kho thành phẩm chứa được 500 tấn nhưng do sản phẩm sản xuất ra thường xuất bán ngay thời gian lưu kho ngắn nên kho vẫn trống nhiều, hiện kho vẫn có thể chứa thêm 100 tấn sản phẩm.
Xếp kho: Kho B cũng được chia ra từng khu B1, B2…để chứa sản phẩm của từng khách hàng. Mỗi khu chia ra từng kệ để chứa từng loại sản phẩm, như chia ra kệ 1 chứa những sản phẩm làm từ tôm, kệ 2 chứa những sản phẩm làm từ mực,…Mỗi kệ lại chia ra từng ngăn để chứa những sản phẩm khác nhau trong mỗi loại như ngăn 1 chứa tôm sú PTO, ngăn 2 chứa tôm sú xẻ bướm… Và khi xếp hàng vào kho thì sẽ xếp theo đúng vị trí đã quy định.
Xuất nhập: Mỗi lô hàng nhập vào hay xuất ra đều có phiếu xuất, nhập kho từ
phòng kinh doanh đưa xuống kho ghi rõ lý do xuất nhập, số lượng mỗi loại và ngày
tháng xuất nhập. Quản lý rất chặt chẽ, hợp lý.
Tồn kho: Số nhập xuất và tồn kho được cập nhật vào phần mềm là căn cứ vào số sổ sách ghi chép của Thủ kho. Do số lượng mặt hàng quá nhiều nên hay bị sai lệch.
Tóm tắt SWOT hoạt động thu mua tôm nguyên liệu của công ty:
Điểm mạnh (Strength)
Điểm yếu (Weakness)
- Phương thức thu mua chủ yếu là đại lý: giảm bớt chi phí, nhân lực cho hoạt động thu mua và mua được hàng số lượng lớn.
- Sức chứa kho lạnh lớn có thể trữ được số lượng tôm nguyên liệu nhiều, có nguyên liệu sản xuất khi trái mùa.
- Quy trình xử lý, bảo quản nguyên liệu đạt tiêu chuẩn của Cục ATVSTP.
- Cán bộ thu mua có nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_chuoi_cung_ung_7813.doc