Báo cáo Chuyên đề khảo sát thiết kế xây dựng công trình thông tin

Trường hợp chôn cáp nơi nền đất đá cấp I,II độ sâu rãnh chôn cáp là 1.2m. Trường hợp cáp quang ở nền đất đá cấp III độ sâu rãnh chôn cáp là 0.7m. Trường hợp cáp quang ở nền đất đá cấp IV,V độ sâu rãnh chôn cáp là 0.5m. ở nơi đất mềm tơi xốp không thể đào sâu được vì dễ sụt nở thì phải dùng giải pháp đầm chặt ( tăng hệ số đầm chặt đến K=0.95 ) và dùng ống PVC để bảo vệ thêm cho cáp. ở những đoạn cáp qua sông độ chôn sâu cáp là 1.5m dưới đáy sông. Những trường hợp đặc biệt có quy định thiết kế riêng.

 Khi cáp qua cầu, phải đặt cáp trong ống nhựa PVC 34 và ngoài cùng là ống sắt 67. Lợi dụng thành cầu và vách cầu để lắp đặt đường cáp. Nơi cáp lên và xuống cầu nhất thiết phải xây ụ quầy bằng bê tông phù hợp với điều kiện lắp đặt. ụ quầy phải không cản trở giao thông và gây tác động có hại tới kiến trúc cầu. Phải để dư cáp tại mỗi đầu cầu ít nhất là 12m cho việc sửa chữa sau này.

 Khi cáp qua sông, ao hồ mương ngòi mà không đặt trên cầu thì có thể làm cột vượt hoặc chôn trực tiếp dưới ao,hồ, sông theo thiết kế tương ứng với treo cáp qua cột vượt hoặc chôn trực tiếp. Nơi bắt đầu qua sông cũng phải xây ụ cầu và phải có biển báo rõ ràng. Phải có máng bằng bê tông hoặc bằng sắt để bảo vệ cáp nơi cập bờ và có nơi dòng chảy xiết. Cáp chôn trực tiếp dưới lòng sông, ao hồ không cần bảo vệ bằng tấm bê tông nhưng phải có biện pháp thi công phù hợp để đảm bảo đủ độ sâu an toàn. Cáp qua mương ngòi nhỏ thì phải dùng ống sắt 67 đủ bền để dẫn cáp qua mương và cũng phải có biển báo rõ ràng.

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chuyên đề khảo sát thiết kế xây dựng công trình thông tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng các công trình thông tin Xây dựng công trình thông tin phải tính đến sự phát triển của mạng viễn thông trong tương lai, đồng thời phải đảm bảo tính kế thừa của mạng lưới hiện tại phát huy có hiệu quả cao nhất trong quá trình khai thác và bảo dưỡng mạng lưới. Chi phí xây dựng công trình thông tin phải đảm bảo tiết kiệm tối đa tránh lãng phí của cải vật chất và thời gian nhân công lao động. Việc xây dựng công trình thông tin phải đảm bảo cho việc khai thác và bảo dưỡng được thực hiện một cách dễ dàng Việc xây dựng công trình thông tin không được gây ảnh hưởng nguy hại tới các công trình khác, không gây điều kiện xấu với môi trường Phải đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quả trình xây dựng khai thác và bảo dưỡng sau này. Trường hợp xây dựng các công trình trọng điểm khi thiết kế thi công cần tính đến dự phòng chiến tranh và sự cố lớn. Phần i : khảo sát thiết kế công trình thông tin. Phần ii : thiêt kế công trình thông tin. Phần i : khảo sát thiết kế công trình thông tin quy định chung -Khảo sát thiết kế là công việc bắt buộc phải làm trước khi thiết kế. -Khảo sát thiết kế phải căn cứ theo: +Dự án đầu tư. +Yêu cầu của chủ đầu tư. -Tổ chức khảo sát thiết kế là đơn vị có tư cách pháp nhân có đăng kí kinh doanh và hành nghề chứng từ xây dựng. -Tổ chức khảo sát thiết kế và chủ nhiệm đề án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính pháp lý của các tài liệu số liệu và bản vẽ trong hồ sơ thết kế. -Hồ sơ khảo sát thiết kế phải thể hiện đầy đủ theo quy định hiện hành của nhà nước và của ngành. Ii yêu cầu chung - Khảo sát thiết kế phải phản ánh đầy đủ chính xác bằng số liệu thuyết minh tình trạng địa hình địa chất khí tượng thuỷ văn điện trở suất của đất tình trạng xã hội quy hoạch...tại địa điểm tuyến cáp sẽ xây dựng. - Khảo sát thiết kế phải phản ánh được hiện trạng công trình gồm vị trí nơi cáp nhập trạm độ dài các đoạn cáp nhập trạm vị trí các trạm đầu cuối và các trạm trung gian trên tuyến cáp thiết bị phụ trợ các nơi rẽ cáp...hiện trạng chung các công trình thông tin có liên quan cũng phải được thể hiện trong khảo sát thiết kế khi cần thiết iii dụng cụ dùng trong khảo sát thiết kế : Các dụng cụ dùng trong khảo sát thiết kế phải đảm bảo đầy đủ các chức năng và tính xác cần thiết. 1. Công cụ nghiên cứu sư bộ : - Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50000, 1:100000. - Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000 nếu cần thiết. 2. Công cụ dụng cụ thiết bị định tuyến định trạm trên thực địa : Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng loại công trình để chọn loại thích hợp trong số các dụnh cụ sau: Máy đo máy ngắm quang học và các phụ kiện kèm theo Xe lăn đo dộ dài chuyên dụng Các loại thước đo độ dài, máy quay phim hoặc camera dùng băng từ và máy chụp ảnh. Các loại cọc mốc và dụng cụ đóng mốc. Bản vẽ lưu động và các loại văn phòng phẩm phù hợp. Máy tính xách tay. 3. Công cụ, dụng cụ, thiết bị khảo sát địa chất : - Các loại máy khoan thiết bị khảo sát địa chất - Máy đo điện trở suất của đất. Iv. phương pháp khảo sát thiết kế : 1. Khảo sát thiết kế sơ bộ bằng bản đồ : Sửdụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50000 hoặc 1:100000 để xác định sơ bộ vị trí tuyến và các nhà trạm. Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500hoặc 1:1000 để xác định sơ bộ vị trí tuyến và các nhà trạm ở trong thành phố, thị xã,thị trấn,khu công nghiệp... 2. Khảo sát thiết kế chi tiết trên thực địa : Đối với tuyến cáp nằm trong vùng địa hình phức tạp như đồng ruộng, đồi nương... cần áp dụng phương pháp đo bằng máy ngắm quang học. Đối với tuyến cáp nằm ở địa hình thuận lợi như ven đường, bãi phẳng...có thể dùng xe đo, thước đo. 2.1-Đối với tuyến cáp treo : Tại vị trí dựng cột phải đóng cọc mốc. Đối chiếu và đánh dấu những vị trí dựng cột lên bản vẽ mặt bằng. 2.2-Đối với tuyến cáp cống : Dùng bản đồ có sẵn của các vùng có tuyến cáp đi qua để phóng đại thành bản đồ có tỷ lệ cần thiết. Đo lại trên thực địa để điều chỉnh lại những điểm mà thực địa đã thay đổi không giống như bản đồ cũ. Phải đánh dấu vị trí bể cáp trên thực địa. nếu đóng cọc được phải đóng ngập hết cọc, chỉ để lộ mặt đầu cọc có ghi số. nếu là đường nhựa phải sùng sơn đỏ đánh dấu vào mặt đưòng. 2.3-Đối với tuyến cáp chôn trực tiếp : Trên đường thẳng cứ 100m và tại một cọc đóng một cọc mốc.nếu vị trí cọc mốc không gây trở ngại cho xe cộ và người đi lại thì phần cọc mốc thừa trên mặt đất là 20cm, cọc mốc có viết chữ đánh dấu.Tại những vị trí đóng cọc gây trở ngại giao thông cần ghi chép tỉ mỉ trong bản vẽ mặt bằng về vị trí của tuyến. Có biện pháp kiểm tra tình trạng địa chất, địa hình của tuyến. 2.4- Đối với cáp đi trong hầm : Sử dụng cáp dây để đo khảo sát. Đánh dấu các vị trí đặt hộp kéo cáp, các số liệu và các đặc điểm đặc trưng của hầm. 2.5- Đối với cáp đi trong nhà: Sử dụng thước dây để do. Đánh dấu các vị trí đặt cáp, nơi rẽ cáp, vị trí đặt cầu cáp, đặt giá phối cáp. V. Nội dung khảo sát thiết kế : Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng công trình có thể quy định nội dung khảo sát thiết kế sơ bộ để đảm bảo thuận tiện cho việc khảo sát thiết kế. Nội dung khảo sát thiết kế trên thực địa phải được tiến hành chi tiết và cụ thể cho từng chủng loại hệ thống cáp được lắp đặt. 1. Đối với cáp treo: Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm trên bản đồ. Khảo sát chi tiết trên thực địa về tuyến cáp và vị trí đặt trạm. Tuyến và trạm được khảo sát trên cơ sở đã có sự thoả thuận bằng văn bản của các cơ sở có liên quan. Xác định các tham số thực địa bao gồm: vùng gió, điều kiện tải trọng, các tác động đối với cột và cáp, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất, tình hình giông, sét, địa hình địa chất tại vị trí chôn cột. Đồng thời xác định chủng loại, quy cách và các giải pháp gia cố, gia cường cột và cáp. Xác định cư ly khoảng cột( kể cả khoảng vượt), số lượng, chủng loại, quy cách cáp treo trên cột. Xác định cự ly các truyến và các vật thể hoặc các công trình kiến trúc xây dựng dọc theo tuyến. 2. Đối với cáp cống: Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm trên bản đồ. Khảo sát chi tiết trên thực địa về tuyến cáp và vị trí đặt trạm. Tuyến và trạm được khảo sát trên cơ sở đã có sự thoả thuận bằng văn bản của các cơ sở có liên quan. Khảo sát địa hình, loại đất đá cần đào đắp, các tác nhân xâm thực và ăn mòn cáp, lượng và mức nước ngầm, mức độ úng lụt đối với cáp khi mưa bão ở vùng đặt cáp. Xác định tình hình dông, sét của khu vực đặt tuyến trạm. Xác định chủng loại và quy cách cống và bể và dung lượng đường ống cần thiết. Xác định độ chôn sâu và khoảng cách đặt đường ống cáp ở các môi trường đặt ống cáp : vỉa hè, lòng đường, vượt đường sắt, đường bộ, vượt qua cống thoát nước,vượt qua đường điện ngầm,vượt cầu cống, ở trên/dưới/cạnh các công trình kiến trúc- xây dựng ngầm và nổi (hiện tại và qua qui hoạch). Xác định số lượng và chủng loại cáp,qui cách kéo cáp,bán kính cong tại các điểm uốn cong của tuyến cáp. Xác định vị trí các bể cáp. Xác định cự ly giữa tuyến cáp với các vật thể,các công trình khác có liên quan dọc theo tuyến cáp. 3. Đối với cáp chôn trực tiếp : Khảo sát sơ bộ hướng tuyến, vị trí trạm trên bản đồ. Khảo sát hướng tuyến, vị trí trạm chitiết, cụ thể trên thực địa. Xác định tình hình dông, sét của khu vực đặt tuyến, đặt trạm. Khảo sát địa hình, địa chất, loại đất đá cần đào đắp, các tác nhân xâm thực và ăn mòn cáp, lượng và mức nước ngầm, mức độ úng lụt khi mưa lũ, tình hình sạt lở tuyến có thể xảy ra đối với vùng đặt cáp. Khảo sát nơi qua cầu, qua sông ao hồ kênh mương... và xác định nơi cáp đi qua. Xác định độ chôn sâu, phương pháp đặt cáp và khoảng cách đặt cáp ở các môi trường chôn cáp: ven đường, dưới ruộng, dưới ao hồ, mương ngòi, sông suối, sông qua cầu qua cống, cạnh taluy dương, cạnh taluy âm và vượt chéo hay ở cạnh các công trình ngầm hoặc nổi khác ( hiện tại hoặc theo quy hoạch ). Xác định số lượng chủng loại, quy cách đặt cáp chôn trực tiếp, bán kính cong tại các điểm uốn cong của tuyến cáp. Xác định vị trí các hố nối, hố dự trữ. Xác định cự ly với các vật thể, các công trình khác có liên quan dọc theo tuyến cáp. 4 . Đối với cáp đi trong hầm Xác định chủng loại, quy cách hầm cáp bao gồm : Loại vật liệu xây dựng hầm cáp Thông hơi, thông gió, an toàn về hoả hoạn. Giá để đặt cáp trong hầm. 5 . Đối với cáp đi trong nhà : Xác định điều kiện đặt cáp ( đặt trong ống, trong máng cáp hoặc để trần ) Dự kiến đặt cáp trong nhà. Xác định các điều kiện an toàn về hoả hoạn. Xác định nơi sẽ phải uốn cong cáp. 6. Khảo sát thiết kế nhà trạm : Xác định địa hình, địa lý và vị trí đặt trạm. Xác định tổng mặt bằng khu vực đặt trạm. Xác định các dữ liệu về cơ sở hạ tầng khu vực đặt nhà trạm ( các công trình liên quan đến nhà trạm, điều kiện vật tư có sẵn ) Xác định khu vực mặt bằng thuận lợi cho hệ thống tiếp đất cho nhà trạm. VI . Hồ sơ khảo sát thiết kế : Nội dung hồ sơ khảo sát thiết kế phải thể hiện : Đầy đủ chính xác, có sở cứ pháp lý và kinh tế kỹ thuật. Những khó khăn tồn tại chưa giải quyết được. Hoặc những vấn đề chưa được Xác định cần phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Dự kiến về biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại. Sơ đồ tuyến cáp trong bối cảnh có công trình kiến trúc cố định. Kí hiệu ghi chép phải thống nhất và đúng theo quy định của Nhà nước. Phần 2 Thiết kế công trình thông tin I . Quy định chung : Trong quá thình thiết kế cần quan tâm đến xu thế ngầm hóa tất yếu và phải tính đến đặc điểm và hiệu quả kinh tế của từng công trình cụ thể trong tổng toàn công trình và trong thời gian sử dụng công trình. Việc thiết kế công trình thông tin được tiến hành sau khi dự án khả thi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thiết kế chỉ thực hiện sau khi có hồ sơ khảo sát. Thuyết minh bản vẽ phải đầy đủ, chính xác về nội dung xây lắp công trình, các yêu cầu và hướng dẫn công tác xây lắp, các số liệu, tiêu chuẩn cần đạt được. Việc thiết kế phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các quy phạm khác của nhà nước có liên quan. Nội dung thiết kế xây dựng, lắp đặt công trình thông tin phải bao gồm các tính toán định lượng kết hợp với phân tích định tính chặt chẽ để quyết định các giải pháp kinh tế – kỹ thuật và đưa ra các giải pháp kinh tế – kỹ thuật cần đạt được , so sánh chúng với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng có liên quan. Các công trình thông tin phải đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai. Công trình thông tin phải được trang bị chống sét và tiếp đất quy định tại quy phạm TCN 68-174:1998, TCN 68-141:1999... Phải sử dụng các loại cáp có khả năng chống mối và các loại gặm nhấm tại các khu vực có nguy cơ bị mối xông hay bị các loại gặm nhấm phá hoại. Phải đưa ra các phương án thiết kế tối ưu để cấp có thẩm quyền phê duyệt. II . Cơ sở thiết kế: 1. Các văn bản làm cơ sở thiết kế: Quyết định phê duyệt dự án khả thi ( dự án đầu tư ) của cấp có thẩm quyền. Các văn bản thoả thuận tuyến cáp hay nhà trạm của các cơ quan hữu trách. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm xây dựng của nhà nước và của nghành. Các định mức kinh tế-kĩ thuật có liên quan đến thiết kế. Các tài liệu, số liệu, thông số kỹ thuật, chất lượng kèm theo nguồn gốc hồ sơ, hình thức cung cấp thiết bị. Các hồ sơ tài liệu thu thập được trong quá trình khảo sát. 2. Nội dung thiết kế kỹ thuật: 2.1. Phần thuyết minh: Thuyết minh tổng quát: Cơ sở lập thiết kế kỹ thuật, tóm tắt nội dung thiết kế được chọn và các phương án thiết kế, các thông số và chỉ tiêu đạt được của công trình theo phương án được chọn. Đưa ra những chỉ tiêu kinh tế –kỹ thuật mà công trình phải đạt được. Giải pháp thi công. +Thuyết minh về việc đền bù, giải phóng mặt bằng. +Giải pháp kỹ thuật thi công công trình. +Phương án vận chuyển vật tư thiết bị và những lưu ý về an toàn lao động trong khi thi công công trình. 2.2. Phần bản vẽ: Bản vẽ tổng thể tuyến có tỷ lệ theo mức độ chính xác cần thể hiện (thường 1:250 000 đến 1:500 000). Mặt bằng bố trí chi tiết các hạng mục công trình. Các bản vẽ kỹ thuật. 2.3. Phần tổng dự toán: Các cơ sở lập tổng dự toán. Tài liệu diễn giải và tổng hợp khối lượng lắp đặt công trình. Tổng dự toán được lập theo khối lượng lắp đặt công trình nêu trên và các văn bản hướng dẫn lập giá và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do cấp có thảm quyền ban hành. 3. Nội dung thiết kế kỹ thuật thi công: 3.1. Phần thuyết minh: Cơ sở và văn bản pháp lý để thiết kế Có thuyết minh hướng dẫn về trình tự thi công, có thuyết minh thiết kế chi tiết mặt bằng, mặt cắt của từng hạng mục công trình, thể hiện đầy đủ vị trí và kích thước của các chi tiết kết cấu thiết bị. Có liệt kê khối lượng xây lắp và thiết bị của hạng mục công trình. Các yêu cầu về an toàn lao động trong khi thi công. 3.2. Phần bản vẽ Bản vẽ thi công tuyến cáp (thường có tỷ lệ 1:2 000), các mặt cắt cần thiết (thường có tỷ lệ 1:2 000 đến 1:1). Bản vẽ cần thể hiện chi tiết các bộ phận công trình bao gồm vị trí, kích thước, quy cách và số lượng của từng hạng mục công trình. Bản vẽ phải thể hiện các chi tiết về lắp đặt thiết bị bao gồm vị trí, kích thước, quy cách và số lượng của từng loại thiết bị, cấu kiện liên kiện và vật liệu, những ghi chú cần thiết cho người thi công và hướng dẫn của hãng chế tạo thiết bị. 3.3. Dự toán chi tiết : Các căn cứ và cơ sở để lập dự toán. Các phụ lục cần thiết. Tổng hợp dự toán kinh phí của toàn bộ công trình. III . Nguyên tắc thiết kế : 1. Chọn tuyến đặt cáp phải tuân thủ các nguyên tắc sau: -Hợp lý và kinh tế nhất. -Bảo đảm tham số truyền dẫn của tuyến cáp. -Thi công thuận lợi hoặc không quá khó khăn, phức tạp(tránh các khu vực như : đầm lầy, vực sâu, dốc cao, vùng có nước suối lở lớn, vùng có động đất, vùng có độ ăn mòn cao). -Thuận lợi cho vị quản lý, bảo dưỡng lâu dài. 2. Tính toán đặc tính truyền dẫn: Phải dựa vào các tham số đã được quy định trong các quy trình, các tiêu chuẩn hiện hành. IV . Thiết kế tuyến cáp treo: 1. Thiết kế treo cáp: Phải sử dụng dây tự treo làm dây treo cáp nhưng phải tính toán lực kéo, độ trùng tiêu chuẩn cho phép và sử lý cáp tại các cột. Tại những nơi nguy hiểm như có gió lớn, đổi hướng tuyến...phải có biện pháp gia cố thêm các nút buộc gẵn cáp với dây tự treo và cột. Trường hợp cột vượt hoặc khoảng cách giữa hai cột lớn phải thiết kế dùng thêm dây phụ trợ treo cáp để đảm bảođộ chịu lực. Phải đảm bảo khoảng cách theo bảng 1, 2, 3. Bảng 1: Quy định về khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của tuyến cáp treo với các kiến trúc khác STT Loại kiến trúc Khoảng cách(m) 1 2 3 4 5 Vượt đường ôtô có xe cần trục qua Vượt đường sắt ở trong ga(tính đến mặt ray) Vượt nóc nhà và các kiến trúc cố định Cáp thấp nhất các dây cao nhất của đường dây thông tin khác chéo nhau Song song ví đường ô tô, điểm thấp nhất cách mặt đất 5.5 7.5 1.0 0.6 3.5 Bảng 2 : Quy định về khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất của tuyến cáp treo với các kiến trúc khác. STT Loại kiến trúc Khoảng cách(m) 1 2 3 4 5 Từ cột treo cáp đến thanh ray gần nhất Từ cột treo cáp đến mép ngoài của dây Từ cột treo cáp đến nhà cửa và các kiến trúc khác Khoảng cách giữa hai cột kép( tính từ điểm giữa các cột kép) Từ cột treo cáp tới vỉa hè 4/3 chiều cao cột 1.0 3,0 8.5 0.5 Bảng 3: Quy định về khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của tuyến cáp treo với đường dây điện lực STT Loại dây điện lực Khoảng cách(m) 1 2 Với dây điện lực hạ thế Với dây điện lực cao thế: - Từ 1Kv đến 10 Kv - Từ 10Kv đến 110 Kv - Từ 110Kv đến 220 Kv - Từ 220Kv đến 500 Kv 1.25 3.0 5.0ữ7.0 10 20 Đối với những đoạn tuyến cáp đi qua vùng đồi núi thì ngoài việc trang bị lắp ghép và hãm buộc dây treo trên cột còn phải chý ý đến sự biến đổi độ dốc. Đối với trường hợp cáp quang vượt qua cầu hoặc men theo vách đá có thể lợi dụng thành cầu và vách đá cho cáp vượt qua. 2. Trang bị cột: Phải dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành để tính toán chiều cao và độ chôn sâu cột,độ võng. Khoảng cách giữa các cột và ảnh hưởng của mỗi trường hợp đến cáp. Khoảng cách 40 m là khoảng cách cột chuẩn. Đối với trường hợp đặc biệt khi khoảng cột lớn hơn 40 m thì phải thiết kế cột riêng và có biện pháp gia cố cột theo các điều kiện thực tế và quy định của nhà nước về thiết kế cột để đảm bảo an toàn. Cột 5.7m chôn sâu1.2m Cột 6.5m chôn sâu1.4m Cột 7.3m chôn sâu1.5m Độ võng cảu cáp không vượt quá 1.5% khoảng cột. Các cột vượt đường,nhà... phải trang bị thanh nối và biện pháp gia cố cột. 3. Trang bị dây co: Dây co phải bằng dây thép mạ kẽm có n sợi đường kính mỗi sợi là 4mm xoắn với nhau( n=3, 5, 7, 9 xác định theo thiết kế ). Cần phải tính toán vị trí mắc dây co trên cột đặt gần trọng tâm lực, nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa dây co và cáp. Trên cột chuẩn bị vượt dây co phải buộc gần sát chỗ kẹp cáp, dây co ở mỗi tầng phải làm riêng một thanh hãm hoặc móng dây co, khi cần thiết thì mỗi tầng dây co có thể dùng chung một thanh hãm hoặc một móng dâyco nhưng phải tính đến khả năng chịu lực kéo bật của dây co. 4. Trang bị thanh chống và ụ quầy cho cột: Tại những vùng ngập nước, sình lầy,đất mềm phải thiết kế xây dựng chân chống, xây móng cột và ụ quầy gia cố cho cột. Ơ những vị trí không làm được dây co thì trang bị chân chống để thay dây co gia cố cột. Cột vượt và cột chuẩn bị vượt đều phải được đổ móng bê tông chôn cột chung cho cả hai nhánh. Kích thước móng cột phải tính toán cụ thể. Bảng 4 : độ võng tham khảo của cáp treo(m) Khoảng cột(m) Nhiệt độ(c) 40 50 60 70 80 10 20 30 40 0.4 0.42 0.44 0.46 0.5 0.52 0.54 0.55 0.56 0.58 0.60 0.62 0.6 0.62 0.64 0.66 0.64 0.66 0.68 0.79 5. Trang bị chống sét: Cứ khoảng 200m dọc theo tuyến cáp phải trang bị một cọc tiếp đất nối vào dây treo kim loại và thành phần kim loại của cáp treo. Trên cột vượt và cột chuẩn bị vượt phải trang bị dây thu lôi. Đối với cột bê tông, cần làm dây thu lôi ngoài dọc từ trên ngọn xuống chân cột. Đối với cột sắt có thể hàn kim thu lôi vào ngọn cột và hàn dây đất vào gốc cột. Điện cực tiếp đất của dây thu lôi phải chôn cách xa cột. Khi cột vượt là cột chữ H phải trang bị dây thu lôi riêng biệt ở hai nhánh của cột và điện cực tiếp đất của dây thu lôi phải chôn cách xa chân cột và chôn theo hai hướng ngược nhau. V . Tuyến cáp chôn trực tiếp: Thiết kế tuyến cáp chôn trực tiếp với độ sâu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của cáp chôn. Phải trang bị băng báo hiệu ngay trên cáp chôn trực tiếp. Cứ 200m phải có mốc đánh dấu tuyến cáp. Phải có mốc đánh dấu riêng cho tuyến cáp tại những vị trí tuyến cáp đổi hướng, tại các bể chứa măng xông và tại các hố dự trữ cáp. Mốc cáp phải đúc bằng bê tông cốt thép. Trường hợp chôn cáp nơi nền đất đá cấp I,II độ sâu rãnh chôn cáp là 1.2m. Trường hợp cáp quang ở nền đất đá cấp III độ sâu rãnh chôn cáp là 0.7m. Trường hợp cáp quang ở nền đất đá cấp IV,V độ sâu rãnh chôn cáp là 0.5m. ở nơi đất mềm tơi xốp không thể đào sâu được vì dễ sụt nở thì phải dùng giải pháp đầm chặt ( tăng hệ số đầm chặt đến K=0.95 ) và dùng ống PVC để bảo vệ thêm cho cáp. ở những đoạn cáp qua sông độ chôn sâu cáp là 1.5m dưới đáy sông. Những trường hợp đặc biệt có quy định thiết kế riêng. Khi cáp qua cầu, phải đặt cáp trong ống nhựa PVC ỉ34 và ngoài cùng là ống sắt ỉ67. Lợi dụng thành cầu và vách cầu để lắp đặt đường cáp. Nơi cáp lên và xuống cầu nhất thiết phải xây ụ quầy bằng bê tông phù hợp với điều kiện lắp đặt. ụ quầy phải không cản trở giao thông và gây tác động có hại tới kiến trúc cầu. Phải để dư cáp tại mỗi đầu cầu ít nhất là 12m cho việc sửa chữa sau này. Khi cáp qua sông, ao hồ mương ngòi mà không đặt trên cầu thì có thể làm cột vượt hoặc chôn trực tiếp dưới ao,hồ, sông theo thiết kế tương ứng với treo cáp qua cột vượt hoặc chôn trực tiếp. Nơi bắt đầu qua sông cũng phải xây ụ cầu và phải có biển báo rõ ràng. Phải có máng bằng bê tông hoặc bằng sắt để bảo vệ cáp nơi cập bờ và có nơi dòng chảy xiết. Cáp chôn trực tiếp dưới lòng sông, ao hồ không cần bảo vệ bằng tấm bê tông nhưng phải có biện pháp thi công phù hợp để đảm bảo đủ độ sâu an toàn. Cáp qua mương ngòi nhỏ thì phải dùng ống sắt ỉ67 đủ bền để dẫn cáp qua mương và cũng phải có biển báo rõ ràng. Phải trang bị chống sét cho tuyến cáp trong trường hợp cần thiết theo tiêu chuẩn và quy phạm chống sét hiện hành (TCN – 67-135:1995, TCN 68-140:1995, TCN 68 – 174:1998) và các tiêu chuẩn,quy định khác có liên quan. Phải thiết kế bảo vệ măng xông cáp trong bể cáp. Bể cáp chứa măng xông phải đủ rộng để chứa cả cáp dư và có chỗ để gia cố bảo vệ măng xông cáp (thông thường bể măng xông là 4 đan, bể dự trữ là 3 đan). Bảng 5 :quy định về khoảng cách tối thiểu giữa cap quang và các công trình ngầm khác: TT Loại công trình ngầm Song song Chéo nhau Đường điện lực: - Hạ thế - Cao thế Đường ống nước Đường cống nước thải Đường ống dẫn dầu 1,25 m 3,0 m 1,0 m 1,5 m 1,5 m 0,5 m 1,0 m 0,15 m 0,25 m 0,25 m VI . Thiết kế tuyến cáp đặt trong ống: Thiết kế tuyến đặt trong hệ thống cống bể cáp phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành. Khi thiết kế tuyến cống bể cáp phải quy định độ rộng và độ sâu phù hợp với số lượng ống, khoảng cách giữa các ống, khoảng cách lớp ống gần đáy rãnh nhất. Các chỉ tiêu cần phải đảm bảo theo tiêu chuẩn nhành hiện hành (TCN 68-153:1995), theo bảng sau: Bảng 6 : Yêu cầu kỹ thuật cống cáp PVC sử dụng ống ỉ104/114 có các loại và kích thước các loại ống cáp như sau: TT Loại cống cáp Kích thớc rãnh cáp(mm) Miệng Đáy Cao Sâu Sâu (Phần đổ cát) (Dới hè) (Dới đờng) A Loại 1 lớp cống 1 - 2 cống 1 lớp 450 350 365 715 915 2 - 3 cống 1 lớp 600 500 365 715 915 3 - 4 cống 1 lớp 750 650 365 715 915 B Loại 2 lớp cống 1 - 4 cống 2 lớp 450 350 500 850 1050 2 - 6 cống 2 lớp 600 500 500 850 1050 3 - 8 cống 2 lớp 750 650 500 850 1050 C Loại 3 lớp cống 1 - 6 cống 3 lớp 450 350 650 1000 1200 2 - 9 cống 3 lớp 600 500 650 1000 1200 3 - 12 cống 3 lớp 750 650 650 1000 1200 Bảng 7: Quy định về khoảng cách của đường cống bể với các kiến trúc khác: Vị trí cống bể so với các kiến trúc khác Loại ống dẫn nước có đường kính (mm) Cống nước thải các loại Cáp điện lực <300 300 á 500 >500 <35KV ³35KV  Song song (m) ³1 ³1,5 ³2 ³1,5 ³1,25 ³3 Chéo nhau (m) ³0,15 ³0,15 ³0,15 ³0,25 ³0,5 ³1 Vị trí của tuyến cáp nằm ở lòng đường : phải cách mép đường ít nhất 1m và lắp đặt ống PVC siêu bền ỉ104/104x7. Vị trí tuyến cáp ở trên vỉa hè: Phải cách tường nhà ít nhất là 1m và lắp đặt ống PVC ỉ104/114x5 Đường cống bể phải cách ray gần nhất của đường sắt tối thiểu 5m. Khoảng cách song song của đường cống bể với đường sắt tính từ chân ta luy đường sắt. Góc giữa đường sắt với đường cống bể không được nhỏ hơn 600. Bể cáp được thiết kế theo tiêu chuẩn ngành (TCN 68 – 153:1995). Trang bị giá đỡ ống : Khi thiết kế phải quy định khoảng cách tối đa giữa các gá đỡ ống trong nền đất bình thường và trong nền bê tông. Kết luận Trong thời gian thử việc tại Trung tâm mạng truyền dẫn của công ty Điện tử Viễn thông Quân Đội, tôi đã tìm hiểu về Công ty và Trung tâm cả lịch sử cũng như phương hướng phát triển cho tương lai. Tôi tin vào sự phát triển mạnh mẽ của Trung tâm và Công ty trong thời gian tới. Chính vì thế mà tôi mong muốn được cống hiến sức lực cho sự phát triển của Trung tâm cũng như cuả Công ty. Mong Công ty và Trung tâm hết sức tạo điều kiện để tôi có thể phát huy năng lực và hoàn thành tốt công việc được giao. Cũng trong thời gian này, tôi đã học tập và tích luỹ kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên kiến thức và kinh nghiệm làm việc cần được tích luỹ nhiều hơn nữa. Cũng mong Trung tâm và Công ty hết sức tạo điều kiện và tin tưởng để tôi có thể bắt tay vào công việc cụ thể nhiều hơn nữa. Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể những đồng nghiệp trong công ty và Trung tâm đã giúp đỡ và tận tình chỉ bảo cho tôi hoàn thành công việc. Rất mong sự đống góp ý kiến của ban giám đốc, các anh chị đi trước cũng như tất cả các đồng nghiệp, để tôi có thể hiểu biết hơn trong công việc và đống góp công sức cho sự phát triển của Trung tâm và Công ty. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày tháng năm 2003. Người viết báo cáo Nguyễn đức thảo đánh giá, nhận xét và ý kiến của thủ trưởng đơn vị ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC415.doc
Tài liệu liên quan