MỤC LỤC
Lời mở đầu.
Chương I: Chương trình và giá thành tour
1. Chương trình tour.
1.1. Biên chế thành phần
1.2. Lịch trình chuyến đi.
2. Giá thành.
2.1. Giá thành mà công ty đưa ra
2.2. Kết cấu giá thành.
Chương II: Thực trạng tuyến, điểm du lịch.
Chương III: Định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng tour, tuyến.
1. Những nhận thức thực tế sau chuyến đi.
2. Đánh giá chất lượng phục vụ của công ty du lịch Nam Việt.
3.Cách thức tổ chức tour, tuyến.
4. Kiến Nghị.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chuyến đi thực tế tại miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tượng vua trong lăng là một điều thật đặc biệt so với các lăng khác.
Để thực hiện các công trình kiến trúc và trang trí tốn kém ở lăng Khải Định lúc bấy giờ. Nhà vua đã ra quyết định tăng thuế điền trên toàn quốc lên 30%. Kinh phí lớn nhất là phải mua nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Thoạt nhìn Lăng Khải Định giống như một toà lâu đài ở Châu Âu, vì được xây dựng bằng bê tông cốt thép trên một sườn núi. Các vật liệu bản địa có nhưng số lượng không đáng kể
Đến với lăng Khăi Định là chúng ta đến với một kiến trúc lộng lẫy và hoành tráng, đẹp biết bao với kiến trúc tổng thể từ cấp bậc thứ nhất đến cấp bậc thứ 127 nhưng hệ thống đèn điện tháp nhọn. Loại bỏ màu xanh của lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước ao hồ và bể cạn nhưng những con rồng to lớn đã tạo nên các thành bậc thềm của năm tầng sân làm tăng vẻ nãy nề nhưng rất cứng cỏi của toàn bộ công trình những kiến trúc hình khối bằng bê tông. Lăng Khải Định đã cho chúng ta thấy được một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kém phần tráng lệ.
ảnh tư liệu: Lăng Khải Định
Ngoài những nét kiến trúc tiêu biểu trên lăng Khải Định còn cho chúng ta thấy một giá trị nghệ thuật về mặt hội hoạ và nghệ thuật ghép mảnh lên tường những “ bàn tay vàng”. Bằng những đường cong uốn lượn mềm mại của chiếc bửu tàn che ngự loa, các nghệ nhân bậc thầy thời đấy đã tạo cho người xem cái ảo giác rất nhẹ nhàng. ở Huế số pa-nô thể hiện cây cối , lá hoa, khách thăm quan có cảm tưởng như đang thấy gió thổi tre nghiêng, mưa rơi liễu rủ. Trong số, ô bậc khác, các thú vật như chạy nhảy trên núi đồi, đồng cỏ, những đôi chim thì như đang bay lượn, vẫy vùng giữa một không gian.
ảnh tư liệu: Trong lăng.
Với ngoại cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, lăng Khải Định là một tác phẩm mỹ thuật tổng hoà của nhiều dòng văn hoá. Một điểm giao thoa giữa mỹ thuật kim cổ Đông- Tây. Nó phản ánh rõ nét phong cảnh sống thích trưng diện của vua Khải Định lúc sinh thời giữa hai nền văn hoá á- âu của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ.
Mặc dù ở Huế còn có rất nhiều các khu lăng tẩm khác nhưng do thời gian có hạn chúng ta rời xa các khu lăng tẩm để đến với một số công trình kiến trúc mà hiện nay cũng đang thu hút rất nhiều du khách khi đến vơi Huế. Đó là:
Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ toạ lạc trên đồi Hà Khê nay thuộc xã Hưng Lang. Chùa là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế. Chùa được xây dựng trên đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.
ảnh tư liệu: Chùa Thiên Mụ
Chùa được xây dựng từ thế kỷ thư 17 gắn liền với một huyền thoại bà tiên áo đỏ. Bởi vậy mà chùa có tên gọi là Chùa Thiên Mụ (bà trên trời). Kiến trúc của chùa cũng như ngôi chùa khác ở Việt Nam nhưng đáng chú ý là ngọn tháp phước duyên. Tháp xây hình bát giác cao trên 21m chia làm bảy tầng.
ở mặt phía nam ở mỗi tầng tháp có một cửa cuốn đặt tượng phật, riêng tầng trên cùng đặt ba pho tượng ( trước bằng vàng) đã bị mất nay thay bằng tượng đồng.
Chông chùa Thiên Mụ có tên là Đại Hồng Chung, cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 3.285kg là một trong những thành tựu nghệ thuật đúc đồng Việt Nam thế kỷ 18.
Bia đá Chùa Thiên Mụ được dựng năm 1715 cao 36m rộng 1,2m đứng trên long con rùa lớn làm bằng đá cẩm thạch.
Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp của xứ Huế. Vua Thiên Trị, liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong những thắng cảnh của đất thần kính trong bài thơ Thiên Chương Thanh.
Năm 1965, Nguyễn Phúc Chu đã mở giới long trọng tại chùa và mời Ngài Thích Đại Sán, một vị cao tăng người Trung Quốc truyền giới khi ngài vừa từ Trung Quốc tới Phú Xuân thì lịch sử huy hoàng của các chúa Nguyễn trong quá trình khai phá, lập nghiệp ở đàng trong có thể nói được mở đầu bằng công trình xây dựng chùa Thiên Mụ.
ảnh tư liệu: phía trong chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ ngày nay vẫn huy hoang, tráng lệ chính nhờ vào công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đặc hữu xa gần trong suốt mấy chục năm qua.
Đến với chùa Thiên Mụ không khỏi cảm kích trước vẻ đẹp thiên nhiên, trước công trình đời xưa để lại với ngọn tháp đứng soi mình trên dòng sông hương duyen dáng. Nơi đây từ bốn thế kỷ nay với tiếng chuông chùa ngân vang và khói hương ngào ngạt toả ra giữa không gian vắng lặng đã hấp dẫn và đắm say bao lòng người xứ Huế và nhất là du khách bốn phương.
Rời xa ngôi chùa cổ. Chúng ta lại tiếp tục đến thăm một địa danh mới đó la:
điện hòn chén
Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần Ponagar, sau đó người Việt theo Thiên tiên thánh giáo tiếp tục thờ bà dưới danh xưng thánh mẫu thiên Ya Na. Từ năm 1954, Liễu Hạnh công chúa tức Vân Hương Khánh Hậu. Gốc gác là từ miền Bắc cũng được vào thờ trong đây. Ngoài ra điện Hòn Chén người ta còn thờ phật, thành quan công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng đồ đệ của các thần thánh nói trên.
Lễ hội điện Hòn Chén diễn ra một năm 2 kỳ. Tháng 2 lễ xuân tế và tháng 7 lễ thu tế. Lễ hội điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày nay điện Hòn Chén được nhiều người biết đến, chẳng những vì đó là một di tích tôn giáo mà còn là di tích kiến trúc phong cảnh. Công trình kiến trúc tôn giáo ấy đã được người xưa lấy vào trong một cảnh thơ mộng hữu tình của núi sông xứ Huế.
Đến với lễ hội Hòn Chén chúng ta đến với 10 công trình kiến trúc xinh xắn của ngôi đền đều nằm ở lưng chừng sườn Đông Nam thoai thoải của ngọn núi ẩn mình dưới bóng râm của một khóm rừng cổ thụ tán lá xum xuê. Những hệ thống cấp bậc chạy từ đền cao xuống tâm bến nước trong xanh. Mặt sông phẳng được dùng làm chiếc gương cho công trình kiến trúc nghiêng mình soi bóng.
Có một điều thú vị nữa đối với du khách, nhất lá các nhà nghiên cứu dân tộc học, là khi con hổ quyền bên kia sông Hương phải đưa ra đấu trường để bị tiêu diệt, thì ở điện Hòn Chén ở bên này sông Hương con ọp lại được thờ cúng kính cẩn như một vị thần linh.
Điện Hòn chén thật xứng đáng được liệt vào hàng danh lam thắng cảnh số một của Cố Đô.
Chia tay với những kiến trúc, công trình mang tích chất quy mô và mang giá trị lịch sử sâu sắc. Chúng ta đến với điểm du lịch nơi sẽ mang đến cho du khách một cảm giác thoải mái và chìm đắm trong không gian đấy đó là:
Bãi biển lăng cô
Với bãi cát dài hơn 10km, nước biển trong xanh và những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, thuỷ triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều với mức chênh lệch thấp, rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, điều này đã khiến Lăng Cô trở thành một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay.
ảnh tư liệu: Bãi biển Lăng Cô.
Bãi tắm Lăng Cô nằm cạnh đường quốc lộ 1A gần đèo Hải Vân và cách khu rừng Bạch Mã 24km, bãi tắm có độ thoải, nứơc trong xanh, độ sâu trung bình dưới 1m. vào mùa tắm biển từ tháng 4 đến tháng 7 nhiệt độ trung bình là 25ºC. Khu biển Lăng Cô còn có nhiều loại tôm hùm, tôm sú, cua, cá thu, mực,...Gần bãi biển có thắng cảnh làng Chân Mây, làng cá Lăng Cô.
Trời Lăng Cô thật xanh, mây Lăng Cô thật trắng, nước Lăng Cô thật biếc, núi Lăng Cô thật cao. Tất cả làm nên “bãi biển vàng” thứ tư của Huế. Bên cạnh bãi tắm Lăng Cô là đèo Hải Vân- Hải Vân quan một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
Đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân được mệnh danh là “ Thiên nhiên đệ nhất hùng quan”, nằm ở độ cao 469m. Đoạn đường quốc lộ 1 qua đèo Hải Vân dài 20km. Đường xe lửa chui qua 7 hầm đèo trong lòng núi dài tổng cộng là 3.920m.Dãy núi đèo Hải vân là một mạch núi của dãy trường sơn bắc đâm ngang ra biển với nhiều ngọn núi cao và cuối cùng là Hải Vân cao 1172m.
Đèo nằm chênh vênh trên mặt biển. Từ Đỉnh nhìn về phía bắc là biển Lăng Cô, phía nam là toàn cảnh Đà Nẵng, phía tây là đồi núi trùng điệp, phía đông là biển cả bao la. Xe trèo lên đỉnh đèo qua con đường ngoằn nghèo trên 60 khúc ngoặt, cua hình chữ A, Z, gần như thẳng đứng rất nguy hiểm. Nhưng với những du khách thích phiêu liêu mạo hiểm thì không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp mây trời hoà quyện. Đèo Hải Vân là điểm phân tách giữa thành phố Huế và Đà Nẵng.
Từ bao đời nay Đèo Hải Vân là nguồn cảm hứng thi ca vô tận với các nhà thơ, nhà văn Việt Nam, và là bài ca cách mạng một thời “ xẻ dọc trường sơn đi cứu nước” của bộ đội giải phóng.
Thời gian mà chúng tôi ở Huế không đủ để chúng tôi có thể đi thăm quan các danh thắng ở Huế. Bên cạnh những điểm ỏ trên Huế còn có những khu lăng tăm khác, những bãi tắm đẹp, hay những đêm nghe ca hát Huế trên sông Hương.
Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên Huế là quần thể các di tích văn hoá Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại với trên 300 công trình kiến trúc bao gồm một hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu mạo, hệ thống nhà vườn,…Tháng 11/2003, UNESCO công nhận nhã nhạc Huế là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tất cả yếu tố trên là những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho nhiều đối tượng du khách khác nhau. Vì vậy, du lịch Thừa Thiên Huế có một vị trí quan trọng chiến lựơc phát triển du lịch của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Rời xa Huế mộng mơ. Chúng ta đến với vùng đất mới nơi có những di sản văn hoá mang giá trị lớn đó là:
đà nẵng – quảng nam
ảnh bản đồ du lịch Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng: Phía Bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hoà Vang, phía đông là bán đảo Sơn Trà và một loạt các bãi biển đẹp. Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.
Thành phố Đà Nẵng được thành lập năm 1888. Nói đến Đà Nẵng là du khách có thể hình dung ngay rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bởi những nét quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác…
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kề cận ba di sản thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà Nẵng trong khu vực, đó là nơi tiếp đón, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của ba di sản. Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nổi du khách khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này.
Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là “ Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho du khách. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụi, Bãi Rạng,… cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có khu du lịch sinh thái Bà Nà- Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, SaPa của mìên Trung.
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn- cây cầu quay đầy niềm tự hào của người dân thành phố. Cầu sông Hàn biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng của người dân đồng thời cũng là món quà người Đà Nẵng gửi lại muôn đời con cháu mai sau.
Đà Nẵng thành phố bên sông Hàn, thành phố biển xinh đẹp thơ mộng và lòng mến khách của người dân nơi đây, trở thành điểm đến thường xuyên của du khách trong nước và quốc tế.
Bãi biển mỹ khê
Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài khoảng chừng 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng, rất quen thuộc với người dân thành phố.
ảnh tư liệu: Bãi biển Mỹ Khê.
Trước năm 1975, một phần của bói tắm do quõn đội Mỹ chiếm đúng. Họ thiết lập một số cơ sở dịch vụ tại đõy để phục vụ nhu cầu giải trớ, vui chơi của binh lớnh Mỹ.
Bói tắm cú thuận lợi là ở gần thành phố, khụng gian rộng, phong cảnh đẹp và cú đầy đủ dịch vụ cú chất lượng: khỏch sạn, nhà hàng, giữ xe, tắm nước ngọt, cho thuờ dự, phao bơi...
Khỏch sạn Mỹ Khờ với hơn 50 phũng ngủ đầy đủ tiện nghi; dịch vụ Massage, Karaoke; nhà hàng đặc sản, quầy Bar... cựng một lỳc cú thể phục vụ hàng trăm khỏch.
Bói tắm cú khu biệt thự sang trọng hơn 100 phũng nằm sỏt biển, thớch hợp cho những hộ gia đỡnh, cơ quan đến nghỉ dưỡng, sinh hoạt cuối tuần.
Hàng chục hàng quỏn nằm ven bói tắm, cú đầy đủ cỏc mún ăn đặc sản miền biển như tụm, cua, cỏ, mực, hải sản, bào ngư... với giỏ cả phự hợp với tỳi tiền của nhiều đối tượng khỏch.
Biển Mỹ Khờ cũn là nơi cú cỏc loại rong tảo quớ như rong cõu chỉ vàng, rong cõu chõn vịt cú giỏ trị xuất khẩu cao. Bói tắm cú hệ thống cứu hộ gồm chũi canh, phao cứu sinh, cờ bỏo hiệu vựng nước xoỏy và lực lượng cứu hộ tỳc trực ngày đờm, sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi cú người bị nạn.
Mụi trường du lịch trong khu vực tương đối tốt. Chớnh quyền thành phố Đà Nẵng đó xõy dựng xong cầu Sụng Hàn nối liền hai khu vực Đụng và Tõy, rất thuận lợi cho việc đi lại; bói tắm Mỹ Khờ trở thành một địa diểm du lịch nghỉ ngơi, tắm biển hấp dẫn.
Khu danh thắng ngũ hành sơn
Gồm năm ngọn núi mang tên dựa trên thuyết ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, nằm cách thành phố Đà Nẵng 8km. Danh thắng Ngũ Hành Sơn hàng nghìn đời nay vẫn uy nghi kiêu hãnh cùng biển cả, non nước. 5 ngọn núi với năm vẻ đẹp khác nhau. Kim Sơn nằm ở phía tây có hình tròn như chiếc chuông úp, soi mình xuống dòng trường sơn, Hoả Sơn nổi tiếng với nhiều loại cẩm thạch nhiều màu sắc, Hoả Sơn có hai ngọn là Âm Hoả Sơn và Dương Hoả Sơn.
ảnh tư liệu: Ngũ Hành Sơn.
Phía đông Ngũ Hành là ngọn Mộc Sơn. Mộ Sơn giáp biển trên đỉnh có khối đá cẩm thạch khổng lồ hình người đang ngồi mà nhân gian quen gọi cô Mụ. Trung tâm dãy danh thắng là ngọn Thổ Sơn với 2 tầng lô nhô đá núi nơi nhiều dấu tích của thời chiêm thành đó là gạch cổ.
Ngọn núi cuối cùng trong cụm danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đây là ngọn núi đẹp và hùng vĩ nhất có nhiều hang động và chùa chiền. Thuỷ Sơn là một dải đất thiên nhiên kiến tạo, 3 đỉnh như 3 ngôi sao.
Đến với Ngũ Hành Sơn du khách có thể phóng tầm mắt nhìn dòng sông Cẩm Lệ hiền hoà uốn mình trong cánh đồng trù phú của huyện Hoà vang. Nét đẹp của Thuỷ Sơn là hoà quyện với cây cỏ, núi đá, chùa chiền và hang động. Cách đây hơn nửa thế kỉ thi sĩ Tản Đà đã thốt lên:
“ Rủ nhau lên động Huyền Không
Bụi trần rũ sạch như không có gi”
ảnh tư liệu: Động Huyền Không
Nhìn chung toàn thể hang động và chùa chiền kết hợp giữa thiên nhiên và tạo hoá, tạo nên một cảm giác lạ lẫm và hấp dẫn đến rùng mình. Đến với Ngũ Hành Sơn du khách còn được đến thăm những làng nghề chạm khắc.
“ Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say”
Câu thơ đã phần nào nói lên mảnh đát và con người sứ Quảng. Mảnh đất của anh hùng hào kiệt nơi nổi tiếng có thứ rượu ngon làm đắm say lòng người nơi thứ quê trà mi nổi tiếng, yến sào cù lao ăn một lần là nhớ mãi. Đặc biệt nơi đây đang giữ gìn tài sản vô giá của nhân loại- di sản văn hoá của thế giới. Đó là thánh Địa Mỹ Sơn trong phạm vi bài viết này em chỉ xin đề cập đến vùng đất thánh của người Chàm- Mỹ Sơn.
Thánh địa mỹ sơn
1. Lịch sử hình thành.
Quần thể kiến trúc Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên- Quảng Nam đó là di sản của vương quốc Chăm pa một thời vang bóng.
ảnh tư liệu: Khu Thánh Địa Mỹ Sơn.
Nằm cách Trà Kiệu, kinh đô cũ của vương quốc Chămpa 30km. Cách thành phố Đà Nẵng ngày nay 60km về hướng Tây- Tây Nam. Thánh địa Mỹ Sơn nằm sâu trong một thung lũng hẹp với vòm núi bao bọc kín. Vốn là thánh đô của vương quốc Chămpa. Tổng thể kiên trúc Mỹ sơn khoảng hơn 70 đền tháp và mộ số bi lỷ có niên đaik liên tục trong nhiều thế kỷ.
Theo những di chỉ còn lại cũng như theo sự phân tích của các nhà khoa học Mỹ Sơn xưa kia ở vương quốc Chăm được coi là mảnh đất thiêng được các vị vua xây dựng phục vụ cho mục đích tôn giáo. Nơi thờ cúng của các vị thần linh, các đấng tối cao được vua và thần dân sùng bái.
Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ 6 sau công nguyên tức là cách ngày nay khoảng 1700 năm bằng nguyên liệu chính là gỗ. Các vị vua thường đến đây cầu khấn thần linh phù hộ cho quyền lực của mình và sự no đủ của thần dân. Rồi sau hơn hai thế kỷ nhiều ngôi đền bị thiêu huỷ trong một trận hoả hoạn lớn duới thời vua Rudvarman, sau đó thánh địa được xây dựng lại bằng một vật liệu bền vững hơn đó là gạch nung. Cho tới sau nay vương triều nào cũng xây dựng cho mình ngôi đền tháp riêng, tạo thành một khu uy nghi, bề thế.
Tháng 12/1999. Tại Maroc, Mỹ Sơn được Unesco công nhận là “Di sản văn hoá thế giới”. Ngày nay Mỹ Sơn đứng đó như thách thức với thời gian và được con người biết đến như một tài sản vô giá của nhân loại
2. Nghệ thuật kiến trúc:
Bao quát toàn bộ Mỹ Sơn có thể nhận thấy rằng kiến trúc của người Chăm chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật ấn Độ, là một tổng thể kiến trúc bao gồm một ngôi đền chính được bao quanh bởi những ngôi tháp nhỏ hoặc những công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh.
Đền thờ là những nơi mà người thường không thể vào được mà chỉ có các tu sỹ mới được vào. Bởi vậy nó không rộng, chỉ đủ chứa một bộ linhga tượng trưng cho thần Siva và một lối nhỏ cho người hành lễ đi vao.
Đền thờ của người Chăm được xây dựng rất kín, không có cửa sổ ở hai bên vì vậy bên trong thường thiếu ánh sáng. Vì thế trong ba vách tường đều có những ô nhỏ hình tam giác để đặt đèn.
Bên cạnh những ngôi tháp chính và những miếu phụ còn có những cong trình khác để sắm sửa, cất giữ đồ lễ hoặc vật dụng phục vụ cho đền thờ và tượng thần hoặc để đựng nước làm lễ thánh tẩy và những căn nhà dài cho khách hành hương chuẩn bị làm lễ.
Tháp chàm được xây dựng bằng gạch, ghép những mảng trang trí bằng sa thạch, kỹ thuật sử dụng gạch của người Chăm rất tuyệt diệu và tinh vi. Những ngôi tháp không có mạch hồ đã đứng vững hàng nghìn năm phơi sương, phơi gió và cả mưa nắng, cát bụi chỉ có thể làm mòn dần chứ không thể tách rời những viên gạch đó ra khỏi nhau. Từ xưa người Trung Quốc đã từng ca ngợi “ người Chăm là bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”.
Gạch chăm có độ nung rất đều không non cũng không quá rắn, chúng được sếp khăng khít với nhau, không hề thấy mạch hồ dù là rất mỏng. Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận xuang quanh kỹ thuật xây dựng gạch của người Chăm. Có ý kiến cho rằng người Chăm xếp gạch lên thành hình tháp rồi sau đó mới cho chất củi đốt nên ngày nay không thấy mạch hồ ở giữa những viên gạch. Giả thuyết này không có sức thuyết phục lắm vì người ta đã phân tích rằng những viên gạch mộc làm sao chịu được sức nặng của những ngôi tháp cao mà trong lòng tháp thì rỗng. Giả thuyết thứ hai cho rằng người ta dùng một loại nhựa thực vật để làm hồ dán những viên gạch lại với nhau, có ý kiến cho rằng họ dung cây xương rồng pha với mật đường, và có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Những mô típ trang trí trên tường tháp tuỳ từng thời kỳ mà thay đổi nhưng tất cả đều mang vẻ đẹp tinh tế, tao nhã và uyển chuyển… Nhìn những nét chạm trổ trên tháp ta thây được tai năng khéo léo của người của các nghệ sĩ Chăm. Những nhà nghiên cứu của nhiều quốc gia đến đây đều thán phục vì quần thể tháp xây toàn bằng gạch. Nhiều người đã thốt lên “ chúng tôi không thể tưởng tượng được tại sao điêu khắc trên gạch mà người Chăm đã chạm khắc tỉ mỉ và chi tiết được đến thế, và những viên gạch chỉ có thể mòn chứ không thể tách bóc ra được”. Họ cho rằng người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật điêu khắc trên gạch.
Đền thờ của người Chăm được xây dựng theo dạng hình vuông có một cửa chính và ba cửa phụ. Nừu tháp có 2 cửa chính thì có 2 cửa giả. Trên các cửa đều có trang trí vàm uốn với những hoa văn xinh đẹp và sinh động.
Cửa vào đền thường có một phần nhô ra gọi là tiền sảnh. Trong tiền sảnh có hai cánh cổng lớn bằng gỗ, ngày nay đã bị hư hỏng nhưng vãn còn mộng bên trên khung cửa đá. Trên cửa chính có một bức chạm bằng sa thạch hình lá đề. Thường thể hiện những vị thần trong ấn độ giáo, nhấn mạnh đến các vị thần được thờ trong ngôi tháp đó.
Mình tháp có ba tầng, càng lên cao, càng thu hẹp với nhiều vật trang trí phụ. Tất cả những hình trạm trổ đều thể hiện bên ngoài tháp, bên trong bao giờ cũng để trơn. Trên chóp tháp là một khối đá nhọn đặt ngay giữa đỉnh.
Quần thể kiến trúc tại mỹ sơn đựơc chia thành từng nhóm như A,A’,B,B’, để cho dễ phân biệt.
Trong quần thể đền tháp Mỹ Sơn thì khu A1 là bề thế nhất,có đền tháp chính cao đến 24m với ba tầng liền nhau. Tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng duới, ở chóp có hình hoa sen chưa nở…và nhiều phù điêu đất nung, tượng vũ nữ với dàn nhạc…
Tháp chính, hướng về mặt trời mọc để thờ thần Siva, cửa vào có phù điêu hình Siva, một điệu múa vũ trụ biểu tượng sức mạnh và sự uyển chuyển của không gian, cùng sáu tháp nhỏ kề nhau đều hướng vào tháp chính để thờ thần Visnu (thần bảo hộ), thần Brahma (thần sáng tạo). Ngoài ra còn có nhiều vị thần khác.
Bệ thờ trong đền tháp thường có một linhga là khối đá hình trụ, có vài đường khắc vạch ( tượng trưng cho sinh thực khí nam) cả bệ thờ hay linhga, tượng trưng cho thần Siva. Khối tượng này làm bằng đá bảo đảm sự trường tồn với ý nghĩa sinh sôi. Đây là một nghệ thuật xuất phát từ quan niệm “ vạn vật hữu linh” có từ trước công nguyên.
Tuy nhiên một điều đáng buồn là trong tổng số 70 khu đền tháp này chỉ còn có 20 di tích, những di tích còn lại đã trở thành phế tích. Mặc dù vậy với sự độc đạo thánh địa Mỹ Sơn vẫn là di sản hiếm hoi, quý giá của nhân loại.
Bảo Tàng Điêu khắc chămpa
Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta nhắc đến vương quốc Chămpa mà chỉ nhắc đến nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn. Nhưng bỏ quên phong cách điêu khắc của nghệ nhân vương quốc Champa. Vì đó là biểu trưng cho tâm hồn và cuộc sống con người của quốc gia đã một thời vang bóng. Nừu đến Mỹ Sơn du khách được ngắm nhìn những tác phẩm điêu khắc kỳ mỹ thì đến bảo tàng điêu khắc Chăm, chúng ta phải thán phục trước những kiệt tác được làm nên bởi bàn tay khéo léo của con người.
Bảo tàng điêu khắc Chăm không rộng lắm, sát với bờ biển có bốn phòng trưng bày lưu giữ tất cả 300 hiện vật gắn liền với đời sống tâm linh, cũng như đời sống sinh hoạt trong cung đình của vương triều Chăm. Những tác phẳm nơi đây mang nhiều phong cách khách nhau tạo nên sự phong phú đa dạng trong nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Thần Siva: Đây là thần đại diện cho quyền năng tối cao và được nhan dân sùng kính, thần Siva mang nhiều thể trạng khác nhau. Có khi là nam thần nhưng cũng có khi la nữ thần.
Thần Brahma: Cũng là vị thần sáng tạo.
Thần Uma: Thần Uma nhiều khi cũng mang hai hình dạng, vừa là nam thần vừa là nữ. Nếu là nam thần Uma biểu trưng cho sức mạng huỷ diệt, nếu hiện thân là nữ thần biểu trưng cho quyền uy,sáng tạo của mình.
Thần Visnu: Thần bảo tồn.
Tác phẩm đang chú ý nhất ở bảo tàng điêu khắc Chăm là biểu tượng của Linhga và Runi. Tác phẩm là một khối hình tròn, có bệ là một toạ sen.
Linhga và Runi là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực của người Chăm. Tín ngưỡng này xuất phát từ tư tưởng hồn nhiên của cư dân nông nghiệp, coi trọng sự sinh sôi nảy nở, đề cao và sùng bái sự sáng tạo ra con người. Linhga ( sinh thực khí năm giới ) Runi( sinh thực khí nữ giới), dần dần đã trở thành đối tượng thờ cúng tương đương với vị thần sáng tạo ngang hàng với vị thần tối cao.
Linhga là bộ sinh thực khí tượng trưng cho thần Siva. Trong nghệ thuật điêu khắc Chăm Linhga thường có ba phần. Phần dưới hình vuông tượng trưng cho thần Brahma ( thần sáng tạo ), phần giữa hình bát giác tượng trưng cho thần Visnu( thần bảo tồn ), phần trên hình tròn tượng trưng cho thần Siva( thần huỷ diệt )
Trong bộ sưu tập tác phẩm điêu khắc ở bảo tàng Chăm có cả sự có mặt của phật. Nừu xem xét kỹ các phòng trưng bày ta thây nơi đây lưu giữ nhiều bức điêu khắc, có hình dạng là những con thú đặc biệt là những con vật có sức mạnh hoặc gần gũi với đời sông hàng ngày như, rồng, rắn, voi,…thể hiện quan niệm “ vật linh hoá” của người xưa.
Nhìn chung nghệ thuật điêu khắc Chăm có sự ảnh hưởng của nhiều phong cách như phong cách Mỹ Sơn, phong cách Ponagar,… cũng như bị chi phôi bởi các tư tưởng tôn giáo.
Phố cổ hội an
Là di sản văn hoá thế giới thứ hai ơ Việt Nam, nằm trong thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phổ cổ Hội An trước đay là khu cảng buôn bán sầm uất nhất khu vực miền Trung. Dần dần qua quá trình vận động địa chất nơi đay trở thành nơi quần tụ của cộng đồng người Hoa- Kiều. Hiện nay dân số ở đây phần lớn là người việt gốc Hoa. Loại kiến trúc ở đây phần lớn là loại hình nhà ống kéo dài từ phố nọ sang phố kia. Vật liệu chủ yếu bằng gỗ quý. Bởi vậy qua nhiều thế kỷ phần lớn những ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn. Trong nhà có treo nhiều hoành phi câu đối. Khác với phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An có gì đó rất thâm trầm, sâu lắng, mặc dù ở đây có rất nhiều khách du lịch nhưng nó vẫn giữ được không tĩnh lặng.
ảnh tư liệu: Phố cổ Hôi An.
Khi lạc vaò đây du khách như lạc vào một thế giới của đèn lồng với đủ các loại màu sắc. Mặt hàng quần áo, túi sách ở đây cũng rất đa dạng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nữ. nhiều người thì thích dạo chơi thăm các khu di tích lịch sử, lâu đời dưới đây là một số di tích tiêu biểu o Hội An.
Quan Công Miếu.
Đây là chùa thờ ông hay còn gọi là chùa ông Bổn thờ quan công. Chùa được xây dựng vào năm 1653 do người Hoa và người Việt cùng đóng góp xây dựng. Quan Công Miếu là công trình kiến trúc có giá trị về mặt tôn giáo.
Hội Quán Phước Kiến
Là nơi diễn ra sinh hoạt của cộng đồng người Hoa cũng là nơi hội họp của những người đồng hương đến Hội An từ tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc. Người việt gọi đây là chùa nhưng người Ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34886.doc