Báo cáo Chuyến đi thực tế tại Vườn Quốc Gia Ba Vì

MỤC LỤC trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực 2

Vườn Quốc Gia Ba Vì

1.1.Điều kiện tự nhiên 2

1.2.Điều kiện kinh tế xã hội 6

Chương 2. Địa chất khu vực nghiên cứu 9

2.1.Địa tầng 9

2.2.Các yếu tố cấu trúc kiến tạo khu vực 10

2.3.Tài nguyên kháng sản 11

2.4.Các biểu hiện động lựu môi trường và tai biến môi trường 14

Chương 3. Đa dạng sinh học 19

3.1.Đa dạng thực vật 19

3.2.Đa dạng động vật 24

3.3.Một số khu vực bảo tồn sinh vật quí ở Ba Vì 25

 

 

 

 

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4269 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chuyến đi thực tế tại Vườn Quốc Gia Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc 40 họ và 17 bộ. Côn trùng có 86 loài thuộc 17 họ và 9 bộ. Tài nguyên nước Tài nguyên nước của khu vực khá phong phú do lượng mưa cao và thảm thực vật che phủ còn bảo toàn tốt nên hệ thống các sông suối rất phát triển . Mật độ lưới sông suối dao động 0,1 – 1,5 km/km2, theo xu thế càng xa núi Ba Vì thì mật độ càng tăng. Nhiều sông suối nhỏ đã được chặn đắp thành các đập và hồ nhân tạo phục vụ cho nông nghiệp và hoạt động du lịch. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản khu vực rất đa dạng, tuy hầu hết là các điểm quặng không có giá trị công nghiệp hoặc có quy mô trữ lượng nhỏ. Một số mỏ khoáng điển hình được khai thác trong vùng: sét Kaolin, Amiăng, Latẻit, cát và vật liệu xây dựng. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực Vườn Quốc Gia Ba Vì 1.2.1. Dân cư Khu vực rừng cấm vườn quốc gia Ba Vì hầu như không có dân cư sống tập trung, nhưng ở 7 xã vùng đệm mật độ dân số tương đối cao. Theo Nguyễn Văn Trương và nnk. 1994, dân số 7 xã vùng đệm của vườn quốc gia là 42.873 người chiếm 19,8% dân số huyện Ba Vì với 3 dân tộc chính theo tỷ lệ: Kinh 51,9%, Mường 43,6%, Dao 3,37%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của vùng đệm là 2,26%. Sự phân bố dân cư theo dân tộc không đồng đều, người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì, trong khi người Kinh và người Mường phân bố tương đối trong cả 7 xã vùng đệm. ở khu vực ngoài vùng đệm dân cư chủ yếu là người Kinh. 1.2.2. Hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế của dân cư vùng đệm chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước và cây hoa màu. Riêng đồng bào Dao có truyền thống du canh du cư nên đã gây ra sức ép với rừng tự nhiên. Hiện nay, một phần dân vùng đệm chuyển sang trồng rừng vầ trồng cây ăn quả. Cùng với sản xuất, dân cư địa phương các xã vùng đệm còn tham gia khai thác cây thuốc, gỗ củi và tài nguyên rừng tự nhiên khác. Chăn nuôi là một hoạt động khác của đồng bào vùng đệm, đặc biệt là đồng bào Kinh và một số nông trường quốc doanh khác đóng trên địa bàn các xã vùng đệm. Các loại gia súc và gia cầm được chăn nuôi là bò sữa, bò thịt, dê, gia cầm và hiện đã xuất hiện một cơ sở chăn nuôi đà điểu. Bên cạnh đó một số hộ gia đình đi theo hướng nuôi ong, nuôi cá… Hoạt động kinh tế hiện nay đang phát triển mạnh mẽ trong phạm vi Vườn Quốc gia và vùng đệm là hoạt động và các dịch vụ du lịch. Xung quanh Vườn Quốc gia xuất hiện hàng loạt các cơ sở khai thác và làm dịch vụ du lịch như Khu Du lịch Đồng Mô, Khu du lịch Suối Hai, Khu du lịch Ao Vua…Hoạt động du lịch góp phần đáng kể tới sự sôi động của hoạt động kinh tế trong vùng. Trong tương lai, du lịch có thể trở thành hoạt động kinh tế chủ yếu của VQG và vùng đệm. Một số hoạt động công nghiệp của vùng như: chế biến nông sản, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng còn ở quy mô nhỏ. 1.2.3. Giao thông vận tải Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì và thị xã Sơn Tây có hệ thống giao thông rất thuận với nhiều vùng của đất nước. Từ trung tâm VQG có đường rải nhựa đi tới thị xã Sơn Tây và từ đó tới Hà Nội, Hà Đông và nhiều địa phương khác. Trong tương lai khi cầu Trung Hà hoàn thành, giao thông bộ nối VQG với các tỉnh phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,…) ngắn đi và thuận lợi hơn. Trong mùa khô giao thông đi lại của các xã vùng đệm cũng rất thuận lợi nhờ hệ thống đường cấp phối và đường nhựa rất phát triển. Từ Vườn quốc gia có thể đến với các địa phương khác ở miền Bắc thông qua hệ thống đường thuỷ theo sông Đà và sông Hồng như: Phú Thọ - Việt Trì, Hoà Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hải Hưng, v.v… Trong dự kiến phát triển lâu dài của khu vực, một sân bay sẽ được xây dung tại Miếu Môn, cách trung tâm khu vực khoảng 20 km. 1.2.4. Giáo dục, y tế, văn hoá, du lịch Hệ thống giáo dục của dân cư vùng đệm nhìn chung không phát triển do đời sống kinh tế thấp, phong tục lạc hậu, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại khu vực Ba Vì có khá nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo như : Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Sỹ quan Phòng hoá, Trường Sỹ quan Lục quân. Nhiều cơ sở nghiên cứu như: Vườn quốc gia Ba Vì, Viện Chăn nuôi, Viện Tài nguyên Sinh vật, các cơ sở huấn luyện và nghiên cứu quân sự, cũng như các cơ sở du lịch đang góp phần thức đẩy quá trình nâng cao nhận thức văn hoá và giáo dục cho dân cư địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Hệ thống y tế và chăm sóc y tế của khu vực chủ yếu tập trung tại thị xã Sơn Tây. Khu vực vườn quốc gia Ba Vì là một vùng có tiềm năng phát triển văn hoá đa dạng và phong phú. Đây là vùng có thể kết hợp được truyền thống và hiện đại trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của văn hoá phục vụ phát triển kinh tế xã hội . Hoạt động du lịch của khu vực như vậy cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển . Các loại hình du lịch tại khu vực có thể bao gồm : Du lịch sinh thái và tìm hiểu thiên nhiên Du lịch văn hoá Du lịch nghỉ ngơi Chương II Địa chất khu vực nghiên cứU 2.1.Địa tầng Khu vực nghiên cứu trong diện tích không rộng, nhưng có mặt các loại đá khá đa dạng về thành phần thạch học và các tuổi địa chất. Theo tuổi địa chất của các đá có mặt trong khu vực, có thể chia ra làm 4 loại : Các đá cổ có tuổi địa chất Tiền Cambri (Protezozoi). Các đá cổ có tuổi địa chất Đại Cổ sinh ( Paleozoi). Các đá cổ có tuổi địa chất Đại Trung sinh ( Mezozoi ). Các đá cổ có tuổi điạ chất Đại Tân sinh ( Kainozoi). 2.1.1 Địa tầng và đá Tiền Cambri Trong khu vực nghiên cứu, các đá Tiền Cambri lộ ra ở rìa Tây, sát sông Đà khu vực thị xã Sơn Tây thuộc phức hệ sông Hồng có tuổi địa chất xâp xỉ 2 tỉ năm. Các đá của Proterozoi đều bị biến chất cao và có mặt ở nhiều cấu trúc nổi cao trên thế giới hiện nay như Bắc Mỹ, châu Phi, Triều Tiên và đông Bắc Trung Quốc. Các mẫu dá tại điểm lộ bị phân phiến, vò nhàu, bề mặt phân lớp đá nghiêng về phía Đông Bắc. 2.1.2. Địa tầng và đá tuổi đại cổ sinh Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, các đá tuổi Đại cổ sinh phân bố chủ yếu ở phía VQG với đại diện duy nhất là Địa tầng Bản Điệt với tuổi tuyệt đối trên 250 triệu năm. Thành phần của đá Hệ tầng Bản Điệt là đá vôi phân lớp, đá vôi dạng khối, đá phiến xen kẹp các thấu kính đá vôi. Tại khu vực xóm Quýt, hiện tại dân địa phương đang khai thác đá amiăng trong đới tiếp xúc đá vôi và đá phun trào. Đá này có độ bền hoá học và cơ học, kích thước sợi bé chui vào màng phổi cơ thể tạo ổ sinh ung thư, viêm phổi... Hình 2: Đá amiang 2.1.3. Địa tầng và đá Đại Trung sinh Các đá Đại Trung sinh có mặt phong phú về loại hình và quy mô phân bố trong khu vực nghiên cứu. Chúng gồm 3 hệ tầng chính: Đá phun trào bazơ ; Đá phun trào axit, phun trào trung tính và một ít phun trào bazơ ; Đá trầm tích , trầm tích phun trào. Theo thang tuổi tuyệt đối, các đá này có tuổi tuyệt đối khoảng từ 170 đến 250 triệu năm. Trên phần địa hình cao của núi Ba Vì như đỉnh Vua (1.298m), đỉnh Ngọc Hoa (1.180m) và đỉnh Tản Viên(1.227m) có một lớp cuội kết bazan sắp xếp định hướng theo phương á kinh tuyến, đứt gãy bắc - nam tạo sông Đà. Núi lửa hoạt động rồi nhưng không hoạt động nữa nên lớp đất phủ một lớp bụi không phải magma. 2.1.4. Hệ địa tầng Đại tân sinh Các đá tuổi Đại tân sinh gồm trầm tích Hệ tầng Vĩnh Bảo, tầng Hà Nội, tầng Vĩnh Phúc, tầng Thái Bình và trầm tích sông suối hiện đại. Các đá trầm tích hiện đại phân bố ở các bãi bồi ngoài đê và trong lòng các sông suối cạn của khu vực nghiên cứu. 2.2. Các yếu tố cấu trúc kiến tạo khu vực Dưới góc độ cấu trúc – kiến tạo cổ, vùng núi Ba vì và phụ cận, thuộc miền kiến tạo Tây Bắc Việt Nam, với ranh giới Đông Bắc là đứt gãy sông Chảy. Trên bản đồ địa chất – khoáng sản vùng nghiên cứu, đứt gãy sông Hồng chạy qua phần Đông Bắc của vùng, đồng thời cũng là ranh giới chia vùng nghiên cứu thành hai đới kiến trúc có lịch sử phát triển địa chất kiến tạo khác nhau. Phía đông bắc của đứt gãy sông Hồng là bộ phận ven rìa thuộc đới kiến trúc kéo dài theo phương TB - ĐN (3300- 3400) với chiều dài trung bình trên 1000km. Theo các tài liệu địa vật lý, đứt gãy này có độ sâu 60 – 70 km . Phía tây nam của đứt gãy sông Hồng với lớp vỏ lục địa hình thành vào Triat muôn(T3), Đại trung sinh tiếp tục vận động nâng tạo núi trong Kainozoi và gia đoạn tân kiến tạo – kiến tạo hiện đại. Với đặc điểm lịch sử phát triển như vậy, có thể gặp các tầng : Tầng cấu trúc móng biến chất Tiền Cambri. Tầng cấu trúc Paleozoi Tầng cấu trúc Mezoi 2.3. Tài nguyên khoáng sản Các biểu hiện tài nguyên khoáng sản khu vực Vườn quốc gia Ba Vì khá đa dạng, bao gồm các khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại và nước khoáng. 2.3.1. Khoáng sản kim loại Khoáng sản kim loại có mặt tại khu vực vườn quốc Gia Ba Vì là Au , Cu và một số biểu hiện quặng đa kim loại Pb, Zn. Vàng có mặt trong khu vực phân bố đá phun trào dưới dạng các vẩy xâm tán và các ổ, mạch quặng nhỏ nằm trong các thân quặng sunphua mỏ Ba Trại, mỏ Minh Quang và điểm quặng sunphua Cu đa kim tại cốt 260m trên đường lên cốt 400 và lên đỉnh Tản Viên. Quặng Cu: trên phạm vi khu vực Vườn quốc gia Ba Vì và lân cận hiện chưa phát hiện các thân quặng hoặc mỏ quặng cu có giá trị công nghiệp. Quặng Pb, Zn chưa được phát hiện trong phạm vi vùng nghiên cứu. 2.3.2. Khoáng sản phi kim loại Khoáng sản phi kim loại ở vùng nghiên cứu khá đa dạng bao gồm Pirit, Kaolin, Amiăng, đá ông, Puzơlan, vật liệu xây dựng. Pirit là khoáng sản quan trọng của vùng, được phát hiện tại hai mỏ có giá trị công nghiệp là Ba Trại và Minh Quang. Trữ lượng công nghiệp mỏ Pirit Ba Trại là 1 triệu tấn quặng, còn ở mỏ Minh Quang là 400.000 tấn. Hiện nay, mỏ Ba Trại chưa được khai thác do nằm trong K9; mỏ Minh Quang dừng khai thác vì quá trình khai thác lấy S để sản xuât axit sunfuric làm cho đất có màu vàng(PH=2). Ngoài ra, việc khai thác còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cây không mọc được gây lũ quét, xói mòn thải ra các xỉ làm nước có màu đỏ và chứa nhiều As(5g/1 tấn đất) rất độc ảnh hưởng lâu dài cho đến thế hệ thứ ba còn liên quan đến nhiều bệnh khác. Hình 3: Mỏ khoáng Minh Quang Sét Kaolin cũng là loại khoáng sản phi kim loại quan trọng khác của vùng. Có hai mỏ sét Kaolin được phát hiện ở khu vực nghiên cứu là Thủ Trung (Khu vực thị xã Sơn Tây) và Chu Mật (khu vực gần bến phà Trung Hà). Cả hai mỏ Sét Kalin này có nguồn gốc phong hoá được khai thác để phục vụ sản xuất gốm sứ, giấy, mỹ phẩm, thức ăn (tăng cường trao đổi chất) nhưng hít phải bụi là rất độc hại vì đó là bụi silic gây khó thở và một số bệnh khác. Hình 4 : Mỏ khoáng Cao Lanh Amiăng là tập hợp dạng sợi của các khoáng silicat thuộc hai nhóm khoáng vật Piroxen và Amiphibôn. Thành phần khoáng vật của amiăng rất đa dạng. Amiăng là chất cách điện, cách nhiệt, cách âm rất tốt và rất bền dưới tác động cơ học, hoá học do có tứ diện Si , đỉnh Si liên kết với nhau thành một mạch, Vì vậy nó dùng điện, thường được sử dụng để làm vật liệu cách nhiệt trong đồ dùng điện, làm vật liệu chống cháy, chất độn trong sản xuất tấm lợp nhà. Amiăng là chất ung thư nguy hiểm do bền cơ học, hoá học nên khi vào cơ thể không phân huỷ, chỉ hoà tan trong kiềm hoá, vì vậy việc khai thác và sử dụng chúng hiện nay đang có xu hướng giảm. Tại vườn quốc gia Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều điểm khoáng Amiăng đã được phát hiện và khai thác . Phản ứng thành tạo Amiăng xóm Quýt do sự biến đổi của Dolomit dưới tác động của dung dịch nhiệt có thể minh họa bằng sơ đồ phản ứng háo học: 3 MgCa(CO3)2 + 2 SiO2 + 2H2O = H4MgSiO9 +3CaCO3 + CO2 Hình 5 : Giếng khai thác amiăng Đá ông là loại đá khoáng sản phổ biến trong vùng nghiên cứu. Đây là loại khoáng sản có nguồn gốc phong hoá, hình thành do kết quả của quá trình phong hoá laterit các loại đá phun trào và trầm tích phun trào tại vùng nghiên cứu. Khoáng sản này thường được khai thác để làm vật liệu xây dựng thay cho gạch. Đối với nhiều vùng dân cư dân cư nông thôn khu vực Vườn quốc gia Ba Vì ví dụ tại làng cố đường Lâm ở đền thờ Phùng Hưng có một đoạn tường được xây bằng đá ong. Ngoài ra còn có các loại khoáng sản Puzơlan, cát xây dựng, sỏi và cuội xây dựng và một số khối đá vôi. 2.3.3. Nước khoáng Là một trong các loại hình khoáng sản tiềm năng của khu vực Sơn Tây – Ba Vì. Hiện nay cư dân địa phương đang khai thác phục vụ tắm khoáng nóng của khách du lịch. 2.4.. Các biểu hiện động lực môi trường và tai biến môi trường 2.4.1. Các biểu hiện địa động lực nội sinh và tai biến liên quan Đối với vùng nghiên cứu, vận động kiến tạo chính là nguồn lực chủ yếu tạo chấn động lực nội sinh. Liên quan đến các giai đoạn cổ trong lịch sử phát triển của vùng, nguồn động lực này gắn với các động lực kiến tạo cổ, là nhân tố chi phối việc hình thành các yếu tố cấu trúc - kiến tạo, các tạo thành vỏ. Các tài nguyên khoáng sản tương ứng tuổi trước Đại Kinozoicosc biểu hiện gồm có: 2.4.1.1. Biểu hiện tân kiến tạo - kiến tạo hiện đại và các yếu tố kiến trúc liên quan Mặc dù diện tích vùng nghiên cứu không lớn, song biểu hiện tân kiến tạo khá phân dị và được phân thành hai đới có hướng vận động chủ đạo khác hẳn nhau, đồng thời tạo nên hai bộ phận có đặc điểm tài nguyên – môi trường khác nhau lấy đứt gẫy sông Hồng làm ranh giới. Đặc điểm các đới như sau: 2.4.1.1.1.Đới Đông Bắc Phân bố tại phần rìa cánh đồng bắc của đứt gãy sông Hồng, trong đó có một phần thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây và một phần thuộc Phú Thọ. Hướng vận động chủ đạo trong giai đoạn tân kiến tạo – kiến tạo hiện đại là lún hạ. Tại vùng nghiên cứu, biên độ lún hạ chỉ đạt trên dưới 500 m tính chung cho giai đoạn tân kiến tạo. Vì thuộc phần rìa của vùng trũng, nên biên độ lún hạ chỉ ở mức yếu, phân dị và căn bản được bồi tụ hoàn bù. Bề mặt tương đối bằng phẳng, chủ yếu là địa hình tích tụ, với độ cao thay đổi trong khoảng 25 đến 30m tuyệt đối, nghiêng thoải, phân cắt yếu, được hình thành trong chính điều kiện tự nhiên nêu trên. Trên các bề mặt, đó đây có thể gặp các vật liệu cát sỏi, sét thuộc Hệ tầng Hà Nội, Hệ tầng Vĩnh Phúc. Dọc các triền sông, phát triển các dạng địa hình bãi bồi thường chịu sự tác động, thậm chí thay đổi, di chuyển bởi dòng nước hiện đại, với các vật liệu bở rời tuổi hiện đại. 2.4.1.1.2.Đới Tây Nam Phân bố tại cánh tây nam của đới đứt gãy sông Hồng, hướng Tây Bắc - Đông Nam và trên cánh phía Đông của đứt gãy Thanh Thuỷ – Hoà Bình, theo phương á kinh tuyến chạy dọc đoạn sông Đà chảy từ Nam lên Bắc để hội nhập với sông Hồng. Đây là một bộ phận thuộc khu vực nâng núi trong giai đoạn tân kiến tạo – kiến tạo hiện đại, với cường độ vận động phân dị, thay đổi từ mức yếu đến trung bình, với biên độ nâng thay đổi từ vài trăm mét đến 1000 -1200 m. Chính trong bối cảnh địa động lực nội sinh như vậy, kèm theo quá trình xâm thực sâu, phân cắt sâu mạnh mẽ, đã tạo nên cảnh quan hùng vĩ của núi Tản Viên – Ba Vì, suối khe, thác ghềnh hấp dẫn khách du lịch gần xa. Về mặt thành phần vật chất, do được nâng trồi trong giai đoạn tân kiến tạo – kién tạo hiện đại, các thành tạo địa chất cổ với tuổi từ trước Cambri đến các tầng đá tuổi Paleozoi đã được đưa từ dưới sâu lên cao, bị phân cắt lộ ra trên bề mặt địa hình đồi, núi, suối, khe trong vùng. Các khoáng sản nằm lộ trên mặt hoặc phân bố ở gần mặt đất cũng là do các nguyên nhân nội, ngoại sinh đã nêu ở trên. Từ trên cao xuống thấp, đồng thời cũng là từ cổ đến trẻ dần, cho tới hiện đại kiến trúc địa hình vùng nghiên cứu bao gồm các nhóm bên mặt địa hình như sau: (1) Địa hình núi thấp và trung bình: mang tính chất của địa hình bóc mòn – rửa trôi khá điển hình, phân bố tập trung trên phạm vi khối núi Tản Viên – Ba Vì, với độ cao từ vài trăm mét lên đến trên dưới 1200m trong đó núi Tản Viên cao 1287m. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh mẽ, phức tạp nhất trong địa phận nghiên cứu, sườn dốc đạt tới mức 15 - 200 dến 300 . (2) Địa hình đồi thoải và đồng bằng cao phân bố rộng rãi với độ cao, thay đổi từ khoảng 50 – 60 m đến treên dưới 100m, phân cắt yếu. (3) Địa hình xâm thực - tích tụ liên quan đến hoạt động của các dòng chảy và đã thuộc phạm vi diện thung lũng các dòng sông cổ, các dòng sông suối hiện đại và các dòng chảy không thường xuyên phát triển trên phạm vi địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng cao bao quanh khối núi Tản Viên – Ba Vì. 2.4.1.2. Các kiến trúc phả huỷ kiến tạo hiện đại và tại biến động đất Động đất có thể xem như tai biến đại diện cho các tiềm năng có thể gây tai biến liên quan đến các quá trình địa động lực nội sinh tại vùng nghiên cứu. Đới đứt gẫy sông Hồng, có đoạn chảy cắt qua vùng nghiên cứu chính là một trong các đới có khả năng sinh động đất mạnh của lãnh thổ Việt Nam và đương nhiên cũng là đới kiến trúc phá huỷ có khả năng gây tại biến động đất trên địa bàn của vùng nghiên cứu. Trên phạm vi khối núi Tản Viên - Ba Vì và các vùng liên quan đến Vườn quốc gia Ba Vì, còn phát triển một số đứt gãy kiến tạo quy mô địa phương chỉ khoảng vài km cho đến khoảng mười km đổ lại, song rất đa phương, thay đổi từ á vĩ tuyến, á kinh tuyến cho đến Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. 2.4.2. Các biểu hiện địa động lực ngoại sinh và tại biến liên quan 2.4.2.1. Các biểu hiện của các quá trình địa động lực ngoại sinh trên vùng nghiên cứu : Tác động phong hoá : Xảy ra rộng khắp trong vùng nghiên cứu, thấy biểu hiện ở vùng Đông Bắc cũng như Tây Nam của vùng. Song các sản phẩm phong hoá được phát triển phong phú và bảo tồn rõ ở bộ phận địa hình đồi núi thấp – trung bình ở phần Tây Nam vùng nghiên cứu trong đó có khối núi Tản Viên – Ba Ví và Vườn quốc gia Ba Vì. Chính nhờ tác động của phong hoá tạo nên lớp thổ nhưỡng, đất trồng. Tác động bóc mòn rửa trôi : là kết quả hoạt động của nước chảy tràn trên các bề mặt địa hình nghiêng dốc, thoải khác nhau. Trên địa bàn vùng nghiên cứu, quá trình bóc mòn, rửa trôi diễn ra trên mọi bộ phận. Tại đới Đông Bắc quá trình rửa trôi là đặc trưng, còn với bộ phận đồi núi tại Tây Nam vùng nghiêng cứu quá trình bóc mòn diễn ra khá mãnh liệt, kết hợp với các quá trình rửa trôi, quá trình xâm thực, xói lở,... đã gây ra hiện tượng xói mòn đất khá mạnh mẽ. Tác động xâm thực tích tụ : xảy ra rộng khắp vùng nghiên cứu, kể cả phần Đông Bắc lẫn phần Tây Nam, song đặc điểm đối với từng phần lại có sự khác biệt. Tác động trượt lở, đổ lở : diễn ra chủ yếu trên địa phận khối núi Tản Viên – Ba Vì, nơi có địa hình sườn dốc lớn . 2.4.2.2. Các biểu hiện tai biến môi trường liên quan đến quá trình địa động lực ngoại sinh trên địa phận vùng nghiên cứu. Bên cạnh các tác động có lợi, tạo nên các tài nguyên vật chất, tài nguyên vị thế, các mặt thuận lợi đối với môi trường sinh thái thì quá trình ngoại sinh còn tác động tiêu cực đến môi trường như: Xói mòn đất: là một trong các tai biến ngoại sinh khá phổ biến, thuộc loại trường diễn, quả trình diễn ra chậm chạp nhưng thường xuyên, liên quan các quá trình rửa trôi, bóc mòn. Trên địa phận Vườn quốc gia Ba Vì và các phần đệm, mặc dù đã có sự bảo vệ trồng rừng bổ sung, thì diện tích đất lâm nghiệp chỉ khoảng trên đưới 18-20%, còn lại là đất nông nghiệp, đất sử dụng vào các mục đích khác không có tán rừng che phủ, chắc chắn đang chịu tác động của xói mòn đất. Trượt lở, đổ lở: là một trong các loại tai biến cấp diễn nguy hiểm. Tại núi Tản Viên – Ba Vì, tai biến trượt lở, đổ lở, mặc dù chỉ ở dạng tiềm ẩn, song luôn rình rập và bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra. Xói lở dọc các triền sông: cũng là một trong những tai biến cấp diễn, liên quan trực tiếp đến quá trình xâm thực của các dòng chảy sông suối đã để cập ở phần trên. Biểu hiện chủ yếu dọc sông Đà ở phía tây và sông Hồng ở phía bắc của vùng nghiên cứu. Hình 7 : Sạt lở bờ sông Đà 2.4.3.Tác động nhân sinh và tai biến liên quan Tác động nhân sinh và tai biến nhân sinh trong vùng nghiên cứu liên quan chặt chẽ tới các loại hình hoạt động kinh tế của các cơ sơ kinh tế xã hội và dân cư địa phương điển hình nhất là: + Hoạt động sản xuất công nghiệp + Giao thông vận tải và xây dựng cơ sở hạ tầng + Khai thác tài nguyên thiên nhiên(khoáng sản, đa dạng sinh học ) + Hoạt động nông lâm nghiệp và cháy rừng + Hoạt động dịch vụ du lịch Ngoài ra, các hoạt động kinh tế chủ yếu có khả năng tạo ra các tác động nhân sinh mạnh mẽ và các tai biến tiềm ẩn. Hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động nông lâm nghiệp và cháy rừng, hoạt động du lịch. Do hoạt động hoại sinh tại khu vực Ba Vì xuất hiện đá bazan phân lớp và đá trung tính bị nén ép tạo thành đá biến chất có tính phân lớp màu vàng đỏ. Hình 8: Đá biến chất phân lớp Chương III Đa dạng sinh học 3.1. Đa dạng thực vật Vườn quốc gia Ba Vì Theo “Thực vật chí tổng quát Đông Dương” do Lecomte xuất bản và kết quả nghiên cứu của các nhà thực vật trong nước và quốc tế sau năm 1954 thì Vườn quốc gia Ba Vì có khoảng 812 loài thực vật thuộc 472 chi và 98 họ. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến 1992, các nhà thực vật Việt Nam chỉ tìm thấy 128 họ, trong đó : Dương xỉ ( 17 họ với 43 loài); Họ trần ( 5 họ với 5 loài ); Hạt kín ( 106 họ với 402 loài). Kích thước một vài họ khác nhau, một số họ chỉ có một loài, một số khác có chi có loài lớn hơn. 3.1.1. Các họ và loài thực vật Các loài quý hiếm: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ , Bát giác liên , Hoa Tiên, Râu hùm. Hiện nay tại VQG Ba Vì đã ươm thành công cây bách xanh ở độ cao dưới 1000m. Hình 9: Cây Bách Xanh Các loài đặc hữu : Cà lô Ba Vì, Bời lời Ba Vì Các loài cây gỗ: Giổi lá bạc, Mỡ hải nam, Re bầu... Các cây làm thuốc: Qua 2 đợt khảo sát, cán bộ ở trung tâm nghiên cứu sinh được ở Bênh viện Quân y 103 đã trồng hơn 165 loài cây thuốc thuộc 67 họ, 7 họ trong số đó có nhiều hơn 3 loài có ích cho việc chữa trị bệnh như: họ Asteraceae có 10 loài; họ Rubiaceae...Bên cạnh đó còn có cây gây hại tre bát độ, nhất là trinh nữ đầm lầy có sức sống mãnh liệt chiếm đất của sếu đầu đỏ ở Cát Tiên. 3.1.2. Các kiểu rừng khu vực Vườn quốc gia Ba Vì Tại Vườn Quốc Gia Ba Vì, rừng có thể được chia làm 3 kiểu chính: Rừng kín ẩm thường xanh nhiệt đới Rừng kín ẩm thường xanh á nhiệt đới Rừng kín ẩm thường xanh lá rộng – lá kim á nhiệt đới. Những kiểu rừng này tạo thành rất nhiều tầng. Một số kiểu rừng ở vườn quốc gia Ba Vì: Rừng rêu (kiểu rừng nguyên): ở Ba Vì, rừng rêu có thể bắt gặp trên đỉnh cao nhất (Đỉnh Vua); vùng đất rộng lớn ở độ cao 1201 m và một vùng nhỏ hơn ở Tờn Vinh được bao phủ bởi kiểu rừng rêu phát triển trên đất ferralit màu vàng tươi. Rừng thưa á nhiệt đới (kiểu rừng bị tác động): kiểu rừng này phát triển từ rừng “kín thường xa nhớ nhiệt đới”. Có rất nhiều loài dây leo và ở các khoảng trống lớn có rất nhiều loài tre, đặc biệt các loài được xem như “cây tre bò” phát triển mạnh. Kiểu rừng kín ẩm thường lá rộng – lá kim á nhiệt đới: phía Tây dốc Tản Viên ở độ cao 900m thấy có vết tích của kiểu rừng này, bao gồm một lượn nhỏ loài Bách xanh và ở cao hơn là quần thể Quercus + Cinnamomum + Michelia và Libocedrus macrolepsis. Đây là kiểu rừng chính ở phía tận đỉnh Ngọc Hoa, còn ở núi Tiêu Dong và Tản Viên chỉ chiếm một diện tích giới hạn. Kiểu rừng này gồm 2 tầng. Kiểu rừng nhiệt đới ẩm kín thường xanh núi thấp: phân bố ở độ cao 400 – 800 m, độ dốc 26-350. Hiện nay kiểu rừng này chỉ có tán thưa hoặc không có tán. Rừng tre: loài tre bò tái sinh sau khi khai thác và sau khi hoạt động canh tác đã tạo ra một kiểu rừng đặc biệt ở Ba Vì. Chúng mọc thành những bụi dày đặc khó có thể thực hiện được cải tạo rừng. Kiểu rừng tái sinh: đây là khu rừng trẻ chủ yếu do tái sinh các loài tên phong ở các vùng đất hoang sau khi canh tác, từ đó tạo ra khu rừng mới có đọ cao 400m, nằm dọc theo các đường mòn tới đỉnh núi cao hơn(600 m ). 3. 1.3. Nguồn tài nguyên thực vật trong bảo tồn chuyển vị ở Ba Vì Với điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, Ba Vì là một nơi thích hợp cho việc bảo tồn gen và nhân giống qua việc kết hợp bảo tồn nguyên vị với bảo tồn chuyển vị, giống như đã được thực hiện ở các nơi khác trên thế giới. Điều này giúp vườn bảo tồn và nhân giống các loài cây quý hiếm nhất để làm giàu nguồn tài nguyên rừng và nâng cao tính đa dạng sinh học. Hoạt động bổ sung nguồn tài nguyên động thực vật ở Ba Vì là rất quan trọng vì nguồn tài nguyên thực vật đã bị giảm xuống 1/3, nguồn tài nguyên động vật cũng suy giảm đáng kể. Khi thực hiện công việc nhập nội, các nhà khoa học thường phải xem xét dữ liệu về sinh – khí hậu để đưa ra quyết định. ở Việt Nam, chúng ta đã có một số kinh nghiệm về vấn đề này, đặc biệt là về nhập nội các giống cây kinh tế, cây thuốc và cây lâm nghiệp. Có thể ví dụ như nhập nội cây Camphor từ Nhật Bản, cây Teak từ Lào để nghiên cứu. Tuy nhiên việc nhập nội các loài thực vật có thể đem lại những kết quả không dự đoán trước được. Loài Caurina và Mahogany nhập từ úc và châu Phi nhưng lại sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở Việt Nam. Loài Lõi thọ có thể sinh trưởng tốt ở Ba Vì vì nó đã được chứng minh là có một phạm vi phân bố rộng trong vùng nhiệt đới. Cảnh báo về sự bùng phát cây Trinh nữ đầm lầy ở VQG Ba Vì: + Bắt nguồn từ Châu Mỹ, cây trinh nữ đầm lầy (TNĐL) đã gây ra thảm hoạ sinh thái ở một số tỉnh Nam Bộ như Vườn sinh thái Cát Tiên... + Có tên khoa học là Minosa pigra, có họ hàng với cây Trinh nữ bò lan (cây xấu hổ). Lá, hoa của TNĐL cũng giống như cây xấu hổ bản địa, nhưng khác hẳn cây xấu hổ bò lan ở chỗ nó là cây bụi có thân gỗ, mọc cao đên 200m, tạo thành những bụi cây rậm rạp. Bản lá, chùm quả và hoa cũng lớn hơn, cành vươn dài và chịu được gió mạnh. Thuộc họ đậu, thân và cành TNĐL đầy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDLy (13).doc
Tài liệu liên quan