MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Tổng quan về Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. Lịch sử hình thành
II. Vị trí, chức năng
III. Nhiệm vụ và quyền hạn
IV. Cơ cấu tổ chức
Chương II: Cơ cấu tổ chức của khối văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường
I. Vị trí và chức năng
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
III. Cơ cấu tổ chức
1. Phòng tổng hợp
2. Phòng hành chính
3. Phòng thi đua-Tuyên truyền
4. Phòng quản trị
5. Phòng kế hoạch tài vụ
6. Phòng quản lý xe
7. Trung tâm tin học
8. Cơ sở II tại thành phố Hồ chí Minh
Chương III: Thực trạng hoạt động
Chương IV: Giải pháp
Kết luận
Lời cảm ơn
Nhận xét của nơi thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cơ cấu tổ chức của khối văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á chất lược, trữ lược tài nguyên khoáng sản; tổ chức lưu trữ, quản lý tài liệu, mẫu vật và bảo vật nhà nước về số liệu, thông tin về địa chất và tài nguyên khoáng sản;
Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lược khoáng sản nhà nước;
8. Về môi trường:
Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp bảo vệ môi trường, các chương trình, dự án về phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường theo sự phân công của Chính phủ;
Thống nhất quản lý hệ thống quan trắc môi trường và định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh; quy định các tiêu chuẩn môi trường và quản lý thống nhất việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật;
Vận động các nguồn tài trợ, tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
9.Về khí tượng thuỷ văn:
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản khí tượng thuỷ văn; thu thập, đánh giá các yếu tố, tài liệu khí tượng thuỷ văn; xử lý, cung cấp thông tin, tư liệu và dự báo khí tượng thuỷ văn;
Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật khí tượng thuỷ văn đối với các dự án xây dựng cơ bản, cải tạo, mở rộng và nâng cấp các công trình khí tượng thuỷ văn; tổ chức đăng ký, cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thuỷ văn theo quy định của pháp luật.
10. Về đo đạc bản đồ:
Thống nhất quản lý về hoạt động đo đạc và bản đồ; quản lý công tác đo đạc và bản đồ cơ bản, bản đồ biên giới theo quốc gia và địa giới hành chính; quản lý hệ thống địa danh bản đồ, hệ thống quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống không ảnh cơ bản chuyên dùng; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định pháp luật;
Thành lập, hiệu chỉnh xuất bản và phát hành các loại bản đồ địa hình cơ bản, bản đồ nền, bản đồ hành chính; quản lý việc cung cấp thông tin, tư liệu và bảo mật nhà nước về hệ thống thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ
11. Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật;
13. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, trong lĩnh vực tài nguyên đất tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ;
14. Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật;
16. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền Bộ;
17. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền Bộ;
18. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
19. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ;
20. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
IV. Cơ cấu tổ chức của bộ
1.Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
Vụ đất đai
Vụ đăng ký và thống kê đất đai
Vụ môi trường
Vụ thẩm định và đánh giá tác động của môi trường
Vụ khí tượng thuỷ văn
Vụ khoa học – Công nghệ
Vụ kế hoạch – Tài chính
Vụ hợp tác quốc tế
Vụ pháp chế
Vụ tổ chức cán bộ
Cục quản lý tài nguyên nước
Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam
Cục bảo vệ môi trường
Cục đo đạc và bản đồ
Thanh tra
Văn phòng
2. Các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ
Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia
Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai
Trung tâm viễn thám
Trung tâm thông tin
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường
Báo Tài nguyên và Môi trường
ChươngII
cơ cấu tổ chức của khối văn phòng bộ tàI nguyên và môI trường
Văn phòng Bộ tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số104/2002/QĐ - BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của văn phòng Bộ.
1.Vị trí và chức năng
Văn phòng là tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện công tác thông tin tổng hợp, điều phối hoạt động các tổ chức của Bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiên công tác hành chính,quản trị của cơ quan bộ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình Bộ trưởng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ của Bộ; theo dõi đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ.
Theo dõi, đôn đốc việc chuẩn bị các đề án, văn bản của Bộ do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ soạn thảo; kiểm tra thể thức và thủ tục trong việc ban hành các văn bản của Bộ.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước; tổng hợp thông tin,lập báo cáo định kỳ và đột xuất về việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ.
Tổ chức thực hiện công tác hành chính văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc bảo mật của cơ quan bộ và hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện của các cơ quan đơn vị thuộc Bộ.
Hướng dẫn và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng, tổ chức công tác tuyên truyền, truyền thống của Bộ; thường trực hội đồng thi đua khen thưởng của Bộ
Giúp Bộ trưởng trong việc cung cấp thông tin đối với các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân
Trình Bộ trưởng ban hành quy chế nội quy làm việc của cơ quan bộ; tổ chức thực hiện quy chế nội quy, bảo đảm trật tự kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan Bộ
Tổ chức phục vụ các cuộc hội nghị, làm việc, tiếp khách, đi công tác của lãnh đạo Bộ và các hoạt động nhân các ngày lễ.
Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai, công tác quân sự, y tế cơ quan.
Quản lý cơ sở vật chất, bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của cơ quan bộ; quản lý tài sản kinh phí hoạt động của cơ quan bộ.
Phối hợp với công đoàn cơ quan bộ chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công chức, viên chức, lao động của cơ quan.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, lao động thuộc văn phòng .
Thực hiện các nhiệm vụ khác do bộ trưởng giao.
3.Cơ cấu tổ chức của văn phòng.
Văn phòng Bộ hiện có 60 công chức và 23 hợp đồng, làm việc tại 8 phòng và một trung tâm trực thuộc văn phòng, 22 công chức của văn phòng la nữ. Về trình độ đào tạo có 03 tiến sĩ, 06 thạc sỹ, 30 đại học, 02 trung cấp, 8 sơ cấp và 11 lái xe.
a.Lãnh đạo văn phòng có Chánh văn phòng và một số phó Chánh văn phòng
b.Bộ máy giúp việc Chánh văn phòng.
Phòng tổng hợp
Phòng hành chính
Phòng thi đua – tuyên truyền
Phòng quản trị
Phòng kế hoạch – Tài vụ
Phòng quản lý xe
Trung tâm tin học
Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh
3.1. Phòng tổng hợp
ĐVị trí và chức năng: Phòng tổng hợp là tổ chức của văn phòng Bộ có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác tổng hợp, điều phối hoạt động của các tổ chức của Bộ theo chương trình kế hoạch làm việc của lãnh đạo Bộ.
ĐNhiệm vụ và quyền hạn: Chuẩn bị để Chánh văn phòng trình lãnh đạo Bộ chương trình công tác tuần, tháng, quý và năm theo quy định tại quy chế làm việc của Bộ, theo dõi đôn đốc việc thực hiện các chương trình công tác đã được bộ phê duyệt.
Theo dõi đôn đốc việc chuẩn bị các đề án, văn bản của bộ do các cơ quan đơn vị thuộc bộ soạn thảo; rà soát thể thức và thủ tục các hồ sơ đề án, các văn bản trình bộ .
Phối hợp với các đơn vị là chủ trì đề án, chuẩn bị tài liệu, nội dung các cuộc họp và ra thông báo sau cuộc họp theo kết luận của lãnh đạo bộ.
Hướng dẫn theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc bộ và ngành thực hiện chế độ thông tin báo cáo.
Tổng hợp các báo cáo định kỳ ( tháng, 6 tháng, năm ), báo cáo đề xuất, các thông tin thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, xử lý thông tin và đề xuất với Chánh văn phòng các biện pháp giải quyết phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo bộ.
Chuẩn bị các hồ sơ tài liệu phục vụ các cuộc họp giao ban của lãnh đạo bộ và các hội nghị của bộ.
Thư ký giúp việc cho các Bộ trưởng, các thứ trưởng.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao
ĐCơ cấu tổ chức của phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp có trưởng phòng, các phó trưởng phòng và các công chức làm việc theo sự phân công của trưởng phòng theo yêu cầu, nhiệm vụ công việc.
3.2. Phòng hành chính.
âVị trí và chức năng: Phòng hành chính là tổ chức của văn phòng Bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, thông tin liên lạc, bảo mật của cơ quan bộ.
âNhiệm vụ và quyền hạn: Giúp Chánh văn phòng xây dựng kế hoạch công tác hành chính, văn thư của cơ quan bộ.
Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, thông tin liên lạc bảo mật của cơ quan bộ và hướng dẫn đôn đốc theo dõi việc thực hiện của các đơn vị thuộc bộ, rà soát các thể thức văn bản của bộ lần cuối trước khi ban hành.
Quản lý sử dụng con dấu của Bộ và của Văn phòng bộ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý hành chính, văn thư.
Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ công chức khối cơ quan bộ khi đi công tác, giao dịch; cung cấp báo trí, ăn phòng phẩm cho lãnh đạo bộ và các đơn vị quản lý nhà nước thuộc khối văn phòng bộ; đánh máy sao văn bản phục vụ lãnh đạo văn phòng, in sao tài liệu phục vụ khối đơn vị quản lý nhà nứơc thuộc khối văn phòng bộ, gửi và nhận FAX theo yêu cầu của lãnh đạo văn phòng.
Theo dõi, đề xuất thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo của văn phòng bộ.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao.
âCơ cấu tổ chức: Phòng hành chính có trưởng phòng và một số phó trưởng phòng, nhiệm vụ của công chức thuộc phòng do trưởng phòng phân công, bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.3. Phòng thi đua – Tuyên truyền.
êVị trí và chức năng: Phòng thi đua – Tuyên truyền và tổ chức của văn phòng bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tuyên truyền của bộ.
êNhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình tổ chức phong trào thi đua yêu nước định kỳ hàng năm hoặc đột xuất của bộ.
Hướng dẫn phối hợp giữa các đơn vị và cácc đoàn thể quần chúng thuộc bộ và ngành triển khai thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định của nhà nước và Hội đồng thi đua – Khen thưởng trung ương.
Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng.
Sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo đợt phát động và xây dựng các báo cáo thi đua khen thưởng của bộ.
Xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác tuyên truyền của bộ.
Tổ chức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao.
êCơ cấu tổ chức: Phòng thi đua – tuyên truyền có trưởng phòng và một số phó trưỏng phòng, nhiệm vụ cụ thể của công chức thuộc phòng do trưởng phòng phân công bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.4.Phòng quản trị
âVị trí và chức năng: Phòng quản trị là tổ chức của văn phòng Bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác quản trị, y tế, bảo vệ, phục vụ nơi làm việc của cơ quan bộ.
âNhiệm vụ và quyền hạn: Quản lý cơ sở vật chất, tài sản cơ quan bộ, trang thiết bị kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế đảm bảo phục vụ hoạt động của cơ quan bộ. Phối hợp thực hiện công tác kiểm kê tài sản, thanh lý tài sản theo quy định.
Quản lý việc sử dụng điện, nước theo quy định của cơ quan bộ.
Tổ chức phục vụ các hội nghị, lễ kỷ niệm, các cuộc họp, làm việc, tiếp khách, đi công tác của lãnh đạo bộ, lãnh đạo văn phòng và các đơn vị thuộc cơ quan bộ.
Lập kế hoạch xây dựng, cải tạo trụ sở cơ quan bộ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện công tác y tế cơ quan bộ, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh.
Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, công tác quân sự, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống thiên tai. Phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị giữ gìn trật tự cơ quan.
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao.
âCơ cấu tổ chức: Phòng quản trị có trưởng phòng và một số phó trưởng phòng. Nhiệm vụ cụ thể của công chức, lao động thuộc phòng do trưởng phòng bố trí phân công theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.5. Phòng kế hoạch – Tài vụ.
êVị trí và chức năng: Phòng kế hoạch – Tài vụ là tổ chức của văn phòng Bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế hoạch – Tài vụ của cơ quan Bộ.
êNhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng và trình Chánh văn phòng kế hoạch và dự toán kinh phí 5 năm và hàng năm để gửi cơ quan Kế hoạch – Tài chính cấp trên.
Trình Chánh văn phòng quyết định phương án tổ chức thực hiện kế hoạch – tài vụ hàng năm đã được phê duyệt, theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách mà Bộ giao cho Văn phòng, bảo đảm việc sử dụng ngân sách nhà nước đúng mục tiêu,tiết kiệm, hiệu quả.
Quản lý tài chính kế toán theo trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp III, thực hiện đúng chế độ kế toán, quyết toán tài chính theo chế độ tài chính hiện hành;
Thẩm định lập dự toán chi tiết từ các nhiệm vụ chi theo kế hoạch hàng năm trình Chánh văn phòng phê duyệt, hoặc cơ quan tài chính cấp trên phê duyệt;
Giúp Chánh văn phòng quản lý tài sản nhà nước thuộc cơ quan Bộ theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và Bộ quy định. Thực hiện chế độ báo cáo về tài sản theo quy định hiện hành;
Giúp Chánh văn phòng hướng dẫn kiểm tra và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, chế độ, định mức, đơn giá liên quan đến lĩnh vực kế hoạch tài chính theo quy định của nhà nước và của Bộ;
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao.
êCơ cấu tổ chức: Phòng kế hoạch – tài vụ có trưởng phòng và một số phó trưởng phòng. Nhiệm vụ cụ thể của công chức thuộc phòng do trưởng phòng phân công bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.6.Phòng quản lý xe.
âVị trí và chức năng: Phòng quản lý xe là tổ chức của văn phòng bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác quản lý, điều hành, đăng ký sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện ô tô phục vụ các nhiệm vụ của cơ quan Bộ.
âNhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý sử dụng xe ô tô của cơ quan bộ.
Lập kế hoạch công tác, dự toán kinh phí hàng tháng, quý và cả năm về xăng dầu, bảo dưỡng sửa chữa thay thế phụ tùng vật tư cho từng xe ô tô, báo cáo Chánh văn phòng và tổ chức thực hiện khi được Chánh văn phòng phê duyệt;
Lập kế hoạch sử dụng xe phục vụ các chuyến công tác ngoại tỉnh theo giấy đề nghị của các đơn vị, báo cáo Lãnh đạo Văn phòng duyệt thực hiện, chủ động cân đối bố trí xe phục vụ các chuyến công tác hàng ngày trong phạm vi thành phố Hà Nội;
Quản lý điều hành phân công lái xe phục vụ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị quản lý nhà nước, cán bộ công chức, viên chức, lao động thuộc cơ quan bộ bảo đảm kịp thời, nhanh chóng và an toàn theo quy định về quản lý và sử dụng xe ô tô của Bộ;
Làm đầu mối giúp Lãnh đạo văn phòng phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thi tay nghề, nâng bậc thợ cho công nhân lái xe và tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức về pháp luật của nhà nước;
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao;
âCơ cấu tổ chức: Phòng quản lý xe có trưởng phòng và một số phó trưởng phòng. Nhiệm vụ cụ thể của công nhân, lao động hợp đồng lái xe của phòng do trưởng phòng phân công, bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.7. Trung tâm tin học.
ãVị trí và chức năng: Trung tâm tin học là tổ chức của văn phòng Bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng tổ chức thực hiện phát triển và ứng dụng tin học hoá quản lý hành chính nhà nước và công nghệ thông tin của cơ quan Bộ;
ãNhiệm vụ và quyền hạn: Trình Chánh văn phòng chương trình kế hoạch định kỳ về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong tin học hoá quản lý hành chính nhà nước của Bộ;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thưc hiện đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, tổng hợp thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu của Bộ; nghiên cứu tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về tin học trong đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ, công chức thuộc bộ;
Xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho cơ quan bộ, bảo đảm hoạtđộng thường xuyên các thiết bị tin học và mạng nội bộ, tổ chức thực hiên việc xây dung, cập nhật và phát triển trang WEB của Bộ;
Giúp Chánh văn phòng xây dựng các nội quy, quy định về quản lý, sử dụng khai thác hệ thống tin học quản lý hành chính nhà nước của bộ và tổ chức thực hiện đảm bảo thuận tiện, an toàn, hiệu quả;
Lập kế hoạch mua sắm, cấp phát và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị, phần cứng,phần mềm tin học có bản quyền cho các đơn vị của cơ quan bộ;
Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về công nghệ thông tin thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao; xây dựng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý và điều hành của cơ quan bộ, liên kết, hợp tác, hỗ trợ với các đơn vị trong và ngoài bộ xây dung cơ sở dữ liệu, phát triển phần mềm ứng dụng theo quy định của pháp luật;
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thực hiên các nhiệm vụ khác do chánh văn phòng giao.
ãCơ cấu tổ chức: Trung tâm tin học có Giám đốc và một số phó Giám đốc. Nhiệm vụ cụ thể của công chức, lao động trong trung tâm tin học do Giám đốc bố trí, phân công theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
3.8. Cơ sở II văn phòng.
ãVị trí và chức năng: Cơ sở II Văn phòng là tổ chức của văn phòng bộ, có chức năng giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác hành chính, quản trị, tổng hợp của văn phòng bộ ở phía nam;
ãNhiệm vụ và quyền hạn: Tiếp nhận, đăng ký các văn bản đi đến tổng hợp thông tin hoạt động của các sở Tài nguyên và Môi trường phía nam;
Tổ chức phục vụ các hoạt động của lãnh đạo bộ, lãnh đạo các đơn vị, các đoàn công tác thuộc cơ quan bộ trong thời gian công tác tại các tỉnh phía nam, phối hợp tạo đIều kiện thuận lợi đối với các đơn vị khác thuộc Bộ và Nghành có liên quan công tác ở các tỉnh phía nam;
Tổ chức phục vụ các hội nghị, hội thảo ở các tỉnh phía nam của bộ và các đơn vị trực thuộc bộ khi được văn phòng bộ giao hoặc các đơn vị trực thuộc bộ uỷ nhiệm;
Tổ chức quản lý, thực hiện viêc sửa chữa, bảo quản nhà cửa, điện nước, thiết bị, phương tiện làm việc tại cơ sở II Văn phòng;
Quản lý xe máy bảo đảm đi lại an toàn, phục vụ kịp thời cho các hoạt động của Bộ ở phía nam;
Thực hiện công tác kế toán – tài vụ theo chế độ hạch toán báo sổ, quản lý tài sản, công sản, cơ sở vật chất – kỹ thuật theo quy định của nhà nước và của văn phòng bộ;
Thống kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng giao và theo sự uỷ nhiệm của các đơn vị thuộc bộ;
ãCơ cấu tổ chức: Cơ sở II Văn phòng có Trưởng Cơ sở II Văn phòng và một số Phó Trưởng Cơ sở II Văn phòng. Nhiệm vụ cụ thể của công chức, lao động thuộc cơ sở II Văn phòng do Trưởng Cơ sở II Văn phòng bố trí phân công theo yêu cầu,nhiệm vụ công tác.
chương III
thực trạng hoạt động của khối văn phòng bộ tài nguyên và môi trường
Trong thời gian qua với tinh thần đoàn kết và nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức, lao động, Văn phòng đã nhanh chóng ổn định tổ chức từng bước đi vào hoạt động và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ cụ thể:
1. Xây dựng và ổn định tổ chức.
Lãnh đạo văn phòng đã quan tâm xây dựng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Văn phòng, bố trí sắp xếp công chức theo khả năng và yêu cầu công việc của các đơn vị. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị đã được xây dựng và ban hành bảo đảm các nguyên tắc, quy định tương đối rõ ràng, không có sự chồng chéo giữa các đơn vị.
Song song với việc kiện toàn tổ chức, các quy chế liên quan tới hoạt động của Văn phòng đã và đang được xây dựng. Trong năm 2003, Văn phòng đã trình bộ ban hành quy chế làm việc của bộ, quy chế văn thư lưu trữ áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc bộ, quy định tạm thời về quản lý và sử dụng phương tiện xe ô tô ở cơ quan Bộ.
Quy trình xử lý công việc của Văn phòng phục vụ hoạt động của Bộ đã được công khai, trong bước cải tiến nhằm phục công tác chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ được thuận lợi, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định trong quy chế làm việc của Bộ.
2. Công tác thông tin, tổng hợp, hành chính, lưu trữ.
Trong năm qua, văn phòng đã làm tốt chức năng cầu nối giữa các đơn vị thuộc Bộ với lãnh đạo Bộ và ngược lại. Công tác thông tin, báo cáo luôn bảo đảm thông suốt, kịp thời. Các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ đã được truyền tải trung thực, tới các đơn vị để triển khai thực hiện. Tình hình công tác của các đơn vị đã được tổng hợp trình lãnh đạo Bộ thông qua các báo cáo tuần, tháng, quý, năm trình bày tại các buổi họp giao ban của Bộ.
Các báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình hoạt động của Bộ gửi văn phòng Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Uỷ ban dân tộc, báo cáo của Bộ tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Nam Định v.v. đã được chuẩn bị kỹ càng, bảo đảm chất lượng và gửi đúng hạn theo yêu cầu. Ngoài ra, Văn phòng còn chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng chuẩn bị ý kiến của Bộ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, xử tri trong cả nước về các lĩnh vực hoạt động của Bộ. Trong 6 tháng đầu năm 2003, Văn phòng được giao làm đầu mối để chuẩn bị ý kiến chính thức của Bộ đối với các dự án của Bộ, nghành khác gửi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công việc này sau được chuyển sang cho Vụ khoa học – Công nghệ đảm nhận.
Công tác văn thư đã được dần đi vào nề nếp, bảo đảm công văn đi đến kịp thời, không thể thất lạc, mất mát. Phát hành 6300 công văn đi các loại, nhận để luân chuyển 14000 công văn ,đến 3600 đơn thư khiếu nại tố cáo, Phối hợp với các đơn vị trong cơ quan bộ để triển khai thực hiện quy chế văn thư, lưu trữ.
Công tác lưu trữ cũng dần điI vào nề nếp, đã triển khai hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ công việc và lập danh mục tài liệu của đơn vị. Đã thu thập các tài liệu của tổng cục địa chính ( cũ ) rải rác ở các đơn vị về tập trung tại kho lưu trữ với số lượng gần 400 mét giá tài liệu. Bảo quản an toàn tài liệu và phục vụ khai thác hơn 100 lượt người sử dụng.
Công tác tin học từng bước được xây dựng và nâng cấp, từ việc hạ tầng cơ sở vật chất về tin học hầu như chưa có gì, Văn phòng đã tổ chức thực hiện việc xây dựng, lắp đặt hệ thống thông tin in tơ nét, hoàn chỉnh mạng LAN từ 45 nút mạng lên 195 nút mạng. Trang thông tin điện tử tài nguyên và môi trường đã được xây dựng bước đầu phục vụ cho việc lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo luật đất đai ( 2003 ) và một số hoạt động của Bộ tài nguyên và môi trường. Một số phần mềm tin học ứng dụng thuộc đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 562.doc