Báo cáo Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc

Vùng núi Phan Xi Phăng(Sa Pa, Lào Cai) : đây là khu vực có địa hình núi cao với

đỉnh núi Phan Xi Phăng cao 3.142m được mệnh danh là “nóc nhà” Đông Dương.

Chinh phục địa hình núi cao được xem là “đích” của các hành trình du lịch TTMH

ởkhu vực này. Ngoài ra, các giá trịsinh thái của hệsinh thái núi cao, đặc biệt là

các giá trị đa dạng sinh học ởvườn quốc gia Hoàng Liên với nhiều loài sinh vật

quý hiếm nhưPơmu, Lãnh sam, Thiết sam, Thông đỏ, Đỗquyên, v.v.; các giá trị

văn hóa ởmột sốbản dân tộc nhưbản Hồ, bản TảPhìn, bản Cát Cát, bản Xín Chải

là “thành phần” không thểthiếu trong các sản phẩm du lịch TTMH ởkhu vực này.

Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch lữhành có sản phẩm du lịch TTMH đều

chọn khu vực này đểkhai thác

pdf125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoảng 5 tháng rất thuận lợi cho sức khỏe con người và hoạt động du lịch, 2-3 tháng có điều kiện thuận lợi và khoảng 4-5 tháng ít thuận lợi (Bảng 3), tuy nhiên trong các tháng ít thuận lợi (thường là các tháng có thời tiết oi bức, nóng nực) một số địa điểm ở vùng núi cao như Sapa, BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 57 Mẫu Sơn, Mộc Châu, ... nơi có khí hậu mát mẻ hơn lại thuận lợi cho hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Bảng 3 : Mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động du lịch ở vùng núi phía Bắc Các tiểu vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tây Bắc Đông Bắc Ghi chú: Rất thích hợp Thích hợp Ít thích hợp Vùng núi phía Bắc là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, trung bình mỗi có 20-25 đợt gió mùa Đông Bắc. Ảnh hưởng này có sự giảm dần từ Bắc xuống Nam. Ngoài ra vùng núi phía Bắc cũng là vùng chịu ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, đặc biệt là ở khu vực duyên hải Đông Bắc. Những ngày bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và bão thời tiết chuyển xấu, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Tuy nhiên nhìn chung đặc điểm khí hậu, thời tiết của vùng núi phía Bắc là thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự đa dạng về các giá trị tự nhiên, cảnh quan lãnh thổ, làm tăng tính hấp dẫn du lịch của vùng. Cần biết phát huy những thuận lợi về đặc điểm khí hậu, thời tiết để phát triển nhiều loại hình du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, vừa phát huy vừa khắc phục được tính mùa vụ của hoạt động du lịch ở vùng này. Sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên Sự an toàn và bất trắc của môi trường tự nhiên có tính chất quy luật, đặc biệt đối với vùng núi phía Bắc, một vùng có diện tích không lớn song có địa hình chia cắt mạnh. Ở lãnh thổ này bão lũ, gió mùa Đông Bắc thường xảy ra hàng năm nhưng thường không gây tác hại lớn. Những năm gần đây hiện tượng động đất có xảy ra ở một số nơi trong vùng như Lai Châu, Điện Biên và đã gây ra một số thiệt hại về nhà cửa, công trình xây dựng. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, dự báo để giảm thiểu những tác động đến dân sinh, kinh tế cũng như ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Các trở ngại cho hoạt động du lịch thường xảy ra vào mùa mưa và những ngày có thời tiết xấu như bão, gió mùa Đông Bắc. Ở một số nơi có thể gây ách tắc giao BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 58 thông như úng lụt, lở đất. Cũng cần chú ý đề phòng các ổ dịch bệnh tự nhiên, sinh vật độc hại (ruồi, muỗi, rắn, thú dữ, thức ăn lạ...) đối với khách du lịch. Những biến đổi bất thường của đặc điểm khí hậu, thời tiết cũng thường gây nên những khó khăn đột xuất cho khách du lịch và các hoạt động du lịch. Vùng núi và cao nguyên chiếm diện tích chủ yếu của lãnh thổ vùng núi phía Bắc vì vậy có vai trò hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nói chung đối với phát triển du lịch nói riêng. Môi trường du lịch vùng lãnh thổ này có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với lớp phủ thực vật vì đó vừa là "áo giáp" bảo vệ khỏi các hiện tượng trượt lở, vừa điều hòa lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt và đặc biệt rừng còn là môi trường để bảo tồn và phát triển các loài động vật quí hiếm - đối tượng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Do nhiều nguyên nhân, rừng nhiệt đới ở vùng núi vùng núi phía Bắc trải qua hơn 50 năm (từ 1943) đã bị thu hẹp tới hơn 2/3 diện tích (theo Morant năm 1943 diện tích rừng chiếm khoảng 60% toàn lãnh thổ khu vực). Kèm theo tốc độ tàn phá rừng là sự nghèo kiệt của thảm thực vật, sự huỷ hoại hàng loạt ổ sinh thái tự nhiên của các loài động vật hoang dại. Số lượng cá thể và số lượng loài động vật hoang dại có ý nghĩa du lịch trở nên ít ỏi, nhiều loài đã bị tuyệt chủng và một số loài đang có nguy cơ bị diệt vong. Việc chặt phá rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự bảo tồn và phát triển của nhiều hệ sinh thái mà còn làm mất đi sự hấp dẫn của các cảnh quan tự nhiên vốn rất có giá trị trong các hoạt động du lịch. Có thể nói tuyến du lịch Tây Bắc: Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai - Sa Pa - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Mộc Châu - Hoà Bình - Hà Nội chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều nếu như các cảnh quan, đặc biệt là rừng, được phục hồi. Hiện nay tuyến du lịch này vẫn còn thu hút được sự quan tâm của khách bởi tính đặc sắc của các lễ hội, phong tục và những nét sinh hoạt truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, H' Mông, Dao v.v... Nếu như có sự đầu tư để bảo vệ và phục hồi lại cảnh quan môi trường, chắc chắn các tuyến du lịch tới vùng núi vùng núi phía Bắc sẽ có sức hấp dẫn đặc biệt không chỉ đối với khách du lịch quốc tế, mà còn đối với cả khách du lịch nội địa. Hiện tượng xói mòn đất, lũ lụt gia tăng một cách đáng kể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động du lịch, đặc biệt là việc vận chuyển khách theo đường bộ, cũng là hậu quả của việc chặt phá rừng ở vùng núi phía Bắc trong những năm qua. Việc huỷ hoại môi trường đã góp phần làm gia tăng đáng kể quá trình xuống cấp của hệ thống đường giao thông vùng núi vùng núi phía Bắc vốn dĩ đã rất lạc hậu do nhiều năm ít được đầu tư nâng cấp. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý khách khi đến với BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 59 vùng núi trong những điều kiện như vậy, tạo môi trường kém thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch ở khu vực này. Một trong những vấn đề đáng lo ngại về môi trường tác động đến hoạt động du lịch là nguy cơ trượt lở đất, đá do những chấn động để lại trong quá trình khai thác vật liệu xây dựng. Trong thực tế cho đến nay chưa có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra do sự suy giảm môi trường địa chất địa mạo bởi nguyên nhân trên. Tuy nhiên nếu không có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ cảnh quan và phòng chống nguy cơ cho hoạt động khai thác vật liệu xây dựng rất phổ biến, thậm chí cả ở những khu vực có tiềm năng du lịch hang động, du lịch thể thao núi v.v..., thì yếu tố môi trường này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển du lịch ở vùng núi vùng núi phía Bắc. 4. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chủ yếu ở vùng núi phía Bắc 4.1 . Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chính Mặc dù là một lãnh thổ có tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch khám phá, du lịch TTMH, tuy nhiên thời gian qua hoạt động phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc còn nhiều hạn chế. Kết quả điều tra khảo sát và phân tích các tư liệu, thông tin về du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc cho thấy : Về lãnh thổ : Cho đến nay ở vùng núi phía Bắc, hoạt động phát triển du lịch TTMH mới được tổ chức ở một số khu vực chủ yếu sau : 4. Vùng núi Phan Xi Phăng (Sa Pa, Lào Cai) : đây là khu vực có địa hình núi cao với đỉnh núi Phan Xi Phăng cao 3.142m được mệnh danh là “nóc nhà” Đông Dương. Chinh phục địa hình núi cao được xem là “đích” của các hành trình du lịch TTMH ở khu vực này. Ngoài ra, các giá trị sinh thái của hệ sinh thái núi cao, đặc biệt là các giá trị đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Hoàng Liên với nhiều loài sinh vật quý hiếm như Pơmu, Lãnh sam, Thiết sam, Thông đỏ, Đỗ quyên, v.v.; các giá trị văn hóa ở một số bản dân tộc như bản Hồ, bản Tả Phìn, bản Cát Cát, bản Xín Chải là “thành phần” không thể thiếu trong các sản phẩm du lịch TTMH ở khu vực này. Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch lữ hành có sản phẩm du lịch TTMH đều chọn khu vực này để khai thác. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 60 5. Vùng núi Tây Côn Lĩnh (từ địa phận Hoàng Su Phì đến cửa khẩu Thanh Thủy), Hà Giang : đây là vùng núi còn tương đối hoang sơ và hệ thống giao thông rất khó khăn, đặc biệt đối với những hành trình khám phá, TTMH có sử dụng phương tiện cơ giới như xe gắn máy, xe ô tô. Các giá trị chủ yếu được khai thác ở khu vực này để phát triển các sản phẩm du lịch TTMH là độ dốc địa hình núi cao với độ cao của đỉnh Tây Côn Lĩnh tới 2.419m, cảnh quan và sinh hoạt truyền thống của một số bản dân tộc H’Mông. 6. Khu vực Mèo Vạc – Đồng Văn: Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới tỉnh Hà Giang. Độ cao khu vực này so với mực nước biển khoảng 1.000m. Đây được xem là khu vực địa đầu phía Bắc Tổ quốc với điểm cực Bắc của Việt Nam là Lũng Cú. Địa hình ở Đồng Văn là một “cánh đồng” karst (cao nguyên đá tai mèo) rất điển hình với cảnh quan hấp dẫn. Đến Đồng Văn, du khách có cơ hội đến thăm Dinh họ Vương (Vương Chí Sinh) ở xã Xà Phìn, cách huyện lỵ Đồng Văn khoảng 24 Km. Đây là một công trình kiến trúc đẹp và rất độc đáo của cao nguyên đá, được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia từ năm 1993. Đường đến Đồng Văn Lũng Cú – điểm cự Bắc Văn hóa bản địa được xem là khá điển hình ở khu vực này là chợ Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Chợ là nơi tìm lại bạn tình xưa để tâm sự - một nét văn hóa rất độc đáo của người H’Mông. Trước năm 1992, chợ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, còn sau năm 1992, chợ họp 5 ngày một lần. 7. Khu vực Mù Căng Chải hay Tà Sì Láng (Yên Bái) : với những giá trị chủ yếu về cảnh quan và văn hóa bản địa, đặc biệt là lễ hội của đồng bào H’Mông, Tày. Những giá trị này hiện đang được một số công ty du lịch như Topas Travel; Bufalo; Marco Polo; Exotisimo; Hồng Bàng (Youth Action Tour) khai thác để xây dựng một số sản phẩm du lịch đi bộ dã ngoại (tracking - soft adventure). 8. Khu vực Na Hang – Ba Bể : đây là khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang gắn với vườn quốc gia Ba Bể - Di sản thiên nhiên ASEAN trên địa bàn tỉnh BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 61 Bắc Kạn, nơi có nhiều giá trị cảnh quan, điển hình là thác Mơ (Na Hang), hồ Ba Bể - hồ tự nhiên trên địa hình núi karst và các giá trị sinh thái điển hình của rừng nhiệt đới trên núi đá vôi được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Tới đây khi hồ thủy điện Na Hang được hình thành ổn định thì khu vực này sẽ có thêm được những giá trị sinh thái và cảnh quan hồ. Đây là những giá trị tự nhiên mà bước đầu đã được các công ty du lịch khai thác để phát triển một số sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. 9. Khu vực thượng nguồn sông Đà : trên địa bàn các huyện Mường La, Quỳnh Nhai (Sơn La) và các huyện Tam Đường, Sìn Hồ (Lai Châu). Đây là khu vực có địa hình chia cắt tạo nên những cảnh quan hùng vĩ, tôn lên sự hiểm trở của sông Đà. Đây là nơi có nhiều hang động, điển hình là hang động Tiên Sơn (Tam Đường) với 49 khoang còn tương đối hoang sơ. Đây cũng là khu vực tập trung nhiều bản dân tộc Thái, nơi còn lưu giữ được nhiều giá trị sinh hoạt văn hóa truyền thống. 10. Khu vực Đà Bắc - Mai Châu - Tân Lạc (Hòa Bình) : nơi có hồ Hòa Bình khu bảo tồn thiên nhiên Phù Luông, nhiều hang động mà điển hình là hang Bụt, hang Muối, và các bản dân tộc Mường (bản Cun), dân tộc Thái (bản Lác), dân tộc H’Mông (bản Xà Lĩnh ). Thời gian gần đây nhiều công ty du lịch đã xây dựng các chương trình đi bộ dã ngoại (tracking) khám phá thiên nhiên khu bảo tồn Phù Luông và tìm hiểu các giá trị văn hóa các dân tộc ở khu vực này. 11. Khu vực các dạng địa hình phễu karst (tùng, áng) trong khu vực quần thể đảo thuộc di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Các giá trị chủ yếu được khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở khu vực này là cảnh quan và cấu trúc địa hình đặc thù của địa hình tùng, áng rất đặc biệt. Ngoài ra, các giá trị sinh thái, đặc biệt là đa dạng sinh học (trên đảo đá và dưới nước trong các tùng, áng) cũng bước đầu được các doanh nghiệp khai thác nhằm tạo ra các giá trị đặc thù của các sản phẩm du lịch TTMH ở khu vực này. Về sản phẩm du lịch : Các sản phẩm du lịch TTMH chủ yếu được xây dựng trên cơ sở khai thác các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa vùng núi phía Bắc thời gian qua bao gồm : ƒ Các tuyến đi bộ dã ngoại (tracking) : đây là sản phẩm chủ yếu được nhiều công ty du lịch lữ hành xây dựng và chào bán khách du lịch. Các chương trình (tours) du lịch TTMH này thường có thời gian không dài, trung bình khoảng 5 ngày 4 BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 62 đêm với trọng tâm là khám phá cảnh quan còn tương đối nguyên sơ ở các vùng núi cao, vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên; tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tiêu biểu ở vùng núi phía Bắc như dân tộc Thái, Mường, H’Mông, Dao, Tày tại các bản được lựa chọn trên tuyến dã ngoại. Sở dĩ các công ty tập trung chủ yếu xây dựng các sản phẩm du lịch dã ngoại bởi “nội hàm” của loại sản phẩm này là khá đơn giản, ít phải đầu tư về tài chính, kinh nghiệm và các phương tiện vận chuyển, thiết bị đảm bảo an toàn, v.v. như đối với việc phát triển những sản phẩm du lịch TTMH khác. Đây có lẽ là ưu điểm chủ yếu của loại sản phẩm này và cũng vì điểm đó mà được các công ty lựa chọn để xây dựng. Hơn thế nữa tính “rủi ro” trong quá trình kinh doanh những sản phẩm này không cao và giá thành những sản phẩm du lịch TTMH này hiện khá phù hợp với khả năng thanh toán của thị trường với những đối tượng khách quốc tế là “Tây ba lô” (backpacking) và khách du lịch nội địa. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, đến 95,6% các hướng dẫn viên được sử dụng hướng dẫn đối với các tours du lịch dã ngoại ở Hòa Bình, Sơn La, Bắc Kạn, v.v. thiếu kiến thức về xử lý tình huống nảy sinh có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn của du khách. Đây là vấn đề rất cần lưu ý khi phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc ngay cả đối với những sản phẩm đơn gian như du lịch dã ngoại. ƒ Các chương trình (tours) khám phá vùng núi phía Bắc bằng xe mô tô/xe đạp: những chương trình này chủ yếu được tổ chức ở khu vực vùng núi Tây Bắc trên địa bàn các địa phương Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, và Hà Giang. Về bản chất (nội hàm) của loại sản phẩm du lịch TTMH này cũng không có sự khác biệt nhiều so với các sản phẩm du lịch tracking. Điểm khác biệt của loại sản phẩm này so với các sản phẩm du lịch tracking là cự ly thường dài hơn, thời BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 63 gian tours cũng vì vậy dài hơn; tính phức tạp trong tổ chức có cao hơn và kèm theo đó là khả năng “rủi ro” cũng cao hơn. Hơn thế nữa các sản phẩm du lịch TTMH này đòi hỏi cần có đầu tư cao hơn, ít nhất là đầu tư về phương tiện. Tuy nhiên đứng về góc độ nào đó thì việc xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH loại này cũng khá đơn giản phù hợp với khả năng của phần lớn các doanh nghiệp du lịch lữ hành Việt Nam tại thời điểm này. Chính vì vậy các sản phẩm du lịch TTMH này hiện cũng khá phổ biến chỉ đứng sau du lịch tracking. Kết quả điều tra một số công ty du lịch lữ hành có tổ chức hình thức du lịch TTMH này ở vùng núi phía Bắc như công ty Bufalo; Marco Polo; Exotisimo; Công ty du lịch “Offroad”, thì dịch vụ hướng dẫn khách sử dụng phương tiện (đặc biệt là xe mô tô) còn chưa được tốt ; dịch vụ « cứu hộ » trong trường hợp phương tiện bị hỏng giữa đường, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch dưới hình thức các tours du lịch khám phá. Đây cũng là vấn đề cần được hoàn thiện đối với các sản phẩm du lịch TTMH loại này ở vùng núi phía Bắc. ƒ Du lịch leo núi : bao gồm hai dạng chủ yếu là leo vách núi (rock climbing) và chinh phục các đỉnh núi (mountain climbing). Cho đến nay ở vùng núi phía Bắc du lịch chinh phục các đỉnh núi vẫn là sản phẩm du lịch TTMH chính được xây dựng. Các chương trình (tours) du lịch này hiện chủ yếu mới được các công ty du lịch lữ hành xây dựng ở vùng núi Phan Xi Phăng (Sa Pa – Lào Cai) và hiện đang rất thu hút được sự quan tâm của du khách quốc tế và nội địa cũng như của các nhà thể thao chuyên nghiệp khi đến vùng núi phía Bắc. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 64 Đối với những sản phẩm du lịch TTMH loại này, dịch vụ huấn luyện hiện còn hạn chế. Các Hướng dẫn viên thường kiêm luôn vai trò ‘huấn luyện viên’ vì vậy chất lượng đối với dịch vụ này hiện chưa cao và đây được xem là nguyên nhân chính trong một số trường hợp xảy ra ‘sự cố’ trên hành trình chinh phục đỉnh Phan Xi Phăng. ƒ Du lịch chèo thuyền : đây là loại sản phẩm du lịch TTMH tương đối phổ biến và rất được ưa chuộng trên thế giới. Loại sản phẩm du lịch này gồm 2 loại phổ biến là chèo thuyền chuyên dụng (bằng nhựa tổng hợp hoặc cao su đặc biệt) hoặc thả bè (được ghép bằng tre/luồng hoặc cây gỗ) vượt thác ghềnh (rafting) và chèo thuyền để khám phá thiên nhiên (kayaking/canyoning). Mặc dù ở vùng núi phía Bắc có nhiều con sông lớn như sông Đà , sông Hồng, v.v. có điều kiện để tổ chức loại hình du lịch TTMH với nhiều sản phẩm hấp dẫn, tuy nhiên cho đến nay sản phẩm này lần đầu tiên mới được Công ty Vietnamtourism tại Hà Nội xây dựng trong khuôn khổ Tour du lịch thể thao - mạo hiểm “Raid Gouloises” năm 2002. Hiện nay sản phẩm du lịch TTMH này còn giới hạn chủ yếu ở khu vực vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Nguyên chủ yếu của tình trạng này là để phát triển loại sản phẩm du lịch TTMH hiểm này đòi hỏi phải đầu tư mua sắm các loại thuyền đặc dụng và cần có huấn luyện viên để hướng dẫn cho khách trước khi sử dụng sản phẩm nay. Hơn thế nữa, du khách khi tham gia loại hình du lịch này cần có bảo hiểm bởi khả năng rủi ro. Do vậy chi phí chung cho việc xây dựng sản phẩm tương đối cao và hiện là chưa phù hợp với các doanh nghiệp lữ hành hiện nay ở Việt Nam. Như vậy có thể thấy “bức tranh” hiện trạng các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc là khá “nghèo nàn” mặc dù tiềm năng và điều kiện để xây dựng loại sản phẩm này là khá phong phú và thuận lợi. 4.2. Thực trạng thu hút khách đối với những sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm hiện có của vùng BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 65 Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy thời gian qua, các sản phẩm du lịch TTMH được xây dựng ở vùng núi phía Bắc như đã đề cập ở trên mới thu hút được sự quan tâm của một số thị trường sau : Khách du lịch quốc tế : chủ yếu là những du khách đến từ các nước Tây Âu (chiếm tới 86,2% lượng khách được điều tra) bao gồm Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp; khách từ các nước Úc và Bắc Mỹ chiếm có 9,1% và còn lại là từ các thị trường khác. Khách du lịch quốc tế tham gia các hoạt động du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc phần lớn có độ tuổi từ 25- 35 tuổi (chiếm tới 76,8% lượng khách được điều tra); và từ 36 - 45 tuổi (chiếm 20,1% lượng khách được điều tra) Một điều đáng lưu ý là khách du lịch từ thị trường châu Á còn rất ít quan tâm (hoặc có thể chưa được biết đến) các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc. Chỉ có một lượng nhỏ khách du lịch từ Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia vào tours du lịch chinh phục đỉnh Phan Xi Phăng và đi dã ngoại trên cao nguyên Đồng Văn. Khách du lịch nội địa : chủ yếu là từ Hà Nội (chiếm tới 79,2% lượng khách được điều tra) và TP. Hồ Chí Minh (chiếm 17,6% lượng khách được điều tra); trong đó có tới 80,6% khách du lịch có độ tuổi từ 20 – 35 tuổi; 12,6% ở độ tuổi từ 36- 45. Những sản phẩm mà khách du lịch nội địa quan tâm nhiều là chinh phục núi Phan Xi Phăng, các tuyến du lịch dã ngoại ở các khu bảo tồn tự nhiên hoặc vườn quốc gia; một số tours du lịch bằng xe máy trên các tuyến đường từ Lào Cai sang Hà Giang; 4.3. Những thuận lợi, khó khăn cơ bản trong phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc Qua nghiên cứu thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc có thể thấy một số thuận lợi và khó khăn cơ bản bao gồm : Thuận lợi : ƒ Du lịch TTMH là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa có ý nghĩa giáo dục môi trường và góp phần cho nỗ lực bảo tồn, vì vậy được khuyến khích phát triển ở Việt Nam nói chung và ở vùng núi phía bắc nói riêng. Hơn thế nữa phát triển du lịch TTMH sẽ góp phần tích cực vào đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần nâng cao tính hấp dẫn và cạnh tranh của du BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 66 lịch Việt Nam. Điều này đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; ƒ Vùng núi phía Bắc là một lãnh thổ mà ở đó trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, đời sống của cộng đồng người dân, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc ít người còn nhiều khó khăn. Vì vậy phát triển du lịch, đặc biệt là những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch TTMH, gắn với xóa đói giảm nghèo là hướng tiếp cận được nhà nước khuyến khích phát triển ở vùng núi phía Bắc; ƒ Vùng núi phía Bắc là lãnh thổ có tiềm năng du lịch TTMH khá phong phú và đa dạng; các điều kiện để tổ chức xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở đây là khá thuận lợi. Đặc biệt phát triển du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng được chính quyền và người dân địa phương ủng hộ vì sự phát triển du lịch tạo được nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng; ƒ Nhu cầu đối với các sản phẩm du lịch tự nhiên gắn với văn hóa bản địa nói chung, du lịch TTMH nói riêng ngày càng cao Khó khăn : ƒ Hiện chưa có chính sách và chiến lược riêng cho phát triển loại hình du lịch TTMH ở Việt Nam, vì vậy việc phát triển du lịch TTMH ở Việt Nam nói chung và ở vùng núi phía Bắc nói riêng sẽ không được thuận lợi đứng từ góc độ chính sách cụ thể; ƒ Mặc dù vùng núi phía Bắc, bao gồm tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc; tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc đã có định hướng phát triển du lịch chung cho lãnh thổ trong khuôn khổ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tuy nhiên quy hoạch chuyên đề về du lịch TTMH cho lãnh thổ này cho đến nay chưa được thực hiện. Đây là khó khăn về pháp lý và định hướng chiến lược để xây dựng các sản phẩm TTMH cụ thể; ƒ Vùng núi phía Bắc có địa hình chia cắt lại nằm trên 2 đứt gãy địa chất lớn, vì vậy thường chịu ảnh hưởng của các tai biến môi trường như động đất, trượt lở, lũ quét. Đây sẽ là những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển du lịch nói chung, du lịch TTMH nói riêng ở vùng lãnh thổ này. Khó khăn này càng trở nên lớn trong bối cảnh diện tích rừng ở vùng này vẫn bị suy giam do tác động của con người. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 67 5. Một số nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm Qua phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch TTMH nói chung và việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc có thể thấy một số nguyên nhân chủ quan và khách quan chủ yếu bao gồm : 5.1 . Các nguyên nhân chủ quan ƒ Mặc dù là loại hình du lịch được khuyến khích phát triển, nhất là trong bối cảnh phát triển ở một lãnh thổ nơi cuộc sống của cộng đồng còn nhiều khó khăn, tuy nhiên cho đến nay chiến lược/quy hoạch/kế hoạch cụ thể cho việc phát triển những sản phẩm du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc chưa được cụ thể hóa ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương trong vùng. ƒ Các công ty lữ hành hiện còn rất thiếu kinh nghiêm trong tổ chức phát triển loại hình du lịch TTMH, đặc biệt là xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể. Một trong những khó khăn của vấn đề này là trong cấu thành “dịch vụ” của sản phẩm du lịch TTMH có nhiều loại dịch vụ khác với những dịch vụ như đối với những sản phẩm du lịch thông thường khác. Ví dụ như dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ cứu hộ, dịch vụ huấn luyện các kỹ thuật cơ bản; v.v. ƒ Các nhà đầu tư, cụ thể là các công ty lữ hành, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh riêng đối với những sản phẩm du lịch TTMH; chưa mạnh dạn chủ động điều tra khảo sát thị trường và đầu tư xây dựng các sản phẩm TTMH; ƒ Du lịch TTMH đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, tuy nhiên cho đến nay đội ngũ cán bộ, lao động có trình độ trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. 5.2 . Các nguyên nhân khách quan ƒ Thiếu sự phối hợp giữa các ngành có liên quan (du lịch, biên phòng, an ninh, thông tin liên lạc); giữa ngành với chính quyền các địa phương trong vùng trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình (tours) du lịch TTMH trên địa bàn; ƒ Chưa có quy định cụ thể ở Việt Nam đối với hoạt động cứu hộ trong hoạt động du lịch nói chung và đặc biệt là hoạt động du lịch TTMH. Điều này làm các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn khi đưa ra quyết định xây dựng các sản phẩm du lịch TTMH cụ thể ở vùng núi phía

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7030R.pdf
Tài liệu liên quan