MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN . 5
1.1 Phân loại. 5
1.2 Nguồn gốc và đặc điểm sinh thái . 7
1.2.1 Nguồn gốc . 7
1.2.2 Điều kiện sinh trưởng. 7
1.2.3 Sự ra hoa. 8
2. THU HOẠCH: . 9
2.1. Thu hoạch . 9
2.2. Thay đổi của trái thanh long trong quá trình chín . 11
2.3. Ứng dụng chitosan làm màng bao bảo quản trái thanh long . 12
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC . 14
3.1. Thành phần hoá học cơ bản . 14
3.1.1 Carbohydrrate . 15
3.1.2 Sắc tố . 16
3.1.3 Các hợp chất có hoạt tính khác . 17
3.1.4 Polysacharide từ thành tế bào của thịt trái . 19
3.2. Hạt thanh long . 20
3.3. Thành phần hóa học của vỏ trái thanh long . 22
4. THANH LONG BÌNH THUẬN VIỆT NAM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 24
5. SẢN PHẨM . 26
5.1. Trái tươi: . 26
5.2. Nước thanh long đóng lon: . 27
5.3. Dragon fruit juice concentrate: . 27
5.4. Dragon fruit jam: . 27
5.5. Freeze dried pitaya: (thanh long sấy): . 28
5.6. Dragon fruit juice enzyme (fermented dragon fruit juice): . 29
5.7. Sản phẩm khác . 29
6. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM TỪ TRÁI THANH LONG . 31
6.1. Nguyên liệu . 31
6.1.1. Trái thanh long: . 31
6.1.2. Nước . 31
6.1.3. Syrup đường . 34
6.1.4. Acid citric . 35
6.1.5. Phụ gia tạo đăc (thickening agent): xanthan gum . 36
6.1.6. Vitamine C . 37
6.2. Quy trình công nghệ . 38
6.3. Giải thích m ột số quá trình . 39
7. KẾT LUẬN . 47
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 47
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11059 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian bảo quản bằng chitosan
Bảng 2.3: độ dẫn khí khổng trong các thời gian bảo quản sau thu hoạch
Bảng 2.4: thay đổi kích thước khí khổng (chiều rộng) trong thời gian bảo quản
Bảng 2.5: thay đổi kích thước khí khổng (chiều dài) trong thời gian bảo quản
Bảng 2.7: thời gian bảo quản của trái với các chế độ xử lý khác nhau
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
14
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thanh long có vị ngọt trung bình và ít calories, có ruột và nước ép thu hút với hương trái cây
phảng phất. Trái thanh long có hình ovan, vỏ của nó có màu hồng của hoa vân anh hay màu vàng
phụ thuộc vào loài.
3.1. Thành phần hoá học cơ bản
Từ trái thanh long có thể thu được 70 – 80 % phần có thể ăn được. Hương của khối
nghiền nhão này đôi khi tương tự như trái kiwi.
Bảng 3.1 : Thành phần trung bình của trái thanh long tính trên 100g phần ăn được
Thành phần Hylocereus undatus
Hylocereus
polyrhizus
Selenicereus
megalanthus
Nước (g) 89.4 82.5 - 83 85.4
Protein (g) 0.5 0.159 – 0.229 0.4
Béo (g) 0.1 0.21 – 0.61 0.1
Chất xơ (g) 0.3 0.7 – 0.9 0.5
Tro 0.5 0.28 0.4
Canxi (mg) 6 6.3-8.8 10
Photpho (mg) 19 30.2-36.1 16
Sắt (mg) 0.4 0.55-0.65 0.3
Carotene (mg) - 0.005-0.012 -
Thiamine (mg) - 0.028-0.043 -
Riboflavin (mg) - 0.043-0.045 -
Niacin (mg) 0.2 0.129-1.3 0.2
Ascorbic acid (mg) 25 8-9 4
Brix 11 – 19 - -
pH 4.7 – 5.1
Ghi chú: Hylocereus undatus (vỏ hồng, ruột trắng), Hylocereus polyrhizus (vỏ hồng, ruột đỏ),
Selenicereus megalanthus (vỏ vàng, ruột trắng)
Theo một vài tác giả, các loài thuộc Hylocereus với thịt trái màu trắng thì có hàm lượng
chất rắn hoà tan nhiều hơn so với trái có thịt trái màu đỏ, và sự phân bố của chất rắn hoà tan này
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
15
trong thịt trái là không đồng đều, phần bên trong ruột thì giàu đường hơn so với phần ở phía
ngoài vỏ.
Độ axit của thịt trái nói chung là thấp, kết quả là tỉ lệ đường so với axit cao, làm cho chất
lượng cảm quan của trái không tốt khi chỉ sử sử dụng nước ép. Theo truyền thống, chất lượng
cảm quan được cải thiện đáng kể khi bổ sung thêm những nước ép của trái cây có tính axit như
chanh (lemon). Những axit chính trong nước ép thanh long gồm axit citric và axit L-lactic
3.1.1 Carbohydrrate
Theo nghiên cứu của S. Wichienchot và cộng sự (2010) trên hai loài H. undatus (ruột
trắng) và H. polyrhizus (ruột đỏ) thì những carbohydrate chủ yếu trong thanh long ruột đỏ và ruột
trắng là glucose, fructose, và một số oligosaccharide, oligosaccharide này được chứng minh là có
tính chất của prebiotic. Prebiotic là những oligosaccharide mà không bị tiêu hoá mà có ảnh hưởng
tốt đến vật chủ bằng cách kích thích sự phát triển hoặc hoạt tính của một hay một số giới hạn các
vi khuẩn trong kết tràng, cho nên làm cải thiện sức khoẻ của vật chủ (Gibson & Roberfroid,
1995).
Bảng 3.2: Tính chất lý và hóa của hai loại thanh long H. undatus và H. polyrhizus
Tính chất H. undatus H. polyrhizus
Khối lượng trái
- Khối lượng thịt trái
- Khối lượng vỏ
305 ± 75.0
100 ± 30.0
215 ± 35.0
75.0 ± 25.0
Độ Brix 12.5 ± 0.55 14.8 ± 0.75
Hàm lượng đường (g/kg)
Glucose
Fructose
oligosaccharide
353 ± 0.74
238 ± 0.84
86.2 ± 0.93a
401 ± 1.27
158 ± 0.32
89.6 ± 0.76a
Hàm lượng oligosaccharide trong thanh long ruột trắng và đỏ tương ứng là:
86.2 và 89.6 g/kg, bao gồm những những phân tử có trọng lượng từ 273 – 275, 448 – 500 và 787
– 911 Da. Nồng độ glucose trong thanh long ruột trắng (353 ± 0.7 g/kg) thấp hơn so với nồng độ
của nó trong thanh long ruột đỏ. Ngược lại nồng độ fructose trong thanh long ruột trắng (238 ±
0.84 g/kg) lại cao hơn thanh long ruột đỏ (89.6 ± 0.76 g/kg); hàm lượng oligosaccharide trong
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
16
thanh long ruột đỏ gần như tương đương nhau. Oligosaccharide của thanh long cho thấy tính chất
của prebiotic, bao gồm việc kháng lại điều kiện axit ở dạ dày của người, kháng được một phần
enzyme α-amylase trong nước bọt; người ta ước lượng rằng có khoảng 50% oligosaccharide từ
thanh long ăn vào có thể tiến tới được kết tràng vì nó bị thuỷ phân một phần bởi α-amylase và
axit dạ dày và bởi những enzyme trong ruột non. Báo cáo trước đó cho thấy có 88% inulin và
oligofructose có thể tiến tới được kết tràng (Cummings & Macfarlane, 2002). Oligosaccharide từ
thanh long có khả năng kích thích sự phát triển của lactobacilli và bifidobacteria. Cho nên thanh
long có thể sử dụng làm nguyên liệu cho các sản phẩm thực phẩm chức năng và tương tự
3.1.2 Sắc tố
Trước đây người ta cho rằng màu đỏ của thanh long là do sắc tố anthocyanin, tuy nhiên
các nghiên cứu về sau đã chứng minh rằng màu đỏ của thịt trái thanh long ruột đỏ là do nhóm sắc
tố betacyanin. Betacyanin là nhóm sắc tố thuộc họ sắc tố betalain, betalain bao gồm 2 nhóm sắc
tố betaxanthin màu vàng và betacyanin màu đỏ, là các sắc tố tan trong nước tạo ra màu sắc cho
hoa và trái của những cây thuộc họ xương rồng. Theo phân tích của Li-chen Wu và cộng sự
(2006) trên thanh long ruột đỏ (P. polyrhizus) thì nồng độ của betacyanin biểu diễn qua đương
lượng betanin trong 100 g thịt trái và vỏ thanh long tương ứng là: 10.3 ± 0.22mg và 13.8 ± 0.85
mg. Kết quả phân tích HPLC nước ép trong và phần trích ly từ thịt trái H. polyrhizus cho thấy ít
nhất 8 betacyanin và không thấy có mặt betaxanthin. Và có 7 betacyanin chính tạo nên màu tím
đậm của nó, và vì betaxanthin là sắc tố dễ bị biến chất tạo ra màu nâu (Stintzing và cộng sự
2000b) nên sự vắng mặt của nó là yếu tố có lợi về mặt công nghệ. Betacyanin là một sắc tố hoà
tan trong nước tạo màu sắc cho nhiều loại hoa và trái (Strack, Vogt, & Schliemann, 2003). Chúng
không được tìm thấy trong thực vật mà có sắc tố anthocyanin.
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
17
Bảng 3.3: Các betacyanin từ kết quả phân tích HPLC
3.1.3 Các hợp chất có hoạt tính khác
Thanh long còn được chú ý đến với hàm lượng các chất chống oxi hoá và có tính kháng
sinh. Kết quả nghiên cứu của Wu và cộng sự (2006) trên trái thanh long ruột đỏ (H. polyrhizus)
cho thấy:
Lượng đáng kể hợp chất phenolic được tìm thấy trong ruột và vỏ thanh long, với hàm
lượng tương đương nhau. Kết quả đo bằng phép thử Folin-Ciocalteu cho thấy tổng hàm lượng
phenolic trong thịt trái là: 42.4 ± 0.04mg đương lượng axit galic/100 g khối lượng thịt trái, và
trong vỏ trái là: 39.7 ± 5.39 mg đương lượng axit galic (GAE)/100 g khối lượng vỏ. Hàm lượng
flavonoid trong thịt trái và vỏ không khác nhau nhiều (tương ứng là 7.21 ± 0.02 mg và 8.33± 0.11
mg đương lượng catechiN).
Quan hệ giữa hàm lượng phenolic và khả năng chống oxihoá của chúng trong vỏ và thịt
quả là quan hệ tuyến tính. Cơ chế chống oxihoá của phenolic là bằng cách phản ứng với các gốc
tự do, tạo phức với xúc tác kim loại, và lấy đi oxi. Ảnh hưởng của phần thịt và phần vỏ lên hoạt
tính oxi hoá là do loại hợp chất polyphenolic có trong nó. Sự tăng số nhóm OH hay những nhóm
cho hidro như: = NH, -SH trong công thức cấu tạo làm cho hoạt tính oxi hoá cao hơn (Cai và
cộng sự, 2003). Betanin có nhóm imino và nhóm hydroxyl góp phần tạo nên hoạt tính chống oxi
hoá, có thể giải thích một phần rằng phần vỏ có tính chất chống oxi hoá tốt hơn là vì hàm mức độ
betanin trong vỏ cao hơn.
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
18
Hình 3.1: hoạt tính chống oxi hóa của dịch trích từ thịt trái (a) và vỏ trái thanh long (b)
Nghiên cứu hoạt tính kháng sinh trên tế bào melanin B16F10 cho thấy là sự phát triển của
tế bào ung thư melanin bị kìm hãm khi nuôi cấy bằng dịch trích từ vỏ và thịt trái thanh long. Dữ
liệu cho thấy là flavonoid mà không có liên kết đôi giữa C2-C3 không thể kìm hãm sự phát triển
của tế bào melanin như B16F10, trong khi sự có mặt của ít nhất 3 nhóm metoxy kề nhau sẽ gây ra
hiệu quả kháng sinh (Rodriguez và cộng sự., 2002). Hơn nữa, flavonoid như myricetin, baicalein,
và axit gallic gây kìm hãm đáng kể tới sự phát triển của B16F10 sau 72 h. Người ta đề nghị rằng
sự hiện diện của liên kết đôi giữa C2-C3 và ba nhóm hydroxyl kề nhau trong vòng flavonoid A-
hoặc B- gây ra tác dụng kháng sinh cho flavonoid (Martinez và cộng sự, 2003). Betanin cũng sẽ
có ảnh hưởng lên hiệu quả kháng sinh
Hình 3.2 : sự kìm hãm tế bào ung thư melanin B16F10 khi nuôi trong dịch trích từ thịt và vỏ trái
thanh long (a) và betanin (b)
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
19
3.1.4 Polysacharide từ thành tế bào của thịt trái
Phần thịt trái thanh long chứa nhiều những carbohydrate dạng keo (cellulose,
hemicellulose, và các polymer saccharide) bao bọc “gọn” những hạt của nó. Những hợp chất keo
là một trong những nhân tố chính làm phức tạp quy trình chế biến nước ép trái cây, đặc biệt nó
gây khó khăn cho quá trình lọc. Vì thế loại bỏ hoặc làm làm biến tính các hợp chất pectin được
cho là giải pháp của vấn đề này.
Nghiên cứu thành phần polysaccharide của thành tế bào trái thanh long bằng cách cho
khối nghiền nhão đồng hoá với cồn 80% và lọc kĩ thu lấy bã lọc, bã lọc sau đó sẽ lần lượt được
phân đoạn vào nước, oxalate, axit HCl, và kiềm. Sau đó các phân đoạn này sẽ được thuỷ phân với
axit sulfuric 72% và đo hàm lượng các đường trung tính trong đó (neutral sugar). Kết quả cho
thấy độ đặc (consistency) của khối nghiền nhão trong bài nghiên cứu là 0.14 ± 0.01 mm trong 30s
ở 25 oC; mặt khác Perona (2005) phát hiện ra rằng độ đặc của puree trái cây của những trái cây
khác nhau nằm trong khoảng 0.043 – 0.156 m trong cùng điều kiện. Kết quả này lý giải sự khó
khăn trong chế biến và sự tách riêng các hạt nhỏ của nó ra khỏi khối nghiền nhão nhớt, làm giảm
hiệu suất thu hồi (Esquivel và cộng sự, 2007)
Hàm lượng axit uronic trong bã không tan trong cồn chiếm 32.3 %, chủ yếu là axit
galacturonic. Về độ este hoá của pectin đo được là 80%. Phát hiện này chỉ ra rằng độ nhớt của
khối nghiền nhão cao có thể không phải chủ yếu do pectin
Bảng 3.4 : tính chất của phần bã không tan trong cồn của khối nghiền nhão từ Hylocereus sp
(thanh long ruột đỏ)
AIR (g/100g DM) AUA (g/100g AIR) Độ este hóa của pectin (%)
5.3 ± 0.4 32.3 ± 1.6 80 ± 3
Phân đoạn pectin tan trong nước có % cao nhất, là phân đoạn chính trong các phân đoạn
của pecin. Pectin với mức độ este hoá cao, có ít khả năng liên kết với các thành phần khác của
thành tế bào, và chủ yếu tập trung ở phiến giữa của thành tế bào.
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
20
Bảng 3.5: thành phần đường trung tính của các phân đoạn pectin khác nhau
Phân đoạn pectin chiếm 49.5% so với tổng thành phần cấu tạo của thành tế bào. Sau đó là
phân đoạn oxalate và phân đoạn kiềm. Trong khi đó hàm lượng protopectin (HSP-fraction) thì chỉ
chiếm 6.6% trong phần bã không tan trong cồn của thanh long. Trong thanh long, phân đoạn
hemicellulose và cellulose chiếm tương ứng là 8.9 và 26.9%.
Những saccharde trung tính của khối nghiền nhão trái thanh long gồm arabinose, glucose
và galactose với thành phần trội hơn hẳn so với fucose và ribose thì ít hơn. Arabinose và
galactose là những đường chính trong tất cả các phân đoạn pectic, sau đó là rhamnose, trong đó
phân đoạn trong nước và oxalate chúng chiếm nhiều nhất . Tỷ lệ giữa arabinose: rhamnose:
xylose: galactose = 1.0:0.4:0.2:0.6 trong phần bã không tan của khối nghiền nhão từ trái thanh
long. Khác nhau đáng kể so với kết quả phân tích từ phần bã không tan trong cồn của khối bột
nhão từ trái cactus pear (1.0:1.7:2.5:4.1) (Matsuhiro và cộng sự, 2006).
3.2. Hạt thanh long
Nghiên cứu trên thành phần acid béo từ dầu trích ly từ hạt trái thanh long năm 2009 của
Abdul Azis Ariffin và cộng sự cho thấy: Axit béo không thay thế linoleic và linolenic chiếm một
phần trăm đáng kể trong các axit béo không no từ dầu trích ly từ hạt thanh long. Axit béo không
thay thế là những axit quan trọng là những chất cần thiết cho sự trao đổi chất ở động vật mà
không thể tổng hợp trong điều kiện in vivo.
Cả hai loại thanh long (Hylocereus undatus and Hylocereus polyrhizus) chứa khoảng 50%
axit béo không thay thế (C18:2 (48%) and C18:3 (1.5%)) trong dầu trích từ hạt trái than long.
Axit linoleic, axit oleic và axit panmitic là 3 thành phần axit chủ yếu trong hạt của hai loại thanh
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
21
long. Thành phần của axit linoleic trội hơn hẳn so với các axit béo khác, sau đó là axit oleic, tiếp
đến là a. Panmitic
Bảng 3.6: Thành phần acid béo (so với tổng acid béo) trong hạt của hai loại Hylocereus
polyrhizus và Hylocereus undatus.
Một kết quả nghiên cứu trên hạt trái thanh long của hai loài này năm 2010 sau đó của
Abdul Azis Ariffin và cộng sự công bố thành phần của phytosterol và phenolic.
Bảng 3.7: thành phần của tocopherol, acid phenolic và phytosterol của hạt thanh long
Loại lipid Hàm lượng (mg/100g)
H. polyrhizus H. undatus
Tocopherol
α-Tocopherol
β-Tocopherol
γ-Tocopherol
δ-Tocopherol
31.90 ± 0.70
Không phát hiện
11.60 ± 0.20
Không phát hiện
24.00 ± 0.40
Không phát hiện
12.70 ± 0.10
Không phát hiện
Acid phenolic
Acid gallic
Protocatechuic
p-Hydoxybenzoic
acid vanillic
caffeic
acid syringic
p-Coumaric
0.25 ± 0.15
0.93 ± 0.11
0.66 ± 0.05
0.64 ± 0.11
0.08 ± 0.01
0.08 ± 0.01
0.78 ± 0.06
0.20 ± 0.05
0.93 ± 0.03
0.72 ± 0.08
0.70 ± 0.08
0.71 ± 0.10
0.21 ± 0.02
0.79 ± 0.04
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
22
Phytosterol
Cholesterol
Campesterol
Stigmasterol
β -sitosterol
6 ± 0.4
252 ± 3.1
106 ± 1.2
676 ± 9.1
7 ± 0.7
198 ± 5.8
72 ± 2.1
548 ± 13.3
Trong nhóm tocopherol α-tocopherol chiếm khoảng 73% trong hạt thanh long ruột đỏ, và
khoảng 65 % trong thanh long ruột trắng. α -tocopherol là tocopherol chính trong dầu olive
(~93%), dầu hướng dương (~96%), trong khi γ-tocophrol chiếm ưu thế trong dầu nành (~63%),
và dầu cây cải dầu (~63%) (Degreyt, 1998). Nói chung, α & γ – tocopherol chứa hơn 60 % hàm
lượng vitamine E với phần lớn dầu thực vật, trừ vài ngoại lệ như trong dầu cọ
3.3. Thành phần hóa học của vỏ trái thanh long
Nghiên cứu trên thành phần tính chất hóa lý của vỏ trái thanh long (hylocerreuss
polyrhizus) của các tác giả; Jamilah, B., Shu, C. E., Kharidah, M., Dzulkifly, M. A. và
Noranizan, A. (2011). Thí nghiệm được tiến hành trên trái thanh long đỏ đã chín thuần thục với
khối lượng trung bình 350 – 550g, ở Melaka, Malaysia, sau khi thu hái dưới 1 tuần. Kết quả là vỏ
trái chiếm khoảng 22% so với khối lượng toàn bộ trái, được bỏ đi trong quá trình chế biến. Hàm
lượng ẩm khoảng 92.7% và chứa hàm lượng thấp chất rắn hòa tan, protein, tro và béo. Vỏ chứa
hàm lượng cao các sắc tố betacyanin (150.46 ± 2.19 mg/100 g) và pectin (10.8%), phát hiện có
đường glucose, maltose và fructose nhưng không phát hiện ra sucrose và galactose. Vỏ chứa
nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, với tỷ lệ của chất xơ không hòa tan so với chất xơ hòa
tan là 3.8:1.0
Bảng 3.8: thành phần của vỏ trái thanh long
Ẩm 92.65 ± 0.10
Protein 0.95 ± 0.15
Béo 0.10 ± 0.04
Tro 0.10 ± 0.01
Carbohydrate 6.20 ± 0.09
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
23
Bảng 3.9: tính chất hóa lý của vỏ trái thanh long
Tính chất Giá trị
pH 5.06 ± 0.01
o
Brix (TSS) 6.00 ± 0.00
Độ axit (gL-1) 0.19 ± 0.04
betacyanin (mg/100g vỏ khô) 150.46 ± 2.19
Nồng độ axit hữu cơ (%)
Oxalic
Citric
Malic
Succinic
Fumaric
Total acid
0.80 ± 0.01
0.08 ± 0.00
0.64 ± 0.00
0.19 ± 0.00
0.01 ± 0.00
1.72
Bảng 3.10: thành phần các polysaccharide trong vỏ thanh long
Thành phần hàm lượng
1) Pectin 10.79 ± 0.01
2) Starch 11.07 ± 0.03
3) Cellulose 9.25 ± 1.33
4) Lignin 37.18 ± 1.02
5) Sugars
i. Glucose 4.15 ± 0.03
ii. Maltose 3.37 ± 0.01
iii. Fructose 0.86 ± 0.02
iv. Sucrose ND
v. Galactose ND
Total sugar 8.38
6) Total dietary fiber 69.30 ± 0.53
i. Insoluble 56.50 ± 0.20
ii. Soluble 14.82 ± 0.42
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
24
iii. Ratio of IDF : SDF 3.8: 1.0
Ghi chú: ND: không phát hiện
4. THANH LONG BÌNH THUẬN, VIỆT NAM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Hội thanh long ở Bình Thuận đã đăng kí tên gọi xuất xứ cho thanh long Bình Thuận. Theo đó,
thanh long Bình Thuận có số đăng kí là 006, tên gọi xuất xứ: thanh long Bình Thuận, vùng địa lý:
các huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, thành phố Phan Thiết, Bình
Thuận. Với đặc điểm nổi bật: vỏ dày, khi chín vỏ trái có màu đỏ sáng, các vảy lá trên trái thì
cứng, dày, rộng, bên trong thịt trái có vị ngọt – chua, hương vị đặc trưng, hạt nhỏ. Thanh long
được đưa vào trồng ở Việt Nam từ rất lâu, ở Bình Thuận, nó được biết đến từ những năm đầu thế
kỉ 20, và phát triển nhanh chóng từ năm 1990. Các điều kiện địa lý tại tỉnh Bình Thuận là các
tính năng phù hợp với sinh học thanh long. Trước năm 1990, thanh long được trồng tại tỉnh Bình
Thuận cho mục đích thờ cúng, từ năm 1990 thanh long được tiêu thụ rộng rãi cho thị trường
trong nước và ngoài nước.
Bảng 4.1: sự sản xuất và tiêu thụ trái thanh long ở Bình thuận
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn)
1990 300 -
1995 1321 14000
2000 3223 43548
2005 5799 96806
Cùng với sự mở rộng nhanh chóng diện tích trồng trọt, các kĩ thuật và phương pháp canh
tác thanh long cũng liên tục được cải tiến, chất lượng của trái thanh long tăng lên đáp ứng nhu
cầu trong và ngoài nước. Trước 1990, thanh long được trồng theo mùa (từ tháng tư đến tháng
mười), bắt đầu từ giữa năm 1990, nông dân Bình Thuận đã sử dụng đèn điện để có tăng mùa thu
hoạch, vì thế thanh long có quanh năm. Các nhà khoa học đã thay thế đèn điện bằng các chất
tăng trưởng để tăng năng suất và chất lượng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho việc không sử dụng
đèn điện.
Những tính chất chất lượng đặc biệt của trái thanh long Bình Thuận
- Trái có hình tròn với đường kính 1.4 – 1.6 cm.
- Trái có nhiều vảy là màu xanh với chiều dài 1.13 – 1.79 cm
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
25
- Thanh long non có màu xanh lá cây, sẽ chuyển thành màu đỏ khi trưởng thành. Độ
dày của vỏ thanh long 2.5 – 5.6 mm
- Trái thanh long có một lỗ hõm sâu ở đuôi, sâu từ 2.0 đến 2.8 cm
- Bên trong thịt trái có màu trắng với nhiều hạt đen (khoảng 1000 hạt)
- Có mùi hương đặc trưng
- Vị: ngọt – chua tùy vào từng vùng
- Tổng chất rắn hòa tan: 13 – 14 %
- pH: 4.8 – 5.0
Dựa trên phân tích so sánh của Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Thuận, các
thành phần hóa học của các thanh long của ba miền như sau
Bảng 4.2: thành phần hóa học của trái thanh long từ các miền khác nhau
STT Thành phần Đơn vị Hàm lượng
Bình Thuận Tiền Giang Long An
1 Nước G/100g 84.15 84.15 83.4
2 Chất xơ - 0.62 0.75 0.58
3 Protein - 0.89 0.87 0.77
4 Glucose - 9.49 9.64 8.42
5 Fructose - 1.89 1.82 1.56
6 Carbohydrate - 11.45 11.91 10.06
7 Năng lượng Kcal/kg 55.0 62 59
8 Vit C Mg/kg 0.34 0.74 0.62
9 Vit B1 - 0.1 0.11 0.08
10 Vit B3 - 0.95 2.02 1.85
11 Canxi Mg/100g 17.42 22.68 22.31
12 Fe - 3.07 2.16 213
13 Mg - 31.64 28.8 30.99
14 P - 45.38 42.68 52.6
15 K - 109 186 199
16 Na - 5.71 5.1 6.27
17 Tro G/100g 0.67 0.58 0.55
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
26
Nhận xét: Thanh long Bình thuận có: Hàm lượng protein, sắt, magie cao. Hàm lượng vit C, vit
B3, Canxi thấp so với thanh long ở tỉnh khác
5. SẢN PHẨM
5.1. Trái tươi:
Trái sau khi thu hái sẽ được phân loại theo kích thước và khối lượng của nhà nhập khẩu
(trên 500g, dưới 500g, từ 300 đến 400g…), loại bỏ các loại trái cây bị hư hỏng với vết nứt, vỏ
không sáng, bị bệnh, biến dạng, tai nứt, vết trầy xước trên vỏ. Sau đó rửa bằng nước: để loại bỏ
bụi và những tạp chất khác trên vỏ trái
Xử lý nấm và chất bảo quản: đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng tất cả những nguy
hại do nấm sẽ bị loại trừ trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển. Thực hiện như sau:
Ngâm các thanh long vào dịch benomyl 500 ppm trong một phút, sử dụng các chất kích
thích để giữ cho các loại trái cây vẫn tươi lâu hơn, ví dụ: phun GA3 giberrelic acid với nồng độ
30-5 ppm; có thể sử dụng dung dịch clo nồng độ từ 2.000 ppm để rửa trái để ngăn ngừa vi khuẩn
hoặc sử dụng thiết bị gọi là ANOLID để tiêu diệt vi khuẩn
Làm khô, kiểm soát chất lượng và dán nhãn cho trái: Sau khi xử lý những nguy hại từ
nấm, trái thanh long được làm khô để loại bỏ nước trên vỏ, làm sạch và kiểm tra trước khi đóng
gói và dãn nhãn.
Hình5.1: sản phẩm trái thanh long tươi
Phương pháp đóng gói: Sử dụng phương pháp điều chỉnh thành phần của không khí bằng
cách tăng tỷ trọng của khí carbonic và giảm tỷ trọng của oxy để giảm hô hấp của trái cây và hạn
chế sự phát triển của nấm gây hại. Sử dụng bao bì thay đổi Khí quyển (MAP), Chitosan sinh học,
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
27
hoặc bao polyethylene. Trái thanh long phải được lưu giữ trong các điều kiện với nhiệt độ 5oC,
độ ẩm từ 90 đến 95%
Vận chuyển: trái thanh long được đặt trong container mát với hai tấm gỗ để đảm bảo không khí
lưu thông với tốc độ 20 - 25 m3/h.
5.2. Nước thanh long đóng lon:
Được chế biến từ puree trái thanh long. Trong quá trình bảo quản thịt trái và hạt có thể lắng
xuống, đó là hiện tượng tự nhiên, cần lắc trước khi sử dụng.
Thành phần gồm có : thanh long (14%), nước, đường, acid citric, hương vị thanh long.
Hình 5.2: sản phẩm nước thanh long dạng lon
5.3. Dragon fruit juice concentrate:
Được chế biến từ những trái thanh long có độ chín cao, đây là sản phẩm phổ biến trên thế giới.
Hình 5.3: sản phẩm dragon fruit concentrate
Thành phần: Thanh long đỏ, đường, xanthan gum (chất làm đặc), acid citric, acid ascorbic
(vitamine C)
Sản phẩm có hàm lượng chất khô là: 60 oBrix
5.4. Dragon fruit jam:
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
28
Được sản xuất từ những trái có độ chin cao nhất, độ ngọt và hương vị cao nhất
Thành phần: trái thanh long, đường tinh luyện, acid citric, nước ép chanh, vỏ chanh tươi, pectin
(chất tạo gel), acid ascorbic (vitamine C)
Hình 5.4: sản phẩm dragon fruit jam
5.5. Freeze dried pitaya: (thanh long sấy):
Có 3 kỹ thuật sấy được sử dụng trong thực phẩm: sấy bằng ánh sáng mặt trời, sấy bằng lò,
sấy thăng hoa. Trong đó sấy thăng hoa là kĩ thuật sấy mà giữ lại chất lượng sản phẩm cao nhất vì
sự vắng mặt của nước và sử dụng nhiệt độ thấp. Trạng thái rắn của nước trong quá trình sấy thăng
hoa bảo vệ cấu trúc ban đầu của sản phẩm giảm thiểu sự biến đổi về hình dạng, và thể tích của
nguyên liệu
Hình 5.5: sản phẩm thanh long sấy
Chỉ tiêu sản phẩm:
- Độ ẩm: ≤ 5%
- Kích thước: dạng khối 5×5×5mm/ 6×6×6mm/7.5×7.5×7.5mm hoặc dạng lát có độ
dày: 3-7mm
- Màu sắc tự nhiên
Sản phẩm được đóng gói trong bao bì PE.
Thời gian bảo quản của sản phẩm này tới 18 tháng
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
29
5.6. Dragon fruit juice enzyme (fermented dragon fruit juice):
Đây là một sản phẩm dạng lên men tự nhiên từ nước ép trong của thanh long, nồng độ cồn cuối
cùng của sản phẩm khoảng 3.6%.
Hình 5.6: sản phẩm nước thanh long lên men
Cho đến nay thì có rất ít báo cáo nào trên giống vi sinh vật để chế biến những sản phẩm
lên men từ trái thanh long đỏ. Hazniza và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng hai loài vi sinh vật
Leuconostoc mesenteroides, Candida sonorensis (hai loài vi sinh vật nội sinh trong thịt trái thanh
long ruột đỏ Hylocereus polyrhizus)làm giống cấy trên môi trường được chuẩn bị từ puree của
trái thanh long đỏ, để đánh giá khả năng làm giống cấy và sản xuất ra những sản phẩm lên men
có lợi cho sức khỏe trên khả năng khử gốc tự do và hàm lượng chất chống oxi hóa. Kết quả
nghiên cứu tác giả đề nghị rằng sử dụng giống cấy đơn lẻ từ hai loài trên có khả năng tạo ra
những sản phẩm lên men có lợi cho sức khỏe.
5.7. Sản phẩm khác
Ngoài những sản phẩm chế biến trực tiếp từ trái thanh long với vai trò là nguyên liệu
chính, thanh long còn được sử dụng như nguyên liệu phụ trong các sản phẩm khác. Chẳng hạn
thanh long được sử dụng làm nguyên liệu phụ trong sản xuất yogurt làm tăng giá trị dinh dưỡng
và cảm quan cho sản phẩm. Yogurt là sản phẩm sữa đông tụ thu được bằng cách lên men lactic từ
vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus and Streptococcus thermophilus. Nghiên cứu trên việc chế
biến yogurt có bổ sung 2 loại thanh long: Hylocereus polyrhizus và Hylocereus undatus (thanh
long ruột đỏ và thanh long ruột trắng). Thí nghiệm được tiến hành trên các môi trường chứa
Báo cáo công nghệ và sản phẩm thanh long chế biến GVHD: TS. Trần Bích Lam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TQTL cong nghe va san pham thanh long che bien.pdf