I. THÔNG TIN CHUNG 1
A. CƠ SỞ PHÁP LÝ 2
B. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 2
C. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 2
1. Trình độ công nghệ sản xuất (năm sản xuất) 1995 2
2. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty 2
3. Nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu, phụ liệu và hóa chất tiêu thụ 4
4. Nhu cầu điện, nước và lao động 5
5. Nhu cầu lao động 5
II. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM 6
A. KHÍ THẢI 6
B. NƯỚC THẢI 6
C. CHẤT THẢI RẮN 7
D. TIẾNG ỒN 8
III. CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN 8
A. KHÍ THẢI 8
B. NƯỚC THẢI 9
C. CHẤT THẢI RẮN 12
D. TIẾNG ỒN 12
E. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KHÁC 12
IV. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 13
A. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 13
1 Không khí 13
2 Nước thải 13
B. KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRONG XƯỞNG SẢN XUẤT 14
1 Vị trí các điểm khảo sát 14
2 Kết quả phân tích chất lượng không khí 14
3 Kết quả chất lượng nước thải 16
4 Kết quả phân tích bùn thải 16
V. KẾT LUẬN 17
A. ĐÁNH GIÁ CHUNG 17
B. CAM KẾT 17
PHỤ LỤC 19
25 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2515 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường công ty TNHH quốc tế Y Trang Roohsing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa toàn xã hội. Hiện trạng môi trường đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng bởi ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn đòi hỏi các cấp có thẩm quyền cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết triệt để vấn đề môi trường, kiểm soát và hạn chế ô nhiễm.
Công tác bảo vệ môi trường là một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo định kỳ hàng năm là công ty khoa học cho các cơ quan chức năng kiểm soát, giám sát và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn của mình được thuận lợi và chặt chẽ hơn. Ngoài ra, nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn về hiện trạng môi trường của Công ty mình, để từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm tuân thủ tiêu chuẩn môi trường của nhà nước đề ra.
Trên tinh thần đó, công ty TNHH Quốc Tế Y Trang ROOHSING tiến hành công tác giám sát môi trường 6 tháng đầu năm 2008 nhằm khảo sát chất lượng môi trường không khí, nước, chất thải rắn để đánh giá khả năng tác động của hoạt động sản xuất tới môi trường trong nhà xưởng, đến sức khỏe của công nhân, cũng như ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Mục tiêu của báo cáo:
Khảo sát hiện trạng hoạt động sản xuất của Công ty, xác định các nguồn ô nhiễm và mức độ tác hại của chúng đối với môi trường. Đồng thời kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước, chất thải rắn và giải pháp khắc phục.
Tổ chức thực hiện:
Công Ty TNHH Quốc Tế Y Trang ROOHSING đã kết hợp với Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường của Viên Môi Trường Và Tài Nguyên tiến hành thực hiện công tác giám sát chất lượng môi trường cho 6 tháng đầu năm 2008.
THÔNG TIN CHUNG
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Báo cáo giám sát môi trường cho Công Ty TNHH Quốc Tế Y Trang ROOHSING được thành được lập trên cơ sở pháp lý sau đây:
Giấy phép đầu tư số giấy phép đầu tư số: 663/GPĐT do Uy Ban Hợp Tác và Đầu tư ký ngày16/08/1993
Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của Sở Khoa Học Công nghệ Và Môi Trường Đồng Nai số: 411/ QĐ.QLMT ngày 16 tháng 12 năm 1996
THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Tên công ty: Công Ty TNHH Quốc Tế Y Trang ROOHSING
Địa chỉ: Khu phố 4, phường Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Loại hình cơ sở: 100% vốn nước ngoài
Ngành nghề sản xuất: gia công và xuất khẩu hàng may mặc
Quy mô diện tích: 20.445m2
Điện thoại: 061. 899666. Fax: 061. 899668
Đại diện doanh nghiệp: ông Trần Tín Hoằng (Mr CHEN HSING HUNG)
Cán bộ phụ trách môi trường: Thang Hồng
Điện thoại: 0908. 352918
THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Công Ty TNHH Quốc Tế Y Trang ROOHSING là doanh nghiệp vốn 100% nước ngoài:
Tổng vốn đầu tư : 6,000,000 USD
Vốn pháp định là : 5,150,000 USD
Sản phẩm : quần áo các loại
Công suất : 180.000sp/tháng
Trình độ công nghệ sản xuất (năm sản xuất) 1995
Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty
Nguyên liệu
Cắt
May
Nhuộm
Giặt
Vắt
Sấy
Bấm Nút
Kiểm Phẩm
Ủi
Đóng Gói
Sơ đồ công nghệ
Thuyết minh quy trình :
Nguyên liệu vải ban đầu, tùy theo yêu cầu kích cỡ của mẫu quần áo, cắt vải ra theo kích thước cho sẵn. Sau khi cắt xong những mảnh cắt này được may lại thành thành phẩm quần hoặc áo.
Tại đây có hai công đoạn nhuộm và giặt, tùy theo yêu cầu sản phẩm sẽ được nhuộm hay trực tiếp đưa qua công đoạn giặt làm sạch sản phẩm.
Sau khi nhuộm và giặt sản phẩm được vắt cho ráo nước rồi tiếp tục sấy khô, tiếp theo công đoạn này là sản phẩm được bấm nút với nhiều loại khác nhau cho nhiều sản phẩm.
Trong quá trình giặt, sấy quần áo bị nhăn do vậy sau khi bấm nút quần áo sẽ được ủi cho thẳng, tại nhà máy dùng ủi hơi nước. sau khi ủi xong sản phẩm quần áo được đóng gói thành phẩm.
Danh mục thiết bị chính
Bảng 1.1 Danh mục máy móc thiết bị
STT
Máy móc thiết bị
Số lượng
Công suất
1
Máy giặt
24 cái
30,000 Dsz/Shff
2
Máy tách nước
14 cái
-
3
Lò sấy
28 cái
-
4
Máy phun cát
12 cái
-
5
Máy nhuộm màu
10 cái
-
6
Máy phối màu
-
-
7
Lò hơi
03 cái
3,6 và 6 tấn
8
Máy phát điện
01 cái
500 KVA
9
Hệ thống xử lý nước thải
01 HT
1000 m3
10
Máy may
01 HT
-
Nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu, phụ liệu và hóa chất tiêu thụ
Công ty có 3 lò hơi, trong đó xưởng may có 1 lò hơi công suất 3,6 tấn/h, còn xưởng giặt có 2 lò hơi công suất 3,6 tấn/h và 6 tấn/h. Ngoài ra công ty còn trang bị máy phát điện dự phòng công suất 500KVA. Lò hơi sử dụng nguyên liệu dầu FO, máy phát điện dùng dầu DO. Thời gian vận hành của máy phát khoảng 9 tiếng/ngày, trong thời gian hoạt động cứ mỗi giờ hoạt động lò hơi nghỉ 15 phút. Và nhu cầu nguyên liệu khoảng30 tấn FO và DO cho 1 tháng sản xuất.
Nguyên liệu đầu vào của công ty là vải các loại, các nguyên này nhập từ nước ngoài.Ngoài ra còn một số phụ liệu khác trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Các nguyên liệu và hóa chất sử dụng cho sản xuất trong 1 tháng
STT
Nguyên vật liệu
Thành phần
ĐVT
Số lượng
1
Vải nguyên liệu
Vải các loại
m2
20.000
2
Chất làm mềm
-
kg
40
3
Hóa chất tẩy và trợ tẩy
Sodium metalsilicat, hydrogen peroxide, acetic acid, Oxalic acid
kg
12.000
4
Hóa chất nhuộm và trợ nhuộm
EDTA, chất tạo màu, hóa chất gốc SO42-, Polymer
kg
1.000
5
Chất rửa
Đá rửa, chất rửa cát
kg
600
6
Hóa chất xử lý nước thải
Al2(SO4)3, Polymer, PAC, H2SO4, NaOH, Cl2
kg
1.000
7
Dầu FO, DO
Hợp chất hữu cơ
kg
20.000
Nhu cầu điện, nước và lao động
Nhu cầu về điện: trung bình 189.000 KW/tháng (theo số liệu hóa đơn từ ngày 25/11/2007 đến 24/01/2008).
Nhu cầu nước: 18.500 m3/tháng (theo số liệu hóa đơn thanh toán tiền nước từ tháng 11/2007 đến hết tháng 01/2008):
Nhu cầu nước sản xuất: 16.800 m3/tháng. Sử dụng chủ yếu trong công đoạn nhuộm, tẩy, rửa thiết bị của xưởng giặt.
Nhu cầu nước sinh hoạt : 1.700m3/tháng
Nhu cầu lao động
Tổng số lao động 1.720 người, trong đó số lao động làm việc trong xưởng giặt là 120 người và trong xưởng may là 1600 người. Tùy theo đơn đặt hàng từng giai đoạn của công ty mà chế độ làm việc là khác nhau, thời gian làm việc của xưởng may 1- 2 ca/ngày, của xưởng giặt là 2 – 3 ca/ngày.
CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM
Khí thẢi
Trong quá trình sản xuất, công ty có sử dụng lượng đáng kể nguyên liệu để đốt và một hóa chất để tẩy nhuộm, do đó không tránh khỏi việc phát sinh các chất ô nhiễm vào môi trường không khí. các nguồn thải từ hoạt động của công ty bao gồm :
F Nguồn phát sinh khí thải do sử dụng nhiên liệu và sử dụng hóa chất
Khí thải từ lò hơi: bụi, SO2, NOx, CO, CO2, VOC…
Khí thải từ máy phát điện dự phòng: bụi, SO2, NOx, CO, CO2, VOC…
Khí thải do phượng tiện vận chuyển: bụi, CO, NOx…
Khí thải phát sinh từ công đoạn nhuộm, tẩy chủ yếu là VOC
F Nguồn phát sinh bụi
Bụi phát sinh trong công đoạn phun cát
Bụi phát sinh từ hoạt động may cắt trong phân xưởng
Bụi phát sinh từ hoạt động giao thông, vận chuyển
F Nguồn phát sinh nhiệt
Nhiệt chủ yếu phát sinh từ lò hơi, máy phát điện, từ khâu nhuộm và hoạt động của con người.
F Tiêu chuẩn khí thải
TCVN 5937 – 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
TCVN 5939 – 2005: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ.
TCVN 5949 – 1998: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn về tiếng ồn trong khu vực dân cư.
TCVS 3733 – 2002/QĐ – BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh trong môi trường lao động của bộ y tế.
NưỚc thẢi
Nhu cầu sử dụng nước của công ty trung bình khoảng 18.500 m3/tháng, lượng nước này sử dụng cho mục đích sản xuất, lò hơi và sinh hoạt.
F Nước thải sinh hoạt
Với số lượng công nhân 1720 người công nhân, và có nhà ăn tập thể nên lượng nước thải sinh hoạt sinh ra tại công ty là 137,6 m3/ ngày đêm. Thành phần nước thải chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
F Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh từ các khâu giặt, nhuộm, tẩy thành phần nước thải này chứa các chất ô nhiễm như: BOD, COD, SS, pH, màu, hàm lượng chất ô nhiễm cao, lưu lượng nước thải trung bình khoảng 417,4m3/ngày
F Tiêu chuẩn nước thải: TCVN 5945 – 2005 (cột A): Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
ChẤt thẢi rẮn
F Chất thải rắn sinh hoạt
Công ty có nhà ăn cho công nhân, lượng rác thải sinh hoạt tại công ty trung bình 600kg/ngày, thành phần rác sinh hoạt chủ yếu là các thành phần hữu cơ dễ phân hủy như : lá cây, đồ ăn dư thừa, giấy…
F Chất thải rắn sản xuất
Chất thải rắn sản xuất tại công ty bao gồm chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại.
Chất thải công nghiệp không nguy hại
Phần lớn chất thải công nghiệp tại công ty là những chất thải không nguy hại như:
Vải vụn dư thừa từ khâu cắt, bông, sợi phế thải.
Bao bì nylon, giấy cacton, dây đai phế liệu.
Bùn thải từ hệ thogn61 xử lý nước thải.
Trong quá trình hoạt động của công ty còn phát sinh các thùng gỗ, pallet phế thải.
Bảng 2.1 Khối lượng chất thải không nguy hại phát sinh trong 1 tháng
STT
Thành phần chất thải rắn
Số lượng/tháng
Vải vụn, sợi phế thải
4000 kg
Giấy cacton, dây đai nhựa
500 kg
Thùng gỗ, pallet hỏng
200 kg
Bùn thải từ HTXL nước thải
10.000kg
Chất thải công nghiệp nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ các thùng chứa, bao bì đựng hóa chất, dầu nhớt. ngoài ra còn phát sinh một lượng giẻ lau, cặn dầu. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong 1 tháng được trình bài trong bảng 2.2.
TIẾNG ỒN
Tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ do hoạt động của máy móc trong nhà xưởng và trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên, tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ máy phát điện dự phòng, các hoạt động giao thông vận chuyển và bốc dỡ nguyên liệu.
Bảng 2.2 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong 1 tháng
STT
Chất thải rắn
Thành phần
Số lượng/tháng
Giẻ lau dầu nhiễm dầu
DO, FO, nhớt
Chưa xác định
Bao bì chứa hóa chất tẩy, nhuộm
Nhựa dính hóa chất
Chưa xác định
Bao bì chứa hóa chất xử lý nước thải
Nylon, nhựa dính hóa chất
Chưa xác định
Nhớt thải
Chất hữu cơ, kim loại nặng, vi lượng
Chưa xác định
Thùng đựng dầu
Sắt, thành phần dầu bám dính
Chưa xác định
F Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6709 – 200: Chất thải nguy hại – phân loại
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN
khí THẢI
Đối với bụi phát sinh từ khâu cắt may, do lượng phát sinh không đáng kể công ty đã bố trí quạt hút công nghiệp để phát tán, đồng thời trang bị cho công nhân khẩu trang trong khi sản xuất.
Đối với bụi phát sinh từ khâu phun cát, công ty đã xây dựng hệ thống lọc bụi bằng tay áo. Hiện nay, khâu phun cát đang tạm ngưng hoạt động nên không ảnh hưởng đến môi trường.
Đối với máy phát điện, do sử dụng dự phòng nên công ty phương pháp phát tán khí thải qua ống khói cao 8m.
Đối với khí thải phát sinh từ lò hơi công suất 3,6 tấn/h và 6 tấn/h, khí thải đi qua tháp hấp thu khí trước khi phát tán qua ống khói cao 10m.. Sơ đồ hệ thống xử lý như hình 2.1.
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi
Chú thích
1. Nồi hơi 2. Ống khói 3. Van ống khói 4. Tháp hấp thu 5. Bể chứa
6. Bơm dung dịch kiềm 7. Thùng pha hóa chất 8. Thiết bị lọc cặn 9. Bơm cặn
Nước
NaOH
1
3
2
4
7
5
6
8
9
Thuyết minh
Khí thải phát sinh từ lò hơi (1) chủ yếu là bụi, SO2, NO2, CO sẽ được đưa qua tháp hấp thu (4). Tại đây, dòng khí thải hướng lên sẽ tiếp xúc với dung dịch NaOH được phun vào qua thiết bị phân phối và được xử lý. Khí thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn thải sẽ được phát tán qua ống khói cao 10m (2).
Dung dịch NaOH sau khi tiếp xúc với khí thải được thu hồi vào buồng chứa và bơm qua thiết bị lọc cặn để loại bỏ cặn hình thành do bụi lò hơi, sau đó bơm về bể chứa NaOH (5) để tái sử dụng.
NưỚc thẢi
Ø Hệ thống thoát nước
Trong khu vực phân xưởng giặt chưa tách riêng hệ thống nước mưa và nước thải sinh hoạt, ở xưởng may đã có hệ thống nước thải riêng với nước nước mưa. Hiện tại nước thải sản xuất của công ty khoảng 417,4 m3/ngày phát sinh từ xưởng giặt sau khi qua hệ thống xử lý của công ty sẽ chảy vào hệ thống thoát nước riêng và đấu nối với cống chung khu vực.
Ø Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong nhà máy, từ các nhà vệ sinh, nhà bếp… Loại nước thải này có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N, P), vi khuẩn…
Vào hệ thống
xử lý tập trung
Nước thải SH vào
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt qua bể tự hoại
Lắng
Nước thải sinh hoạt của công ty được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn. Sơ đồ hệ thống xử lý như sau :
Thuyết minh:
Lượng nước thải sinh hoạt của công ty khoảng 137,6 m3/ngày, tải lượng ô nhiễm không lớn, nên được xử lý qua bể tự hoại. Bể tự hoại có 3 ngăn: ngăn đầu tiên có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể được hút ra theo định kỳ để đưa đi xử lý.
Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ơ ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy, làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Sau đó nước chảy qua ngăn thứ 3 để lắng toàn bộ sinh khối cũng như cặn lơ lửng còn lại trong nước thải trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Ø Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất của công ty có nồng độ chất ô nhiễm cao và lưu lượng tương đối lớn, do đó công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải 1000 m3/ngày, xử lý bằng công nghệ sinh học kết hợp với hóa lý. Sơ đồ hệ thống xử lý mô tả ở hình 3.3.
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh
Nước thải từ xưởng sản xuất theo hệ thống nước dẫn nước thải vào hố gom (1), hố gom đồng thời là bể lắng cát ngang, tại đây các hạt có kích thước lớn, khối lượng lớn dưới tác dụng của trọng lực.
Nước thải sau khi qua lắng cát sẽ chảy qua cửa tràn hình chữ nhật vào bể tách rác dạng trống quay (2), tại đây các hạt có kích thước lớn hơn 1mm sẽ bị giữ lại. Nước thải sau khi qua trống quay sẽ chảy đến bể điều hòa (3) nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Nước thải được bơm đến hệ thống keo tụ tạo bông (4) & (5) để xử lý màu, bông cặn hình thành và các sợi chỉ từ công đoạn giặt sẽ lắng ở bể lắng vách nghiêng (6). Phần nước trong sẽ chảy vào bể Aerotank (7) để tiếp tục xử lý sinh học. Từ aerotank nước thải được bơm qua bể lắng II (8) để lắng bùn hoạt tính. Phần bùn được tuần hoàn về bể aerotank, hần nước trong từ bể lắng II chảy đến bể chứa trung gian (9); sau đó nước thải được bơm đến 2 bể lọc sinh học hiếu khí (10) và (11) để xử lý triệt để các chất hữu cơ còn lại. Nước sau bể lọc sinh học được bơm đến bể lọc cát nhanh rồi vào hố chung (13) trước khi thải vào hệ thống thoát nước thành phố Biên Hòa.
CHẤT THẢI RẮN
Ø Rác sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom vào thùng rác và lưu trữ đúng nơi quy định. Công ty đã dùng thùng chứa rác hợp vệ sinh và hợp đồng với công ty Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị Biên Hòa thu gom, vận chuyển và đưa đến bãi chôn lấp.
Ø Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
Tất cả các loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại như bao bì giấy, vải vụn, dây đai nhựa, bao nylon, bùn thải từ hệ thống xử lý… Công ty bố trí các thùng chứa để thu gom và giao cho công ty Dịch Vụ Môi Trường Đô Thị Biên Hòa thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý.
Ø Chất thải nguy hại
Hiện tại, công ty đã xây dựng khu vực lưu trữ chất thải nguy hại có mái che và cách biệt với các khu vực khác, đồng thời hợp đồng với doanh nghiệp tư nhân Tân Phát Tài thu gom vận chuyển và đưa đi xử lý.
tiẾng Ồn
Do đặc thù của ngành nghề sản xuất và công nghệ sản xuất tiên tiến, máy móc chủ yếu vận hành bằng điện kết hợp với thường xuyên được bảo trì nên tiếng ồn trong xưởng giặt và xưởng may phát sinh ko lớn, không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
Đối với máy phát điện và lò hơi, do máy phát điện chỉ dùng để dự phòng khi mất điện nên đặt cách xa khu vực khác; công nhân vận hành trực tiếp tại khu vực này đều được trang bị nút chống ồn nên không ảnh hưởng nhiều.
Tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển nhưng các phương tiện này hoạt động không liện tục , mật độ không cao nên nên mức độ gây ô nhiễm không đáng kể.
Các vẤn ĐỀ liên quan khác
Ø Chống nóng và đảm bảo các yếu tố vi khí hậu
Công ty có trang bị hệ thống quạt công nghiệp và hơi nước để làm mát khu vực sản xuất, khu vực văn phòng điều hành được lắp máy điều hòa không khí.
Ø Vệ sinh an toàn lao động
Công ty đã thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động như :
Trang bị quần áo và thiết bị bảo hộ lao động như: giày bảo hộ, găng tay bảo hộ, nón bảo hộ, áo quần bảo hộ, kiếng bảo hộ, yếm, nút chống ồn cho công nhân tùy theo yêu cầu công việc.
Bố trí nhân viên chuyên trách về vệ sinh và an toàn lao động. Giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân viên trong nhà máy theo định kỳ hàng năm.
Ø Phòng chống sự cố
Công ty đã xây dựng kho có trang bị các thiết bị PCCC. Trong các khu sản xuất có lắp đặt hệ thống báo cháy, báo động. Các phương trện phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động.
Thực hiện tốt công tác phòng cháy và an toàn về điện. Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ theo đúng quy phạm chống sét.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Phương pháp phân tích
Đối với các mẫu không khí xung quanh, chiều cao lấy mẫu là 1,5m cách mặt đất.
Đối với các nguồn thải, được đo và lấy mẫu trực tiếp tại nguồn
Phương pháp phân tích và thiết bị lấy mẫu phù hợp các tiêu chuẩn Việt Nam và ISO tương ứng.
Không khí
Ø Chỉ tiêu độ ồn
Theo TCVN 5964 : 1995, TCVN 5965 : 1995 (ISO 1996 – 1:1982, ISO
1996–3:1987)
Tên thiết bị: đo ồn tích phân tự động liên tục QUEST – 2900, (Mỹ)
Ø Chỉ tiêu bụi
Xác định bằng phương pháp khối lượng theo TCVN 5067 – 1995
Thiết bị: đầu lọc bụi, cân phân tích Sartorius BP211D, độ nhạy 1x10–5 gr (Đức)
Ø Chỉ tiêu SO2
Xác định theo phương pháp tetra Cloromercurat (TCM)/pararosanilin theo TCVN 5971 – 1995 (ISO 6767 : 1990)
Thiết bị: Desaga 312 (Đức), Spectrophotometer “spectronic genesys – 5” (Mỹ)
Ø Chỉ tiêu NO2
Xác định theo phương pháp Griss – Saltzman cải biên theo TCVN 6137 – 1996 (ISO 6768 : 1985)
Thiết bị: Desaga 312 (Đức), Spectrophotometer “spectronic genesys – 5” (Mỹ)
Ø Chỉ tiêu CO
Xác định theo tiêu chuẩn bộ y tế 52 TCN 352 – 89 và đo Multilog 2000 (Mỹ)
Thiết bị: Desaga 312 (Đức), Spectrophotometer “spectronic genesys – 5” (Mỹ)
Ø Chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm
Thiết bị: đo bằng máy đo độ ẩm & nhiệt độ Dickson (Mỹ)
Nước thải
pH: Được đo bằng máy pH kế (Metter Toledo – Thụy Sĩ)
Chất rắn lơ lửng (SS): Được xác định bằng phương pháp khối lượng. Mẫu sau khi lọc, sấy ở nhiệt độ 1050C đến khối lượng không đổi.
BOD: Xác định trên máy đo BOD (FOC 225E – VELP)
COD: Được xác định theo phương pháp oxy hóa bằng K2Cr2O7, sau đó định phân bằng dung dịch FAS
Tổng Nitơ: Xác định bằng phương pháp chưng cất (hệ thống Kjeldahl)
Tổng phospho: Xác định bằng phương pháp so màu.
Tổng Coliform: Sử dụng phương pháp đếm đa ống (Multiple tube)
Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện theo phương pháp tiêu chuẩn (Standard methods for the examination of water and wastewater) và tiêu chuẩn Việt Nam.
Chất thải rắn
Pb, Cu, Cr, Ni, Cd : Xác định bằng phương pháp AAS, mẫu được xử lý sơ bộ bằng phương pháp ướt
KẾt quẢ chẤt lưỢng không khí trong xưỞng sẢn xuẤt
Vị trí các điểm khảo sát
Không khí
K1: Khâu sấy phân xưởng giặt.
K2: Khâu may phân xưởng giặt.
K3: Khu vực giữa khâu may và khâu cắt phân xưởng may.
K4: Khu vực giữa xưởng may của phân xưởng may.
K5: Khu vực ủi, đóng nút và chỉnh lý phân xưởng may.
K6: Trước cổng phân xưởng may.
K7: Trước cổng phân xưởng giặt.
- Khí thải lò hơi
KT1: Khí thải lò hơi công suất 3,6 tấn/h.
KT2: Khí thải lò hơi công suất 6 tấn/h.
Nước thải
NT1: Mẫu nước thải đầu vào lấy tại bể gom.
NT2: Mẫu nước thải sau xử lý.
Bùn thải
Mẫu bùn thải tại máy ép bùn.
Kết quả phân tích chất lượng không khí
Bảng 4.1 Bảng kết quả chất lượng không khí xung quanh và trong phân xưởng
STT
Ký hiệu mẫu
Các yếu tố vi khí hậu
Hàm lượng chất ô nhiễm (µg/m3)
Nhiệt độ (0C)
Độ ẩm (%)
Độ ồn dB
Bụi
SOx
NOx
CO
1
K1
36,2
49,2
76,5
180
100
52,6
4100
2
K2
28,8
77,4
90,6
210
130
76
4600
3
K3
30,3
64,6
86,4
230
121
59,4
4300
4
K4
31,2
75,5
83,5
230
104
71,3
4400
5
K5
31,2
73,4
79,9
190
120
74,2
4500
6
K6
33,0
64,5
72,8
200
118
61,6
5100
7
K7
33,0
65
73,2
200
124
64,2
5100
TCVN 5937 - 2005
-
-
-
300
350
200
30.000
TCVS 3733 - 2002/QĐ- BYT
34
85
90
8000
5000
5000
20.000
Ghi chú:
TCVS 3733 – 2002/QĐ – BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh cho môi trường lao động của Bộ Y Tế
TCVN 5937 – 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
Nhận xét: Hầu hết các chỉ tiêu về chất lượng không khí xung quanh và trong khu vực sản xuất đều đạt TCVN 5937 – 2005 và TCVS 3733 – 2002/QĐ – BYT, chỉ có nhiệt độ ở khâu sấy trong phân xưởng giặt và độ ồn trong xưởng may là cao hơn tiêu chuẩn TCVS 3733 – 2002/QĐ – BYT.
Bảng 4.2 Kết quả chất lượng khí thải lò hơi
STT
Ký hiệu mẫu
Nhiệt độ (0C)
% O2
% CO2
Hàm lượng chất ô nhiễm (µg/m3)
Bụi
SOx
NOx
CO
1
KT1
46,4
8,18
9,64
80
188,73
402,96
59,67
2
KT2
41,1
16,44
3,43
90
11,29
517,89
9,87
TCVN 5939 - 2005
-
-
-
400
1500
1000
1000
Ghi chú :
TCVN 5939 – 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (giá trị tới hạn ở cột A áp dụng cho các nhà máy, cơ sở đang hoạt động).
Nhận xét: Khí thải lò hơi sau khi qua hệ thống xử lý đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5939 – 2005.
Kết quả chất lượng nước thải
Bảng 4.3 Kết quả phân tích nước thải sản xuất
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
TCVN 5945 - 2005 cột A
NT1
NT2
pH
–
7,01
6,5
6 – 9
COD
mg/l
456
95
50
BOD5
mg/l
237
49,1
30
SS
mg/l
186
67
50
Tổng N
mg/l
22,78
2,47
15
P - PO43-
mg/l
16,01
8,71
4
Tổng Coliform
MPN/100ml
93.106
7,5. 102
1000
Ghi chú:
TCVN 5944 - 2005 (cột) A: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp – cột A
Nhận xét: Kết quả phân tích nước thải sản xuất cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 như COD vượt 1,90 lần, BOD5 vượt 1,64 lần, SS vượt 1,34 lần, tổng phốtpho vượt 2,185 lần.
Kết quả phân tích bùn thải
Bảng 4.3 Kết quả phân tích bùn thải
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
Tiêu chuẩn*
TCVN 6706:2000
1
As
mg/kg
1,27
0,76
2000
2
Ni
mg/kg
KPH
2,4
-
3
Cu
mg/kg
KPH
44
1000
4
Cd
mg/kg
160
56
-
5
Cr
mg/kg
230
0,3
100
6
Zn
mg/kg
409
-
-
Ghi chú :
Fitchko, 1989: Tiêu chuẩn Fitchko về chất thải nguy hại
TCVN 6706 - 2000: Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại
Nhận xét: Kết quả cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn riêng chỉ tiêu Cr gấp 2,3 lần tiêu chuẩn TCVN 6706 – 2000.
KẾT LUẬN
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Nhìn chung, công ty đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhất là kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, phần lớn chất thải đều được xử lý trước hoặc hợp đồng xử lý theo đúng chức năng trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt tiêu chuẩn.
Đối với môi trường không khí, công ty đã quan tâm đến môi trường làm việc của công nhân viên: lắp đặt hệ thống làm mát, hút bụi tại các khu vực phát sinh bụi và nhiệt. Tuy nhiên, nhiệt độ trong khu vực xưởng giặt cao hơn tiêu chuẩn quy định.
Đối với khí thải, qua kết quả đo đạc và phân tích cho thấy cả 2 lò hơi sau khi lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đã cho kết quả tốt, đạt tiêu chuẩn TCVN 5939 - 2005.
Nước thải sản xuất sau khi qua hệ thống xử lý các chỉ tiêu COD, BOD5, SS, P-PO43- vẫn chưa đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005.
Đối với chất thải rắn, công ty đã tiến hành thu gom, lưu giữ đúng nơi quy định và hợp đồng với các đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý.
Công ty có thực hiện khám sức khỏe định kỳ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy và các biện pháp an toàn lao động cho công nhân.
Thực hiện nghiêm túc các chương trình giám sát định kỳ 2 lần/năm, tuy nhiên diện tích cây xanh của công ty chưa đạt 15%.
Cam kẾt
Nhắm không ngừng cải thiện môi trường khu vực, công ty cam kết thực hiện đúng theo báo cáo ĐTM và có kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
Thực hiện chương trình giảm thiểu tối đa các chất thải đưa vào môi trường nhằm đạt được các tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy định.
Tăng cường diện tích cây xanh bảo đảm đạt trên 15% theo quy định để tạo mỹ quan đồng thời cải tạo môi trường không khí xung quanh nhà máy.
Duy trì vận hành hệ thống xử lý khí thải lò hơi nhằm đảm bảo luôn đạt tiêu chuẩn quy định.
Đối với nước thải sản xuất, tăng cường công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải sản xuất, điều chỉnh lựong hóa chất keo tụ phù hợp, tăng cường xử lý sinh học, thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị để chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005.
Duy trì công tác bảo vệ môi trường theo định kỳ 2 lần/năm. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và bảo trì máy móc, thiết bị để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn và nâng cấp các hệ thống xử lý để đạt hiệu quả cao hơn.
Kiểm tra chặt chẽ các hoạt động vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh công nghiệp và các hoạt động có sử dụng dầu, hóa chất không làm vương vãi và lẫn vào nước mưa chảy tràn.
Đối với chất thải nguy hại, công ty sẽ tuân thủ quyết định 155/1999/QĐ. TTg ngày 16/07/1999 của thủ tướng chính phủ và quy định về an toàn thu go
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo giám sát môi trường công ty tnhh quốc tế y trang roohsing.doc