MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 2
1. Khái quát chung về UBND huyện Tứ Kỳ 2
1.1 Vị trí, chức năng 2
1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 2
1.3 Cơ cấu tổ chức 2
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của phòng TN&MT 4
2.1 Vị trí, chức năng 4
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 4
2.3 Về biên chế 6
2.4 Cơ cấu tổ chức 6
2.5 Nguyên tắc làm việc 7
II. CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN CỦA VPĐKQSDĐ THUỘC PHÒNG TN&MT 11
1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tứ Kỳ 11
2. Những căn cứ pháp lý cho họat động cấp giấy chứng nhận 12
3. Quy trình cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân 14
3.1 Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp GCN theo quy định của pháp luật 14
3.2 Thực hiện quy trình cấp GCN tại VPĐKQSDĐ huyện Tứ Kỳ 16
4. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức VPĐKQSDĐ đối với công tác cấp GCN quyền sử dụng đất 18
5. Kết quả đạt được trong công tác cấp GCN của phòng TN&MT huyện Tứ Kỳ .20
5.1 Đối với cơ quan nhà nước (UBND huyện và phòng TN&MT) 20
5.2 Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất 21
III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CẤP GCN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VPĐKQSDĐ HUYỆN TỨ KỲ 22
1. Nhận xét 22
2. Kiến nghị đối với công tác cấp GCN của VPĐKQSDĐ huyện Tứ Kỳ 24
2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai và về cấp GCN 24
2.2 Kiện toàn bộ máy quản lý về đất đai của huyện Tứ Kỳ 25
2.3 Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện 25
KẾT LUẬN 27
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6375 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra quyết định số 62 ban hành kèm theo Quy chế làm việc của phòng Tài nguyên - Môi trường nhiệm kỳ 2009 - 2014. Với những quy định cụ thể về trách nhiệm chung và phạm vi giải quyết công việc đã tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức, viên chức trong phòng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
* Đánh giá, nhận xét:
Qua quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên - Môi trường với thời gian gần 2 tháng, em đã có dịp được quan sát các chuyên viên của phòng làm việc, được bước đầu làm quen với công việc tại các bộ phận chuyên môn thuộc phòng Tài nguyên - Môi trường. Với những kiến thức đã học tại Học viện Hành chính kết hợp với những kiến thức thực tế, em xin đưa ra những nhận xét của mình về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ, công chức, viên chức phòng Tài nguyên - Môi trường như sau:
- Về sự phân công công việc: cùng với Quyết định của UBND huyện Tứ Kỳ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tài nguyên - Môi trường, Quy chế làm việc được ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2009 đã cụ thể hóa trách nhiệm và phạm vi công việc cần giải quyết cho từng cán bộ, công chức, viên chức của phòng. Sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chuyên viên một mặt đã tránh được sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước mà thực tế nhiều cơ quan đang gặp phải. Mặt khác, sự phân công rõ ràng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, công việc với trách nhiệm. Trong tất cả các bộ phận chuyên môn của phòng đều được treo bảng Quy chế nhằm lấy đó như một động lực cho các cán bộ tích cực làm việc có hiệu quả.
Thực tế quá trình làm việc, các cán bộ trong phòng đều chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế làm việc và những quy định của pháp luật hiện hành. Phòng Tài nguyên - Môi trường đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, vai trò của thủ trưởng luôn được đề cao và coi trọng, đồng thời những ý kiến đóng góp của các chuyên viên đều được đưa ra họp bàn công khai, dân chủ. Từ những quy định cụ thể, rõ ràng phòng Tài nguyên - Môi trường trong những năm qua đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, các cán bộ, công chức, viên chức đều xác định rõ động lực làm việc vì lợi ích chung của phòng và vì lợi ích của người dân.
- Về sự phối hợp công việc và các mối quan hệ chức năng:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các hồ sơ thuộc phạm vi thẩm quyền của phòng như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cho tặng quyền sử dụng đất, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất. Các cán bộ, công chức, viên chức của từng bộ phận chuyên môn đã phối hợp giải quyết công việc một cách linh hoạt và hiệu quả. Các trình tự, thủ tục đều được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho người dân được thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Từng bộ phận chuyên môn như: phòng Địa chính làm công việc liên quan đến đo đạc, giải phóng mặt bằng, điều tra, khảo sát giá các loại đất hàng năm..; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm giải quyết các hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất, tham mưu giúp Trưởng phòng quản lý hoạt động chung của phòng. đều có sự phối hợp cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung của phòng. Các mối quan hệ chức năng được thực hiện theo Quy chế làm việc và trình tự, thủ tục giải quyết các công việc theo luật định.
Ngoài sự phối hợp và các mối quan hệ chức năng bên trong nội bộ phòng, các cán bộ, chuyên viên của phòng còn tích cực liên hệ với các phòng, ban chuyên môn khác thuộc UBND huyện và các cơ quan chức năng có liên quan. Nhằm thúc đẩy tiến độ công việc và đáp ứng nhu cầu thực tế khi nền kinh tế của huyện Tứ Kỳ đang ngày một chuyển biến mạnh mẽ.
- Về môi trường làm việc, bầu không khí tâm lý, mối quan hệ đồng nghiệp, mối quan hệ giữa Thủ trưởng và nhân viên..
Do đặc thù phải quản lý một khối lượng công khá lớn liên quan đến tài nguyên và môi trường nên phòng Tài nguyên - Môi trường được chia thành các bộ phận trực thuộc. Tại từng bộ phận các chuyên viên vừa thực hiện nhiệm vụ của mình vừa chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các chuyên viên khác để công việc diễn ra thuận lợi. Lợi ích của tập thể và lợi ích của nhân dân là động lực phấn đấu của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
Không khí làm việc trong phòng vừa nghiêm túc vừa vui vẻ, thoải mái đã không tạo áp lực cho các nhân viên mới, tạo được sự đoàn kết thống nhất trong toàn phòng.
Các đồng chí Trưởng phòng và Phó phòng thường xuyên xuống các bộ phận chuyên môn để trao đổi về công việc và nhắc nhở những vấn đề cần thiết cho từng chuyên viên. Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đó giúp Thủ trưởng nắm bắt được việc thực hiện nhiệm vụ chung của phòng, tâm tư, nguyện vọng của các chuyên viên và kịp thời có những biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, thể hiện được vai trò của người lãnh đạo trong cơ quan quản lý Nhà nước.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thường xuyên phải tiếp công dân đến yêu cầu giải quyết công việc liên quan đến đất đâi. Tại Văn phòng đã được bố trí đầy đủ bảng Quy chế làm việc, các trình tự thủ tục cho từng vấn đề cùng lệ phí mà người dân phải chi trả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng là thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý hành chính nhà nước nhằm chống lại hiện tượng tiêu cực tại các cơ quan nhà nước hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động của phòng Tài nguyên - Môi trường cũng tồn tài những hạn chế nhất định, đó là:
- Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn trong khi đó công việc giải quyết lại gồm nhiều hồ sơ, giấy tờ nên không có nơi bố trí lưu trữ, bảo quản tài liệu quan trọng, đây là một hạn chế lớn đối với hoạt động của phòng vì trong nhiều trường hợp do không bảo quản cẩn thận đã gây mất mát hồ sơ của nhân dân và gây khó khăn trong quá trình giải quyết công việc.
- Việc phối hợp công việc trong nhiều trường hợp còn lỏng lẻo, dẫn đến thủ tục phiền hà làm mất nhiều thời gian, tiền bạc của người dân.
II. công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân của VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN&MT
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tứ Kỳ
Theo Quy hoạch sử dụng đất của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2006-2010 do phòng TN&MT lập thì diện tích đất đai của toàn huyện được phân loại dựa theo mục đích sử dụng đất như sau:
STT
Mục đích sử dụng đất
Diện tích
đất năm 2007
(ha)
Diện tích
đất năm 2008 (ha)
Tổng diện tích tự nhiên
17075.09
17040.84
1
Đất nông nghiệp
11437.28
11284.75
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
10039.12
9897.82
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
8677.383
8560.01
1.1.1.1
Đất trồng lúa
8504.75
8391.06
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
173.08
168.95
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1361.29
1337.81
1.2
Đất lâm nghiệp
1.2.1
Đất rừng sản xuất
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
1383.4
1372.14
1.4
Đất làm muối
1.5
Đất nông nghiệp khác
14.76
14.76
2
Đất phi nông nghiệp
5595.32
5721.81
2.1
Đất ở
1424.45
1444.59
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
1354.68
1374.82
2.1.2
Đất ở tại đô thị
69.77
69.77
2.2
Đất chuyên dùng
2676.52
2810.43
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình
27.26
29.9
2.2.2
Đất quốc phòng
8.17
8.17
2.2.3
Đất an ninh
0.46
0.46
2.2.4
Đất sản xuất kinh doanh, phi nn
212.37
230.66
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
2428.26
2514.24
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
19.69
19.94
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
136.85
136.63
2.5
Đất sông suối, mặt nước
1323.99
1295.88
2.6
Đất phi nn khác
13.82
14.34
3
Đất chưa sử dụng
42.49
34.28
Từ bảng số liệu trên cho thấy huyện Tứ Kỳ là một địa phương thuần nông đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn. Đây là một thuận lợi căn bản cho người dân trong huyện mở rộng sản xuất tiến hành thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi. Ngoài ra, do đang trong quá trình đô thị hóa, dân số của huyện tăng khá nhanh nên diện tích đất phi nông nghiệp không ngừng được mở rộng nhất là diện tích đất ở, đất chuyên dùng và đất dùng cho mục đích công cộng.
Như vậy, có thể thấy rằng cùng với những thay đổi to lớn về đời sống kinh tế-xã hội, thì những biến động về đất đai của huyện Tứ Kỳ trong những năm qua là không nhỏ, đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới cho phòng TN&MT trong đó có công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
2. Những căn cứ pháp lý cho họat động cấp giấy chứng nhận
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với một quốc gia. Đó là cơ sở nền tảng quan trọng cho mọi sự sống của loài người, là môi trường diễn ra các hoạt động kinh tế-xã hội. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của đất đai và hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với sự nghiệp phát triển đất nước, nhà nước ta trong thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể kể đến các văn bản pháp lý quan trọng sau:
- Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực pháp lý ngày 01/7/2004. Đây là một trong những đạo luật quan trọng đối với việc quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất…
Ngoài những văn bản do Chính phủ ban hành thì các bộ và các địa phương còn ban hành các quyết định, thông tư và thông tư liên tịch nhằm quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật và triển khai đưa luật vào đời sống. Tính đến năm 2007 đã có 16 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 24 văn bản của các Bộ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 19/10/2009, Nghị định 88 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận) đã được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/12/2009. Đây là nghị định quan trọng điều chỉnh trực tiếp công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua một thời gian ngắn thực hiện thì nghị định đã tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Với nghị định này, người dân nay chỉ cần làm thủ tục một lần, tại một cơ quan đó là VPĐKQSDĐ. Trước đây chỉ có 2 loại tài sản được công nhận, nay có 4 loại tài sản gồm: nhà ở, công trình xây dựng, cây lâu năm, rừng trồng. Do đó, các tổ chức, công dân sẽ có điều kiện thế chấp để vay vốn với số vốn lớn hơn.
Đối với huyện Tứ Kỳ, một huyện thuần nông, nơi trước đây chưa được đăng ký, xác nhận tài sản trên đất thì nghị định này rất có ý nghĩa cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Giấy chứng nhận mới thể hiện đầy đủ, công khai các thông tin về nhà đất và tài sản sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý về đất đai được thống nhất trên một bản đồ địa chính, đồng thời sự công khai các thông tin giúp cho việc giải quyết các tranh chấp đất đai đơn giản, thuận tiện hơn. Với ngành thuế, việc tổ chức thu lệ phí trước bạ trong chuyển quyền sử dụng đất sẽ thuận tiên, giảm bớt tình trạng thất thoát nguồn thu.
Như vậy, cùng với các văn bản đã được ban hành nghị định 88 đã góp phần hình thành hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thực hiện cấp giấy chứng nhận mới theo Nghị định 88, UBND tỉnh Hải Dương đã kiện toàn Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối làm Trưởng ban; Giám đốc Sở TN&MT là Phó Trưởng ban và các thành viên khác là Giám đốc các Sở, Ban, Ngành. UBND tỉnh giao cho Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở NN&PT NT, các ngành liên quan căn cứ các quy định pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh, xây dựng Dự thảo quyết định ban hành quy định về thời gian thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận, cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin giữa cơ quan TN&MT với các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong việc cấp giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành, UBND huyện Tứ Kỳ đã ra văn bản chỉ đạo VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN&MT huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để người dân nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi trong việc đăng ký đất đai cũng như khi được cấp giấy chứng nhận, từ đó tự giác làm các thủ tục về cấp giấy chứng nhận, thủ tục về biến động đất đai tại UBND xã, thị trấn hoặc VPĐKQSDĐ huyện.
3. Quy trình cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
3.1 Hồ sơ, trình tự thủ tục cấp GCN theo quy định của pháp luật
Nghị định 88/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã quy định cụ thể về hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp GCN làm căn cứ cho VPĐKQSDĐ thực hiện nhiệm vụ liên quan đến đất đai. Ơ đây chỉ xem xét thủ tục đối với trường hợp cấp GCN cho hộ gia đình và cá nhân là người Việt Nam thuộc thẩm quyền của UBND huyện mà không tính đến các trường hợp khác.
* Tiếp nhận hồ sơ và trao GCN
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ và nhận GCN tại VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN&MT cấp huyện hoặc UBND xã, thị trấn, nơi có đất, tài sản gắn liền với đất.
- VPĐKQSDĐ cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn khi nhận hồ sơ có trách nhiệm viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc phải kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ nếu cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
* Thời gian giải quyết thủ tục cấp GCN
Thời gian thực hiện cấp GCN kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau:
- Không quá 50 ngày làm việc đối với trường hợp cấp GCN lần đầu.
- Không quá 30 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi GCN quyền sử dụng đất mà có nhu cầu bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp lại GCN đã bị mất.
- Không quá 20 ngày làm việc đối với các trường hợp khác.
Thời gian quy định nêu trên không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian trích đo địa chính thửa đất.
* Trình tự, thủ tục cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân
Theo quy định của pháp luật hiện hành có nhiều trường hợp cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân với những đặc thù riêng như: cấp GCN đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất, hay cấp GCN đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng… Tuy nhiên có thể khái quát lại thành một quy trình chung như sau:
Người đề nghị cấp GCN nộp một bộ hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp GCN
+ Bản sao các loại giấy tờ lq
+Một trong loại gtờ về quyền sử dụng đất theo quy định của LĐĐ
VPĐKQSDĐ có trách nhiệm:
+ Kiểm tra hồ sơ, xác nhận xem hồ sơ có đủ điều kiện hay k?
+ Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ đc để trình UBND huyện ký duyệt
+ Trao GCN cho ng nộp hồ sơ
UBND xã, thị trấn có trách nhiệm làm cviệc:
+ Kiểm tra, xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCN
+ Công bố công khai kq kiểm tra tại trụ sở UBND trong thời hạn 15 ng
+ Gửi hồ sơ đến VPĐKQSDĐ
3.2 Thực hiện quy trình cấp GCN tại VPĐKQSDĐ huyện Tứ Kỳ
VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN&MT huyện Tứ Kỳ được thành lập từ năm 2008 tại Quyết định số 1202/2008 của UBND tỉnh Hải Dương về việc thành lập VPĐKQSDĐ tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh với tính chất là cơ quan dịch vụ công có chức năng thực hịên đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp phòng TN&MT trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất đai.
Qua thực tế thực tập và tham khảo ý kiến của các chuyên viên làm việc tại VPĐKQSDĐ có thể đánh giá việc thực hiện cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
* Về việc tiếp nhận và trả kết quả
Với nhận thức cấp GCN là tài sản lớn đối với người dân, phòng TN&MT huyện luôn đặt mục tiêu nhanh chóng cấp GCN cho người dân, qua đó góp phần giải quyết những khó khăn của người dân trong việc chủ động tìm nguồn vốn hay yên tâm sản xuất kinh doanh, làm ăn buôn bán.
Do thực hiện cơ chế một cửa nên chủ yếu người dân sẽ đến nộp hồ sơ tại VPĐKQSDĐ, đối với các xã ở xa trung tâm huyện thì hồ sơ sẽ được nộp cho UBND xã nơi có đất và tài sản gắn liền với đất. Trung bình mỗi tháng VP tiếp nhận khoảng 100 hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai như: xin cấp GCN quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho, tặng, thừa kế... Việc tiếp nhận hồ sơ của VP hoặc UBND các xã nhìn chung đều tuân thủ các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế cán bộ địa chính xã hay chuyên viên VP thường không viết giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ, do số lượng hồ sơ gửi đến không đồng đều giữa các tháng nên 03 ngày theo quy định của pháp luật là không đủ để chuyên viên VP kịp kiểm tra hồ sơ.
* Về thời gian giải quyết hồ sơ
Mặc dù Nghị định 88 đã quy định cụ thể thời gian giải quyết cho từng trường hợp nhưng về mặt thực tế, thời gian giải quyết hồ sơ tại VP còn chậm. Thông thường, VP sẽ tính cả thời gian thẩm định, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian trích đo địa chính thửa đất vào thời gian giải quyết thủ tục cấp GCN. Rất nhiều trường hợp như hộ gia đình mà chủ hộ là ông Nguyễn Xuân Tưởng, thuộc thôn Đồng Tràng, xã Quang Phục, mã hồ sơ BA9544115 phải đợi đến hơn 2 tháng mới có thể nhận được GCN. Nhiều người dân do đợi quá thời hạn đã hẹn mà phải tự đến để lấy thông tin phản hồi từ phía VPĐKQSDĐ. Điều này đã gây cản trở nhất định đến tâm lý người dân khi đến cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
* Thực hiện trình tự, thủ tục cấp GCN
Tại VPĐKQSDĐ đã niêm yết đầy đủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đối với từng trường hợp cấp GCN, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu giải quyết công việc.
Qua sự quan sát, đánh giá của bản thân và theo ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại đây thì về cơ bản VP đã thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục cấp GCN. Tại VP, các chuyên viên sẽ thực hiện các công việc cụ thể như: tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất để trình UBND huyện ký duyệt; vào sổ theo dõi cấp GCN và hẹn thời gian trao GCN cho người nộp hồ sơ.
Một bộ hồ sơ xin cấp GCN thường sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
+ Đơn xin đăng ký và đề nghị cấp GCN
+ Các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất ở hợp pháp, ổn định, quyết định giao đất hoặc GCN kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng của cấp có thẩm quyền.
+ Biên bản xác minh hiện trạng đất.
+ Biên bản xét duyệt đơn của Hội đồng cấp GCN của xã, thị trấn.
+ Tờ trình của UBND xã, thị trấn kèm theo danh sách đề nghị cấp GCN.
+ Biên lai nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật (trường hợp cấp lại)
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những bộ hồ sơ không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhưng vẫn đựơc giải quyết như các bộ hồ sơ hợp lệ khác. Ví dụ: trường hợp cấp lại GCN quyền sử dụng đất cho hộ gia đình là bà Phạm Thị Lan và ông Nguyễn Văn Quốc, mã hồ sơ BA9544221 không có biên lai nộp lệ phí trước bạ (0.5% cho cơ quan thuế).
4. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức VPĐKQSDĐ đối với công tác cấp GCN quyền sử dụng đất
VPĐKQSDĐ là tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân trong huyện. Hiện nay, biên chế của VP gồm 7 người, trong đó đồng chí Phạm Văn Tiến là giám đốc VP, còn lại là các chuyên viên thực hiện các công việc chuyên môn thuộc phạm vi nhiệm vụ của phòng. Cụ thể là các đồng chí:
- Công chức: + Nguyễn Văn Đệ
+ Nguyễn Quang Trung
+ Trần Đức Khanh
+ Nguyễn Văn Liệu
Viên chức:
+ Phạm Thị Xuân
+ Nguyễn Thị Anh
Ngoài việc thực hiện các công việc chuyên môn theo quy định trong quy chế làm việc của phòng TN&MT và sự phân công của lãnh đạo phòng thì đối với công tác cấp GCN thì nhiệm vụ của từng chuyên viên được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:
Đ/c Nguyễn Đức Khanh hiện đang thực hiện chế độ công chức dự bị được giao nhiệm vụ tiến hành đo đạc các bản đồ địa chính cho các thửa đất ở các xã làm căn cứ để đ/c Nguyễn Văn Liệu hoàn thiện GCN. Giúp đ/c Nguyễn Quang Trung theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng đất đai tại các xã: Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Đại Đồng, Hưng Đạo…
Các công chức, viên chức của VP đều nỗ lực, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng tồn đọng nhiều hồ sơ, ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn huyện. Trong quá trình thực hiện thủ tục cấp GCN có vấn đề vướng mắc các chuyên viên trong phòng đều tổng kết và đề xuất với lãnh đạo phòng để xin ý kiến chỉ đạo. Các đ/c trưởng, phó phòng thực hiện chức năng quản lý chung đối với hoạt động cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Kiểm soát, ký duyệt đơn xin cấp GCN và tờ trình lên UBND huyện.
Đồng chí Nguyễn Văn Đệ:
+ Theo dõi, vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
+ Kiểm tra mức độ đầy đủ của hồ sơ tại VP.
+ Theo dõi, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai tại các xã: Tân Kỳ, Đại Hợp…
Đồng chí Nguyễn Văn Liệu và đ/c Nguyễn Quang Trung:
- Thực hiện các công việc sau khi đ/c Nguyễn Văn Đệ đã tiếp nhận hồ sơ đủ đk gq:
+ Viết GCN
+ Trích lục bản đồ
+ Sử dụng phần mềm để vẽ sơ đồ địa chính thửa đất
Đồng chí Phạm Thị Xuân và Nguyễn Thị Anh:
+ Lập tờ trình để lãnh đạo UB ký duyệt đối với hồ sơ đã được hoàn thiện
+ Nhận kết quả và vào sổ theo dõi hồ sơ cấp GCN
+ In ấn các tài liệu cần thiết theo sự phân công
Hiện nay, cùng với việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất về một đầu mối, VPĐKQSDĐ cần những cán bộ công chức có nghiệp vụ quản lý xây dựng và thiết kế. Cùng với việc bổ sung nhiệm vụ mới cần có nhứng điều chỉnh, xác định lại về chức năng, nhiệm vụ của các chuyên viên trong phòng để tránh sự chồng chéo hay bỏ sót nhiệm vụ.
Khi trao đổi với đ/c Nguyễn Văn Liệu - chuyên viên VPĐKQSDĐ được biết với biên chế như hiện nay thì nhân lực của phòng là hơi “mỏng” và chất lượng của đội ngũ nhân viên còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa tương xứng với nhiệm vụ được phân công và khối lượng cần phải hoàn thành. Thực tế qua tìm hiểu cho thấy trong phòng chỉ có 2 chuyên viên sử dụng được phần mềm Auto Card và Microstation để viết GCN và vẽ sơ đồ hiện trạng đất trên máy vi tính. Hai viên chức của phòng mới được tuyển dụng từ cuối năm 2009, do yêu cầu của công tác đền bù và giải phóng mặt bằng của phòng TN&MT, hiện chưa được đào tạo những kiến thức chuyên môn sâu và chỉ thực hiện những nhiệm vụ mang tính sự vụ.
Ngoài những điểm chưa hợp lý về nhân sự, VPĐKQSDĐ còn gặp những khó khăn về kinh phí và điều kiện làm việc. Vì vậy, để đáp ứng các yêu cầu của công tác cấp GCN theo Nghị định 88 thì vấn đề quan trọng là cần có sự điều chỉnh, bố trí, sắp xếp, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho các chuyên viên, đồng thời cần bổ sung kinh phí và đầu tư trang thiết bị làm việc cho VP.
5. Kết quả đạt được trong công tác cấp GCN của phòng TN&MT huyện Tứ Kỳ
5.1 Đối với cơ quan nhà nước (UBND huyện và phòng TN&MT)
- Việc cấp GCN đã góp phần tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai, là cơ sở để xây dựng hồ sơ địa chính và hệ thống thông tin về đất đai, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ, phục vụ cho việc phòng chống tham nhũng về đất đai.
- Từ việc cấp GCN quyền sử dụng đất sẽ tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nứơc do người dân có cơ sở pháp lý hợp pháp để thực hiện nhiều quyền khác liên quan đến GCN như: chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại..(đó là các khoản tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ).
- Đối với phòng TN&MT việc hoàn thành cấp giấy GCN theo quy định mới của Nghị định 88/2009 sẽ là cơ sở để xử lý những vấn đề tồn tại về quản lý và sử dụng đất và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi hơn, tiến độ nhanh hơn, ít xảy ra khiếu nại đối với các chủ đầu tư. Đồng thời qua công tác cấp GCN, các chuyên viên VPĐKQSDĐ đã phát hiện việc tự ý chia cắt, chuyển mục đích sử dụng đất, mua bán chuyển nhượng bất hợp pháp, tiến hành xử lý, thu hồi diện tích đất sử dụng không đúng mục đích hoặc lãng phí.
5.2 Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
Việc cấp GCN là điều kiện cho việc thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất; giảm hẳn tranh chấp về đất đai của người dân, tăng nhanh việc thế chấp quyền sử dụng đất vào việc vay vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Nghị định mới với những quy định thông thoáng về thủ tục do áp dụng triệt để vai trò của cơ chế một cửa tại VPĐKQSDĐ nên người dân sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để xin cấp GCN và tránh được sự phiền hà từ phía cán bộ địa chính.
Dưới đây là bảng số liệu về tình hình gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân của VPĐKQSDĐ thuộc phòng TN&MT huyện tứ kỳ - tỉnh Hải Dương.doc