MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam 4
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam 5
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 5
1.2.2 Thị trường của công ty 5
1.2.3 Lĩnh vực ngành nghề 6
1.2.4 Quy trình công nghệ 6
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam 7
1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 7
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban 8
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam trong những năm gần đây 10
1.4.1 Khái quát về tình hình tài sản của công ty 10
1.4.2 Khái quát về tình hình nguồn vốn của công ty 12
1.4.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 13
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM 15
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam 15
2.1.1 Sơ đồ bộ phận kế toán 15
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên 15
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam 16
2.2.1 Một số chính sách kế toán chủ yếu 16
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán 17
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán 17
2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán 18
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán 19
2.3 Nội dung chủ yếu của một số phần hành kế toán cơ bản 20
2.3.1 Kế toán bán hàng 20
2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22
2.3.3 Kế toán tài sản cố định 24
2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất 28
2.3.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 33
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM 38
3.1 Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán 38
3.1.1 Ưu điểm 38
3.1.2 Nhược điểm 39
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị 40
Kết luận 43
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 3.300.000.000 đồng tương ứng tăng 206,25% và lợi nhuận sau thuế tăng 9.719.515 đồng tương ứng 21,36% chứng tỏ công ty làm ăn vẫn có lãi mặc dù hơi mạo hiểm khi đầu tư quá nhiều trong ngắn hạn.
1.4.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
31/12/08
31/12/07
So sánh
Số tiền
TL(%)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2,355,826,151
3,150,025,363
(794,199,212)
(25.21)
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
-
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
2,355,826,151
3,150,025,363
(794,199,212)
(25.21)
4
Giá vốn hàng bán
2,051,256,308
2,558,010,073
(506,753,765)
(19.81)
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
304,569,843
592,015,290
(287,445,447)
(48.55)
6
Doanh thu hoạt động tài chính
784,867,364
162,495,384
622,371,980
383.01
7
Chi phí tài chính
795,833,402
409,890,408
385,942,994
94.16
- Trong đó: Chi phí lãi vay
795,833,402
409,435,314
386,398,088
94.37
8
Chi phí quản lý doanh nghiệp
280,104,478
314,569,220
(34,464,742)
(10.96)
9
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
13,499,327
30,051,046
(16,551,719)
(55.08)
10
Thu nhập khác
-
-
-
-
11
Chi phí khác
-
3,277,410
-
-
12
Lợi nhuận khác
-
(3,277,410)
-
-
13
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
13,499,327
26,773,636
(13,274,309)
(49.58)
14
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
3,779,812
7,496,618
(3,716,807)
(49.58)
15
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
9,719,515
19,277,018
(9,557,502)
(49.58)
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm liên tiếp, có thể nói rằng năm 2008 công ty đầu tư tài chính khá nhiều, tăng doanh thu hoạt động tài chính 383,01% so với năm 2008 nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận từ hoạt động tài chính vì chi phí tài chính cũng rất cao, điều này đã làm cho doanh nghiệp tuy làm ăn vẫn có lãi nhưng lãi năm 2008 giảm so với lãi năm 2007 là 49,58%. Hệ số sinh lợi doanh thu năm 2008 là 0,004 ít hơn năm 2007 là 0,006. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 đã giảm so với năm 2007 là 794.199.212 đồng tương ứng 25,21%. Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp không có chứng tỏ doanh nghiệp không có hàng bị lỗi và không bán hàng với số lượng lớn.
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG NAM
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam:
2.1.1 Sơ đồ bộ phận kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo mô hình tập trung:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG, CÔNG NỢ (THỦ QUỸ)
KẾ TOÁN TÀI SẢN, VẬT TƯ, HÀNG HOÁ
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty CPTM & XNK Hoàng Nam
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên:
Mỗi nhân viên kế toán có nhiệm vụ phụ trách những khâu khác nhau:
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn công tác kế toán thông tin kinh tế trong toàn bộ công ty.
Kế toán ngân hàng và công nợ: ghi chép và theo dõi tình hình tiêu thụ và các khoản phải thu khách hàng, đồng thời theo dõi tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng.
Kế toán tài sản và vật tư hàng hóa: ghi chép sự biến động của tài sản, tính khấu hao tài sản, ghi chép nghiệp vụ nhập, xuất ,tồn vật tư hàng hóa.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Tập hợp chi phí phân bổ chi phí để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. Tính tiền lương công nhân viên, trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam:
2.2.1 Một số chính sách kế toán chủ yếu:
Hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính trị giá vốn hàng xuất kho: Tính theo giá đích danh:
Đối với hàng hoá tự sản xuất = Giá thành sản phẩm nhập kho.
Đối với hàng hoá mua vào trong nước = Giá mua theo hoá đơn (giá chưa VAT) + CP thu mua + CP gia công, sửa chữa...(nếu có)
Đối với hàng hoá nhập khẩu = (Giá mua ngoại tệ x Tỷ giá nhập) + thuế NK, CP bảo hiểm (nếu có) + CP nhập hàng + CP gia công, sữa chữa...(nếu có).
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao tuyến tính (đường thẳng).
Tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán:
Chế độ kế toán công ty áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam sử dụng các nhóm chứng từ kế toán cơ bản sau:
- Nhóm chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, bảng kê nộp séc...
- Nhóm chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho...
- Nhóm chứng từ bán hàng: hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng...
- Nhóm chứng từ lao động tiền lương: bảng chấm công...
- Nhóm chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, tờ khai hải quan...
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán:
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam sử dụng các nhóm tài khoản kế toán cơ bản sau:
Nhóm tài khoản tiền: 111,112
Nhóm tài khoản phải thu: 131,133,138
Nhóm tài khoản hàng tồn kho: 152,153,154,155,156
Nhóm tài khoản phải trả: 331,333,334,338
Nhóm tài khoản vay: 311,341
Nhóm tài khoản nguồn vốn: 411,413,431
Nhóm tài khoản doanh thu: 511,515,521,711
Nhóm tài khoản chi phí: 632,635,642,811
Nhóm tài khoản xác định kết quả: 911,421
2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ kế toán:
2.2.4.1 Sơ đồ sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
2.2.4.2 Diễn giải:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10...ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ vào khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký đặc biệt và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán:
Cuối năm, các nhân viên kế toán cung cấp số liệu của từng Sổ Cái, kế toán trưởng lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và các bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết), kế toán trưởng lập báo cáo tài chính nộp lên cho Ban Giám đốc. Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.3 Nội dung chủ yếu của một số phần hành kế toán cơ bản:
2.3.1 Kế toán bán hàng:
Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy nó có ý nghĩa quan trong đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ hàng hóa sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông thu hồi vốn nhanh. Ngược lại, nếu không tiêu thụ được hàng hóa sẽ bị ứ đóng vốn, vốn kinh doanh bỏ ra không đủ bù đắp chi phí. Như vậy, không những làm cho doanh nghiệp đứng trên bờ vực của sự phá sản mà còn gây nguy hại đến nền kinh tế quốc dân.
2.3.1.1 Các phương thức bán hàng :
- Bán hàng thu tiền trực tiếp: bán trực tiếp tại kho hoặc trực tiếp tại kho không qua kho của doanh nghiệp.
- Bán hàng trả chậm: theo phương thức này khách hàng có thể buộc phải trả một phần hoặc nợ toàn bộ số tiền mua trong thời gian cụ thể Công ty sẽ ký hợp đồng mua hàng với khách hàng để có ràng buộc pháp lý.
2.3.1.2 Phương pháp kế toán:
Tổ chức hạch toán ban đầu :
Kế toán căn cứ vào hoá đơn chứng từ sau:
- Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn giá trị gia tăng
Ngoài ra còn có các chừng từ thanh toán như: phiếu thu, phiếu chi, séc thanh toán, giấy uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng và các chứng từ liên quan khác.
Tài khoản sử dụng:
TK 156,632,511, 111,112,131...
Nội dung của một số tài khoản chủ yếu:
- TK 156 – Hàng hoá: tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại hàng hoá của doanh nghiệp tại các kho hàng.
- TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng thực tế, các khoản giảm trừ doanh thu và xác định doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.
- TK 632- Giá vốn hàng bán: tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ.
Công ty hạch toán trị giá vốn hàng hàng xuất kho tính theo giá đích danh, phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.3.1.3 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Đối với các nghiệp vụ bán hàng trong nước: Sau khi hợp đồng được ký kết, kế toán sẽ ghi hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho rồi chuyển lên Giám đốc ký. Sau đó phiếu xuất kho sẽ được chuyển xuống kho yêu cầu xuất hàng. Khi xuất hàng, kế toán ghi hoá đơn giá trị gia tăng rồi hạch toán doanh thu, giá vốn...vào các loại sổ sách. Trường hợp khách hàng trả tiền ngay thì kế toán ghi phiếu thu; trường hợp khách hàng nợ thì ghi vào sổ công nợ để tiện theo dõi.
Đối với các nghiệp vụ xuất khẩu: Sau khi hợp đồng được ký kết (giá nguyên tệ), kế toán viết phiếu xuất kho rồi vận chuyển hàng ra kho hải quan chờ làm giấy tờ xuất khẩu. Sau khi kiểm tra và hải quan đồng ý cho xuất khẩu, doanh nghiệp nhận được tờ khai hải quan (giá nguyên tệ và tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó). Hàng hoá được xuất đi và doanh nghiệp sẽ nhận được tiền thanh toán của bên mua tuỳ vào điều khoản thanh toán của khách hàng. Khi bên mua nhận được hàng thì kế toán ghi nhận doanh thu trong kỳ, giá vốn hàng bán, thuế GTGT phải nộp, chênh lệch tỷ giá hối đoái...vào các loại sổ sách.
2.3.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) quy định kế toán tiền lương theo dõi các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Các khoản trích theo lương ở đây là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản trích trừ vào lương của người lao động theo mức lương tham gia bảo hiểm: bảo hiểm xã hội 5%, bảo hiểm y tế 1%. Các khoản trích vào chi phí sản xuất, chi phí quản lý: bảo hiểm xã hội 15%, bảo hiểm y tế 2%.
Thanh toán tiền lương được chia làm 02 kỳ:
Kỳ 01: Vào ngày 20 hàng tháng.
Kỳ 02: Vào ngày 05 tháng sau.
2.3.2.1 Chứng từ hạch toán ban đầu:
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng Bảng chấm công (bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ...) làm chứng từ hạch toán thời gian lao động. Bảng chấm công được lập cho toàn bộ nhân viên công ty, có xác nhận của trưởng phòng, tổ trưởng để giám sát thời gian lao động của từng người. Bộ phận kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào Bảng chấm công để lập Bảng phân bổ tiền lương, Bảng thanh toán tiền lương làm căn cứ tính lương cho từng người.
Khi người lao động nghỉ ốm, thai sản...bộ phận quản lý lao động sẽ tiếp nhận “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, giấy ra viện...(có chứng từ kèm theo). Các chứng từ này được chuyển sang bộ phận kế toán, tại đây kế toán sẽ lập bảng “Thanh toán trợ cấp BHXH”.
2.3.2.2 Tài khoản kế toán:
Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3382, 3383, 3384): Dùng để phản ánh tình hình trích và thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.
Tài khoản 1388 “Phải thu khác”
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Tài khoản 642 “Chi phí quản lý kinh doanh”
2.3.2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào Bảng chấm công, mức lương của từng người, kế toán tính tiền lương, phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán làm thêm giờ từ đó lập Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội.
Số liệu của các bảng này được kế toán xử lý, định khoản ghi từng nội dung phát sinh theo thứ tự thời gian vào sổ Nhật ký chung, sau đó lấy số liệu để ghi các Sổ Cái của từng tài khoản có liên quan.
Cuối tháng cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
2.3.3 Kế toán tài sản cố định:
Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoăch bằng 1 năm)
Căn cứ vào điều 3 (Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình: Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm:
Tài sản cố định hữu hình như: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải; dụng cụ văn phòng...
Tài sản cố định vô hình như: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Tài sản cố định thuê tài chính
Đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản cố định dở dang
Ngoài ra, những khoản ký quỹ, ký cược dài hạn mà doanh nghiệp thực hiện cũng được xếp vào TSCĐ.
Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Nam chỉ phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định hữu hình.
2.3.3.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp theo nguyên giá.
- Tài khoản 2111 - Nhà cửa vật kiến trức: Phản ánh giá trị các công trình XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng . . .
- Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy móc đơn lẻ.
- Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, dắt, thuỷ, sông, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn (Thông tin, điện nước, băng chuyền tải vật tư, hàng hoá).
- Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính (Máy vi tính, quạt trần, quạt bàn, bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng hút ẩm hút bụi, chống mối mọt. . .).
- Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
- Tài khoản 2118 - TSCĐ khác
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tư và những khoản tăng, giảm hao mòn khác cua TSCĐ, bất động sản đầu tư.
- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.
- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
- Tài khoản 2413 - Hao mòn TSCĐ vô hình
- Tài khoản 2417 - Hao mòn bất động sản đầu tư
2.3.3.2 Kết cấu và nội dung tài khoản 211:
Bên Nợ:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ. . .;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp. . .;
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Bên Có:
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,. . .;
- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
Số dư bên Nợ:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.
2.3.3.3 Kết cấu và nội dung tài khoản 214:
Bên Nợ:
Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư giảm do TSCĐ, bất động sản đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh,…
Bên Có:
Giá trị hao mòn TSCĐ, bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tư.
Số dư bên Có:
Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, bất động sản đầu tư hiện có.
2.3.3.4 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Từ những chứng từ của TSCĐHH, bộ phận sử dụng ghi vào sổ tài sản của đơn vị. Quyển sổ này theo dõi chi tiết từng tài sản của bộ phận sử dụng. Mỗi một loại TSCĐHH được theo dõi trên một sổ hay một số trang sổ và ghi chi tiết đầy đủ các số liệu. Sổ này là căn cứ để bộ phận sử dụng xác định được giá trị những tài sản hiện có và đồng thời cũng là căn cứ để bộ phận kế toán tiến hành hạch toán TSCĐHH của doanh nghiệp .
Kế toán phải lưu giữ đầy đủ các chứng từ, biên bản.Tất cả các biên bản như: biên bản giao nhận TSCĐHH, biên bản đánh giá lại TSCĐHH… đều có một bản lưu giữ tại phòng kế toán và có chữ ký xét duyệt
Hạch toán chi tiết TSCĐHH được tiến hành các bước như sau:
- Đánh giá số hiệu cho TSCĐHH
- Lập thẻ TSCĐHH hoặc vào sổ chi tiết TSCĐHH theo từng đối tượng tài sản.
Thẻ TSCĐHH được lập dựa trên cơ sở hồ sơ kế toán TSCĐHH. Thẻ này nhằm mục đích theo dõi chi tiết từng tài sản của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng tài sản. Ngoài ra kế toán cũng theo dõi TSCĐHH trên
Sổ chi tiết TSCĐHH, mỗi một sổ hay một số trang sổ được mở, theo dõi một loại TSCĐHH. Sổ chi tiết này là căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết và phải cung cấp được các thông tin cho người quản lý về tên, đặc điểm, tỷ lệ khấu hao một năm, số khấu hao TSCĐHH tính đến thời điểm ghi giảm TSCĐHH, lý do ghi giảm TSCĐHH. Song song với việc hạch toán chi tiết, kế toán tiến hành tổng hợp TSCĐHH để đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác trong hoạt động quản lý TSCĐHH và tính thống nhất trong hạch toán.
2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất:
2.3.4.1 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ cua hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, nông, lâm,ngư nghiệp,…) hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ (vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,...) áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh cảu các hoạt động sản xuất, gia công chế biến hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.
2.3.4.2 Một số quy định:
Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên Tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,...); theo loại nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch vụ.
Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 154 gồm những chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
- Chi phí nhân công trực tiếp;
- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp);
- Chi phí sản xuất chung.
Cuối kỳ, phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường (Có TK 627, Nợ TK 154). Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ (Có TK 627, Nợ TK 632).
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Không hạch toán vào Tài khoản 154 những chi phí sau:
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý kinh doanh;
- Chi phí tài chính;
- Chi phí khác;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ;
- Chi phí sự nghiệp, dự án;
- Chi đầu tư XDCB;
- Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.
2.3.4.3 Kết cấu và nội dung tài khoản 154:
Bên Nợ:
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có:
- Giá thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán;
- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ;
- Chi phí thưc tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;
- Phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với đơn vị sản phẩm theo đơn đặt hàng, hoặc đơn vị co chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào Tài khoản 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không tính vào giá trị hàng tồn kho mà hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632);
- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
2.3.4.4 Trình tự luân chuyển chứng từ:
Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
1. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí trên mức bình thường)
Có TK 621 - Chi phí Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí trên mức bình thường)
Có TK 621 - Chi phí Nhân công trực tiếp.
3. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26364.doc