Báo cáo Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô

Kế toán Vật tư-Tài sản-tổng hợp,: Phụ trách hạch toán chi tiết vật tư, vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm vật tư, tài sản cố định, nhằm cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo đúng đối tượng tính giá thành, ghi chép vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp kế toán liên quan. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các phần hành. Lập các báo cáo do cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng yêu cầu.

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính lương pahỉ trả cho cán bộ công nhân viên Tính tiền ăn ca phải trả cho cán bộ công nhân viên Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên Tính BHXH phải trả thay lương - Tiền lương nghỉ phép phải trả cán bộ công nhân viên SDCK: Phản ánh tiền lương còn phải trả cho cán bộ công nhân viên ở cuối kỳ. Tài khoản 338: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung đã phản ánh ở các khoản công nợ phải trả. Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác BHXH phải trả công nhân viên Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị Số BHXH, BHYT và KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ Các khoản đã nộp khác Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí SXKD trích BHXH, BHYT trừ vào lương của công nhân Các khoản BHXH, KPCĐ được cấp trên cấp bằng tiền Số đã nộp lớn hơn số phải nộp được cấp bù SDCK: Số tiền còn phải trả phải nộp. Trong tài khoản 338 có 3 tài khoản cấp 2: để phản ánh các khoản liên quan trực tiếp đến công nhân viên: BHXH, BHYT, KPCĐ. TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: Bảo hiểm y tế Ngoài các tài khoản 334,338 kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương còn phải sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: TK 335: chi phí phải trả TK 622: chi phí nhân công trực tiếp TK 623: chi phí nhân công trực tiếp sử dụng máy thi công TK 6411: chi phí nhân viên bán hàng TK 6421: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp TK 111: tiền mặt TK 112: tiền gửi Ngân hàng 2.3. Tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng (bộ phận sản xuất sản phẩm, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý) và tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH” (Mẫu số 01/BPB) Ngoài tiền lương và các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn, bảng phân bổ còn phản ánh việc trích trước các khoản chi phí phải trả (trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất). Thủ tục tiến hành lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” như sau: - Hàng tháng, tren cơ sở về cá chứng từ lao động tiền lương trong tháng, kế toán tiền lương phân loại và tông hợp tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng lao động trong đó phân biệt tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản khác để ghi vào các cột theo phần ghi có TK 334 “phải trả công nhân viên” ở các dòng phù hợp. - Căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả và tỷ lệ quy định về trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ để tính trích và ghi vào các cột ghi có TK 338 “phải trả, phải nộp khác” (TK 3382, 3383, 3384) ở các dòng phù hợp. Ngoài ra kế toán còn căn cứ vào tiền lương liên quan để tính và ghi vào các cột ghi có TK 335 “chi phí trả trước”. Số liệu tổng hợp phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và trích trước các khoản được sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất, chi sổ kế toán cho đối tượng liên quan. 2.3. Trình tự kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. *Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chính. 1. Đầu tháng căn cứ vào số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp có thể tiến hành cho tạm ứng lương kỳI: Căn cứ phiếu chi, kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả công nhân viên Có TK 111: số tiền chi tạm ứng lương kỳ I 2. Định kỳ hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: số trích trước về tiền lương nghỉ phép 3. Cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công hoặc phiếu xác nhận khối lượng công việc hoàn thành để tính và lập bảng thanh toán tiền lương. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi: Nợ 622: lương của công nhân trực tiếp sản xuất Nợ 623: lương công nhân trực tiếp sử dụng máy thi công Nợ 627: lương của công nhân viên quản lý phân xưởng Nợ 641: lương của nhân viên bán hàng Nợ 642: lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp Nợ 241: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Có 334: tổng số lương phải trả (tổng quỹlương) 4. Khi lập qũy BHXH, BHYT, KPCĐ: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương DN tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Nợ 622: Chi phí NCTTSX (Lương của CNTTSXì19%) Nợ 623: Chi phí NCTT sử dụng máy thi công (Lương của CNTT sử dụng máy thi công ì19%) Nợ 627: Chi phí sản xuất chung (Lương của NVBHì19%) Nợ 641: Chi phí BH (Lương của NVBHì19%) Nợ 642: Chi phí XDCBD (CPXDCBDDì19%) Có 3382: KPCĐ (Quỹ lươngì2%) Có 3383: BHXH (Quỹ lươngì15%) Có 3384: BHYT (Quỹ lươngì2%) Phần người lao động chịu: 6% Nợ 334: Phần trừ vào thu nhập của công nhân viên (quỹ lươngì6%) Có 3383: BHXH (Tổng quỹ lươngì5%) Có 3384: BHYT (Tổng quỹ lươngì1%) 5. Các khoản khấu trừ vào lương khác: - Thuế thu nhập cao của người lao động Nợ 334: Trừ vào lương Có 338: Thuế thu nhập cao - Các khoản trừ vào lương khác: Nợ 334: Trừ vào lương Có 141: Tiền tạm ứng còn thừa trừ vào lương Có 138: Tiền bồi thường vật chất Có 338: Tiền điện nước của cán bộ công nhân viên Có 4312: Tiền nhà trẻ, mẫu giáo 6. Các khoản phải trả khác cho can bộ công nhân viên: - Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng, phúc lợi: Nợ 4311: Số tiền thưởng Có 334: Phải trả cán bộ công nhân viên - BHXH trả thay lương: Trường hợp công nhân viên ốm đau, thai sản... kế toán phả định khoản tuỳ theo quy định cụ thể về việc phân cấp quản lý sử dụng quỹ BHXH. + Trường hợp phân cấp quản lý sử dụng quỹ BHXH, doanh nghiệp được giữ lại một phần BHXH trích được để trực tiếp chi tiêu cho công nhân viên theo quy định thì khi tính số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán ghi sổ : Nợ 3383: Phải trả, phải nộp khác Có 334: Phải trả công nhân viên + Trường hợp chế độ tài chính quy định toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên, việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho công nhân viên tại doanh nghiệp đựơc quyết toán sau chi phí thực tế thì khi tính BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên tại doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ 1388 phải trả công nhân viên Có 334 - Tiền ăn ca: Tuỳ theo từng doanh nghiệp, số tiền ăn ca mà người lao động được hưởng căn cứ vào số ngày làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên, số tiền này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ 622, 627, 641, 642: Phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Có 334: Phải trả công nhân viên 7. Đến kỳ trả lương, kế toán tính lương phải trả kỳ 2 cho người lao động: Số tiền lương kỳ 2 phải trả = Tổng quỹ lương - Tạm ứng lương kỳ1 - Các khoản khấu trừ vào lương Khi thanh toán tiền lương kỳ II cho công nhân viên, căn cứ phiếu chi, kế toán ghi: Nợ 334 Số tiền lương kỳ 2 phải trả công nhân viên Có 111, 112 8, Khi nộp BHYT, BHXH, KPCĐ lên cơ quan chuyên môn cấp trên kế toán ghi: Nợ 3382: KPCĐ (Tổng quỹ lươngì1%) Nợ 3383: BHXH (Tổng quỹ lươngì20%) Nợ 3384: BHYT (Tổng quỹ lươngì3%) Có 111; 112 Số tiền phải nộp 9. Khi chi tiền chi phí công đoàn (Phần để lại cho DN theo qui định) kế toán ghi sổ Nợ 3382: Phần KPCĐ đã chi tại DN Có 111, 112: Số tiền đã chi ra Cuối năm hoặc cuối quý, căn cứ số đã trích nộp, số đã chi và số còn lại quyết toán KPCĐ với cơ quan công đoàn cấp trên, nếu chi chưa hết, phải nộp lại để lại cho kỳ sau, nếu chi vượt có thể xin cấp bù. Tuỳ theo hình thức ghi sổ kế toán DN áp dụng mà việc hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên sổ kế toán phù hợp. Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng (bộ phận sản xuất sản phẩm, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý) và tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH” (Mẫu số 01/BPB) Ngoài tiền lương và các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn, bảng phân bổ còn phản ánh việc trích trước các khoản chi phí phải trả (trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất). Thủ tục tiến hành lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” như sau: - Hàng tháng, tren cơ sở về cá chứng từ lao động tiền lương trong tháng, kế toán tiền lương phân loại và tông hợp tiền lương phải trả cho từng đối tượng sử dụng lao động trong đó phân biệt tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản khác để ghi vào các cột theo phần ghi có TK 334 “phải trả công nhân viên” ở các dòng phù hợp. - Căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả và tỷ lệ quy định về trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ để tính trích và ghi vào các cột ghi có TK 338 “phải trả, phải nộp khác” (TK 3382, 3383, 3384) ở các dòng phù hợp. Ngoài ra kế toán còn căn cứ vào tiền lương liên quan để tính và ghi vào các cột ghi có TK 335 “chi phí trả trước”. Số liệu tổng hợp phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và trích trước các khoản được sử dụng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất, chi sổ kế toán cho đối tượng liên quan. 2.4. Sổ kế toán, trình bày và vẽ sơ đồ các hình thức kế toán Sổ kế toán là những tờ sổ có kết cấu mẫu số phù hợp với hình thức kế toán sử dụng, dùng để ghi chép hệ thống hoá thông tin về nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên cơ sở chứng từ kế toán phục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán. Mỗi DN chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán mỗi năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký, sổ cái Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ thẻ kế toán chi tiết. Hiện nay trong các DN tồn tại 5 loại hình thức ghi sổ như sau: *Hình thức kế toán nhật ký chung: + Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghịêp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được chi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. + Hình thức kế toán nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt - Sổ cái - Các sổ thẻ kế toán chi tiết. + Hình thức này thường áp dụng cho các xí nghiệp, nhà máy có quy mô vừa và nhỏ. + Trình tự ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết 334, 338 Sổ thẻ kế toán chi tiết: 3341, 3342, 3382, 3383, 3384 Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ cái 334, 338 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc: Bảng chấm công, BTHTTTL… Sổ nhật ký đặc biệt Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu,kiểm tra * Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái - Đặc trưng cơ bản: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký - Sổ cái. Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái gồm các loại sổ kế toán sau: Nhật ký sổ cái, thẻ kế toán chi tiết. Hình thức này thường áp dụng cho các xí nghiệp, cơ quan hành chính nhiều thủ tục quản lý, nhiều giấy tờ. Trình tự ghi sổ: Sổ thẻ kế toán chi tiết: 3341, 3342, 3382, 3383, 3384 3384 Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc: Bảng chấm công, BTHTTTL… Sổ quỹ, báo cáo quỹ Bảng tổng hợp chi tiết: 334,338 Nhật ký-sổ cái 334,338 Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu,kiểm tra * Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Đặc trưng cơ bản: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên sổ dăng ký chứng từ kế toán hoặc bản tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. - Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau: + Chứng từ ghi sổ + Sổ cái + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán: Bảng tổng hợp chi tiết: 334, 338 Sổ, thẻ kế toán chi tiết: 3341, 3342, 3382, 3383, 3384 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc: BTHTAC,BTHTTL... Chứng từ ghi sổ Sổ cái: 334, 338 Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc: Bảng chấm công… Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu,kiểm tra * Hình thức nhật ký chứng từ: - Đặc trưng cơ bản: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtheo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế theo các tài khoản đối ứng nợ: Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản) Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cung một quá trình ghi chép Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính. - Hình thức kế toán nhật ký - Chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau: + Nhật ký chứng từ + Bảng kê + Sổ cái +Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết + Bảng tổng hợp chi tiết - Hình thức này được áp dụng cho các hình thức doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và lớn. - Trình tự ghi sổ: Nhật ký chứng từ số 7 Thẻ,sổ kế toán chi tiết: 3341,3342,3382, 3383,3384 Sổ cái Tk: 334,338 Bảng tổng hợp chi tiết: 334,338 Báo cáo tài chính Chứng từ gốc và bảng phân bổ: Bảng chấm công, BPBTL… Bảng kê Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu,kiểm tra Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty cp Đầu tư và xây dựng sông lô I. Đặc điểm tình hình chung về công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô 1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô Tên Công ty: Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô Địa chỉ: Khu I - Phường Dữu Lâu - TP Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ Điện thoại: (0210) 940385 / Fax: (0210) 940374. Đơn vị tiền thân của công ty được thành lập từ những năm 1960 cùng với sự ra đời của khu công nghiệp Việt trì. Nhiệm vụ chính của Công ty là cung cấp cát, sỏi, đá và các loại vật liệu xây dựng khác cho các công trình xây dựng trong khu vực. Thực hiện nghị định 388.HĐBT ngày 20/11/1991 của hội đồng Bộ trưởng, nay là Chính Phủ. Công ty được thành lập theo quyết định số1224/QĐ-UB ngày 23/11/1992 của UBND tỉnh Phú Thọ. Và thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh theo QĐ số 10/ BXD- TCLĐ ngày 09/01/1997 Công ty trở thành đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng – Bộ xây dựng. Trong những năm gần đây Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi và cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Trong những năm qua do biến động tình hình khai thác cát sỏi trên dòng Sông Lô ngày càng cạn kiệt. Trước tình hình đó năm 2002 Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây truyền sản xuất cột điện bê tông cốt thép li tâm và gạch tự chèn. Hiện nay đã được thị trường chấp nhận và có tính cạnh tranh cao. Công ty đã sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý và đào tạo lại nghề cho tập thể cán bộ công nhân viên Công ty để phù hợp với chức năng nhiệm vụ hiện tại của đơn vị. Năm 2004, Công ty được Bộ xây dựng cho chuyển hình thúc sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và lấy tên là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng với phát huy truyền thống và sự sáng tạo của đơn vị hiện nay đơn vị đã thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về công cuộc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Từ đó đem lại hiệu quả sản xuất và kinh doanh cao hơn năm trước. Trong hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã không ngừng phát triển, phấn đấu liên tục để nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm thích hợp với yêu cầu của thị trường, sắp xếp tổ chức, khai thác tiềm năng, mở rộng thị trường, tiếp thị đẩy mạnh tiêu thụ từ đó đẩy mạnh sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy không những bảo toàn và phát triển được nguồn vốn mà còn sản xuất kinh doanh có lãi, luôn hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Trong qua trình tồn tại và phát triển, Công ty đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội, do vậy Công ty liên tục vinh dự được Đảng và Nhà nước, Các cấp các ngành ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Công ty là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nhiều năm liền và luôn được bộ xây dựng tặng cờ thi đua là đơn vị : “ Tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc cho cán bộ công nhân viên” trong các năm và có nhiều thành tích trong thời kỳ đổi mới của đất nước trên con đường Công nghiệp hoá hiện đại hoá. Với bộ máy lãnh đạo năng động nhạy bén, luôn bám sát thị trường, với đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ trình độ kinh nghiệm, lành nghề luôn sẵn sàng chuyển bước trong quá trìng hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực. Có thể nói tập thể cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô rất vinh dự và tự hào về những thành quả đã đạt được, bởi nó tạo thêm bề dày truyền thống vẻ vang, hào hùng của Công ty cũng như thể hiện sâu sắc sự đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của cả nước, từ đó góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2. Chức năng nhiệm vụ cuả công ty. 2.1 Chức năng. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty xây dựng Sông Hồng. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cát sỏi, sản phẩm bê tông cấu kiện cốt thép, sản phẩm gạch tự chèn, bên cạnh những sản phẩm truyền thống đơn vị tham gia xây dựng công trình điện cao thế hạ thế. Công tác tổ chức kinh doanh được thiết lâp chặt chẽ. Đơn vị có nhiều các xí nghiệp thành viên hoạt động trên nhiều địa bàn trong tỉnh và ngoài tỉnh. Sản phẩm cát sỏi được tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trên suốt tuyến dọc Sông Hồng và Sông Lô. Sản phẩm cát sỏi, bê tông cốt thép và gạch tự chèn được đưa chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu đô thị, chương trình xoá đói giảm nghèo và điện khí hoá nông thôn. Là một doanh ngiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng- Bộ xây dựng. Sản phẩm chính của công ty là cát vàng và sỏi sô, một trong những vật liệu chính cung cấp cho ngành xây dựng ở khu vực phía bắc và các tỉnh lân cận. 2.2.Nhiệm vụ. - Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Nâng cao chất lượng mặt hàng sản xuất. - Công ty chịu trách nhiệm thực hiện dúng và đầy đủ các chỉ tiêu do Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng giao: - Tự hạch toán kinh tế đầy đủ, phù hợp với chế độ tài chính, thực hiện mọi chế độ chính sách pháp lệnh của nhà nước cũng như nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định. - Bảo tồn phát triển vốn của công ty, chăm lo phát triển nhân lực để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển và nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao đọng theo quy định của Bộ lao động và công đoàn ngành xây dựng. - Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo chất lượng đội ngũ phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn; lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo mới đội ngũ để trình với lãnh đạo Ngành. - Kết hợp với Ngành, địa phương làm tốt công tác xã hội. 3. Đặc điểm về tổ chức và bộ máy quản lý của công ty. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty cổ phần ĐầU TƯ và xây dựng sông lô Đại Hội đồng cổ đông P.Giám đốc Kỹ thuật P.Giám đốc Kinh doanh Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Tổ chức LĐTL- Hành chính Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Tiếp thị Phòng Kỹ thuật - Vật tư - KCS Mỏ cát sỏi Việt - Lập Cảng bốc xếp Việt trì Xưởng Bê Tông Ly tâm Chi nhánh Khai thác và Kinh doanh VLXD Việt trì Chi nhánh Khai thác và Kinh doanh VLXD Đoan hùng Hội đồng Quản trị Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô có cơ cấu bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng gồm các phòng ban với chức năng riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc và có mối quan hệ chức năng với nhau. 3.1. Ban giám đốc. - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. - Giám đốc công ty: Giám đốc là người đứng đầu quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, toàn quyền nhân danh quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước và pháp luật về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như các vấn đề do tổng công ty giao phó. - Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật trong sản xuất. - Phó giám đốc kinh doanh:Là người giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành việc SXKD của đơn vị. 3.2.Phòng tài chính- kế toán. Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát về các hoạt động kinh tế tài chính trong công ty. Ghi chép thu thập và tính toán số liệu, trên cơ sở giúp ban giám đốc trong việc phân tích các hoạt động kinh tế, Đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính- kế toán còn có nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của công ty với các cơ quan chức năng. 3.3.Phòng tổ chức- lao động. Tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức, soạn thảo các văn bản về nội quy, quy định, quy chế của công ty và giải quyết thực hiện các ký kết hợp động với người lao động, công tác thi đua khen thưởng, chế độ chính sách cho người lao động, ngoài ra phòng còn phụ trách những vấn đề về văn thư, bảo vệ, y tế, công tác an toàn trong lao động sản xuất. 3.4. Phòng Kế hoạch- kinh doanh- tiếp thị. Tổ chức thực hiện các công tác tiêu thụ sản phẩm, công tác Marketing, thu thập thông tin quảng cáo và cung cấp hàng hoá đến nơi tiêu thụ, thu hồi công nợ… 3.5 Phòng vật tư kỹ thuật. Có nhiệm vụ lập kế hoạch cung cấp vật tư cho SXKD đúng tiến độ, kiểm tra chỉ đạo khâu kỹ thuật trong toàn bộ quá trình sản xuất đồng thời theo dõi tiến độ sản xuất của các phân xưởng. 3.6. Các xí nghiệp thành viên, xưởng cảng mỏ: Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ SXKD do công ty giao. 4.đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Hoạt động sản xuất ngắn, ít công đoạn. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, bố trí và quản lý lao động phù hợp hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ dây truyền nên năng suất lao động nâng cao từ đó đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn cho thấy hướng đi đúng đắn của công ty trong tương lai. Sản phẩm chính của công ty là cột điện bê tông cốt thếp cao thế hạ thế và ghạch tự chèn. Sau đây là sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty: Cát, sỏi, xi măng, thép. Phân xưởng trộn bê tông Cột điện bê tông Phân xưởng đúc cột kcs Gạch tự chèn Cát, sỏi xi măng Phân xưởng trộn nguyên vật liệu Nén gạch Tình hình tài chính trong 3 năm gân đây (2007,2008,2009) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 STĐ % STĐ % 1. Cơ cấu tài sản % - TSCĐ/TổngTS % 39.5 32.72 31.65 -6.78 - 0.17 -1.07 -0.03 - TSLĐ/TổngTS % 60.5 67.28 68.35 6.78 0.11 1.07 0.02 2. Cơ cấu NV % -Nợ phải trả/TổngNV % 60.6 61.02 57.03 0.23 0.004 -3.9 -0.06 - Nợ vốn CSH/TổngNV % 39.4 38.98 42.97 - 0.42 -0.01 3.99 0.102 3. Khả năng thanh toán - KNTT Hiện tại Lần 1.87 1.69 1.58 - 0.18 -0.096 -0.11 -0.065 - KNTT Nợ ngắn hạn Lần 1.62 1.51 1.44 - 0.11 -0.068 -0.07 -0.046 - KNTT Nhanh Lần 0.3 0.4 0.45 0.1 0.333 0.05 0.125 - KNTT Nợ dài hạn Lần 4.TSLN/doanh thu % - TSLN Trước thuế % 20.07 24.88 27.38 4.81 0.24 2.5 0.1 - TSLN Sau thuế % 14.13 18.31 19.67 4.18 0.296 1.36 0.074 5. TSLN/Tổng tài sản % - TSLN Trước thuế % 3.05 6.47 9.03 3.42 1.12 2.56 0.396 - TSLNsau thuế % 2.12 5.14 8.12 3.02 1.425 2.98 0.58 6. TSLN sau thuế/ NgV CSH % 5.23 13.18 16 7.95 1.52 2.82 0.214 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Lô là một tổ chức với hình thức sản xuất kinh doanh nên cơ cấu phân bố tài sản và nguồn vốn sẽ khác so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác. Nhìn vào bảng ta thấy cơ cấu tài sản lưu động chiếm tỉ trọng đa số và tăng đều tỉ lệ theo các năm từ 60,5%(năm 2007) lên67,28%(năm 2008)và lên 68,35% (năm2009). đối với doanh nghiệp sản xuất thì tỉ lệ đó là hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn vẫn còn tương đối cao, chiếm trên 60% cao nhất là năm 2008 với 61,02%, sang năm 2009 đã giảm còn 57,03%. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thường là thiếu vốn hoặc không tự chủ về mặt vốn. Trong tình hình làm ăn thuận lợi công ty có thể cải thiện được tình hình khả quan hơn. Về khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán hiện tại ở các năm là rất cao 1,87 lần năm 2007 và giảm dần, năm 2009 còn lại 1,58 lần. Tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao, điều đó có thể làm cho nguồn vốn bị ứ đọng sử dụng chưa hiệu quả. Các nhà kinh tế cho rằng tỉ lệ tốt nhất là =1. chỉ tiêu thanh toán nhanh là rất thấp và đang tăng qua các năm do công ty không chủ động về mặt tiền mặt. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt cho thấy khả năng chủ động vốn khi cần, đồng thời các khoản vốn cũng đầu tư vào các khoản hàng hoá, tài chính đem lại hiệu quả cho việc tăng lợi nhuận. Nhưng chỉ tiêu này đang giảm từ 1,62 lần năm 2007 xuống 1,51 lần năm 2009. Cần phải điều chỉnh hợp lý đạt tiêu chuẩn tốt nhất từ 2-2,5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25958.doc
Tài liệu liên quan