Báo cáo Công tác quản lý lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng long

MỤC LỤC

 

Trang

Mở đầu 1

Chương I: Tình hình đặc điểm chung của nhà máy thuốc

lá Thăng Long 2

1.Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy thuốc lá Thăng Long 2

2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 3

3.Cơ cấu sản xuất của nhà máy thuốc lá Thăng Long 4

4. Đặc điểm qui trình sản xuất công nghệ kỹ thuật sản xuất thuốc lá bao 5

5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy thuốc lá Thăng Long 6

 

Chương II: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng lao động

tại nhà máy thuốc lá Thăng Long 12

1.Cơ cấu lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. 12

2. Công tác tuyển chọn lao động tại nhà máy. 15

3.Bố trí sử dụng lao động tại nhà máy 17

4.Kích thích vật chất, tinh thần 26

5.Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên 34

6.Bảo hộ lao động tại nhà máy 36

7.Nhận xét chung 37

 

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và

sử dụng lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long. 39

1.Phương hướng và mục tiêu phát triển của nhà máy 39

2.Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác tổ chức

quản lý lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long 40

 

Kết luận. 45

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Công tác quản lý lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18% Công nhân kỹ thuật 816 69,39% 821 69,22% 5 (-0,17%) Lao động phổ thông 150 12,84% 150 12,65% 0 (-0,19%) Qua kết cấu lao động theo trình độ của nhà máy ta thấy trong 10 lao động tăng thêm năm 2002 có tới 3 người có trình độ đại học chiếm 30% trong tổng số lao động tăng thêm và 2 người có trình độ trung cấp chiếm 20% trong tổng số lao động tăng thêm. Mặt khác, năm 2001 tỷ trọng công nhân kỹ thuật là cao nhất chiếm 69,39% trong tổng số lao động đến năm 2002 đã giảm xuống 69,22%, lao động phổ thông từ 12,84% trong tổng số lao động đã giảm xuống còn 12,65%. Điều này thể hiện một sự điều chỉnh hợp lý hoá cơ cấu lao động của nhà máy khi nhà máy đưa các dây truyền tự động sản xuất vào. Nhà máy thuốc lá Thăng long đang từng bước hoàn thiện hơn cơ cấu lao động để phù hợp với quy mô sản xuất, quy trình công nghệ và môi trường lao động của nhà máy để nhà máy có thể thực hiện những bước tiến xa hơn của mình. 2. Công tác tuyển chọn lao động tại nhà máy. Là một doanh nghiệp sản xuất đang tiến tới cơ khí hoá và tự động hoá nên công tác tuyển chọn lao động của nhà máy cũng ngày càng có nhiều quy định chặt chẽ hơn về trình độ, khả năng và sức khoẻ của người lao động . 2.1.Trình tự tuyển chọn lao động. Thành lập hội đồng tuyển chọn Thông báo trực tiếp với các cơ sở đào tạo Thu nhận hồ sơ Thông báo nội bộ Kiểm tra hồ sơ Tiến hành thi tuyển Kiểm tra sức khỏe Ra quyết định 2.2.Các bước tuyển chọn lao động. 2.2.1.Thành lập hội đồng tuyển chọn lao động. Cơ cấu của hội đồng tuyển chọn lao động gồm: *Một người đại diện cho ban giám đốc *Một cán bộ tổ chức của nhà máy *Một cán bộ chuyên môn của nhà máy *Một người đại diện cho đơn vị cần sử dụng lao động sau tuyển chọn. Các thành viên được tuyển chọn vào hội đồng tuyển chọn phải đảm bảo các yếu tố: khách quan, trung thực, không có mối quan hệ với các ứng viên để hạn chế mặt tiêu cực đồng thời thu được kết quả công việc là tốt nhất. 2.2.2.Thông báo nội bộ. Việc thông báo nội bộ nhằm mục đích: nhờ người ngay trong nhà máy giới thiệu và tuyển chọn ngay người trong nhà máy. Việc thông báo nội bộ có ưu điểm là giảm bớt chi phí thông báo của nhà máy qua các phương tiện thông tin đại chúng và lao động của nhà máy không tăng thêm. Bên cạnh đó là việc tạo ra sự thi đua rộng rãi giữa các nhân viên đang làm việc, kích thích họ làm việc tốt hơn. Nhân viên của nhà máy sẽ mau chóng thích nghi với điều kiện làm việc vì họ đã hiểu mục tiêu của nhà máy nên sẽ nhanh chóng tìm ra cách đạt mục tiêu đó. Hơn nữa nhân viên của nhà máy đã được thử thách về lòng trung thành, thái độ nghiêm túc trung thực, tinh thần trách nhiệm. 2.2.3.Thông báo trực tiếp với các cơ sở đào tạo. - Việc thông báo trực tiếp với các cơ sở đào tạo sẽ giúp cho công việc tuyển chọn lao động của nhà máy thuận lơị hơn, kết quả thu được sẽ tốt hơn. Do các cơ sở đào tạo sẽ giới thiệu người phù hợp, có chuyên môn đáp ứng với yêu cầu của nhà máy đưa ra và nhà máy cũng có thể quan sát trực tiếp khả năng lao động thực tế của người tuyển chọn trước khi nhận hồ sơ. 2.2.4.Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ. - Tất cả các hồ sơ xin việc đều phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại cẩn thận nhằm đem lại thuận tiện cho việc sử dụng sau này. - Mỗi ứng viên phải có một hồ sơ riêng gồm: Đơn xin việc Các văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp Sơ yếu lý lịch cá nhân - Do yêu cầu về kỹ thuật và môi trường lao động của nhà máy ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động nên yêu cầu các ứng viên phải đáp ứng đủ các điều kiện: Trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng tri thức, mức độ tinh thần, sức khỏe phải phù hợp với công việc đang tuyển chọn lao động. ứng viên phải có sự khéo léo chân tay hay trình độ lành nghề, là người có đạo đức, yêu công việc, nhiệt tình với công việc được giao. - Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ khi có các ứng viên không đảm bảo đủ các yêu cầu của công việc thì không phải làm tiếp các thủ tục khác trong tuyển dụng. 2.2.5.Tiến hành thi tuyển. - Đây là bước nhằm chọn ra ứng viên xuất sắc nhất. - Nhà máy tiến hành phỏng vấn trực tiếp các ứng viên về phương diện cá nhân như đặc điểm về tính cách, khí chất diện mạo, lòng yêu nghề ... - áp dụng hình thức kiểm tra sát hạch để đánh giá ứng viên về các kiến thức cơ bản, khả năng thực hành dưới dạng bài thi, bài tập thực hành. 2.2.6.Kiểm tra sức khoẻ. - Là khâu rất quan trọng, đặc biệt là đối với các lao động trực tiếp của nhà máy . Do vậy, những ứng viên có đủ các yếu tố: trình độ học vấn, thông minh, tư cách đạo đức... nhưng không có sức khỏe thì không tuyển dụng được. 2.2.7.Ra quyết định. - Trưởng phòng nhân sự viết đơn đề nghị sau đó chuyển lên giám đốc nhà máy ra quyết định tuyển dụng hay hợp đồng lao động . * Sau khi trở thành nhân viên của nhà máy , các nhân viên mới luôn được tạo một môi trường làm việc tốt giúp họ nhanh chóng làm quen với nhà máy , các chính sách, nội qui chung, điều kiện làm việc, thời gian, ngày nghỉ, chế độ khen thưởng, kỷ luật an toàn lao động. Trở thành nhân viên nhà máy thuốc lá Thăng long họ sẽ được làm việc trong một môi trường tuy khắc nghiệt nhưng ấm áp tình người bởi sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa các cán bộ công nhân viên và sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo nhà máy. 3. Bố trí và sử dụng lao động. Để đạt được vị trí đầu đàn của ngành thuốc lá Việt nam, vai trò của quản trị lao động trong nhà máy rất quan trọng. - Việc phân công lao động đòi hỏi phải theo đúng mục đích ban đầu của công tác tuyển chọn, đúng năng lực sở trường và nguyện vọng của người lao động . Bởi khi phân công đúng người đúng việc vừa có thể kích thích người lao động làm việc với trách nhiệm và tinh thần sáng tạo cao nhất vừa có thể thực hiện đúng với công việc đã đề ra. - Đảm bảo việc làm cho người lao động , nhà máy đã sử dụng một cách hợp lý , triệt để số lượng, chất lượng, thời gian và cường độ lao động của các lao động trong nhà máy. Điều này đã thể hiện rất rõ trong công việc phân bổ định mức lao động của nhà máy trong một ca sản xuất. 3.1. Phân xưởng sợi (cho một ca sản xuất). Bảng định mức lao động của phân xưởng sợi TT Tên công việc Bậc thợ Cộng 3/6 4/6 5/6 3/7 4/7 5/7 Kỹ sư (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) I Dây chuyền sản xuất chính A Bộ phận dây chuyền 1 Khâu phối chế 2 1 3 2 Máy hấp chân không 6 1 7 3 Máy cắt ngọn 20 1 21 4 Máy dịu lá 1 1 5 Máy dịu ngọn 1 1 6 Máy đánh lá 1 1 7 Máy gia liệu 1 1 8 1 1 9 Thùng chứa lá 1 1 10 Máy thái lá 1 1 2 11 Pha chế phẩm 2 2 12 Máy sấy sợi lá 1 1 13 Máy dịu cuộng 1 1 14 Máy chứa cuộng 1 1 15 Máy hấp cân cuộng 1 1 16 Máy thái cuộng 1 1 2 17 Máy trương nở sợi cuộng 1 1 18 Máy sấy sợi cuộng 1 1 19 Thùng chứa sợi cuộng 1 1 20 Nhà bụi 1 1 2 21 Máy phun hương 1 1 22 Thùng trữ sợi 1 1 23 Máy phun hương Menthol 1 1 24 Ra sợi 11 11 25 Kho trữ sợi (7) 2 2 B Bộ phận phục vụ 26 Sửa chữa phân xưởng 1 3 5 27 Kho cơ khí 1 1 28 Điện phân xưởng 6 1 3 10 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 29 Máy nén khí 1,5 1,5 30 Cân điện tử 1 1 31 Vệ sinh công nghiệp 4 4 II Các khâu khác 32 Máy xé điếu phế phẩm 3 1 4 33 Máy phân ly lsàng gam 4 1 5 34 Tổ tải 3 3 35 Bộ phận quản lý 1 2 5 8 Tổng cộng 59 19 66 6 5,5 3 4 110,5 Định mức lao động trên được xác định cho tất cả các công việc liên quan đến sản xuất sản phẩm của phân xưởng. Trong đó, bao gồm cả những công việc trước đây vẫn tính phát sinh như: - Khâu vá, can tải cho sản xuất. - San cuộng, san lá phục vụ cho sản xuất. - Chặt tách lá mốc, xử lý lá mốc... loại ra trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu đưa vào. Định mức lao động trên chưa tính công nghỉ chế độ và nghỉ luân phiên. Bộ phận quản lý tính cho một ngày không phụ thuộc vào số ca sản xuất. 3.2. Phân xưởng bao cứng (cho một ca sản xuất). Bảng định mức lao động phân xưởng bao cứng. TT (1) Tên công việc (2) Bậc thợ Cộng (9) 3/6 (3) 4/6 (4) 5/6 (5) 4/7 (6) 5/7 (7) Kỹ sư (8) I Khâu máy cuốn 1 Khâu đổ sợi 4 4 2 3 dây chuyền sx thuốc lá điếu đầu lọc: MK8-MX3- CASCADE(3 cuốn C1,C2,C3) 6 3 9 3 Máy cuốn DE couple (cuốn Pháp) 2 2 1 5 4 Máy cuốn MAK (STC) 1 3 1 5 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 5 Sửa chữa cho toàn bộ khâu cuốn 2,5 2,5 II Khâu may bao 6 2 máy đóng bao HLP + 2 máy dán tem WH2 + 1 máy đóng tút BOXER + 1 máy BK tút ME4 (dây bao tút T2) 3 8 2 15 7 1 máy đóng bao HLP + 2 máy dán tem WH2 + 1 máy đóng tút BOXER + 1 máy BK tút ME4 (dây bao tút T1) 2 5 1 8 8 Máy đóng bao POCKE 349 (bao Đức) 3 4 1 8 9 Sửa chữa cho toàn bộ khâu bao 3 3 III Khâu phục vụ 10 Bộ phận quản lý 7 11 Kho 2 12 Vận chuyển 3,5 13 Vệ sinh công nghiệp 2 14 Điều hoà, nén khí chân không 1 0,5 1,5 15 Sửa chữa phân xưởng 1,5 1,5 16 Điện 1 Tổng cộng 22 28 9 2,5 6 1,5 76 Định mức lao động trên được xác định cho tất cả các công việc liên quan đến sản xuất sản phẩm của phân xưởng. Bao gồm cả những công việc trước đây vẫn tính công phát sinh. Định mức lao động trên chưa tính công nghỉ chế độ và nghỉ luân phiên. Bộ phận quản lý tính cho một ngày với hai ca sản xuất. 3.3. Phân xưởng bao mềm (cho 1 ca sản xuất). Định mức lao động dưới đây được xác định cho tất cả các công việc liên quan đến sản xuất sản phẩm của phân xưởng. Bao gồm cả những công việc trước đây vẫn tính công phát sinh như: - Bù lượng định mức 500.000 bao /ngày - Công cho lái cầu thang - Căn chỉnh máy chuyển mác thuốc từ cỡ 70 mm đến 85mm và ngược lại. Định mức lao động dưới đây chưa tính công nghỉ chế độ và nghỉ luân phiên. Bộ phận quản lý tính cho một ngày không phụ thuộc vào số ca sản xuất. Định mức lao động phân xưởng bao mềm TT (1) Tên công việc (2) Bậc thợ Cộng (9) 3/6 (3) 4/6 (4) 5/6 (5) 4/7 (6) 5/7 (7) Kỹ sư (8) I Khâu cuốn không đầu lọc 1 Máy cuốn Trung quốc 4 4 4 1 13 II Máy cuốn điếu đâu lọc 2 Khâu đổ sợi 5,25 5,25 3 Máy cuốn ACII (3 máy) 3 3 6 12 4 Máy cuốn IJ (3 máy) 9 3 12 5 Máy cuốn MAK 8 (1 máy) 3 1 4 6 Sửa chữa cho khâu cuốn đầu lọc 3,5 3,5 II Khâu máy bao 7 Máy bao Đông Đức (1 máy) 6 3 2 1 12 8 Máy bao Tây Đức (3 máy) 12 15 6 3 36 III Khâu phục vụ 9 Vệ sinh công nghiệp 4 4 10 Vận chuyển 4,5 0,5 11 Kho cấp phát 3 1 12 Chân không, điều hoà 1 13 Sửa chữa phân xưởng 2,5 14 Điện phân xưởng 1,5 15 Bộ phận quản lý Tổng cộng 41,75 37,5 22 2 11 1,5 123,75 3.4. Phân xưởng Dunhill (cho 1 ca sản xuất). Định mức lao động phân xưởng Dunhill TT Tên công việc Bậc thợ Cộng 3/6 4/6 5/6 4/7 5/7 Kỹ sư I Khâu may 1 Máy cuốn điếu 1 2 1 1 2 Máy đóng bao 2 II Khâu phục vụ 3 Vệ sinh công nghiệp 1 4 Vận chuyển 2 5 Cấp phát 0,5 6 Điện 7 Chân không, điều hoà, nén khí 8 Máy xé điếu 9 Quản lý Tổng cộng 8,5 Định mức lao động tại phân xưởng Dunhill được xác định cho tất cả các công việc liên quan đến sản xuất sản phẩm của phân xưởng. Bao gồm cả những công việc trước đây vẫn tính công phát sinh hoặc bốc xếp đảm nhận như: - Vận chuyển sợi, vật tư cho sản xuất và phế phẩm về kho phế phẩm của nhà máy. - Căn chỉnh máy chuyển đổi mác thuốc. Định mức trên không tính cho: - Công vệ sinh mặt bằng khi có thông báo đột xuất (được tính riêng 6 công cho một lần). - Công vận chuyển nguyên liệu, vật tư Dunhill về nhập kho phân xưởng (do đội bốc xếp đảm nhận). Định mức lao động trên chưa tính công nghỉ chế độ và nghỉ luân phiên. Bộ phận quản lý tính cho một ngày không phụ thuộc vào số ca sản xuất. *Để đưa ra các định mức làm việc cho 1 ca sản xuất, cán bộ quản lý nhà máy đã phải sử dụng phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc để ngày càng hoàn thiện định mức lao động sản xuất tại các phân xưởng, đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển của nhà máy. * áp dụng phương pháp này tại nhà máy là hết sức phù hợp với điều kiện sản xuất và sự theo dõi của các nhà quản lý khi đo thời gian hao phí để thực hiện các thao tác diễn ra trong 1 ca làm việc của 1 nhóm công nhân. Nhằm thu được các số liệu phục vụ cho công tác xác định mức thời gian thực hiện các thao tác khác nhau để hoàn thành 1 công việc hay 1 sản phẩm của nhà máy nhằm đưa ra phương pháp lao động hoàn thiện hơn, tích cực hơn. * Trình tự tiến hành: - Chuẩn bị chụp ảnh - Tiến hành chụp ảnh ghi chép tỉ mỉ thời gian hoa phí để thực hiện từng thao tác trong 1 ca làm việc của nhóm công nhân. * Các ký hiệu được qui ước trong công việc: - Tck: thời gian chuẩn kết - là thời gian chuẩn bị làm việc và kết thúc làm việc. - Tgc: thời gian gia công - là thời gian tạo ra sản phẩm có thể chia ra : + Tc : thời gian gia công chính. +Tp : thời gian gia công phụ. - Tpv: thời gian phục vụ. + Tpvtc: thời gian phục vụ mang tính tổ chức, liên quan đến các hoạt động di chuyển. + Tpvkt: thời gian phục vụ mang tính kỹ thuật, nó gắn liền với máy móc. - Tn : thời gian nghỉ vì nhu cầu của con người. Thời gian định mức T= Tck+ Tgc+ Tpv+ Tn Tgc chiếm tỷ trọng lớn nhất , các thời gian khác có thể giảm nhằm tiết kiệm thời gian và tăng thời gian gia công chính. Ngoài ra còn có Tlp: thời gian lãng phí không có trong định mức - Tlptc: thời gian lãng phí do tổ chức. - Tlpcn: thời gian lãng phí do công nhân . - Tlpkt: thời gian lãng phí do kỹ thuật. * Kết quả khảo sát tại phân xưởng sợi như sau: TT Nội dung chụp ảnh Thời gian tức thời Thời gian hao phí Giờ Phút 1 Nhận ca 6 00 2 Nói chuyện 6 10 3 Làm việc 6 25 4 Mất điện 7 10 5 Làm việc 7 15 6 Chờ NVL 8 10 * Biểu tổng hợp thời gian hao phí trong ca. TT Các loại thời gian Ký hiệu Thời gian hao phí 1 Thời gian chuẩn kết TCK 20’ 2 Thời gian gia công chính TC 180’ 3 Thời gian gia công phụ TP 100’ 4 Thời gian mang tính tổ chức TPVTC 20’ 5 Thời gian mang tính kỹ thuật TPVKT 30’ 6 Thời gian nghỉ vì nhu cầu con người TN 20’ 7 Thời gian lãng phí do công nhân TLPCN 95’1 8 Thời gian lãng phí do tổ chức TLPTC 95’ Tổng cộng 480’ Ta xây dựng định mức thơi gian theo nguyên tắc bỏ thời gian lãng phí, đồng thời những thời gian nào trong định mức (trừ thời gian gia công) mà có thể giảm được thì giảm sau đó lấy thời gian giảm này cộng với thời gian lãng phí ta được tổng thời gian tiết kiệm. Ta phân bổ thời gian tiết kiệm này vào thời gian gia công theo tiêu thức nhất định, thông thường người ta phân bổ tỷ lệ giữa thời gian gia công chính và thời gian gia công phụ: Tlp= 15’+95’=110 Giả sử Tpvtc có thể giảm 10’ Suy ra thời gian ta có thể tiết kiệm được là 120’ Ta phân bổ tỷ lệ giữa thời gian gia công chính và thời gian gia công phụ như sau: Thời gian định mức TT Các loại thời gian Ký hiệu Thời gian hao phí 1 Thời gian chuẩn kết TCK 20’ 2 Thời gian gia công chính TC 180’ + 77’ = 257’ 3 Thời gian gia công phụ TP 100’ + 43’ = 143’ 4 Thời gian mang tính tổ chức TPVTC 20’ 5 Thời gian mang tính kỹ thuật TPVKT 30’ – 10’ = 20’ 6 Thời gian nghỉ vì nhu cầu con người TN 20’ Tổng cộng 480’ * Trong thời gian chụp ảnh sản xuất được 10 kg sợi là 480’ - Thời gian trung bình 1 ngày: 480’ – 120’ = 360’ - Thời gian sản xuất 1 kg sợi: 360’ / 10 = 36’ - Lượng sợi có thể sản xuất thêm: 120 / 36 = 3,3 kg - Mức sản phẩm = 10 kg Mức sản lượng là : 10 x 3,3 = 13,3 kg * Khi đánh giá định mức thời gian lao động nhà quản lý sử dụng: Tỷ trọng thời gian gia công (Hgc) Tca: Thời gian làm việc trong ca Hgc cũ tại PX sợi Hgc mới tại PX sợi Tỷ trọng thời gian có thể tiết kiệm (Hlđ) thời gian có thể tiết kiệm .100% Tca Tỷ lệ tăng suất lao động: (Hw) Hlđ .100% 100% - Hlđ * Thời gian lao động theo chế độ hiện nay của nhà máy: = 360 – ( lễ + tết + CN +T7 + nghỉ phép) Với phương pháp phân tích trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về yêu cầu đặc điểm của việc sử dụng lao động tại nhà máy, là cơ sở cho việc bố trí các lao động làm việc tại các phân xưởng một cách hợp lý với cơ cấu sản xuất của nhà máy hiện nay. 4.Kích thích vật chất, tinh thần đối với cán bộ công nhân viên tại nhà máy. 4.1.Về mặt vật chất. Nhà máy áp dụng hai hình thức trả lương : - Trả lương theo thời gian được áp dụng cho cán bộ công nhân viên khối quản lý. - Trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho những công nhân trực tiếp sản xuất. Mỗi một phân xưởng qui định đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm riêng phù hợp với điều kiện sản xuất của phân xưởng đó. 4.1.1.Hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên nhà máy. - Trả lương theo khối lượng công việc nghĩa là hàng tháng căn cứ vào khối lượng nguyên liệu xuất dùng trong kỳ để tính lương cho từng bộ phận và từng người lao động . - Tổng tiền lương bộ phận= Số lượng nguyên vật liệu xuất dùng x Đơn giá của từng bộ phận - Tiền lương của một công nhân trong bộ phận = Số ngày làm việc trong tháng x Tiền lương một ngày công bộ phận - Ngoài tiền lương sản phẩm ra thì công nhân còn được thêm tiền thưởng nếu làm vượt mức sản phẩm. Riêng với tổ trưởng các bộ phận thì ngoài tiền lương chính được cộng thêm một khoản trợ cấp gọi là :” lương trách nhiệm”. Đối với bộ phận quản lý ngoài tiền lương sản phẩm ra thì mỗi người còn được thêm 2% phụ cấp trên tổng số tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp . 4.1.2. Phương pháp tính lương. - Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng để trả lương cho cán bộ công nhân viên thuộc khối quản lý của nhà máy . Tiền lương CBCNV = Bậc lương x 210.000 x ngày công thực tế. Mức phụ cấp: Trưởng phòng = 0,4 x 210.000 x hệ số TN (3,5 - 4) Phó phòng = 0,3 x 210.000 x hệ số TN (3,5 -,4) Tổ trưởng = 0,1 x 210.000 x hệ số TN (3,5 -,4) - Hình thức trả lương theo sản phẩm nhà máy áp dụng để trả lương cho những công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương theo sản phẩm không hạn chế. - Cách tính lương theo sản phẩm: Tổng số tiền lương công nhân bộ phận i = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương 1 đơn vị sản phẩm. Tiền lương công nhân phân xưởng = Số ngày làm việc thực tế x Tiền lương một ngày công phân xưởng. Tiền lương một ngày công của phân xưởng Tổng tiền lương của phân xưởng Tổng số ngày công lao động của công nhân - Cách tính lương gián tiếp: Lương cấp bậc = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu (210.000) Lương tháng = Lương cấp bậc x Phụ cấp Lương ngày = Lương tháng / 26 Căn cứ vào thời gian và kết quả lao động của từng công nhân và đơn giá tiền lương ta tính ra lương tháng của từng công nhân. Đơn vị: Nhà máy thuốc lá Thăng long Bảng chấm công Bộ phận: Phân xưởng Dunhill - Tháng 9/2002 - STT Họ và tên CV Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Số công hưởng lương SP Số công hưởng lương thời gian Nghỉ hưởng 100% lương Nghỉ hưởng % lương SC hưởng BHXH 1 Nguyễn Văn Tuấn x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x 24 2 Nguyễn Thị Bích x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x 24 4 15 Nguyễn Văn Thìn x x x x x x 0 x x x x x 0 x x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x 24 4 Cộng Ký hiệu chấm công: Lương (x) Nghỉ (0) Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) * Tính lương cho công nhân phân xưởng Dunhill - Tổng số tiền lương phân xưởng Dunhill = Số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm = 23.000 x 350 = 8.050.000 - Lương cá nhân ở phân xưởng Dunhill Tiền lương công nhân phân xưởng = Số ngày làm việc thực tế x Tiền lương 1 ngày công của phân xưởng. - Tiền lương 1 ngày công của phân xưởng Dunhill Tổng tiền lương của phân xưởng Dunhill Tổng số ngày công lao động của các công nhân lao động trong phân xưởng Dunhill = 8.050.000 / 390 = 20.641đ - Ta có thể tính lương cho từng công nhân: Tiền lương của Nguyễn Văn Tuấn: 26 x 20.641 =536.666 đ Khi tính lương cho Nguyễn Văn Tuấn còn phải trích nộp 6% tổng số lương sản phẩm (5% BHXH, 1%BHYT) 5%BHXH: 5% x 536.666 = 26.833đ 1%BHYT: 1% x 536.666 = 5.366đ Tổng cộng Nguyễn Văn Tuấn phải trừ vào lương là: 26.833 + 5.366 = 32.199 đ Như vậy số tiền Nguyễn Văn Tuấn thực lĩnh là: 536.666 - 32.199 = 504.467 đ Tương tự ta có thể tính lương cho từng người trong xưởng Dunhill. Sau khi tính xong kế toán tiến hàng lập bảng thanh toán tiền lương. bảng thanh toán tiền lương tháng 9/2002 Số T T Họ và tên Bậc lương Lương SP Lương thời gian và nghỉ hưởng 100% lương Nghỉ việc hưởng 100% lương Phụ cấp thuộc quỹ lương Phụ cấp khác Thuế phải nộp Tổng số Tạm ứng kỳ trước Các khoản phải khấu trừ Cộng Được lĩnh kỳ này số tiền Ký Số SP ST SC ST SC ST SC ST ST Cộng BHXH 5% BHYT 1% 1 N. Văn Tuấn 536.666 536.666 200.000 26.833 5.366 32.196 302.467 2 N. Thị Bích 495.384 495.384 200.000 24.769 4.953 29.722 246.662 Cộng 8.050.000 8.050.000 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Phụ trách đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Dựa vào bảng chấm công ta tính lương thời gian cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. *Cách tính: - Căn cứ vào bậc lương, hệ số mức lương cơ bản, mức lương tối thiểu, hệ số phụ cấp. - Lương cấp bậc = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu (210.000) - Lương tháng = Lương cấp bậc + Phụ cấp - Lương ngày = Lương tháng /26 Cụ thể ta tính: Lương của Nguyễn Thị Mai: Hệ số 3,94 Phụ cấp trách nhiệm 3% Phụ cấp kinh nghiệm 5% Lương cấp bậc = 3,94 x 210.000 = 827.400 đ Phụ cấp trách nhiệm = 3% x 827.400 = 24.822 đ Phụ cấp kinh nghiệm = 5% x 827.400 = 41.370 đ Lương tháng của Nguyễn Thị Mai = 827.400 + 24.822 + 41.370 =893.592 đ Lương ngày của Nguyễn Thị Mai = 893.592 / 26 = 34.369 đ Trong tháng Nguyễn Thị Mai làm 28 ngày công. Tổng số lương: 28 x 34.369 = 962.329 đ Nguyễn Thị Mai phải nộp 6% trên tổng số lương trong đó (5% BHXH, 1%BHYT) 5%BHXH: 5% x 962.329 = 48.116 đ 1%BHYT: 1% x 962.329 = 9.623 đ Tổng cộng Nguyễn Thị Mai phải nộp là: 48.116 + 9.623 = 57.739 đ Số tiền Nguyễn Thị Mai được lĩnh là: 962.329 - 57.739 = 904.590 đ Tương tự ta có thể tính lương cho từng người trong khối quản lý. Sau khi tính xong kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương cho bộ phận quản lý. bảng thanh toán tiền lương tháng 9/2002 Số T T Họ và tên Bậc lương Lương ngày Lương thời gian và nghỉ hưởng 100% lương Nghỉ việc hưởng 100% lương Phụ cấp thuộc quỹ lương Phụ cấp khác Thuế phải nộp Tổng số Tạm ứng kỳ trước Các khoản phải khấu trừ Cộng Được lĩnh kỳ này số tiền Ký Số Ngày ST SC ST SC ST SC ST ST Cộng BHXH 5% BHYT 1% 1 N. thị Mai 3,94 28 827400 3% 5% 962329 48116 9623 57739 904590 2 N. văn Thìn 3,94 27 827400 3% 5% 872286 200.000 46398 9279 55677 672286 Cộng 9.080.000 9.080.000 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Phụ trách đơn vị (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 4.2. Về mặt tinh thần. - Nhà máy đã tạo những niềm vui trong công việc, môi trường làm việc thi đua giữa các phân xưởng, giữa các cán bộ công nhân viên trong từng phân xưởng qua việc đưa ra các định mức sản xuất, các phong trào thi đua sản xuất. Hàng tháng các phân xưởng tổ chức các cuộc giao lưu để tìm hiểu, học hỏi giữa các nhân viên, phát phần thưởng cho các cán bộ công nhân viên có những sáng kiến lớn. Năm 2001 có tới 2 sáng kiến lớn được thưởng 4.790.000đ, tập thể cán bộ công nhân phân xưởng bao cứng trong nhiều năm liền giữ vững tinh thần đoàn kết, duy trì tốt sản xuất ba ca liên tục, được thưởng tiết kiệm 33.350.000đ và thưởng sáng kiến 3.315.000đ. - Hàng năm, nhà máy tổ chức cho cán bộ đi nghỉ mát, điều dưỡng. Vào dịp lễ tết, Thăng Long đều trích thưởng để động viên cán bộ công nhân viên. Công tác phúc lợi và đóng góp quỹ từ thiện cũng được chú ý. Chỉ riêng năm 2002, nhà máy đã đóng góp vào quỹ từ thiện 527,6 triệu đồng. Ngoài ra, nhà máy còn nhận nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Để đảm bảo công bằng cho người lao động, nhà máy đã thực hiện đúng chế độ chính sách đối với người lao động trên cơ sở tổ chức học tập, phổ biến, vận dụng vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, có chế độ ưu đãi đối với những người có thành tích cao. - Nhà máy cũng xây dựng quy chế về điều chỉnh nhà ở cho cán bộ công nhân viên, phù hợp với năng lực công hiến của họ. Nhà máy còn thực hiện trợ cấp thường xuyên và cả trợ cấp đột xuất trong những trường hợp khó khăn. - Nhà máy còn thể hiện sự quan tâm của mình qua việc xây dựng nhà trẻ, trường mầm non giúp cho công nhân Thăng Long yên tâm sản xuất. - Quan tâm đến người lao động, trạm y tế Thăng Long được xây dựng đàng hoàng, đẹp, xanh, sạch. Hàng năm 100% cán bộ được khám sức khoẻ định kỳ. - Lãnh đạo nhà máy cùng với Công đoàn tổ chức cho anh chị em đi thăm quan nghỉ mát, đầu tư tiền để mua trang thiết bị, bảo hộ lao động chu tất khâu bảo hiểm lao động , thực hiện ăn giữa ca để tạo điều kiện cho anh chị em lao động tốt hơn... Nhà máy luôn duy trì hoạt động của các đội văn nghệ, tổ chức các cuộc thi đấu thể thao giúp cho cán bộ công nhân viên được sống trong bầu không khí thoải mái ấm áp tình người. 5. Vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ. Lao động là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25170.DOC
Tài liệu liên quan