Công ty hạch toán theo hình thức nhật ký chung với niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Chu kỳ kế toán của công ty là 1 tháng. Mỗi nghiệp vụ phát sinh trong ngày đều được kế toán của các phần hành cụ thể cập nhật ngay trong ngày đó trên phần mềm Bank2000 của công ty. Công ty ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc dự thu, dự chi; đúng như hướng dẫn tại Thông tư số 92/2000/TT-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ tài chính. Định kỳ cuối tháng kế toán kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết so với bảng cân đối phát sinh tổng hợp. Các số liệu được phần mềm Bank2000 tự động vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và kế toán của công ty tài chính dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với những doanh nghiệp ngoài ngành đã thực hiện như: Công ty Hoà Phát; Khu đô thị mới Nhơn Trạch- Đồng Nai.Trong năm 2004 công ty thực hiện việc tư vấn tài chính cho dự án nhà máy lọc dầu số 2 Nghi Sơn.
3.1.5 Hoạt động đầu tư cho các dự án:
Với nguyên tắc quan hệ hợp tác đầu tư của PVFC và khách hàng bình đẳng cùng có lợi và tuân thủ theo quy định của pháp luật, PVFC đã tạo được niềm tin, sự hợp tác của khách hàng trong hoạt động này.
Có các hình thức đầu tư sau:
-Đầu tư dự án: PVFC sẵn sàng cùng khách hàng đầu tư hợp tác các dự án với các hình thức phong phú: thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh… qua từng bước cụ thể của dự án: +Tìm kiếm cơ hội đầu tư
+Chuẩn bị đầu tư
+thực hiện đầu tư
+Quản lí vận hành khai thác dự án
Với nghiệp vụ này PVFC tham gia với tư cách là nhà tài trợ đồng thời là nhà đầu tư nên khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn tốt nhất về tài chính.
Trong năm 2003,2004 công ty đầu tư vào các dự án sau: kí kết hợp tácđầu tư dự án nhà máy sản xuất vỏ bình gas; Thực hiện đầu tư vào dự án tàu ESPO với tổng giá tị là: 23,7 tỷ đồng.
Thực hiện góp vốn mua cổ phần của công ty Sông Hồng gas có giá trị là: 600 triệu VNĐ. Đến ngày 31/12/2003 góp vốn mua cổ phần với các tổ chức tín dụng là 7,23 tỷ đồng trong đó mua trái phiếu của BID là 2,19 tỷ đồng, mua trái phiếu chính phủ là 5,04 tỷ đồng. Góp vốn mua cổ phần với các tổ chức kinh tế khác là 25,766 tỷ đồng trong đó đáng kể đến là mua cổ phần vào dự án tàu FPSO RUBY PRINCES với tổng giá trị lên đến 23,68 tỷ đồng, ngoài ra còn mua cổ phần của một số tổ chức kinh tế khác như: cổ phiếu PMS, cổ phiếu SAV cổ phiếu TMS, cổ phiếu của công ty cổ phàn dầu khí sông Hồng vẫn giữ nguyên là 600 triệu VNĐ. Đến năm 2004 cùng với chính sách cổ phần hoá các ngân hàng thương mại của nhà nước, công ty tài chính dầu khí cũng tăng khoản mua cổ phần của các tổ chức tín dụng lên đến 24,1 tỷ đồng tăng 3,3 lần so với năm ngoái trong đó trái phiếu chính phủ chiếm đến 16,45 tỷ đồng. Việc mua cổ phần của các tổ chức kinh tế khác năm 2004 là 22,1 tỷ đồng có giảm sút so với năm ngoái, ngoài các khoản mục đầu tư vào các tổ chức kinh tế so với năm ngoái công ty đã đầu tư thêm vào công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Việt Nam là 2,4 tỷ đồng và mua cổ phần của công ty xây dựng số 9 là 420,5 triệu VNĐ. Như vậy về quy mô đầu tư qua năm ngày càng tăng, một hình thức hoạt động đem lại một khoản lợi nhuận không phải là nhỏ so với công ty tài chính dầu khí trong tương lai.
-Đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính tiền tệ:
Bằng các hoạt động: Kinh doanh chứng khoán, kinh doanh các chứng từ có giá, mua bán cổphần, mua bán nợ PVFC đã trở thành một đối tác tin cậy,đầy tiềm năng phát triển đối với khách hàng.
+Kinh doanh chứng khoán đã trở thành một hoạt động ngày càng đem về nhiều lợi nhuận cho công ty. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, PVFC đã xác định được việc cần thiết và cơ hội tham gia vào thị trường chứng khoán: PVFC trực tiếp tham gia vào kinh doanh chứng khoán với tư các là nhà đầu tư; PVFC cũng cung cấp các dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho khách hàng với các dịch vụ sau:
*Dịch vụ môi giới chứng khoán
*Dịch vụ lưu kí chứng khoán
*Dịch vụ cho vay ứng trước và cầm cố chứng khoán
*Đại lí phân phối chứng khoán
*Đại lí phát hành chứng khoán
*Bảo lãnh phát hành chứng khoán
*Mua bán, chiết khấu chứng từ có giá
*Dịch vụ quản lí cổ đông…
+ Kinh doanh các chứng từ có giá:
PVFC thực hiện giao dịch các chứng từ có giá trên thị trường:
*Công trái, trái phiếu chính phủ
*Trái phiếu các ngân hàng thương mại
*Trái phiếu, tín phiếu doanh nghiệp
*Các chứng từ có giá được phép khác
+Mua bán nợ: PVFC thực hiện mua bán, môi giới các khoản nợ tín dụng và các khoản nợ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lành mạnh hoá tài chính khách hàng.
Tính đến ngay 31/12/2004 công ty đã đầu tư vào chứng khoán của 11 ngân hàng và công ty bao gồm cả chứng khoán ngắn hạn, trung và dài hạn.
Năm 2003 giá trị đầu tư vào chứng khoán của công ty là 81,68 tỷ đồng trong đó đầu tư vào tín phiếu ngân hàng nhà nước và chứng khoán chính phủ là 3 tỷ dồng, đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn là 42 tỷ đồng gồm Ngân hàng phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long –SGD Tp.HCM, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn –CN 50 Bến Chương Dương, ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội …đầu tư chứng khoán trung và dài hạn chiếm 36,67 tỷ đồng gồm trái phiếu của công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chứng từ có giá đem đi vay chiết khấu và một số chứng từ có giá khác. đến năm 2004 giá trị đầu tư vào chứng khoán lên đến 210,57 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2004 việc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn không phát triển mà chỉ chú trọng đến đầu tư vào chứng khoán trung và dài hạn có tổng giá trị là 207,57 tỷ đồng chiêm 98,57% giá trị đầu tư vào chứng khoán, điều này cho thấy sự dịch chuyển trong cơ cấu đầu tư, chú trọng đến đầu tư trung và dài hạn trong công ty tài chính dầu khí. Những hoạt động này đã làm đa dạng hoà hình thức đầu tư của công ty tài chính dầu khí, đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Năm 2004 thu từ kinh doanh trên thị trường tiền tệ là 22,52 tỷ dồng gấp 2,6 lần so với năm 2003.
3.1.6. Dịch vụ tài chính cá nhân:
Với phương châm an toàn bảo mật và thuận tiện dịch vụ tài chính cá nhân ngày càng phát triển. Tuy chỉ mới hoạt động được một thời gian không phải là dài so với các ngân hàng thương mại nhưng dịch vụ tài chính cá nhân đã không ngừng phát triển và cải tiến, đã và đang thực hiện các nghiệp vụ như:
+Huy động vốn cá nhân: Nhận tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên bằng ngoại tệ; Nhận tiền gửi tích luỹ có kì hạn.
+Nhận uỷ thác quản lí vốn cá nhân có các hình thức: Nhận uỷ thác quản lí vốn (kì hạn dưới 12 tháng); Nhận uỷ thác đầu tư. Giúp khách hàng đảm bảo an toàn, bảo mật và sinh lời cao. Hình thức nhận uỷ thác thì đa dạng, linh hoạt đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
+Cho vay cá nhân: Cho vay cán bộ nhân viên ngành dầu khí và cá nhân khác nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Dịch vụ cho vay cá nhân của PVFC có các hình thúc sau:
*Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương
*Cho vay thế chấp bằng tài sản
*cho vay cầm cố chứng từ có giá: Gồm chứng từ có giá do PVFC phát hành và chứng từ có giá do tổ chức tín dụng phát hành
*Cho vay mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đảm bảo bằng số cỏ phiếu hình thành từ vốn vay.
Hoạt động này đã đáp ứng nhu cầu nhanh nhất của khách hàng, hình thức vay đa dạng phù hợp với khả năng của khách hàng, lãi suất vay cạnh tranh linh hoạt.
+Dịch vụ thu đổi ngoại tệ: Nhận đổi ngoại tệ ra VNĐ với phương thức nhanh gon, tỷ giá hợp lí.
+Chi trả kiều hối: nhận chuyển tiền gửi của thân nhân khách hàng thông qua dịch vụ chi trả kiều hối Western Union.
+Dịch vụ thu hộ chi hộ khách hàng: Gồm các phương thức sau:
*Dịch vụ thu tiền bán nhà.
*Thu tiền kí quỹ
*Dịch vụ thu, chi hộ khác…
+Kinh doanh vàng bạc: Chuyên cung cấp các sản phẩm trang sức bằng vàng, bạc, đá quý với sự phong phú đa dạng; đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về sản phẩm vàng miếng trong thanh toán mua bán nhà đất, dự trữ và thanh toán khác.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối được cấp giấy phép hoạt động vào ngay 6 tháng 3 năm 2003 của ngân hàng nhà nước Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 03/GP-NHNN. Năm đầu hoạt động công ty đã bị thua lỗ 111,7 triệu VNĐ nhưng đến năm 2004 hoạt động kinh doanh ngoại hối đã đưa lại cho công ty khoản thu nhập là 145,9 triệu đồng, đây là một hoạt động trong tương lai sẽ rất phát triển bởi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO thêm vào đó nên kinh tế ngày càng toàn cầu hoá hoạt động kinh doanh ngoại hối có một tiềm năng rất lớn.
3.2 Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2002 - 2004:
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, mặc dù nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt nam vẫn có những bước tiến vững chắc. Tốc độ tăng trưởng thường xuyên đạt mức trên 7%. Đóng góp không nhỏ vào thành quả của nền kinh tế Việt nam phải kể đến vai trò của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong đó có công ty tài chính Dầu khí Việt nam.
Để có thể thấy rõ vai trò đó chúng ta có thể phân tích báo cáo tài chính của công ty năm 2003 – 2004:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
đvt: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
I.
Thu từ lãi
114540.251
185300.757
II.
Chi trả lãi
95088.202
164951.525
III.
Thu nhập ròng
19452.049
20349.232
VI.
Thu ngoài lãi
19340.993
29498.482
V.
Chi phí ngoài lãi
32859.167
41546.998
VI.
Thu nhập ngoài lãi
(13518.174)
(12048.516)
VII.
Thu nhập trước thuế
5933.875
8300.716
VIII.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
1661.485
2324.201
IX.
Thu nhập sau thuế
4272.39
5976.515
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy rằng thu nhập trước thuế năm 2004 tăng 2366.841 triệu VNĐ tức là tăng 39.89% so với năm 2003. Chứng tỏ rằng công ty đã hoạt động rất hiệu quả cụ thể khoản thu từ lãi tăng mạnh nhất đạt 70760.505 triệu VNĐ tức là tăng 61.78% trong khi đó các khoản chi trả lãi và chi phí ngoài lãi cũng tăng nhưng không nhiều. Điều đó dẫn đến thu nhập trước thuế của công ty tăng cao. Cụ thể hơn nữa trong năm tài chính 2004 khoản lỗ từ kinh doanh ngoại hối là không có, cùng với việc khoản chi về hoạt động khác giảm mạnh đến 89.6% điều này tác động rất lớn đến khoản chi phí ngoài lãi của công ty và đồng thời đến lợi nhuận trước thuế.
Bảng cân đối kế toán năm 2004
đvt: triệu VNĐ
TàI sản
Năm 2003
Năm 2004
I.
Tiền mặt tại quỹ
204.559
877.053
1.
Tiền gửi tại NHNN
3527.974
2814.593
2.
Tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nước
900516.857
1541455.291
3.
Cho vay các TCTD khác
1020622.952
1433427.415
4.
Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước
152744.243
430125.928
5.
Các khoản đầu tư
114418.124
256783.949
II.
Tài sản
6144.909
5806.369
III.
Tài sản Có khác
697351.119
535734.743
Tổng tàI sản
2895530.738
4207025.343
Nguồn vốn
1.
Tiền gửi của KBNN và TCTD khác
104667.96
416472.55
2.
Vay NHNN, TCTD khác
664770.427
1093913.877
3.
Tiền gửi của TCKT, cá nhân
139036.449
129512.571
4.
Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư
903899.599
1353393.317
5.
Phát hành giấy tờ có giá
301510
301510
6.
Tài sản Nợ khác
768723.488
592966.876
7.
Vốn và các quỹ
112992.814
319247.152
8.
Tổng cộng nguồn vốn
2895530.738
4207025.343
Để thấy rõ chất lượng của công tác tài chính ở công ty tài chính Dầu khí Việt nam chúng ta xem xét một vài chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả, nợ phải thu và các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty.
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả của công ty là 99.4% năm 2003 và 96.2% năm 2004. Thông thường tỷ lệ này bằng 100% là hợp lý với PVFC tỷ lệ này chứng tỏ rằng số vốn của doanh nghiệp đi chiếm dụng từ các khoản phải trả lớn hơn số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng bởi các khoản phải thu. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Công ty đã không khắc phục điều này trong năm tài chính 2004 mà để cho tỷ lệ này giảm xuống 3.2% so với năm tài chính 2003.
Chúng ta có thể áp dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT để tìm mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu.
Tỷ suất sinh lời của tài sản là 0.06% năm 2003 và năm 2004. Điều này cho ta thấy nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của công ty là do trong năm 2004 khoản thu từ lãi của công ty tăng mạnh đồng thời với đó là công ty đã tiết kiệm được chi phí ngoài lãi. Do đó lợi nhuận của công ty tăng lên cao.
3.3 Xu hướng phát triển của công ty đến năm 2010:
Vẫn tiếp tục phấn đấu là một công ty tài chính trực thuộc của tổng công ty dầu khí Việt Nam, PVFC phấn đấu thu xếp vốn cho cho đầu tư phát triển của tổng công ty từ đây đến năm 2010: trong các năm từ nay đến năm 2010 tổng công ty dầu khí Việt Nam cónhu cầu vốn đầu tư hơn 20 tỷ đo la mỹ trong đó phần vốn góp của công ty là 10 tỷ đô la mỹ, nhu cầu vốn là rất lớn vì vậy đòi hỏi PVFC phải nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn.
Trong giai đoạn 2006-2010 PVFC đặt trọng tâm vào cho vay vốn trung và dài hạn cho các dự án của tổng công ty và các dự án ngoài ngành khác. Dư nợ cho vay năm 2006 chỉ tiêu kế hoạch là 4800 tỷ VNĐ, Năm 2007 dư nợ cho vay là 5600 tỷ VNĐ, năm 2008 là 6500 tỷ VNĐ, năm 2009 là 7200 tỷ VNĐ và đến năm 2010 dư nợ cho vay sẽ là 8300 tỷ VNĐ gấp 2,075 lần so với dư nợ cho vay của năm 2005.
Về hoạt động huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của tổng công ty và các doanh nghiệp ngoài ngành khác PVFC phấn đấu mở rộng qui mô huy động vốn cho vay, chỉ tiêu đến năm 2006 số lượng vốn huy động được sẽ là 9200 tỷ VNĐ, năm 2007 lượng vốn huy động là 11500 tỷ VNĐ, năm 2008 cố gắng huy động được nguồn vốn là 14000 tỷ VNĐ, năm 2009 ssố vốn huy động được là 16200 tỷ VNĐ và năm 2010 huy động vốn lên đến 19500 tỷ VNĐ tăng 2,4 lần so với số vốn huy động được của năm 2005.
Tổng tài sản trong giai đoạn này sẽ tăng từ 8300 tỷ VNĐ của năm 2005 lên 28300 tỷ VNĐ của năm 2010 trong đó qua các năm: năm 2006 tổng tài sản của công ty tăng lên 9500 tỷ VNĐ, năm 2007 là 1200 tỷ VNĐ, 14500 tỷ VNĐ là con số tổng tài sản của năm 2008, năm 2009 là 16700 tỷ VNĐ. Số vốn huy động được đến năm 2010 sẽ tăng 3,4 lần so với tổng tài sản của năm 2005.
PVFC phấn đấu đến năm 2010 doanh thu của công ty sẽ là 1100 tỷ VNĐ trong đó doanh thu của năm 2006 đạt 430 tỷ VNĐ, của năm 2007 là 550 tỷ VNĐ, năm 2008 là 720 tỷ VNĐ, năm 2009 là 880 tỷ VNĐ. Doanh thu đến năm 2010 sẽ tăng 31,4 lần so với năm 2005, một sự tăng trưởng rất lơn của công ty.
Lợi nhuận năm 2010, chỉ tiêu đạt được là 150 tỷ VNĐ. Năm 2006 lợi nhuận thu về là 32 tỷ VNđ, năm 2007 là 62 tỷ VNĐ, năm 2008 là 80 tỷ VNĐ, năm 2009 là 98 tỷ VNĐ. Như vậy lợi nhuận của công ty tăng 6,2 lần so với lợi nhuận năm 2005 thu được.
3.4 Định hướng đến năm 2025:
Xác định phải nhanh chóng xây dựng PetroVietnam trở thành một tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí quan trọng, hoàn chỉnh, hoạt động trong và ngoài nước. Tổng số vốn đầu tư phát triển công nghiệp Dầu khí từ nay đến năm 2025 dự kiến 41 tỷ USD trong đó giai đoạn 2005-2015 là 20 tỷ USD và giai đoạn 2015-2025 là 21 tỷ USD. Duy trì tỷ lệ Nợ trên Vốn Chủ sở hữu ở mức 50-70% từ năm 2005-2015 và 40-50% từ năm 2015-2025.
Phần ii: đặc đIểm công tác kế toán của công ty:
I. đặc điểm phòng kế toán của công ty:
Phòng kế toán của PVFC có 15 người được chia làm 3 bộ phận theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
KT quản trị
KT nội bộ
KT khách hàng
TG, TV
KT phân tích
Thanh toán
TSCĐ, CCLĐ
Tổng hợp
Tín dụng
Tổng hợp
Đầu tư
VPGD, CN
Công ty hạch toán theo hình thức nhật ký chung với niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. Chu kỳ kế toán của công ty là 1 tháng. Mỗi nghiệp vụ phát sinh trong ngày đều được kế toán của các phần hành cụ thể cập nhật ngay trong ngày đó trên phần mềm Bank2000 của công ty. Công ty ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc dự thu, dự chi; đúng như hướng dẫn tại Thông tư số 92/2000/TT-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2000 của Bộ tài chính. Định kỳ cuối tháng kế toán kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết so với bảng cân đối phát sinh tổng hợp. Các số liệu được phần mềm Bank2000 tự động vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính
II. Quy trình hạch toán các phần hành kế toán cụ thể, tài khoản sử dụng và biểu mẫu chứng từ kế toán:
2.1 Quy trình kế toán các nghiệp vụ huy động vốn:
Lưu đồ quy trình:
Phụ lục II
Tài khoản sử dụng:
Nhóm TK loại 4:
Tk802: trả lãi tiền vay
Tk809: chi phí khác
Tk4711: mua bán ngoại tệ kinh doanh
Tk4712: thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh.
Điều khoản thi hành:
Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2005 phù hợp với quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004 của Thống đốc NHNN về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán cho của TCTD. Trong quá trình thực hiện có thể chỉnh sửa cho phù hợp với quy định của NHNN, mọi chỉnh sửa phải được kế toán trưởng công ty ban hành mới có hiệu lực.
2.1.1 Kế toán vay các TCTD theo hạn mức hoặc theo món:
Kế toán nghiệp vụ:
Trong ngày khi nghiệp vụ phát sinh kế toán định khoản và phản ánh vào phần mềm Bank2000. Đồng thời theo dõi và hạch toán dự trả các khoản vay cũng như việc trả gốc và lãi khi đến hạn hợp đồng. Và phải lưu trữ hợp đồng, khế ước, phiếu tính lãi.
Biểu mẫu chứng từ kế toán:
Bao gồm: Bảng kê tính lãi; Phiếu chi; Phiếu hạch toán.
Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày khi có phát sinh nghiệp vụ vay (trả gốc, lãi) các TCTD, kế toán cần kiểm tra các thông tin về số dư nợ vay, lãi suất nhập của hợp đồng mới, ngày giá trị, ngày tất toán hợp đồng, kiểm tra sự khớp đúng giữa số kế toán và hồ sơ(từng khách hàng) trên phần mềm. Phát hiện sai sót, thông báo cho phòng nghiệp vụ bằng văn bản và xử lý ngay trong ngày phát sinh giao dịch.
Định kỳ cuối tháng, kế toán kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết so với bảng cân đối số phát sinh tổng hợp về: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Sau khi đối chiếu nếu phát hiện sai sót, xác định nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời cho khớp.
Lưu hồ sơ:
Nếu vay theo hạn mức:
Bộ chứng từ tiền vay là bản gốc giấy rút vốn và các giấy tờ liên quan.
Bộ hồ sơ lưu theo khách hàng gồm: bản gốc hợp đồng hạn mức, bản sao giấy rút vốn. Định kỳ cuối năm, đóng thành tập riêng theo từng khách hàng.
Nếu là vay theo món:
Bộ chứng từ vay là bản gốc giấy rút vốn và các giấy tờ liên quan.
Bộ hồ sơ lưu theo khách hàng gồm: bản gốc hợp đồng theo món, bản sao giấy rút vốn. Khi tất toán hợp đồng, đóng vào chứng từ chuyển trả gốc cho khách hàng.
2.1.2 Kế toán vay các TCTD ứng bằng tiền tệ khác:
Kế toán nghiệp vụ:
Hàng ngày thực hiện công việc giống như kế toán vay các TCTD theo hạn mức hoặc theo món.
Biểu mẫu chứng từ kế toán:
Bao gồm: Bảng kê tính lãi; Phiếu chi; Phiếu hạch toán.
Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày khi có phát sinh nghiệp vụ vay(gửi), trả(thu) gốc và lãi kế toán cần kiểm tra các thông tin về số dư nhận vay(gửi), trả(thu) gốc và lãi về: lãi suất nhập của hợp đồng mới, ngày giá trị, ngày tất toán hợp đồng giữa số kế toán và hồ sơ(từng khách hàng) trên phần mềm. Phát hiện sai sót, thông báo cho phòng nghiệp vụ bằng văn bản và xử lý ngay trong ngày phát sinh giao dịch.
Định kỳ cuối tháng, kế toán kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết so với bảng cân đối số phát sinh tổng hợp về: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Sau khi đối chiếu nếu phát hiện sai sót, xác định nguyên nhân và điêù chỉnh kịp thời cho khớp.
Lưu hồ sơ:
Đối với tiền vay:
Bộ chứng từ tiền vay là bản gốc giấy rút vốn và các giấy tờ liên quan.
Bộ hồ sơ lưu theo khách hàng gồm: bản gốc hợp đồng hạn mức, bản sao giấy rút vốn. Định kỳ cuối năm, đóng thành tập riêng theo từng khách hàng.
Đối với tiền gửi:
Bộ chứng từ vay là bản gốc giấy rút vốn và các giấy tờ liên quan.
Bộ hồ sơ lưu theo khách hàng gồm: bản gốc hợp đồng theo món, bản sao giấy rút vốn. Khi tất toán hợp đồng, đóng vào chứng từ chuyển trả gốc cho khách hàng.
2.1.3 Kế toán nhận uỷ thác quản lý vốn của tổ chức
Kế toán nghiệp vụ:
Quy trình kế toán nghiệp vụ này chỉ áp dụng cho trường hợp UTQLV không chỉ định mục đích hoặc có chỉ định mục đích nhưng PVFC vẫn đứng tên trong các phương án kinh doanh mà PVFC thay mặt khách hàng đầu tư vốn, trường hợp UTQLV chỉ định mục đích và PVFC không đứng tên trong các phương án kinh doanh đó thì PVFC chỉ hạch toán doanh thu khi nhận phí uỷ thác.
Ghi chép, phản ánh chính, đầy đủ, kịp thời việc tiếp nhận các khoản UTQLV, việc trả gốc, trả lãi theo từng đối tượng nhận UTQLV, từng món nhận UTQLV.
Kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số tiền gốc, lãi phải trả và chuyển trả cho khách hàng đảm bảo chính xác kịp thời.
Quản lý hồ sơ UTQLV của khách hàng một cách chặt chẽ, lưu trữ khoa học dễ tìm.
Biểu mẫu chứng từ kế toán:
Chỉ gồm có: Bảng kê tính lãi
Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày khi có phát sinh nghiệp vụ nhận uỷ thác kế toán cần kiểm tra các thông tin về số tiền uỷ thác, lãi suất nhập của hợp đồng uỷ thác mới, ngày giá trị, ngày tất toán hợp đồng, kiểm tra sự khớp đúng kế toán và hồ sơ(từng khách hàng) trên phần mềm. Phát hiện sai sót, thông báo cho phòng nghiệp vụ bằng văn bản và xử lý ngay trong ngày phát sinh giao dịch.
Định kỳ cuối tháng, kế toán kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết so với bảng cân đối số phát sinh tổng hợp về: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Sau khi đối chiếu nếu phát hiện sai sót, xác định nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời cho khớp.
Lưu hồ sơ:
Nếu nhận uỷ thác theo hạn mức: Hợp đồng uỷ thác hạn mức được lưu vào một file riêng (từng khách hàng) nhằm theo dõi trong suốt thời gian rút vốn của hợp đồng. Mỗi lần PVFC nhận vốn, bộ chứng từ kế toán là thông báo của phòng nghiệp vụ, giấy báo Có của ngân hàng, phiếu thu. Khi kết thúc hợp đồng, sẽ đóng hợp đồng (bản gốc) cùng chứng từ trả tiền cho lần trả gốc cuối cùng.
Nếu là hợp đồng uỷ thác từng lần thì cũng lưu hợp đồng vào file riêng theo từng khách hàng và sẽ đóng hợp đồng vào chứng từ trả gốc khi kết thúc hợp đồng.
2.1.4 Kế toán nhận uỷ thác đầu tư và góp vốn đầu tư:
Kế toán nghiệp vụ:
Quy trình kế toán nghiệp vụ này chỉ áp dụng cho trường hợp UTĐT không chỉ định mục đích hoặc có chỉ định mục đích nhưng PVFC vẫn đứng tên trong các phương án kinh doanh mà PVFC thay mặt khách hàng đầu tư vốn, trường hợp UTĐT chỉ định mục đích và PVFC không đứng tên trong các phương án kinh doanh đó thì PVFC chỉ hạch toán doanh thu khi nhận phí uỷ thác.
Ghi chép phản ánh chính xác các nghiệp vụ phát sinh.
Kiểm tra đối chiếu khớp đúng số tiền gốc, lãi phải trả và chuyển trả cho khách hàng đảm bảo chính xác, kịp thời.
Quản lý hồ sơ UTĐT của khách hàng một cách chặt chẽ, lưu trữ khoa học.
Quản lý hồ sơ đầu tư vào các dự án, theo dõi tình hình thực hiện dự án, tình hình phân phối lãi, thu lãi của PVFC.
Biểu mẫu chứng từ kế toán:
Bao gồm: Bảng kê tính lãi (thông báo chia lãi của các chủ đầu tư)
Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày khi có phát sinh nghiệp vụ nhận UTĐT kế toán cần kiểm tra các thông tin về số tiền uỷ thác, lãi suất nhập của hợp đồng uỷ thác mới, ngày giá trị, ngày tất toán hợp đồng, kiểm tra sự khớp đúng kế toán và hồ sơ(từng khách hàng) trên phần mềm. Phát hiện sai sót, thông báo cho phòng nghiệp vụ bằng văn bản và xử lý ngay trong ngày phát sinh giao dịch.
Định kỳ cuối tháng, kế toán kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết so với bảng cân đối số phát sinh tổng hợp về: số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Sau khi đối chiếu nếu phát hiện sai sót, xác định nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời cho khớp.
e. Lưu hồ sơ:
Hợp đồng UTĐT được lưu vào một file riêng nhằm theo dõi trong suốt thời gian đầu tư của khách hàng. Mỗi lần PVFC nhận vốn, bộ chứng từ kế toán là thông báo của phòng nghiệp vụ, giấy báo Có ngân hàng, phiếu thu. Khi kết thúc hợp đồng, sẽ đóng hợp đồng cùng chứng từ trả tiền cho lần tất toán gốc của hợp đồng.
2.1.5 Kế toán nhận uỷ thác quản lý vốn cá nhân, ký quỹ và nhận tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân:
Kế toán nghiệp vụ:
Đối với phòng giao dịch:
Cập nhật hồ sơ chính xác, hoạch toán kịp thời các nghiệp vụ phát sinh tại phòng giao dịch, theo dõi các khoản huy động, tính lãi chính xác, lưu trư chứng từ và hồ sơ khoa học.
Cuối ngày kiểm tra tính chất số dư các tài khoản, sự hợp lý của số dư tài khoản chi tiết, sự khớp đúng giữa tài khoản chi tiết với hồ sơ, khoá sổ và truyền số liệu đồng thời fax liệt kê giao dịch của ngày về công ty hoặc chi nhánh.
Không được phép bổ sung sửa sổ sau khi đã truyền số liệu. Nếu phát hiện sai sót sau khi đã truyền số liệu thì phải hoạch toán vào ngày làm việc tiếp sau.
Hàng tháng phòng giao dịch gửi bảng cân đối phát sinh tại phòng giao dịch lên phòng nghiệp vụ, phòng kế toán và lưu trữ tại phòng giao dịch.
Đối với kế toán công ty hoặc chi nhánh:
Hàng ngày kiểm soát số liệu của các phòng giao dịch truyền về công ty đảm bảo:
Tổng phát sinh trong ngày tại các phòng giao dịch bằng tổng phát sinh trong ngày của phòng giao dịch đó trong phần mềm của công ty(hoặc chi nhánh).
Tính hợp lý của các số dư tài khoản tại các phòng giao dịch, tính phù hợp giữa số liệu kế toán với số liệu trên hồ sơ.
Tính chính xác của việc tính lãi(bằng phương pháp kiểm tra mẫu ngẫu nhiên)
Sự khớp đúng giữa các khoản điêù chuyển vốn nội bộ, thu chi hộ giữa phòng giao dịch với các đơn vị khác trong công ty.
Hạch toán các nghiệp vụ liên quan: thu hộ chi hộ giữa các phòng giao dịch với các công ty hoặc chi nhánh .
Lưu báo cáo của các phòng giao dịch gửi lên hàng ngày.
Hướng dẫn các phòng giao dịch xử lý các sai sót, hạch toán các nghiệp vụ mới phát sinh.
Biểu mẫu chứng từ kế toán:
Bao gồm: Giấy đề nghị tiếp quỹ; Giấy đề nghị tiếp quỹ bổ sung; Giấy nộp tiền; Giấy đề nghị UTQLV; Giấy gửi tiền; Giấy đề nghị rút tiền; Phiếu tính lãi.
Đối chiếu kiểm tra:
Hàng ngày khi có phát sinh nghiệp vụ nhận tiền (hoặc hoàn trả gốc, lãi) kế toán phòng giao dịch cần kiểm tra các thông tin về số tiền gốc, lãi suất, ngày giá trị, ngày tất toán hợp đồng, kiểm tra sự khớp đúng kế toán và hồ sơ(từng khách hàng) trên phần mềm.
Trưởng phòng giao dịch kiểm tra lại tất cả các bút toán hạch toán kế toán t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 419.doc