Sau khi chuyển sang trực thuộc tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, công ty bổ sung thêm một số nhiệm vụ
+Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, giao thông đô thị( cấp thoát nước chiếu sáng).
+ Đào đắp đất đá, nề mộc, bê tông, sắt thép trong xây dựng, lắp đặt trang thiết bị nội thất, ngoại thất công trình.
+ Xây dựng mới cảI tạo sữa chữa nâng cấp các công trình dân dụng: Nhà ở, trường học các công trình phục vụ nông nghiệp và giao thông nông thôn.
+ Kinh doanh nhà, mua nhà cũ cảI tạo để bán, kinh doanh vật liệu xây dựng.
+ Tổ chức dịch vụ tư vấn nhà đất, môi giới nhà đất.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cũng như tổ chức công tác kế toán tại công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Lời mở đầu
Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Mục đích lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động kinh doanh và nó cũng là nguồn động lực của kinh doanh. Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn và điều quan trọng là phải chiếm được khách hàng. Công ty kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội là một DNNN, trực thuộc tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội khi mới thành lập, công ty có chức năng.
- Kinh doanh nhà
- Xây dựng nhà ở các công trình công cộng
- Sản xuất gạch ngói
Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với bản chất là cạnh tranh gay gắt nhằm mang lại lợi nhuận ngày càng cao, các doanh nghiệp phải tự bươn chải để tìm ra những hướng đi mang tính chiến lược phù hợp với sự phát triển của đất nước, công ty kinh doanh và phát triểnt nhà Hà Nội đang ngày càng khẳng đinh được vị thế chỗ đứng của mình trên thị trường.
Bài viết xin được trình bày một vài nét sơ lược về: đặc điểm kinh tế kỹ thuật cũng như tổ chức công tác kế toán tại công ty KDPTN Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo, phòng tài chính - kế toán công ty KDPT nhà Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
B phần nội dung .
1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty KDPT nhà Hà Nội
*Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội được thành lập theo quyết định số 1389/QD -UB ngày o3/04/1993 cuả UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở sát nhập của 3 công ty:
- Công ty xây dựng thanh Trì
- Công ty gạch Thanh Trì
- Công ty kinh doanh phát triển nhà Thanh trì
Công ty được UBND thành phố, trọng tài kinh tế cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 108004 ngày 26 tháng 04 năm 1993.
Trụ sở chính của công ty đặt tại Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. Công ty KDPT nhà Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập có nhiệm vụ:
- Kinh doanh nhà, mua nhà cũ, cải tạo nâng cấp để bán
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất
- Tổng thầu xây dựng của công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng, thuỷ lợi giao thông nông thôn, các công trình phục vụ cho nông nghiệp.
- Tổ chức dịch vụ tư vấn môi giới nhà đất
* Các giai đoạn để phát triển công ty
- Giai đoạn 1(Từ 1993 - 1996)
Thời gian này công ty đang tự định hướng trên cơ sở tìm hiểu và nắm bắt thị trường, giai đoạn này được khái quát như sau:
+ Vốn ban đầu: 673.000.000 VND
+Trong đó vốn cố định là 647.000.000 VND
Vốn lưu động 26.000.000 VND
+ Về quản lý tài chính: Khâu quản lý tài chính còn bị buông lỏng, việc theo dõi, quản lý sổ sách kế toán còn chưa chặt chẽ, bị thất lạc nhiều, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong khâu đối chiéu công nợ.
+ Gặp nhiều khó khăn đối với các khoản nợ phải thu trong khi đó các khoản nợ phảI trả thì không thể dây dưa kéo dài được.
+ Về lao động: Số lao động có trình độ thấp chiếm nhiều do tồn tại từ thời bao cấp.
Trong giai đoạn này, công ty có bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh mới.
Tổ chức dịch vụ tư vấn nhà đất, nhận thi công xây lắp mặt bằng các công trình thuỷ lợi nội đồng và giao thông nông thôn.
Tổ chức dịch vụ tư vấn xây dựng trong các ngành xây dựng dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị và giao thông thuỷ lợi.
- Giai đoạn 2 Từ năm (1997 -2002)
Giai đoạn này đánh dấu bươc phát triển mạnh mẽ của công ty. Các công trình do công ty thi công đều được chủ đầu tư đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như kỹ thuật.
Những kết quả đạt được trong giai đoạn này tạo thêm động lực cho việc đảm nhận công trình có qui mô lớn như
+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đô thị ĐạiKim - Định Công.
+ Dự án chợ trung tâm thị trấn Văn Điển.
+ Dự án khu đô thị Cầu Bươu.
Doanh thu quý I năm 2002 đạt 9.195.000.000VND nộp ngân sách 1.121.000.000 VND.
Trong giai đoạn này đánh dấu việc chuyển công ty sang đơn vị trực thuộc( Tổng công ty phát triển nhà Hà Nội). Có quyết định số 78/7999/QD - UB ngày 21/09/1999 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty đã có những hướng đi mới như: mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, xử lý lao động chờ nghỉ chế độ.
Nâng cấp thêm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho thi công, nâng cao vai trò của cán bộ, công nhân viên phát huy tinh thần độc lập tự chủ.
1.2 Vốn
Vốn ban đầu: 673.000.000 VND
Trong đó:
Vốn cố định: 647.000.000 VND
Vốn lưu động : 26.000.000 VND
Cho đến năm 2000 nguồn vốn doanh nghiệp là 42.289.810.000 VND
+ Vốn cố định 6.646.826.000VND
+ Vốn lưu động 26.000.000 VND
Vốn lưu động của doanh nghiệp cho đến quí I năm 2002 là 1.386.000.000đ. Kế hoạch năm 2002 doanh nghiệp ước tính tổng doanh thu là 75.000.000.000đ
Vốn lưu động định mức được xác định năm 2002 là 19.946(Triệu đồng). Ước tính số vốn lưu động thiếu này sẽ được bổ sung dần từ ngân sách và doanh nghiệp tự bổ xung.
Từ những số liệu thực tế và những ước tính nêu trên cho thấy số lượng vốn lưu động của doanh nghiệp ngày càng tăng, có được điều đó là do sự vận động trước hết của bản thân doanh nghiệp kế đó phải kể đến sự trợ giúp của UBND thành phố Hà Nội, sở tài chính vật giá Hà Nội, sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cùng với sự năng đống sáng tạo của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp
1.3.Thị truờng mặt hàng kinh doanh của công ty, nhiệm vụ chức năng của công ty
* Các lĩnh vực kinh doanh
Trên cơ sở sự sát nhập của 3 công ty các lĩnh vực kinh doanh của công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội rất đa dạng: dịch vụ xây dựng sữa chữa nhà, trang trí nội thất ….bên cạnh đó công ty còn liên doanh liên kết với các cá nhân tổ chức trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật.
* Nhiệm vụ của công ty
Căn cứ vào quyết đinh thành lập công ty số 1389 QĐ - UB ngày 03 tháng 04 năm 1993 của UBND thành phố Hà Nội công ty có các nhiệm vụ chính như sau
+ Làm thủ tục đăng ký kinh doanh hoạt động theo đúng qui định của Nhà nước.
+ Thực hiện đầy đủ các nội dung trong đơn xin thành lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật
Ngày 15/12/1994 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 3545/QĐUB bổ sung một số nhiệm vụ của công ty như sau:
Tổ chức dịch vụ tư vấn nhà đất, thông tin môi giới nhà đất
+ Nhận thầu thi công, san lấp mặt bằng các công trình nội đồng và giao thông nông thôn.
Sau khi chuyển sang trực thuộc tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, công ty bổ sung thêm một số nhiệm vụ
+Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, giao thông đô thị( cấp thoát nước chiếu sáng).
+ Đào đắp đất đá, nề mộc, bê tông, sắt thép trong xây dựng, lắp đặt trang thiết bị nội thất, ngoại thất công trình.
+ Xây dựng mới cảI tạo sữa chữa nâng cấp các công trình dân dụng: Nhà ở, trường học các công trình phục vụ nông nghiệp và giao thông nông thôn.
+ Kinh doanh nhà, mua nhà cũ cảI tạo để bán, kinh doanh vật liệu xây dựng.
+ Tổ chức dịch vụ tư vấn nhà đất, môi giới nhà đất.
* Các chức năng của công ty
- Kinh doanh mua nhà cũ, xây dựng cải tạo để bán, cho thuê.
- Nhận thầu xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng: san lấp mặt bằng, các công trình dân dụng, giao thông đô thị.
- Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ.
- Kinh doanh khách sạn, dịch vụ và vui chơi giảI trí.
- Tổ chức dịch vụ tư vấn nhà đất, thông tin môi giới nhà đất.
*Thị trường sản phẩm
Lợi nhuận vừa là mục tiêu trước mắt vừa là mục tiêu lâu dài của công ty. Lãnh đạo công ty đã xác định rõ: Muốn có lợi nhuận thì doanh thu bán hàng và dịch vụ phải lớn và phải chiếm được khách hàng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công ty càng cần phải nắm được kịp thời cơ chế thị trường và sản xuất kinh doanh những hàng hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường và khách hàng.
Trên cơ sở đó công ty đã đề ra mục tiêu của chiến lược kinh doanh. Đó là phải chiếm dược khách hàng trong vùng, địa phương, dần dần tạo được vị thế vững chắc trong sự phát triển ổn định của công ty từ đó mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
*Mặt hàng kinh doanh của công ty.
Như đã trình bày ở trên khi mới thành lập Công ty KDPT nhà Hà Nội có chức năng cơ bản.
Kinh doanh Nhà.
Xây dựng nhà ở và xây dựng các công trình công cộng.
Sản xuất gạch ngói.
Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà bản chất là sự cạnh tranh gay gắt nhằm mục tiêu lợi nhuận, công ty không ngừng vận động để tìm kiếm những sản phẩm những mặt hàng mơí phù hợp với xu hướng đi lên của nền kinh tế đất nước. Vì lẽ đó với phương châm đa phương hóa quan hệ đa dạng hoá sản phẩm, công ty kinh doanh nhà Hà Nội đã tập trung nghiên cứu để mở rộng nghành nghê kinh doanh.
1.4.Kết quả kinh doanh của công ty trong quí năm 20002 so sánh qua một số năm gần đây
Bảng kết quả kinh doanh quí I năm 2002
(Đơn vị triệu đồng)
STT
Chi tiêu
Quí 1 năm 2002
1
Tổng doanh thu
9.195
2
Tổng chi phí giá vốn cho doanh thu
8.912
3
Chi phí quản lýdoanh nghiêp
232
4
Lãi trước thuế
246
5
Thuế thu nhập doanh nghiệp
78,8
6
Lợi nhuận sau thuế
167,3
7
Vốn lưu động hiện có
1.368
8
Đầu tư mua sắm
500
9
Nhu cầu vay vốn đầu tư
74
10
Nguồn vốn đầu tư
1.567
11
Tổng số lao động
950(người)
12
Thu nhập bình quân VND
1.000(nghìn đ/người)
13
Nộp ngân sách
1.121
Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm
STT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
1
Doanh thu (triệu đồng)
8.033
13.113
14,500
12000
48,655
2
Nộp Ngân sách Nhà nước(triệu đồng)
581
780
895
822
2453
3
Lợi nhuận (triệu đồng)
119
145
124
187
450
4
Thu nhập bình quân đầu người(nghìn/người/tháng)
360
418
500
654
800
5
Tỷ suất lợi nhuận/DT(%)
1,48
1,12
0,85
0,86
0,92
6
Tỷ suất lợi nhuận/vốn(%)
17
18,3
15,4
20,8
50
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
2.1 Bộ máy quản lý
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty KDPT nhà Hà Nội
Ban giám đốc
Phòng vật tư
Kỹ thuật
Ban quản lý
dự án
Phòng
Tài vụ –Kế toán
Phòng kế hoạch
Phòng
Tổ chức hành chính
Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng
Đội thi công cơ giới
Các đội xây dựng trực thuộc công ty
Các đội
Sản xuất VLXD
Xưởng cơ khí
Đội điện nước
2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng tổ chức hành chính
Gồm 2 chức năng:
+ Chức năng quản lý nhân lưc, phân bổ nhân lưc sắp xếp và bố trí nhân lưc sao cho hợp lý, theo dõi tiền lương của các đơn vị, bộ phận trong DN.
+ Phục vụ đời sống y tế, văn thư đánh máy điện nước cho sinh hoạt, sản xuất của công ty. Quản lý và điều động phương tiện đi công tác, đánh máy, in ấn văn bản giấy tờ tài liệu của công ty.
Phòng kế hoạch, có chức năng tham mưu tổng hợp cho ban giám đốc đồng thời có trách nhiệm ký kết hợp đồng với các cơ quan, đơn vị đối tác, lập dự toán các công trình. Dựa trên cơ quan sở số liệu và căn cứ vào biên bản nghiêm thu của các công trình, kiểm tra thống kê, tổng hợp sản lượng các công trình hoàn thành hàng tháng, quý, năm, lập kế hoạch sản lượng quý, năm của toàn công ty.
- Phòng vật tư kỹ thuật - thiết bị
+ Bộ phận kỹ thuật:
,Có nhiệm vụ thiết kế tổ chức thi công và giám sát chất lượng các công trình
, Theo dõi kiểm tra mọi nội dung, phương thức sản xuất và thi công
, Thí nghiệm tỉ trọng cường độ nguyên vật liệu sản xuất và mẫu thi công để kịp thời thay đổi thành phần và chủng loại nguyên vật liệu cho phù hợp
, Nghiệm thu các công trình, các sản phẩm sản xuất đối với các đội bộ phận trong công ty và các đơn vị đối tác
+ Bộ phận thiết bị vật tư
, Giám sát chung về nhu cầu vật tư, thiết bị trong công ty. Lập kế hoạch phương án điều động máy, thiết bị các công trình, xử lý và giải quyết những vướng mắc về tình trạng, thiết bị, tiến hành theo dõi, tổng hợp quá trình khấu hao, lập kế hoạch sữa chữa bảo dưỡng định kỳ và thường xuyên đối với máy móc, thiết bị toàn công ty
- Phòng tài vụ - kế toán
+ Có chức năng giám đốc đồng tiền, kiểm tra đồng tiền thu chi tài chính trong từng công ty
+ Theo dõi tổng hợp các nghiêp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp chi phí về nguyên liệu, nhân công và máy móc thiết bị sử dụng các công trình và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như các đơn vị, bộ phận trực thuộc.
+ Lập kế hoạch báo cáo kế toán với cấp trên và các cơ quan , đơn vị nhà nước có liên quan vào cuối tháng cuối kỳ sản xuất, thanh toán, quyết toán khối lượng công nợ với các cá nhân đơn vị có liên quan.
+Tiến hành theo dõi, kiểm tra đôn đốc về mặt kỹ thuật tất cả các nghiêp vụ hoạt động của công ty.
- Ban quản lý dự án
ở mỗi một dự án công trình đều được công ty lập ra, ban quản lý dự án của công ty đó.
Ban quản lý dự án có nhiệm vụ đảm nhận điều hành và chỉ huy hoạt động sản xuất, thi công của công trình do công ty giao cho.
Kiểm tra, theo dõi khối lượng, chất lượng công trình đang thi công vạch định giám sát trực tiếp tiến độ, mức độ hoàn thành công việc, tiến hành nghiêm thu từng phần, từng giai đoạn công trình thực hiện với bên ký kết.
Các đội sản xuất, đội vật liệu, đội xây dựng thi công, cơ giới các bộ trực thuộc là những đơn vị chủ lưc của công ty với chức năng trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Thực hiện thi công sản xuất và hoàn thiện công trình, sản phẩm công ty đã ký kết và nhận thầu. Các đội và các bộ phận trực thuộc này đều có đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ về một hệ thống tổ chức quản lý hoạch toán kinh tế độc lập.
Với qui mô và cách thức tổ chức bộ máy quản lý nói trên có hệ thống công ty điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ, quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật với từng đội, từng bộ phận, từng công trình.
3.Đặc điểm tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất trong công ty theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiêp, phân xưởng, các cửa hàng …). Trong quá trình khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
4.Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán
4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty KDPT nhà Hà Nội
Kế toán tổng hợp
Kế toán ngân hàng
Kế toán thanh toán
Kế toán vật tư
Thủ quỹ
Nhân viên kế toán, thủ kho ở các đội, công trình
Kế toán trưởng
- Kế toán trưởng có trách nhiệm phụ trách chung và là người điều hành kế toán tài chính.
Kế toán phó kiêm kế toán tổng hợp là người phụ trách kế toán và giải quyết mọi chuyện khi kế toán trưởng đi vắng.
- Thủ quỹ: Là người quản lý tài chính cho toàn công ty.
- Kế toán vật tư là người tổng hợp phần thanh toán tạm ứng chi phí nguyên vật liệu, tổng hợp tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu ở công ty.
- Kế toán thanh toán là người đảm nhiệm việc thanh toán với người mua và thanh toán với người bán
- Kế toán ngân hàng là người phải tập hợp theo dõi Nợ, Có và các khoản phát sinh của Ngân hàng.
Qua đây cho thấy cơ cấu bộ máy kế toán hiện nay đã tương đối phù hợp với đặc điểm và qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4.2 Tỏ chức vận dụng hệ thống chứng từ
Các chứng từ doanh nghiêp sử dụng gồm có:
*Các chứng từ tiền mặt
Phiếu thu(Mẫu số 01-TT – BB)
Phiếu chi (Mẫu số 02-TT – BB)
Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT – HD)
Giấy thanh toán tạm ứng (Mẫu số 04-TT – BB)
Biên lai thu tiền (Mẫu số 05-TT – HD)
Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 07-TT – BB)
*Các chứng HTK
Biên bản kiểm nhận vật tư, sản phẩm hàng hóa
Phiếu nhập kho
Phiêu xuất kho
Và một số chứng từ khác
4.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong chế độ kế toán hiện hành (ban hành theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 đã sữa đổi bổ xung) trừ các tài khoản 128,129,139,155,157,161,212,213,229,344,451,532,và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
4.4 Hình thức sổ và tổ chức vận dụng hệ thống sổ
- Hình thức sổ mà doanh nghiên nghiêp sử dụng là hình thức Nhật ký -chứng từ. Công ty hạch toán theo phương pháp KKTX gía nhập kho. Định kỳ là một tháng
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo Cáo Tài Chính
+ Nhật ký chứng từ 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
+ Bảng kê số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11
+ Bảng phân bố số 1,2,3,4
+ Sổ kế toán chi tiết số 1,2,3,4,5,6,
4.5 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Doanh nghiêp chủ yếu sử dụng các báo cáo Tài chính
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng cân đối kế toán
Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra doanh nghiêp có sử dụng một vài Báo cáo quản trị, tuy nhiên loại báo cáo này không được phổ biến.
Kết luận
Kể từ ngày thành lập đến nay công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội đã không ngừng củng cố phát triển. Ra đời vào đúng thời điểm thay đổi cơ chế hoạt động ngành xây dựng. Công ty phải chịu thử thách gay gắt trong hoàn cảnh mới. Song được sự giúp đỡ của Đảng uỷ lãnh đạo Tổng công ty bốn năm qua công ty đã tiến hành và duy trì được sản xuất, tạo đủ việc làm, cuộc sống cho người lao động. Lực lượng của công ty cũng được bổ xung thêm cả về mặt số lượng và cơ cấu ngành nghề. Đến nay công ty kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội đã thực sự là một trong những đơn vị mạnh toàn diện của ngành.
Vì thời gian đi thực tế xuống đơn vị còn nhiều hạn chế cũng như lần đầu thực tập nên Báo cáo không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thày giáo để khi vào viết đề tài gặp nhiều thuận lợi hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35459.DOC