LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 2
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2
1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty 4
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động của công ty 4
1.2.2. Định hướng phát triển trong tương lai 5
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý 7
1.4. Chính sách nhân sự của công ty 9
1.5. Kinh nghiệm của Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam 10
1.5.1. Các Công ty chứng khoán: 10
1.5.2. Các Công ty niêm yết và các Công ty đại chúng: 10
1.5.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 11
1.5.4. Các doanh nghiệp trong nước khác: 11
1.5.5. Các dự án do tổ chức nước ngoài tài trợ: 12
1.5.6. Các tổ chức tài chính - tín dụng: 12
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM 13
2.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán 13
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán 13
2.2.1. Công tác chuẩn bị cuộc kiểm toán 13
2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán. 13
2.2.1.2. Lập chương trình kiểm toán. 15
2.2.2. Thực hiện cuộc kiểm toán. 16
2.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát: 16
2.2.2.2 Các thủ tục cơ bản 18
2.2.3 Kết thúc kiểm toán. 19
2.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán 20
2.3.1. Hồ sơ kiểm toán chung (PAF- Hồ sơ thường trực) 21
2.3.2. Hồ sơ kiểm toán năm (CAF) 22
2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán 22
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM 24
3.1.Nhận xét 24
3.1.1.Ưu điểm 24
3.1.2.Nhược điểm 25
3.2. Một số kiến nghị về hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam 26
KẾT LUẬN 28
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam - Nhận xét và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư vấn nghiên cứu thị trường, đánh giá môi trường đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý; hạn chế rủi ro. Tập trung phát triển các khách hàng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty trong nước có quy mô lớn; phấn đấu gia tăng tỷ trọng của doanh thu tư vấn.
Lĩnh vực thuế: tập trung phát triển các dịch vụ kiểm toán thuế và kế hoạch thuế cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và cho các loại hình doanh nghiệp khác; phấn đấu gia tăng tỷ trọng doanh thu lĩnh vực thuế.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy của Công ty TNHH PKF
Hội đồng thành viên
Giám Đốc
Phòng tư vấn
Khối hành chính tổng hợp
Chi nhánh TP.HCM và Đà Nẵng
Phòng Doanh nghiệp
Phòng định giá
Nhóm chuyên gia hỗ trợ
Các nhà quản lý các bộ phận chức năng bao gồm:
+ Bà Mai Lan Phương – Giám đốc, CPA, MBA. Phụ trách lĩnh vực tư vấn tài chính.
+ Ông Trương Hoàng Hùng – Phó giám đốc, CPA, MBA. Giám đốc chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. Phụ trách về lĩnh vực đào tạo.
+ Ông Phạm Tiến Hùng – Phó giám đốc, CPA, MBA. Phụ trách đối ngoại và bộ phận kiểm toán khối doanh nghiệp nước ngoài FDI.
+ Ông Bùi Văn Vương – Phó giám đốc, CPA. Phụ trách bộ phận định giá và tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
+ Bà Nguyễn Thị Hồng Liên – Trưởng bộ phận kiểm toán doanh nghiệp trong nước, CPA.
+ Ông Phạm Văn Can – Trưởng bộ phận kiểm toán dự án đầu tư XDCB. Kỹ sư thủy lợi.
+ Bà Lê Thị Thúy Khương, phụ trách hành chính nhân sự công ty.
Qua sơ đồ trên, ta thấy tổ chức bộ máy quản lý của PKF Việt Nam được lập và thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng. Với mô hình này ban lãnh đạo công ty sẽ là người trực tiếp điều hành cấp dưới. Tại mỗi phòng, các nhân viên sẽ chịu sự quản lý và điều hành của lãnh đạo phòng đó.
Đứng đầu công ty là Hội đồng thành viên gồm 5 thành viên đều nắm giữ các vị trí chủ chốt trong công ty, có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp cao, đều đã có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp, phân công nhau đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soát hoạt động của công ty, đề ra đường lối chính sách hoạt động cho công ty.
Giám đốc công ty: là người đại diện toàn quyền của công ty, có trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
Các Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc điều hành công ty, tăng cường vị thế, hình ảnh của công ty.
Các chuyên gia nước ngoài: thực hiện sự hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với các phòng ban và các hợp đồng kiểm toán của Công ty, chịu trách nhiệm soát xét kỹ thuật cho các hợp đồng quan trọng và thường có yếu tố nước ngoài. Ban này được tổ chức độc lập với các phòng ban còn lại.
Các phòng ban chức năng:
* Khối nghiệp vụ:
- Phòng Doanh nghiệp: Gồm kiểm toán các Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước; kiểm toán Ngân hàng, Bảo hiểm, Công ty tài chính.
- Phòng tư vấn và đầu tư nước ngoài: tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính và tư vấn thuế, kiểm toán các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuyển dụng nhân viên.
- Phòng định giá: cung cấp các dịch vụ về định giá tài sản, doanh nghiệp, cổ phần hóa.
- Phòng đầu tư xây dựng cơ bản: kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Chi nhánh ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện các hợp
đồng kiểm toán ở miền Trung và miền Nam.
* Khối hành chính:
Phòng kế toán: thực hiện thu thập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế và cung cấp thông tin về tình hình tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, tín dụng.
Phòng hành chính: thực hiện quản lý hồ sơ nhân sự, lưu trữ văn thư, giải quyết các thủ tục liên lạc, giao dịch hành chính, cập nhật thông tin, văn bản mới…
Phòng quản trị nhân sự: theo dõi, phân công lao động, bố trí điều kiện cho nhân viên đi công tác…
1.4. Chính sách nhân sự của công ty
Với phương châm “Con người là nguồn lực quan trọng nhất” và “Chất lượng nhân viên là chất lượng dịch vụ”, PKF luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển nhân sự. Ban giám đốc của Công ty luôn ý thức được rằng kiểm toán là một nghề đặc biệt mà thành công của nó dựa trên nhân tố chính là nhân tố con người. Trên cơ sở đó, PKF đã đưa ra các chương trình đào tạo phong phú, phân chia cho từng cấp bậc nhân viên, đào tạo lý thuyết có sự kết hợp với thực hành.
Tổng số nhân viên của Công ty PKF hiện tại có trên 100 người. Tất cả đều tốt nghiệp Đại học, Cao học trong và ngoài nước, được đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Toàn bộ nhân viên đều đã được đào tạo nâng cao về kỹ năng kiểm toán do công ty tổ chức qua từng giai đoạn đối với từng vị trí của nhân viên. Hiện nay công ty có 15 kiểm toán viên có chứng chỉ CPA Việt Nam, 2 kiểm toán viên có có chứng chỉ CPA Úc, đội ngũ kiểm toán viên này đều đã có thời gian kiểm toán từ 6-17 năm tại các công ty kiểm toán lớn trong nước và các hãng kiểm toán lớn tại Việt Nam; 10 nhân viên (hiện đều đang nắm giữ vai trò trưởng nhóm kiểm toán) đã hoàn tất các môn thi chứng chỉ kiểm toán viên của Việt Nam và đang chờ kết quả.
Hàng năm công ty đều tổ chức các lớp đào tạo nội bộ theo từng chuyên đề của Hội nghề nghiệp (VACPA) do các kiểm toán viên dày dặn kinh nghiệm của công ty trực tiếp giảng dạy bên cạnh sự hỗ trợ đào tạo thường niên từ tập đoàn kiểm toán quốc tế PKF. Mục tiêu của công ty đến năm 2010, kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp dự tính phát triển thêm 30%, năm 2011, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tăng đến 200 người.
Bên cạnh đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, PKF có đội ngũ nhóm chuyên gia hỗ trợ đều là kiểm toán viên, chuyên viên của tập đoàn PKF International, bên cạnh việc giám sát chất lượng thực hiện công việc kiểm toán, còn sẵn sàng hỗ trợ ban lãnh đạo về chuyên môn kĩ năng quản lý, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên công ty đáp ứng các nhu cầu cao về chất lượng theo chuẩn của Tập đoàn PKF.
1.5. Kinh nghiệm của Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam
Các kiểm toán viên của PKF Việt Nam đã cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán thuế cho nhiều khách hàng bao gồm: các Công ty chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết, đại chúng; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Công ty Nhà nước, các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, các Ban quản lý dự án.... Sau đây là một số khách hàng tiêu biểu mà PKF Việt Nam và các kiểm toán viên đã thực hiện:
1.5.1. Các Công ty chứng khoán:
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam;
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam;
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam;
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
Công ty Chứng khoán Mê Kông……..
Các Công ty niêm yết và các Công ty đại chúng:
Công ty Cổ phần Bia rượu Viger
Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà;
Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long (CANFOCO)
Công ty Cổ phần Sông Đà 9;
Công ty Cổ phần Sông Đà 12;
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải sông Đà (SOTRACO)
Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư sông Đà (SODACO).
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu than Việt Nam
Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và dịch vụ TKV.
Công ty cổ phần Du lịch và thương mại TKV
Công ty cổ phần Cổ phần đầu tư Công trình Hà Nội
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Công trình
Công ty cổ phần May Sông Hồng
Công ty Cổ phần Vải sợi may mặc miền Bắc
Công ty Cổ phần Xây dựng số 6 Thăng Long
Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 Thăng Long
Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ.....
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Bao gồm các khách hàng do Tập đoàn quốc tế PKF giới thiệu và các khách hàng do PKF Việt Nam khai thác từ nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vào Việt Nam như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Anh, Áo, Australia, Hàn Quốc,Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia,....
Các doanh nghiệp trong nước khác:
Các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng,......
Các dự án do tổ chức nước ngoài tài trợ:
Các dự án do Tổ chức Liên giáo hội vì sự phát triển (ICCO) tài trợ: Các dự án, tiểu dự án do Trung tâm phát triển nông thôn miền trung (CRD) - Đại học Nông lâm Huế thực hiện; Các dự án do Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) thực hiện; Dự án do Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) thực hiện; Các dự án do Trung tâm Huy động Cộng đồng Việt Nam phòng chống HIV/AIDS thực hiện.
Các tổ chức tài chính - tín dụng:
Công ty Liên doanh TNHH Bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng Công thương Việt Nam; Công ty tài chính Handico; Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Công ty quản lý và khai thác nợ tài sản ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán
Thành viên đoàn kiểm toán sẽ do chủ nhiệm kiểm toán quyết định tùy theo đặc điểm của từng cuộc kiểm toán và năng lực của các cá nhân. Thông thường, một đoàn kiểm toán gồm: trợ lý kiểm toán (Associate 1, 2), trưởng nhóm kiểm toán (SIC - Senior in charge), chủ nhiệm kiểm toán (Audit Manager) và Giám đốc kiểm toán (partner). Số lượng các KTV tham gia trong một cuộc kiểm toán là tùy thuộc vào mức độ phức tạp và khối lượng công việc đặt ra.
Để nâng cao hiệu quả và hiệu năng của cuộc kiểm toán, đối với các khách hàng lâu năm của công ty (đã có từ 2 lần kiểm toán trở lên), công ty sẽ bố trí chủ nhiệm kiểm toán đã tiến hành kiểm toán tại khách hàng đó tiếp tục đi kiểm toán trong lần tiếp theo vì khi đó, KTV sẽ có hiểu biết sâu sắc về khách hàng của mình, từ đó, có thể thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả hơn.
Trong nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ là người tiến hành họp với khách hàng và trao đổi những công việc cơ bản. Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ giao công việc cho trưởng nhóm kiểm toán – SIC. Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm tùy theo mức độ phức tạp của công việc. Các KTV cấp dưới thường được giao các phần hành đơn giản hơn và được sự hướng dẫn, giám sát của KTV cấp trên liền kề. Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, SIC sẽ báo cáo lên chủ nhiệm kiểm toán và giám đốc kiểm toán. Giám đốc kiểm toán là người chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với báo cáo kiểm toán phát hành.
2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
2.2.1. Công tác chuẩn bị cuộc kiểm toán
2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán.
Về cơ bản quy trình lập kế hoạch bao gồm:
+ Quyết định liệu có chấp nhận kiểm toán hay không và có cần yêu cầu đảm bảo đặc biệt nào không.
+ Chấp thuận những điều khoản của hợp đồng bao gồm các vấn đề cơ bản về thời gian và ngày phát hành báo cáo.
+ Xây dựng chiến lược kiểm toán(có thể rút gọn với hợp đồng nhỏ ) hoặc sửa đổi chiến lược từ các năm trước.
+ Thực hiện các công việc hành chính bao gồm xác định nhóm kiểm toán, dự thảo lịch làm việc cụ thể để thông báo cho khách hàng về lịch làm việc, nhân sự và những yêu cầu tài liệu chuẩn bị.
+ Thu thập hoặc cập nhật thông tin về những khách hang gồm có:
Xây dựng mức trọng yếu
Thu thập hoặc cập nhật những hiểu biết về tình hình kinh doanh và môi trường hoạt động của khách hàng.
Thu thập hoặc cập nhật những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Hiểu biết này thường bao gồm 5 thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ; môi trường kiểm soát chung, quy trình đánh giá rủi ro của khách hàng, hệ thống thông tin bao gồm quy trình lưu chuyển thông tin từ hoạt động kinh doanh tới lập báo cáo tài chính, các thủ tục kiểm soát và điều hành kiểm soát này.
Thực hiện đánh giá sơ bộ về tính hoạt động liên tục và giao dịch với các bên liên quan.
Thực hiện đánh giá sơ bộ độ tin cậy vào các bên.
Thực hiện soát xét phân tích sơ bộ.
+ Tổ chức một cuộc họp nhóm kiểm toán để chia sẻ những hiểu biết về khách hàng, trao đổi thông tin về rủi ro kinh doanh, thảo luận về khả năng có sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính do gian lận và sai sót.
+ Xác định và đánh giá các nhân tố rủi ro có liên quan đến cuộc kiểm toán.
+ Xác định phương pháp đánh giá mức độ rủi ro trên tổng thể báo cáo tài chính.
+ Xác định rủi ro phát hiện ở cơ sở dữ liệu
+ Xác định những thủ tục kiểm soát liên quan.
+ Xác định tác động của rủi ro đối với công việc kiểm toán(quan tâm đến các hoạt động kiểm soát liên quan ).
2.2.1.2. Lập chương trình kiểm toán.
Chương trình kiểm toán tổng thể thiết lập phạm vi, thời gian và định hướng của cuộc kiểm toán và hướng dẫn triển khai kế hoạch kiểm toán chi tiết. KTV cần xem xét:
Phạm vi, nội dung và thời gian của hợp đồng kiểm toán
Các yêu cầu lập báo cáo
Địa điểm thực hiện kiểm toán
Người mà KTV sẽ trao đổi về những phát hiện kiểm toán
Thời hạn và lịch trình kiểm toán
Vùng trọng yếu của kiểm toán:
Số dư các tài khoản trọng yếu, các giao dịch và thuyết minh
Những yêu cầu mới về lập báo cáo tài chính, ngành công nghiệp đặc thù
Vùng có khả năng xảy ra sai sót cao.
Kết luận sơ bộ của KTV về các vùng rủi ro mà KTV cần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Nguồn lực được phân công thực hiện kiểm toán các khu vực đặc biệt, ví dụ như thành viên nhóm kiểm toán sử dụng nhóm kiểm toán có kinh nghiệm thích hợp cho vùng rủi ro cao hoặc sử dụng tư vấn của chuyên gia trong những vấn đề phức tạp.
Xác định nguồn nhân lực để triển khai công việc đối với các khu vực kiểm toán đặc biệt, ví dụ như: số lượng nhân viên tham gia chứng kiến kiểm kê, phạm vi soát xét lại công việc của các kiểm toán viên khác khi kiểm toán tập đoàn, ngân sách thời gian thực hiện kiểm toán các khu vực có độ rủi ro cao.
Thời gian triển khai nhân lực kiểm toán: có thể là các kiểm toán giữa niên độ hoặc tại ngày kết thúc niên độ.
Cách thức thực hiện quản lý, chỉ đạo và giám sát công việc khi thảo luận nhóm, họp trao đổi lại. Cách thức chủ nhiệm kiểm toán và ban Giám đốc soát xét lại công việc( ví dụ trong quá trình thực hiện kiểm toán hay sau khi kết thúc kiểm toán ) và liệu có cần thiết thực hiện soát xét đảm bảo chất lượng.
2.2.2. Thực hiện cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên sử dụng hai loại thủ tục cơ bản là thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
2.2.2.1 Thử nghiệm kiểm soát:
a. Thời điểm kiểm soát: nếu KTV thực hiện thử nghiệm kiểm soát tại một thời điểm thì chỉ thu được bằng chứng tại một thời điểm, nhưng nếu thực hiện thử nghiệm trong suốt thời kỳ thì có thể thu thập bằng chứng về hiệu quả hoạt động kiểm soát trong suốt thời kỳ đó. Bằng chứng kiểm toán chỉ liên quan đến một thời điểm có thể là đủ hoặc chưa đủ, trong trường hợp này KTV cần kết hợp với các thử nghiệm khác để thu thập bằng chứng đáng tin cậy.
Khi bằng chứng kiểm toán về hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát thu thập được giữa niên độ, KTV cần quyết định xem có cần phải bổ sung thêm những bằng chứng cho các giai đoạn còn lại không. Khi đưa ra quyết định này, KTV cần xem xét những vấn đề quan trọng trong đánh giá rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu tại mức cơ sở dẫn liệu, từng sự kiểm soát cụ thể cần được kiểm tra, mức độ thu thập của bằng chứng kiểm toán về hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát, kỳ còn lại là mấy tháng, phạm vi mà kiểm toán viên dự định giảm bớt các thủ tục cơ bản trên cơ sở tin tưởng vào hệ thống kiểm soát và môi trường của khách hàng kiểm toán. KTV cần thu thập được những bằng chứng về bản chất và phạm vi của những thay đổi quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm các thay đổi về hệ thống thông tin, quy trình xử lý, nhân sự diễn ra sau thời kỳ giữa niên độ. Có thể bổ sung thêm bằng chứng kiểm toán, ví dụ mở rộng phạm vi kiểm tra hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát cho giai đoạn còn lại hoặc kiểm tra hoạt động giám sát kiểm soát của khách hàng.
Nếu KTV dự định sử dụng những bằng chứng về hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát thu thập được trong cuộc kiểm toán trước, kiểm toán viên cần đạt được những bằng chứng về sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát xảy ra sau niên độ của cuộc kiểm toán trước. Kiểm toán viên cần đạt được những bằng chứng về sự thay đổi có xảy ra không, bằng cách thực hiện phỏng vấn kết hợp với quan sát hoặc kiểm tra để xác nhận sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát đặc thù. Ví dụ: khi thực hiện cuộc kiểm toán trước, kiểm toán viên cần xác định rằng hệ thống kiểm soát tự động đã hoạt động như dự kiến. Kiểm toán viên cần đạt được các thủ tục để xác định được rằng có hay không những sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát tự động ảnh hưởng đến sự tiếp tục hoạt động có hiệu quả của nó, ví dụ thông qua phỏng vấn ban lãnh đạo và kiểm tra để chỉ ra hệ thống kiểm soát đã được thay đổi. Xem xét những thủ tục về sự thay đổi này có thể hướng dẫn sự tăng và giảm các thủ tục kiểm toán cần đạt được trong giai đoạn hiện tại về hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát.
Nếu kiểm toán viên dự định sẽ tin tưởng vào hệ thống kiểm soát do đã được kiểm tra từ trước, kiểm toán viên cần xem xét về hiệu quả hoạt động của hệ thống trong cuộc kiểm toán trong kỳ hiện tại. Sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các bằng chứng đã thu thập được trong cuộc kiểm toán trước để cho thấy việc tiếp tục tin tưởng vào các bằng chứng từ năm trước là không phù hợp. Ví dụ: các thay đổi trong hệ thống được báo cáo cho khách hàng có thể sẽ không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của các bằng chứng của cuộc kiểm toán năm trước.
Nếu kiểm toán viên tin tưởng rằng hệ thống kiểm soát không thay đổi từ lần kiểm tra cuối cùng thì cứ 3 năm một lần KTV cần kiểm tra lại tính hiệu quả của kiểm soát. Việc quyết định xem có nên tin tưởng vào các bằng chứng thu thập được từ những cuộc kiểm toán trước về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát hay không, là một vấn đề mang tính xét đoán nghề nghiệp. Thêm vào đó, khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra hệ thống kiểm soát cũng là một vấn đề mang tính xét đoán nghề nghiệp, nhưng không được phép vượt quá 3 năm. Khi sử dụng các bằng chứng về thử nghiệm kiểm soát đã đạt được trong cuộc kiểm toán trước, cần ghi rõ trong tài liệu của cuộc kiểm toán hiện tại.
Khi có một số hệ thống kiểm soát mà kiểm toán viên quyết định rằng việc sử dụng các bằng chứng của cuộc kiểm toán trước là phù hợp thì kiểm toán viên cần kiểm tra tính hệ thống trong hoạt động của một số hệ thống kiểm soát trong mỗi cuộc kiểm toán.
Khi hệ thống kiểm soát làm giảm các rủi ro trọng yếu và kiểm toán viên dự định tiến hành thử nghiệm kiểm soát thì cần đạt được những bằng chứng về tính hiệu quả của hoạt động của những hệ thống kiểm soát này từ các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện trong kỳ hiện tại.
b. Quy mô của các thử nghiệm kiểm soát
Những vấn đề cần xem xét về quy mô được xác định dưới đây:
+ Tính thường xuyên của việc thực hiện các thủ tục kiểm soát của khách hàng trong suốt kỳ hoạt động.
+ Khoảng thời gian diễn ra kỳ kiểm toán mà KTV tin cậy vào hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát.
+ Sự tương quan và tin cậy của những bằng chứng kiểm toán chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát ngăn chặn hoặc phát hiện ra và sửa chữa những sai sót trọng yếu tại mức độ cơ sở dữ liệu.
+ Mức độ bằng chứng kiểm toán thu thập từ những thử nghiệm kiểm soát khác có liên quan đến cơ sở dẫn liệu.
+ Mức độ tin cậy vào tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát trong việc đánh giá rủi ro( bởi vậy giảm bớt những thủ tục chi tiết dựa vào sự tin tưởng vào những thủ tục kiểm toán tương tự).
Khi kiểm toán viên cho rằng tỷ lệ sai sót tăng lên thì phạm vi áp dụng những thử nghiệm kiểm soát cũng phải tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ sai sót cao có thể chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát không đủ khả năng để giảm thiểu rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu đến mức có thể chấp nhận được và do đó, các thử nghiệm kiểm soát cho một cơ sở dẫn liệu cụ thể có thể không có hiệu quả.
2.2.2.2 Các thủ tục cơ bản
Các thủ tục cơ bản bao gồm các kiểm tra chi tiết về các giao dịch, các số dư, các thuyết minh và các thủ tục phân tích. Bên cạnh việc đánh giá rủi ro, kiểm toán viên phải thực hiện một số thủ tục chi tiết một số các giao dịch trọng yếu, số dư các tài khoản và thuyết minh báo cáo tài chính.
Thủ tục phân tích
Cách sử dụng:
Giai đoạn lập kế hoạch: các thủ tục phân tích nên được thực hiện trước khi bắt đầu kiểm toán tại khách hàng hay lúc bắt đầu cuộc kiểm toán giữa niên độ, để khoanh vùng báo cáo tài chính cần chú ý đặc biệt.
Là phương tiện giảm thiểu hay thay thế việc kiểm tra kiểm toán chi tiết: có trường hợp bằng chứng kiểm toán từ các thủ tục phân tích đầy đủ và hiệu quả để có thể giảm bớt bước các kiểm tra chi tiết. Đó là các thủ tục phân tích nâng cao. Có thể có những trường hợp mà chỉ cần thực hiện các thủ tục phân tích nâng cao.
Các thủ tục phân tích tổng thể: các thủ tục phân tích là một công cụ thiết yếu trong việc đưa ra kết luận kiểm toán sau khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng và kiểm toán viên đang soát xét lại báo cáo tài chính để đảm bảo rằng các số liệu là hợp lý.
Các loại thủ tục phân tích:
So sánh thông tin tài chính kỳ này với các kỳ trước
So sánh thông tin tài chính với số kế hoạch
So sánh thông tin tài chính với thông tin của ngành nói chung.
Mối quan hệ của thông tin tài chính với thông tin phi tài chính.
2.2.3 Kết thúc kiểm toán.
Quy trình hoàn tất kiểm toán gồm có các nội dung:
Bảo đảm rằng tất cả các công việc đã được hoàn thành và đã đưa ra những kết luận phù hợp.
Bảo đảm quy trình soát xét đã được thực hiện.
Đảm bảo rằng những vấn đề soát xét(bao gồm cả những vấn đề do người soát xét chất lượng nêu ra) được làm sáng tỏ và không còn vấn đề trọng yếu.
Thu thập giải trình của ban giám đốc.
Thực hiện soát xét các sự kiện phát sinh sau niên độ và đảm bảo rằng các kết quả được phản ánh trên báo cáo tài chính thích hợp.
Ký báo cáo kiểm toán và phát hành báo cáo tài chính cho khách hàng.
Đảm bảo rằng các vấn đề được phát hiện thông báo cho khách hàng được ghi lại trong báo cáo.
Đảm bảo rằng bất kỳ báo cáo nào khác được yêu cầu đã được phát hành.
Soát xét:
Kiểm tra chi tiết và khái quát, tập hợp tất cả những hiểu biết về khách hàng và công việc của KTV.
Đánh dấu các vấn đề hoặc thiếu sót trong công việc của KTV.
Đánh giá cách thức tiến hành công việc và phương pháp cải thiện trong tương lai.
Họp nhóm kiểm toán và báo cáo với khách hàng:
Báo cáo quản trị(các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán được thông báo cho những người chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát và điều hành công ty)
Chi tiết vấn đề trong thư quản lý.
Vấn đề về tư vấn khách hàng(ngành kinh doanh liên quan đến những giới thiệu về khách hàng)
2.3. Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230, hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật. Hồ sơ kiểm toán được phân ra làm 2 loại cơ bản là hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm. Mỗi hồ sơ kiểm toán tại PKF đều được lưu trên 2 bản: bản cứng và bản mềm. Bản cứng chủ yếu lưu những tài liệu như thư xác nhận, biên bản kiểm kê, chương trình họp với khách hàng hoặc những tài liệu khác cần phải thể hiện trên giấy. Bản mềm chủ yếu lưu trữ giấy tờ làm việc của KTV. Gáy hồ sơ kiểm toán có ghi tên khách hàng, năm kiểm toán và số hồ sơ để thuận tiện cho việc theo dõi và sử dụng.
2.3.1. Hồ sơ kiểm toán chung (PAF- Hồ sơ thường trực)
Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách thể kiểm toán liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm với một khách thể kiểm toán. Theo đó, hồ sơ kiểm toán năm tại PKF được thiết kế bao gồm có các nội dung chính sau đây:
A. Thông tin chung về khách hàng
- Điều lệ công ty
- Hợp đồng đầu tư kinh doanh (nếu có)
- Giấy phép đầu tư
- Hồ sơ về công ty và các tờ rơi, quảng cáo của công ty
- Những thông tin khác
B. Thuế
- Tóm tắt về những quy định và điều luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng
- Những đặc trưng riêng của ngành nghề kinh doanh mà khách hàng tham gia
- Những thông tin khác về thuế
C. Nhân sự
- Chính sách lương, thưởng
- Hợp đồng thuê lao động
- Những thông tin khác
D. Kế toán và kiểm toán
- Hệ thống kế toán hiện thời
- Hướng dẫn thực hiện hoạt động kế toán tại công ty
- Hướng dẫn về kế toán và kiểm toán của DTT, nếu có
- Những thông tin khác
E. Hợp đồng dài hạn quan trọng
- Hợp đồng thuê
- Hợp đồng vay nợ
- Hợp đồng bảo hiểm
- Hợp đồng thuê tài chính (nếu có)
- Những hợp đồng hoặc thỏa thuận quan trọng khác
F. Những thông tin khác
2.3.2. Hồ sơ kiểm toán năm (CAF)
Mỗi khoản mục trên báo cáo kiểm toán được đánh số và sắp xếp theo thứ tự trong hồ sơ kiểm toán năm như sau:
E100 : khoản mục tiền
+ Biểu chỉ đạo
+ Biểu tổng hợp sai sót
+ Trình tự thực hiện
+ Mẫu kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát
E110 : phần hành phải thu
E120 : phần hành hàng tồn kho
E130 : phần hành tài sản lưu động và các khoản đầu tư
E140 : phần hành tài sản cố định
E150 : phần hành tiền vay
E160 : phần hành phải trả
E170 : phần hành thuế
E180 : phần hành tiền lương
E190 : phần hành nguồn vốn chủ sở hữu
E200 : phần hành doanh thuế
E210 : phần hành giá vốn hàng bán
E220 : các cam kết và sự việc bất thường
E300 : các bên liên quan
E310 : hoạt động liên tục
E320 : báo cáo tài chính hợp nhất
2.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Với mục tiêu chiến lược là trở thành công ty hàng đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam - Nhận xét và kiến nghị.doc