- Cơ cấu phân loại lao động:
Để tạo điều kiện cho việc quản lý, huy động và sử dụng lao động công ty đã phân loại lao động gồm có lao động hợp đồng dài hạn , lao động biên chế là những người do cấp trên phân về và trả lương trong kỳ . Công ty có quyền chi phối toàn bộ quá trình lao động của họ. Lao động theo biên chế được phân thành hai loại:
Lao động trực tiếp: Là những người trực tiếp sử dụng công cụ lao động, tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và là người tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất , hoặc trực tiếp quản lý trong quá trình sản xuất của công ty như bộ máy lãnh đạo, cán bộ công ty, cán bộ quản lý ở các phòng ban, phân xưởng.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ gốm Thanh Hà Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Sứ gốm Thanh Hà Phú Thọ
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty sứ gốm Thanh Hà là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 154/ QĐ - UB ngày 28/2/1997 tiền thân là xí nghiệp sứ Thanh Hà trực thuộc Công ty công nghiệp Tỉnh Vĩnh Phú nay là Sở Công nghiệp tỉnh Phú Thọ. Doanh nghiệp được xây dựng trên diện tích 20.000m2 là trung tâm vùng nguyên liệu sản xuất sứ dân dụng với công suất thiết kế 5.000.000 sản phẩm/ năm. Năm 1980 do điều kiện ngân sách của địa phương gặp khó khăn, mặc dù việc xây dựng cơ bản chưa hoàn thành nhưng doanh nghiệp vẫn được đưa vào sản xuất. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành từ cơ chế quản lý cũ chuyển sang cơ chế quản lý mới đây là một thử thách khắc nghiệt đối với hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh không ít các đơn vị sản xuất lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, không còn thích ứng với cơ chế thị trường mới và đã phá sản.
Doanh nghiệp cùng không nằm ngoài quỹ đạo đó và có những lúc thăng trầm. Đặc biệt hơn do công tác xây dựng cơ bản chưa hoàn thiện nhưng vẫn phải tiến hành sản xuất với hệ thống máy móc cũ kỹ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, công nghệ lỗi thời, cơ cấu sản phẩm sản xuất theo kế hoạch đã làm cho chất lượng sản phẩm thấp kém, giá thành cao không tiêu thụ được dẫn đến sản xuất đình đốn, công nhân không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn và hiệu quả tất yếu là doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản. Nhưng được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các chức năng, Sở công nghiệp, sự đổi mới cơ chế quản lý cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp trẻ, khoẻ, nhiệt tình có năng lực đứng đầu là giám đốc, công ty năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm sẵn sàng chịu trách nhiệm, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất kinh doanh.
Để phát huy thế mạnh của vùng nguyên liệu, bằng những kinh nghiệm nghề nghiệp, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu chế thử thành công và quyết định chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ nhiệm vụ sản xuất sứ dân dụng đang sản xuất vật liệu chịu lửa, vật liệu chịu a xít chuyên cung cấp cho các Nhà máy hoá chất, phân bón các công trình xây dựng lò cao, nồi hơi, sản xuất xi măng, đá vôi... Cùng với sự đầu tư thích đáng vào công tác khoa học kỹ thuật, sự đổi mới công nghệ sản xuất, sản phẩm hàng hoá ngày càng được cải tiến mẫu mã, đa dạng về chủng loại, chất lượng nâng cao, giá thành hợp lý đã là những tác nhân tích cực làm cho sản phẩm của doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Trong nhiều năm liền (1993, 1994, 1995, 1996, 1997). Sản phẩm gạch chịu a xít, gạch chịu lửa liên tục đạt tiêu chuẩn quốc gia, được tặng thưởng nhiều huy chương vàng, giấy khen tại hội trợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam.
Năm 1992 với phương châm không ngừng đổi mới cơ cấu sản phẩm chủ động trong sản xuất kinh doanh đồng thời khai thác nhu cầu mới của thị trường. Doanh nghiệp đã mở rộng liên doanh, liên kết với trường Đại học Bách Khoa, Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghiệp mới Việt Nam để cho ra đời sản phẩm mới: Vật liệu bảo ôn cách nhiệt bằng nguyên liệu trong nước, thay thế hoàn toàn hàng phải nhập ngoại ngay từ khi sản phẩm xuất xưởng đã đạt tiêu chuẩn chất lượng cao được thị trường chấp nhận, tiêu thụ với khối lượng lớn và ổn định. Tạo thêm sức mạnh mới cho sự phát triển của Công ty.
Năm 1995 để hội nhập vào công cuộc đổi mới nền kinh tế, tạo những thuận lợi mới trong kinh doanh. Doanh nghiệp đã đổi tên thành Công ty sứ gốm Thanh Hà - Phú Thọ theo quyết định số 1685/ QĐ - UB ngày 8/9/1995 của UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là UBND tỉnh Phú Thọ) và tiến hành khảo sát, thăm dò thị trường, tính toán tìm kiếm nguồn tài trợ. Lập luận chứng đầu tư xây dựng một nhà máy mới chuyền sản xuất gạch ốp lát cao cấp. Nhà máy được xây dựng trên mặt bằng diện tích 25.400m2 tại phố Phú Hà - phường Phong Châu - Thị xã Phú Thọ là một trung tâm văn hoá, kinh tế xã hội của tỉnh. Vị trí này rất thuận lợi về mặt giao thông thuỷ bộ, cách ga Phú Thọ 500m, nằm sát bờ nam sông Hồng tiếp giáp với đường bộ 11A đi Trung Hà - Hà Nội mang lại hiệu quả cao cho công tác vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra các nhà máy nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu sản xuất sứ gốm cao cấp, cách mở nguyên liệu chính 4km, đây sẽ là những thuận lợi cơ bản để công ty tồn tại và phát triển trong tương lai.
Công suất thiết kế: sản xuất 1.000.000m2/năm, thiết bị máy móc đồng bộ và bí quyết công nghệ do hãng Sacmi Italia.
Cung cấp:
Tổng số vốn đầu tư:
- Thiết bị : 54 tỷ VNĐ
- XDCB : 10 tỷ VNĐ
- Vốn LĐ : 12 tỷ VNĐ
Tổng : 76 tỷ VNĐ
Sau một thời gian khẩn trương thi công xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị chính xác, với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ Công ty, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên giá ITALIA nhà máy đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Từ tháng 9/1999 Nhà máy cho ra những sản phẩm gạch lát nền cao cấp mang nhãn hiệu Thanh Hà cung cấp cho thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu vào những năm tiếp theo.Từ năm 1998 đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có bước tăng trưởng cao luôn bảo toàn và phát triển được vốn, sản xuất kinh doanh có lãi, thường xuyên lo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nhiều người đang được đào tạo tại các trường đại học và sau đại học. Cùng với sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Công ty rất coi trọng thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Doanh nghiệp là đơn vị duy nhất 14 năm liền (1998-2002) hoàn thành xuất sắc toàn diện kế hoạch, được UBND tỉnh và Bộ công nghiệp tặng nhiều bằng khen.
Sau khi hoàn thiện và đi vào sản xuất kinh doanh, từ tháng 8/1998 sản phẩm của công ty đã được bán rộng khắp thị trường trong nước. Công ty mở 40 tổng đại lý ở các tỉnh, thành phố.
Sơ đồ: Hệ thống tổ chức Công ty sứ gốm thanh hà - Phú Thọ
Giám đốc
KT trưởng
P.GĐ KD
P.GĐ KT
Phòng
Kế hoạch
Phòng
TC - HC
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
TC- KT
P. Kinh doanh
PX
Phân
loại
PX
Lò nung
PX
Tráng
men
PX
In
lưới
PX
Máy
dập
PX
Nghiền
bột
PX
Tạo hình
Tổ
Bốc xếp
2. Nguồn nhân lực
- Tổng số lao động trong danh sách : 245
- Lao động hợp đồng dài hạn : 245
- Kỹ sư chuyên ngành si li cát : 2
- Kỹ sư xây dựng, điện, điện tử, cơ khí : 10
- Trung cấp kỹ thuật chuyên ngành : 16
- Cử nhân kinh tế : 6
- Công nhân kỹ thuật : 132
- Lao động phổ thông : 14
Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng và đang trên đà ổn định phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 6% - 8% thu nhập bình quân theo đầu người ở mức trên 200USD hiện nay và đến năm 2003 mức thu nhập sẽ ngày càng được nâng cao. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho công tác sản xuất kinh doanh của ngành vật liệu xây dựng nói chung và của Công ty sứ gốm nói riêng.
* Bộ máy quản lý:
- Ban giám đốc : 3 người.
+ 1 Giám đốc
+ 1 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
+ 1 phóng giám đốc phụ trách kỹ thuật
- Phòng Tài chính kế toán: 7 người .
+ 1 kế toán trưởng
+1 kế toán tổng hợp
+ 1 kế toán bán hàng
+ 1 kế toán thanh toán, giao dịch ngân hàng, tiền lương
+ 1 kế toán vật tư tổng hợp tổng hợp + thanh toán tiền mặt .
+ 1 kế toán thành phẩm
+ 1 thủ quỹ.
- Phòng Kỹ thuật : 5 người.
+ 1 trưởng phòng
+ 1 kỹ sư phụ trách thiết bị
+ 1 kỹ sư phụ trách điện công nghiệp
+ 1 trung cấp phụ trách KCS.
+ 1 kỹ sư kinh tế phụ trách KH.
- Phòng Kinh doanh
+1 trưởng phòng phụ trách chung .
+ 1 thủ kho thành phẩm vật tư .
+ 1 Cử nhân kinh tế phụ trách Maketing.
+ 3 nhân viên theo dõi các đại lý bán hàng .
- 11 cán bộ tiếp thị.
- Phòng Tổ chức hành chính : 4 người .
+ 1 trưởng phòng
+ 1 nhân viên văn thư đánh máy
+ 2 nhân viên tạp vụ.
- Phòng Vật tư: 6 người
+ 1 trưởng phòng
+ 3 lái xe nguyên liệu
+ 1 nhân viên giao dịch cung ứng vật tư
+ 1 nhân viên phụ trách nhập khẩu phụ tùng thay thế
* Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
+ Phòng Kế hoạch: Lập và trình duyệt các kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch tác nghiệp hàng ngày.
Xây dựng và tổ chức thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động tiền lương.
Lập các kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản sửa chữa lớn trung đại tu máy móc thiết bị.
+ Phòng kinh doanh: Tổ chức việc nghiên cứu điều tra nhu cầu thị hiếu, thị trường lập kế hoạch tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của Công ty. Tổ chức cung ứng vật tư hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu theo kế hoạch phục vụ sản xuất kinh doanh. Tiếp nhận ý kiến đóng góp, xử lý đơn đặt hàng.
+ Phòng tổ chức hành chính : Điều động lao động: Tuyển dụng lao động trong Công ty, hướng dẫn điều tra công tác thực hiện hợp đồng lao động, lập kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên, làm các công tác hành chính quản trị.
+ Phòng kỹ thuật: Tổ chức giám sát chặt chẽ sự vận hành của dây truyền sản xuất 24/24, duy trì bảo dưỡng sửa chữa theo kế hoạch định kỳ. Lập báo cáo dự trù vật tư thiết bị thay thế trình phó giám đốc kỹ thuật.
+ Phòng Tổ chức kế toán : Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê:
Tổ chức hướng dẫn việc ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện sổ sách kế toán, hình thức là nhật ký chứng từ. Hàng tháng căn cứ vào sổ sách kế toán chứng từ gốc, lập báo cáo tổng hợp. Tính toán chi phí sản xuất và xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
KT tiêu thụ thành phẩm
KT công nợ TSCĐ
KT bán hàng kê thuế
Thủ quỹ
KT tiền lương, GD ngân hàng
Kế toán vật tư thanh toán tổng hợp
3. Tình hình sử dụng lao động
a) Quy mô, cơ cấu lao động, phân loại lao động.
* Đặc điểm lao động tại công ty sứ gốm Thanh Hà.
Tổng số lao động hiện có của công ty tính đến tháng 1/2003 là 245 người ( số liệu phòng kế toán) kể cả cán bộ công nhân viên của công ty đang nghỉ như: ốm, thai sản, đi học…
Phần lớn công nhân trong công ty được qua trường lớp đào tạo có kiến thức nghề nghiệp. Trong sản xuất ham học hỏi, làm việc nghiêm túc. Chấp hành quy định do công ty đề ra . Đặc biệt là đội ngũ công nhân viên làm việc ở các phòng ban là đội ngũ trẻ hầu hết họ đã tôt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng. Họ có năng lực, nhạy bén trong công tác quản lý, nắm bắt Thị trường , nhiệt tình trong công tác , không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ hiểu biết .
- Cơ cấu phân loại lao động:
Để tạo điều kiện cho việc quản lý, huy động và sử dụng lao động công ty đã phân loại lao động gồm có lao động hợp đồng dài hạn , lao động biên chế là những người do cấp trên phân về và trả lương trong kỳ . Công ty có quyền chi phối toàn bộ quá trình lao động của họ. Lao động theo biên chế được phân thành hai loại:
Lao động trực tiếp: Là những người trực tiếp sử dụng công cụ lao động, tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và là người tạo ra khối lượng sản phẩm vật chất , hoặc trực tiếp quản lý trong quá trình sản xuất của công ty như bộ máy lãnh đạo, cán bộ công ty, cán bộ quản lý ở các phòng ban, phân xưởng.
Lao động hợp đồng chia theo thời gian, thời vụ, hợp đồng dài hạn.
b) Tình hình quản lý và sử dụng lao động:
Giám đốc điều hành, chỉ đạo thi công sản xuất theo phương pháp trực tiếp, phụ trách các phân xưởng là các quản đốc, bộ máy tổ chức khá gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả đảm bảo có sự chỉ đạo trực tiếp từ trên xuống, có sự liên hệ giữa các phòng ban với nhau nhằm mục đích quản lý, giám sát có hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh.
Hàng ngày quản đốc có nhiệm vụ chấm công, theo dõi số lượng lao động, chất lượng công nhân trong sản xuất kinh doanh cơ bản bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động trực tiếp trong các tổ cụ thể: tổ lò nung, tổ tráng men, tổ nghiền nguyên liệu… lao động gián tiếp trong các phòng ban và công nhân viên khác như: dịch vụ, bảo vệ… Trong từng loại lao động lại phân chia thành nhiều cấp bậc , ngành nghề, từng tổ sản xuất. Cách phân loại trên giúp cho việc sử dụng lao động hợp lý , đúng mục đích, đúng ngành nghề. Tính toán lương đúng với công sức lao động , tạo điều kiện kích thích người lao động không ngừng nâng cao tay nghề, thoải mái , hứng thú trong khi làm việc, chất lượng ngày công được tăng lên.
Việc quản lý lao động ở công ty được đặc biệt chú ý. Việc tuyển dụng lao động được công ty chấp hành theo đúng quy định của Sở công nghiệp tỉnh Phú Thọ .
+ Tuyển dụng lao động thời vụ.
Điều kiện tuyển dụng lao động thời vụ: Khi công nhân chính thức và lao động hợp đồng dài hạn đã làm đầy đủ nhưng vẫn thiếu lao động.
Người tuyển dụng vào làm phải đạt tiêu chuẩn đã quy định ở điều 1và điều 2 của cơ chế.
Ngoài cơ chế tuyển lao động công ty còn có các quy định về thi tay nghề cho công nhân, quy định khen thưởng cho tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, quy định về công tác dân số, quy định thăm hỏi, hiếu hỷ, trợ cấp khó khăn, nội dung kỷ luật lao động , an toàn lao động.
c) Các hình thức tiền lương và phạm vi áp dụng:
Có nhiều cách để trả lương nhưng hiện nay công ty đang áp dụng chế độ trả lương theo khối lượng sản phẩm do công nhân làm việc làm ra.
Tương ứng với chế độ trả lương trên là hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương gián tiếp( thời gian)
* Hình thức trả lương theo sản phẩm
Người lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm thì lĩnh lương theo sản phẩm dựa trên số lượng hoàn thành và bảng chấm công.
Tính lương
sản phẩm
=
Số lượng sản phẩm
Hoàn thành
x
Đơn giá
x
%
Số lượng sản phẩm x Đơn giá x 90 % đối với sản phẩm loại I
Số lượng sản phẩm x Đơn giá x 80 % đối với sản phẩm loại II
Số lượng sản phẩm x Đơn giá x 50 % đối với sản phẩm loại III
Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho cán bộ công nhân viên sản xuất trực tiếp tại công ty.
Để tính được tiền lương theo sản phẩm phải dựa trên tổng số lượng sản phẩm của tất cả các tổ, đơn giá tiền lương và % của từng loại sản phẩm.
Ngoài ra công ty còn áp dụng loại lương thời gian và nghỉ việc, ngừng việc hưởng 75% lương.
Lương( +,N,P) = Lương thời gian ngày x Số công nhân nghỉ.
Còn đối với các phòng ban và cán bộ quản lý thì công ty áp dụng hình thức trả lương theo hệ số đã được quy định của Nhà nước.
Các khoản trích như BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tại công ty sứ gốm Thanh Hà- Phú Thọ khi cán bộ công nhân viên bị ốm đau, thai sản , tai nạn lao động … thì được hưởng chế độ trợ cấp BHXH, BHYT.
Quỹ BHXH: Quỹ BHXH của công ty được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương của người lao động.
Trong đó: 15% công ty chịu trên tổng quỹ lương.
5% do cán bộ công nhân viên đóng góp , trừ vào mức lương của từng người.
Cách tính: BHXH = ( Hệ số lương + Phụ cấp ) x 290.000 đ x 15%
BHXH = ( Hệ số lương + Phụ cấp ) x 290.000 đ x 5%
Phạm vi áp dụng : Trích BHXH cho công nhân viên hợp đồng dài hạn và trong biên chế.
Quỹ BHYT : Quỹ BHYT được hình thành bằng cách tríc 3% trên số thu nhập tạm trích doanh nghiệp.
Trong đó: 2% tính vò chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
1% trừ vào lương cơ bản ( Hệ số lương )của cán bộ công nhân viên.
Cách tính : BHYT = ( Hệ số lương + Phụ cấp ) x 290.000 đ x 2%
BHYT = ( Hệ số lương + Phụ cấp ) x 290.000 đ x 1%
Kinh phí công đoàn : Được tính 2% trên tổng tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong công ty,khoản trích này do công ty chịu toàn bộ.
Cách tính : Kinh phí công đoàn = 2% tiền lương.
4. Tình hình chung về công tác kế toán
a) Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán sao cho phù hợp, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả là điều quan trọng để thông tin một cách chính xác, kịp thời đầy đủ cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Từ đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý, quy mô hoạt động Công ty. Hình thức kế toán hiện nay đang áp dụng tại Công ty là hình thức "Nhật ký chứng từ".
Phòng tài chính kế toán là nơi phản ánh, ghi chép kiểm tra, tính toán các nhiệm vụ kinh tế phát sinh, tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất từ đó phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo để lựa chọn định hướng và chỉ đạo hoạt động sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao.
Với đội ngũ kế toán đầy kinh nghiệm phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 7 người. Đứng đầu là trưởng phòng (kế toán trưởng) kiêm kế toán giá thành và các nhân viên phụ trách các phần việc như: Kế toán vật tư thanh toán, kế toán tiền lương, giao dịch ngân hàng, kế toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán công nợ TSCĐ, kế toán bán hàng, thủ quỹ.
Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán.
-Trưởng phòng Tài chính - kế toán: Trách nhiệm của trưởng phòng kế toán là bao quát toàn bộ công tác kế toán Công ty, theo dõi đôn đốc kế toán viên hoàn thành công việc của mình kịp tiến độ chung, tổ chức công tác kế toán sao cho hợp lý mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó trưởng phòng tài chính kế toán còn đảm trách những công việc khác: Kế toán giá thành sản phẩm.
- Kế toán tiền lương, BHXH, giao dịch ngân hàng
Trên cơ sở bảng chấm công từ phòng KHLD kiểm duyệt tính chính xác, đầy đủ, kịp thời cho CBCNV theo chế độ nhà nước ban hành dựa vào đơn giá tiền lương và hệ số lương.
Ngoài ra kế toán tiền lương còn đảm trách phần việc giao dịch ngân hàng: Theo dõi số tiền hiện có công ty đang gửi ngân hàng hoặc số tiền Công ty đang vay của ngân hàng nhận và lưu trữ "giấy báo nợ, giấy báo có".
- Kế toán vật tư, thanh toán tiền mặt: Các nhiệm vụ tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật tư cũng như sự hao hụt nhằm cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn có nhiệm vụ ghi đầy đủ các hoá đơn nhập, xuất và kiểm tra việc nhập xuất vật tư, thành phẩm.
Kế toán thanh toán dựa trên cơ sở các lệnh thu, chi tiền và hoá đơn mua, bán hàng kế toán lập phiếu thu, chi tiền và có nhiệm vụ lưu giữ các chứng từ sau quá trình luân chuyển.
- Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ của các đối tượng mua, bán hàng, hàng tháng tiến hành đối chiếu số phát sinh trong tháng. Đôn đốc nhắc nhở khách hàng về công nợ.
- Kế toán bán hàng: Theo dõi và ghi hoá đơn xuất hàng cho đối tượng mua và bán hàng.
- Kế toán tiêu thụ, thành phẩm: Theo dõi nhập, xuất tồn kho.
- Thủ quỹ : Căn cứ vào phiếu thu, chi tiền mặt đã có đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm, thẩm quyền (giám đốc, kế toán trưởng, kế toán thanh toán...) để thực hiện thu chi tiền. Theo dõi cập nhật chính xác, đồng thời phải luôn nắm được số tiền hiện có trong quỹ, cung cấp số liệu cho phòng tài chính kế toán để có thể nắm bắt kịp thời tình hình thanh toán của Công ty.
Tổ chức hạch toán kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán:
- Tài khoản loại 1: Tài sản lưu động.
- Tài khoản loại 2: Tài sản cố định
- Tài khoản loại 3: Nợ phải trả
- Tài khoản loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu.
- Tài khoản loại 5: Doanh thu
- Tài khoản loại 6: Chi phí
- Tài khoản loại 7: Thu nhập hoạt động khác
- Tài khoản loại 8: Chi phí hoạt động khác
- Tài khoản loại 9 : Xác định kết quả kinh doanh.
b) Hình thức ghi sổ kế toán của Công ty
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ trên máy vi tính và được lập theo chương trình kế toán (trừ một số phần việc kế toán chưa cài đặt) theo hình thức này kế toán căn cứ vào chứng từ gốc cập nhật số liệu vào các bộ phận hệ nghiệp vụ của chương trình kế toán theo máy vi tính: kế toán công nợ phải thu, kế toán công nợ phải trả, kế toán tiền mặt, kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí và tính giá thành ...
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Cuối kỳ sau khi đã cập nhật đầy đủ, chính xác các số liệu phát sinh. Chương trình kế toán cho được các báo cáo về các phân hệ nghiệp vụ .
Công nợ phải thu: Sổ kế toán công nợ phải thu, sổ chi tiết công nợ khách hàng, bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ ...
Công nợ phải trả: Sổ kế toán công nợ phải trả, sổ chi tiết công nợ khách hàng, bảng tổng hợp dố dư công nợ cuối kỳ, kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Số liệu cập nhật ở các phần hệ được lưu ở các phân hệ của mình, ngoài ra còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ nghiệp vụ khác và phân hệ kế toán tổng hợp để mở các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và chi phí giá thành.
Các báo cáo liên quan đến công nợ phải thu, phải trả được nhặt các số liệu từ các phân hệ phải thu, phải trả, bán hàng, hàng tồn.
Trình tự và phương pháp ghi sổ kế toán được phản ánh qua sơ đồ sau.
Trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ quỹ
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng kê
Nhật ký
chứng từ
Sổ cái
Bảng kê
chi tiết số phát sinh
Báo cáo
tài chính
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Việc áp dụng hình thức này đối với công ty là phù hợp vì đây là một doanh nghiệp có quy mô vừa, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản dễ dàng trong khâu kiểm tra đối chiếu, thuận lợi trong việc phân công công tác. Trong điều kiện Phòng kế toán được trang bị máy vi tính, Công ty đã lập chương trình riêng cho công tác kế toán, áp dụng hình thức này kế toán của Công ty tử dụng một số sổ sách sau:
Sổ nhật ký chứng từ .
Các sổ chi tiết các khoản
Sổ quỹ
Sổ cái
- Sổ kế toán chi tiết: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi sổ Nhật ký chứng từ sau đó ghi vào sổ cái của các tài khoản. Những nghiệp vụ cần phản ánh vào sổ quỹ. Cuối tháng lấy tài liệu từ các sổ quỹ và từ bảng phân bổ để ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan .
Cuối tháng căn cứ vào các số kế toán chi tiết số phát sinh các tài khoản .Cuối tháng hoặc cuối kỳ ,sau khi đối chiếu số liệu ở sổ cái với số liệu ở bảng chi tiết số phát sinh ở các tài khoản .
Cuối kỳ căn cứ vào số liệu trên các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái ,bảng chi tiết số phát sinh của tài khoản để lập "Báo cáo kế toán".
* Tài khoản sử dụng:
- Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên
Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác.
- Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm
Tài khoản 621: Chi phí nguyên nhiên, vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
- Kế toán tập hợp các khoản chi phí khác:
Tài khoản 641: Chi phí bán hàng
Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nội dung để phản ánh số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp trong kỳ và kết chuyển vào lúc cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- fghgfhjg.doc