Ngay từ khi thành lập nội dung tuyên truyền của Đài đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của Huyện, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân như việc học tập, quán triệt việc triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng và các chủ trương Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND, UBND vào đời sống, đồng thời nêu bật phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, y tế của các địa phương trong huyện, hướng dẫn nhân dân trong huyện vào công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu nhằm đưa kinh tế Bình Liêu phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Qua đó Đài PT – TH Bình Liêu đã góp phần tich cực cùng lãnh đạo huyện uỷ tham gia quản lý, giám sát xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ qua từng tác phẩm và nội dung chương trình phát thanh – truyền hình.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đài phát thanh –Truyền hình tham gia quan lý, giám sát xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân thực của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
II. NộI DUNG QUảN Lý GIáM SáT Xã HộI CủA BáO CHí
2.1. báo chí đăng tải, bình luận, giải thích, phân tích các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các cấp ngành cho các tổ chức và hoạt động thực tiễn
Trong nhiều văn kiện, Đảng ta đã chỉ rõ: các phương tiện thông tin đại chúng có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực, đưa ra những giải pháp để xây dựng xã hội lành mạnh.
Với hoạt động này, báo chí cần thông tin tới nhân dân lao dộng nội dung các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước, giải thích cơ sở khoa học, thực tiễn và phương hướng, cách thức thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, thuyết phục nhân dân tự giác thực hiện các đường lối chủ trương, chính sách đó. Cần phải bình luận, giải thích để chỉ cho nhân đân thấy sự cần thiết phải đưa ra và thực hiện những quyết định cụ thể này.
Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi nhà báo phải có sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lĩnh vực và vấn đề có liên quan đến những chủ trương, chính sách mới. Đồng thời, phải biết sử dụng các chuyên gia trong các lĩnh vực nhất là những người có uy tín lớn trong xã hội như các nhà khoa học đầu ngành, các nhà kinh tế, những nhà hoạt động nghệ thuật nổi tiếng. Những ý kiến của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa đến hiệu quả thông tin về đường lối, chính sách. Chẳng hạn như, khi Nhà nước ban hành Luật cải cách hành chính báo chí phải có nhiệm vụ thông tin đến công chúng nội dung của Luật sửa đổi, giải thích nguyên nhân dẫn đến việc sửa đổi, thuyết phục động viên nhân dân thực hiện.
2.2. Báo chí phản ánh kịp thời tình hình thực tế, thực trạng công việc ở từng địa phương hoặc một vấn đề nào đó trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Mục đích của hoạt động này là nhằm thông tin một bức tranh toàn diện về sự vật với những mối quan hệ phức tạp của nó, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý và người cán bộ lãnh đạo có đủ các dữ kiện để đưa ra những quản lý mới. Mặt khác, bằng sự phân tích, giải thích sâu sắc của mình, báo chí có thể đưa ra những yêu cầu, kiến nghị cụ thể. Những kiến nghị đó xuất phát từ những tiềm năng chưa phát hiện, những sáng kiến tiến bộ, những kinh nghiệm trong lãnh đạo sản xuất, những nhân tố mới trong sản xuất kinh doanh…Hoạt động này đòi hỏi báo chí phải năng động bám sát thực tế cuộc sống, nhạy bén với đổi thay của thời cuộc, luôn có mặt ở những điểm nóng của đời sống, gần gũi với nhân dân để nắm bắt được tình hình, phát hiện được những vấn đề mới mẻ có ích để phân tích kịp thời.
Tại buổi lễ kỉ niệm 40 năm ngày Báo Nhân dân ra số báo đầu tiên, trong bài phát biểu của mình đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chỉ rõ sự cần thiết của phương hướng hoạt động này: “Gặp khi có những chủ trương, chính sách chưa sát, chưa đúng, sự phản ánh những ý kiến trung thực và có trách nhiệm của công dân trên các diễn đàn báo chí giúp cho Đảng và Nhà nước ta kịp thời sửa chữa sai lầm, bổ sung cho các chủ trương, chính sách…những người viết báo trong quá trình thâm nhập thực tế, ngoài những bài viết có thể và cần thiết tiến hành tập hợp và phân tích tình hình, phản ánh ý kiến nhân dân, nêu kiến nghị với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ở các cấp đồng thời phản ánh những mô hình, điển hình làm tốt trong nhân dân về những lĩnh vực để nhân rộng ra”.
Thực tế cho thấy, trong những thời kì lịch sử cụ thể, báo chí nước ta có những đóng góp to lớn trong việc phát hiện cổ vũ cho những nhân tố mới, cho điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất. Chẳng hạn như, sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong thập kỷ 80 gắn liền với sự ra đời của Chỉ thị số100 ngày13/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương và Nghị quyết số10 ngày 12/04/1988 của Bộ Chính trị liên quan đến vấn đề cải tiến quản lý, hoàn thiện cơ chế khoán trong nông nghiệp. Báo chí đã góp phần không nhỏ trong việc phản ánh hiện trạng nền nông nghiệp, phát hiện yêu cầu bức bách của việc tiếp tục sản xuất, chỉ ra và đấu tranh, khẳng định ủng hộ cổ vũ cho những yếu tố tích cực trong thực tiễn vận động của lĩnh vực kinh tế hàng hoá này.
2.3. Báo chí tham gia vào việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, quan điểm nghị quyết, pháp luật của Nhà nước, phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Trước hết, báo chí kiểm tra giám sát việc thực hiện đường lối chủ trương của Nhà nước trong thực tiễn của các cấp ngành và toàn thể nhân dân. Yêu cầu của hoạt động này đối với báo chí là phát hiện kịp thời các sai lầm khuyết điểm, những vấn đề khó khăn ách tắc trong việc chỉ đạo và thực hiện các quyết định quản lý. Hoạt động giám sát kiểm tra không chỉ thực hiện bằng chính hoạt động nghề nghiệp của nhà báo với tác phẩm công bố mà còn bằng việc nghiên cứu, phân tích như bạn đọc và xử lý một cách phù hợp với uy tín nghề nghiệp của mình.
Kết quả hoạt động kiểm tra giám sát của báo chí là nguồn thông tin quan trọng giúp Đảng, Nhà nước và các cấp có thẩm quyền kịp thời quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động của mình với các cơ quan tổ chức cấp dưới. Mặt khác, nguồn thông tin tác động đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, có khuyết điểm giúp họ nhận thức được thiếu sót để tự điều chỉnh hoặc trong một số trường hợp công chúng tạo áp lực buộc họ phải sửa chữa.
Cùng với báo chí nói chung, Đài phát thnah cũng tích cực tham gia vào chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội trong các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Mục đích của đấu tranh này là nhằm khẳng đinhh tính ưu việt của chế độ phát hiện và nhân rộng các yếu tố tích cực, điển hình, loại bỏ khỏi đời sống xã hội những hiện tượng có hại với đất nước và nhân dân. Trong cuộc đấu tranh này, Đảng đã tiến hành một cách cương quyết có tính nguyên tắc để chống lại những biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, lãng phí, cửa quyền…Đảng ta yêu cầu: “Cần đưa công khai trên báo, đài hoặc qua các cuộc sinh hoạt của các tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng, những cán bộ Đảng viên kể cả cán bộ cao cấp mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất”.
Theo tinh thần đó, báo chí tiến hành cuộc điều tra này một cách thường xuyên, kiên trì, kiên quyết dũng cảm, trách nhiệm trước Đảng và nhân dân. Bằng các địa chỉ, tên người, số liệu xác thực báo chí đã nêu công khai trên công luận những vụ việc tiêu cực để dư luận biết, lên án giúp cơ quan chức năng điều tra, xử lý giúp các tổ chức và cá nhân tự sửa chữa sai lầm của mình. Cũng nhờ báo chí mà nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng đã đưa ra ánh sáng, xử lý kịp thời và đúng pháp luật. Cụ thể như vụ án Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, Phương Linh Hột hay vụ PMU18 của Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng, …
Ngoài việc phản ánh những mặt tiêu cực, báo chí còn đăng tải, nhân rộng những điển hình, gương người tốt việc tốt trong xã hội để tác động vào nhận thức của nhân dân giúp con người làm việc có ích cho xã hội. Để việc phản ánh đấu tranh trên công luận làm thế nào đạt hiệu quả, vừa không để các thế lực xấu lợi dụng xuyên tạc đường lối nhằm chống lại chúng ta. Muốn vậy, nền báo chí phải có cách nhìn sâu sắc, có trách nhiệm trong việc phản ánh, đánh giá và phân tích hoạt động của tổ chức, cá nhân. Mặt khác, các tổ chức cá nhân cũng cần bình tĩnh, tôn trọng và lắng nghe những thông tin trên công luận để tự điều chỉnh, tự sửa những sai sót, khuyết điểm của mình trong hoạt động.
Như vậy, cả ba phương hướng hoạt động trên của báo chí đan xen lẫn nhau tạo nên mối liên hệ chặt chẽ trường thông tin tích cực giữa chủ thể và khách thể quản lý, giữa các thành tố trong xã hội V.I.Lênin đã nói: “Thuyết phục quần chúng nhân dân bao giờ cũng sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý” tức là trong khi thực hiện các chức năng tư tưởng khác, báo chí đồng thời thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình.
CHƯƠNG II
THực tiễn quản lý giám sát tại Đài Phát Thanh –Truyền Hình bình liêu
I. Vài nét khái quát về Đài Phát Thanh – Truyền Hình Bình Liêu
Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở cực bắc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 130km, phía bắc giáp với huyện Phòng Thành và Nam Ninh( Tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc ), phía nam giáp với huyện Tiên Yên, phía tây giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Bình Liêu là huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích tự nhiên là 471,4 km2, dân số gần 29.000 người gồm một thị trấn và 7 xã trong đó xã Hoành Mô có cửa khẩu. Bình Liêu có 5 dân tộc sinh sống: Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa.
Kinh tế Bình Liêu kết hợp giữa nông và lâm nghiệp, đời sống kinh tế chưa cao, điều kiện giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí trong huyện còn chưa đồng đều, là huyện biên giới. Do vậy, vấn đề thông tin đến mọi người nhất là về trình độ khoa học kĩ thuật, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước là một đòi hỏi cấp thiết. Nắm được đặc điểm này Đài truyền thanh - Truyền hình Bình Liêu đã phát huy cao độ vai trò của mình trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, mục tiêu nhiệm vụ kinh tế của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện tham gia giám sát xã hội.
Đài Phát Thanh – Truyền Hình (PT - TH) Bình Liêu được thành lập từ năm 1966 có hệ thống đường dây từ trung tâm huyện về các xã. Đến 1986 Đài chuyển từ truyền thanh sang phát thanh qua sóng FM. Hàng ngày, Đài tiếp phát sóng vào các buổi sáng trưa và tối, mỗi tuần có hai chương trình thời sự địa phương. Năm 1995 cùng với phát thanh, Đài có cả truyền hình.
Sau 44 năm thành lập và phát triển, hiện đội ngũ cán bộ công nhân viên của Đài có 20 người được phân thành 2 tổ: tổ biên tập gồm 8 người, tổ kĩ thuật gồm 12 người. Trong đó số người đã tốt nghiệp đại học là 6 người, số người đang theo học đại học tại chức là 2 người, còn lại là trung cấp. Về phương tiện kĩ thuật thì hiện nay Đài có 1 máy phát hình màu, công suất 500W và một máy phát thanh công suất 100W phát trên sóng FM tần số 98,3MHz, có 6 máy camera kĩ thuật số. Toàn Huyện có 4 trạm phát sóng chuyển tiếp bao gồm các trạm: Thị Trấn, Húc Động, Hoành Mô và Đồng Văn. Mỗi ngày Đài tiếp phát sóng truyền hình vào lúc 9 giờ, sóng phát thanh vào lúc 7 giờ, chương trình thời sự địa phương đối với truyền hình có hai chương trình phát tối thứ 4 vào lúc 19giờ 45 phút, trưa thứ 5 vào lúc 13 giờ 45 phút và phát lại vào chiều thứ 6, thứ 7 vào lúc 17 giờ 30 phút. Chương trình thời sự địa phương đối với phát thanh có 4 chương trình, phát mỗi ngày 2 lần vào trưa và chiều, lúc 11 giờ 30 phút và 17 giờ 15 phút các ngày trong tuần. Mỗi chương trình thời sự địa phương có thời lượng là 15 phút. Với dân số gần 30 vạn người trong huyện, hiện nay diện phủ sóng truyền hình của Đài là 98%, diện phủ sóng phát thanh là 95%. Ngoài thời lượng phát sóng chương trình thời sự địa phương Đài PT – TH Bình Liêu còn tiếp sóng phát thanh – truyền hình của tỉnh, của Trung ương.
1.1. Tôn chỉ mục đích của Đài
Thực hiện nghiêm quy chế của ngành học, dưới sự chỉ đạo cua Ban Tuyên giáo huyện uỷ Bình Liêu, Đài tập trung tuyên truyền mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện. Luôn chấp hành tốt Luật báo chí làm tròn chức năng của một cơ quan truyền thông nhằm động viên, giáo dục và định hướng dư luận hành động đúng đem tới công chúng những thông tin cần thiết về mọi mặt trong đời sống. Trên cơ sở đó góp phần ổn định chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng an ninh tạo sức mạnh cộng đồng để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
1.2. Đối tượng phục vụ
Đài PT – TH Bình Liêu phục vụ cho gần 30 vạn dân trên địa bàn toàn huyện với nhiều thành phần, lứa tuổi bao gồm các cán bộ công nhân viên ở các trường học, lực lượng công an, quân đội thuộc các đưn vị đóng tại Bình Liêu, bà con nông dân thuộc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau; khán – thính giả của Đài thuộc nhiều tổ chức xã hội như; thanh thiếu niên, phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,…
Tóm lai, đối tượng phục vụ của Đài là toàn thể công chúng sinh sống và làm việc trên địa bàn Bình Liêu
1.3. Nhiệm vụ của Đài
Đài PT – TH Bình Liêu tiếp phát sóng phát thanh – truyền hình Đài
Trung ương và Đài tỉnh theo kế hoạch được giao. Sản xuất, cung cấp tin, bài trên địa bàn cho Đài tỉnh. Đồng thời được giám đốc – Tổng biên tập Đài tỉnh uỷ quyền và chịu trách nhiệm sản xuất chương trình địa phương, phát sóng phát thanh – truyền hình huyện theo kế hoạch được giao hàng năm. Tham mưu cho huyện uỷ, UBND huyện và phối hợp với các ngành chức năng cấp huyện trong việc xây dựng và phát triển quản lý hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện. Hướng dẫn, giúp đỡ, bồi dưỡng chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn (kĩ thuật – biên tập) các Đài phát thanh cơ sở. Quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, ngân sách theo sự phân cấp quản lý và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý, thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước.
II. Khảo sát việc quản lý, giám sát xã hội tại Đài PT – TH Bình Liêu
Ngay từ khi thành lập nội dung tuyên truyền của Đài đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của Huyện, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân như việc học tập, quán triệt việc triển khai Nghị quyết của Trung ương Đảng và các chủ trương Nghị quyết của Huyện uỷ, HĐND, UBND vào đời sống, đồng thời nêu bật phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực như văn hoá, giáo dục, y tế của các địa phương trong huyện, hướng dẫn nhân dân trong huyện vào công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu nhằm đưa kinh tế Bình Liêu phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Qua đó Đài PT – TH Bình Liêu đã góp phần tich cực cùng lãnh đạo huyện uỷ tham gia quản lý, giám sát xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ qua từng tác phẩm và nội dung chương trình phát thanh – truyền hình.
2.1. Đài PT – TH Bình Liêu thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương thông qua việc đăng tải các văn kiện, Nghị quyết
Về lĩnh vực chính trị: Hưởng ứng cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên toàn quốc. Đài PT – TH Bình Liêu không ngừng đóng vai trò tích cực trong việc tuyên truyền, đưa tin về các tổ chức, cá nhân điển hình, xuất sắc trong việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như các bài viết “Chiến Sỹ Đồn Biên phòng 23 học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của phóng viên Hoàng Cao, bài viết “Người chủ tịch xã hết lòng vì dân” của Tiến Cường,…Các bài viết vừa nêu gương tiêu biểu vừa tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước phát huy tinh thần tham gia vào xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh của các cán bộ Đảng viên trong toàn huyện.
Đầu năm 2010, Đài tập trung vào công tác tuyên truyền mừng Đảng, mừng xuân, phổ biển Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện, lễ phát động ra quân đầu năm, tuyên truyền các đường lối của các cấp lãnh đạo đề ra như sản xuất vụ đông xuân, các mô hình trang trại, thông tin trực tiếp các cuộc họp HĐND huyện, hoạt động của các lễ hội ở địa phương, kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3, …Trong những ngày này Đài đều có kế hoạch tuyên truyền bằng những tin bài cụ thể. Chẳng hạn như nhân ngày Quốc tế phụ nữ đã có loạt bài như “Gieo chữ trên đất biên cương”, “Phụ nữ Hoành Mô với việc xây dựng kinh tế”…Các bài viết nhằm tuyên truyền sâu rộng các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phản ánh các sự kiện, các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Ngoài ra, Đài còn chú trọng tới việc phát sóng các kì họp HĐND huyện nhằm đưa thông tin đẽn ho mọi người dân trong huyện biết về nội dung cuộc họp để từ đó có ý kiến phản hồi đóng góp cho các văn kiện mới của huyện hợp lý hay không hợp lý để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế ở cơ sở và lòng dân.
Đài PT – TH Bình Liêu còn tuyên truyền về lễ hội lớn của địa phương như lễ hội Đền Lục Nà nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa của dân tộc đồng thời còn tuyên truyền về chính sách bảo tồn di tích lịch sử của Nhà nước đến từng người dân.
Về lĩnh vực kinh tế
Trong nông nghiệp: Bình Liêu phần lớn là sản xuất nông nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện đạt giá trị tăng trưởng cao,luôn phổ biến và tuyên truyền các Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chẳng hạn như bài viết “Bình Liêu: hiệu quả kinh tế từ công thức luân canh mới” của phóng viên Hoàng Gái, phát sóng ngày 18/03/2010. Để phục vụ cho việc sản xuất của nhân dân được thuận lợi, Đài còn liên tục thông tin về những diễn biến thất thường của thời tiết, tình hình sâu bệnh ở lúa và các loại hoa màu. Ví dụ như tin viết về “Dịch rầy nâu đang bùng phát tại Vô Ngại” của Thanh Thuý nhằm thông báo về tình hình sâu bệnh hại lúa cho bà con nông dân được biết. Đặc biệt, Đài luôn khuyến cáo nhân dân chủ động đối phó với mọi tình hình phức tạp của thời tiết, tránh thiệt hại và tổn thất về kinh tế.
Trong công nghiệp: Bình Liêu là một thị trấn đang phát triển và có nhiều tiềm năng, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã và đang hình thành nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Đài đã thúc đẩy công tác thông tin tuyên truyền thu hút các dự án hợp tác đầu tư thu hút nguồn vốn của tỉnh, tạo bước phát triển kinh tế ngày càng cao để không ngừng nâng cao đời sống của người dân.
Ngoài ra trong năm 2010 sẽ có nhiều dự án lớn được triển khai như: Trung tâm thương mại cửa khẩu Hoành Mô, mở rộng đường quốc lộ 18C, xây dựng khu kinh tế Phặc Chỉ,….Chẳng hạn như trong bài viết “Sức sống mới khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô” của Hoàng Cao cho biết: từ năm 2005 đến năm 2009, huyện Bình Liêu đã thu hút được 6 dự án đầu tư với tổng số vốn trên 200 tỷ đồng. Một số dự án có tổng mức đầu tư lớn là dự án nhà máy ghạch ngói Đồng Tâm, nhà máy chế biến nông lâm sản Tình Húc, …Đài luôn đóng vai trò trong việc tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội ổn định chính trị đến với người dân.
Về lĩnh vực văn hoá: Trong thời gian qua Đài PT – TH Bình Liêu không ngừng tuyên truyền giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của 5 dân tộc anh em sinh sống tại Bình Liêu và vận động thúc đẩy toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Cùng với việc tuyên truyền, Đàì PT – TH Bình Liêu còn phối hợp với phòng văn hoá thông tin huyện tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ giữa các dân tộc để giữ gìn các nét văn hoá truyền thống như : Hát Then (dân tộc Tày) hát Soóng Cọ (dân tộc Sán Chỉ),….
Trong công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, Đài luôn tuyên truyền phổ biến những chủ trương chính sách về an ninh xã hội, đăng tải các tin bài về hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng. Chẳng hạn như bài viết “Vụ án xét xử chủ xe khách giết người” của Hoàng Cao, “Vụ án xét xử đối tượng vận chuyển 300 kg pháo lậu” của Tiến Cường, …Các tin , bài Đài đăng tải đều nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương, an ninh xã hội.
2.2. Đài PT – TH Bình Liêu góp phần phản ánh tình hình thực tế của từng địa phương trong huyện để các cơ quan lãnh đạo, các ban ngành có hướng chỉ đạo tích cực, sát thực đạt hiệu quả
Đài PT – TH Bình Liêu là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ huyện, là diễn đàn của nhân dân. Nắm rõ vai trò của mình để làm tốt công tác kiểm tra giám sát xã hội, Đài luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ huy của Huyện ủy,HĐND, UBND trong việc nắm chắc các chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, phản ánh chính xác kịp thời các sự kiện quan trọng đến nhân dân. Tích cực tham gia khảo sát, phân tích tình hình thực tế ở từng địa phương giúp cơ quan lãnh đạo, các ban ngành có hướng chỉ đạo xác thực và hiệu quả hơn.
Bình Liêu là một huyện thuần nông kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng ở mỗi xã, mỗi địa phương tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội khác nhau. Vì vậy, cùng một chính sách của huyện đưa ra có thể thực hiện tốt ở xã này nhưng lại không phù hợp với xã khác. Cụ thể như xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn thì nội dung tin bài được hướng tới chủ yếu là về kinh tế nông nghiệp đó là giống và năng suất của từng loại lúa, các loại phân đạm trong từng mùa vụ. Đối với các xã như Húc Động, Đồng Tâm, Đồng Văn thì nội dung tin bài chủ yếu hướng tới các mô hinh kinh tế như mô hình trang trại trồng rừng và chăn nuôi gia súc.
Ngoài ra đài còn đưa tin bài về các địa phương có gương làm ăn kinh tế giỏi, có sự phát minh mới trong sản xuất. Ví dụ như “ Thoát nghèo từ cây hồi và” của Hoàng Cao hay “Chị Chìu Nhì Múi làm giàu nhờ kinh tế trang trại” của Tiến Cường. Các tin, bài này Đài đăng tải nhằm mục đích phản ánh tình hình phát triển kinh tế của từng địa phương vừa nhằm tuyên truyền các chính sách đầu tư, cách thức xây dựng mô hình kinh tế đến từng hộ dân ở các địa phương, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế trong toàn huyện.
Ngoài ra, Đài còn tham gia tích cực vào việc phản ánh tình hình đảm bảo an toàn giao thông ở các xã trong toàn huyện. Điều này được thể hiện rất rõ trong các trang phát thanh của Đài: những thông tin về sai phạm, tình hình thực hiện các chỉ thị của Chính phủ về việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông, vấn đề đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường, những vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn huyện… những thông tin này giúp các cơ quan chức năng và lãnh đạo huyện có cái nhìn tổng thể về trật tự an toàn giao thông để từ đó có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.
Nói chung, những tin bài được phát đều nhằm mục đích phản ánh tình hình thực tế ở địa phương từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sự quản lý, giám sát của Đài không giống như sự quản lý, giám sát của các cấp lãnh đạo chính quyền mà chỉ tham gia, đóng góp vào sự quản lý, giám sát xã hội bằng việc quan sát, theo dõi, phản ánh tình hình thực tế bằng các tin, bài từ đó đưa ra ý kiến góp phần cùng các cơ quan chức năng đưa ra những biện pháp quản lý mới phù hợp với tình hình thực tế và lòng dân.
2.3. Đài PT – TH Bình Liêu tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phản ánh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội
Đài PT – TH Bình Liêu là cơ quan ngôn luận, là nhịp cầu nối giữa Đảng bộ với nhân dân trong huyện. Đài luôn coi trọng việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong huyện là nhiệm vụ trọng tâm của mình. Phối hợp với các cấp uỷ chính quyền, các cấp, các ngành trong toàn huyện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng xây dựng Bình Liêu ngày càng phát triển.
Bên cạnh việc đăng tải, phân tích Đài PT – TH Bình Liêu còn đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện các đường lối, chính sách của Đảng bộ huyện. Cụ thể, trước mỗi kỳ họp của Đảng bộ huyện, HĐND, UBND huyện, Đài mở nhiều diễn đàn để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào những văn kiện chuẩn bị trình Đại hội, đồng thời phản ánh những tâm tư nguyện vọng, những kiến nghị của quần chúng tới Đảng bộ, HĐND trước mỗi kỳ họp. Nhờ có kênh thông tin này mà các kỳ họp HĐND huyện đã có những bàn bạc, đánh giá và chỉnh sửa những văn kiện, đường lối đã đề ra cho phù hợp với thực tế và lòng dân. Ví dụ như việc dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây con vụ mùa, các mô hình kinh tế ở Đồng Văn, Đồng Tâm, Lục Hồn, …Các dự thảo báo cáo chính trị, các Bộ luật, các chính sách mới, …đều được công bố công khai trên Đài để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Thông qua những ý kiến đóng góp này góp phần làm cho các Nghị quyết, văn kiện đi sâu vào cuộc sống nhân dân thiết thực hơn. Điều đó chứng tỏ rằng, Đài không chỉ có chức năng tuyên truyền, động viên, tổ chức quần chúng tham gia vào việc xây dựng, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng – Nhà nước.
Ngoài ra, Đài còn là nơi kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách đó xuống người dân như thế nào. Đài luôn chú ý những ý kiến phản hồi của người dân như trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, dồn điền đổi thửa trong nông nghiệp. Đài luôn theo dõi, quan tâm đến những ý kiến của nhân dân từ đó phản ánh đến phòng nông nghiệp huyện để có những biện pháp chính sách phù hợp, kịp thời với tình hình. Tuy nhiên, bên cạnh việc tuyên dương Đài PT – TH Bình Liêu còn phê phán kịp thời những việc làm vi phạm nguyên tắc, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong xã hội như lấn chiếm lòng đường để xây nhà, lợi dụng đất làm trang trại để xây nhà ở, các đối tượng vi phạm pháp luật…
Tóm lại, để thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác tham gia quản lý, giám sát xã hội Đài PT – TH Bình Liêu luôn tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với trạm phát thanh các xã, quần chúng nhân dân nhằm phản ánh, phân tích thực tế đạt hiệu quả cao, giúp các cấp lãnh đạo chính quyền có định hướng, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở đưa kinh tế, văn hoá, xã hội trong toàn huyện ngày càng vững chắc.
Hạn chế :
Tin bài mang tính chất phát hiện, phê bình chưa nhiều còn nặng nề về phản ánh thành tích, chưa thự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo chí tham gia quản lý và giám sát xã hội.doc