MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM TRUYỀN DẪN VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC
1.Quá trình hình thành và phát triển 1
2. Môi trường kinh doanh 2
2.1 Tình hình cạnh tranh dịch vụ VoIP và dịch vụ thuê kênh riêng 2
2.2 Đánh giá về các đối thủ 3
3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm truyền dẫn viễn thông điện lực 4
3.1 Nguyên tắc làm việc 4
3.2 Mô hình cơ cấu tổ chức 5
3.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 5
3.3.1 Phòng tổ chức hành chính 5
3.3.2 Phòng kĩ thuật 6
3.3.3 Phòng kinh doanh 7
3.3.4 Phòng tài chính kế toán 8
3.3.5 Phòng vận hành 9
3.3.6 Phòng hạ tầng truyền dẫn 10
3.3.7 Phòng quản lý xây dựng 10
3.3.8 Phòng truyền dẫn miền Trung 11
3.3.9 Phòng truyền dẫn miền Nam 12
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM TRUYỀN DẪN VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC
1. Các thành tựu mà Trung tâm đã đạt được 14
1.1 Thành tựu trong kinh doanh- 14
1.1.1 Doanh thu thoại trong nước và quốc tế 16
1.1.2. Doanh thu kênh thuê riêng (KTR) trong nước và quốc tế 18
1.1.3. Lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước 20
1.2 Thành tựu trong các lĩnh vực khác 22
1.2.1 Các hoạt động xã hội 22
1.2.2 Các hoạt động thể thao 22
2. Các hoạt động quản trị tại Trung tâm truyền dẫn viễn thông điện lực
2.1. Chiến lược kinh doanh 23
2.2. Quản trị sản xuất và tác nghiệp 23
2.3. Quản trị chất lượng 25
2.4. Quản trị Marketing 27
2.5. Quản trị nhân lực 28
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TRUNG TÂM TRUYỀN DẪN VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC
1. Ưu điểm, nhược điểm của Trung tâm 29
1.1 Ưu điểm 29
1.2 Nhược điểm 30
2. Nguyên nhân 31
2.1 Nguyên nhân chủ quan 31
2.2 Nguyên nhân khách quan 31
3. Định hướng phát triển trong thời gian tới 32
3.1 Dịch vụ VoIP 179 trong nước và quốc tế 32
3.2 Dịch vụ thuê kênh riêng (KTR)trong nước 32
3.3 Dịch vụ thuê kênh riêng (KTR)quốc tế 32
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá chung về trung tâm truyền dẫn viễn thông điện lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí tài sản
3.3.5 Phòng vận hành
3.3.5.1 Chức năng
Tham mưu Giám đốc về công tác vận hành mạng truyền dẫn và điều hành xử lý sự cố mạng truyền dẫn của toàn Công ty
3.3.5.2 Nhiệm vụ
- Theo dõi vận hành mạng truyền dẫn của Trung tâm trên toàn quốc
- Cập nhật thông tin vận hành đường trục và hệ thống hàng ngày, trực tiếp quản lý các nguồn lực để mạng lưới và kết nối, phát triển các dịch vụ mới
- Điều hành xử lý các sự cố trực tiếp các Trung tâm, các điện lực trên toàn mạng , đưa ra các phương án giải quyết khắc phục nhanh nhất
- Lập các phương án phân cấp xử lý sự cố để khắc phục nhanh nhất khi có sự cố xảy ra
- Phối hợp các đơn vị trong Trung tâm lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa, nâng cấp hệ thông truyền dẫn viễn thông
- Báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống truyền dẫn, báo cáo lãnh đạo Trung tâm và Công ty
3.3.6 Phòng hạ tầng truyền dẫn
3.3.6.1 Chức năng
Quản lý cơ sở hạ tầng truyền dẫn vật chất kỹ thuật của hệ thống viễn thông điện lực thuộc EVNTelecom quản lý và cơ sở hạ tầng truyền dẫn trao đổi với các đơn vị khác ngoài EVNTelecom
3.3.6.2 Nhiệm vụ
- Thường xuyên cập nhật quản lý thực trạng hạ tầng hệ thống hiện hữu trên phạm vi toàn quốc
- Xây dựng hồ sơ cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống bao gồm thiết bị đang sử dụng trên hệ thống, quản lý chi tiết hệ thống cáp quang đang sử dụng, vây dựng cập nhật số liệu về sợi quang, hướng đấu nối. Theo dõi thống kê đánh giá chất lượng các tuyến quang để sửa chữa , thay thế, triển khai mới.
- Là đầu mối của Trung tâm thực hiện công tác tiếp nhận và bàn giao sợi quang trao đổi với các đơn vị ngoài EVNTelecom. Cập nhật hệ thống cáp quang do các điện lực đầu tư xây dựng, thống kê xác nhận khối lượng thuê sợi quang của Điện lực và khối lượng thuê Điện lực vận hành (thuê vị trí, nguồn…) và các vấn đề khác liên quan đến Điện lực.
- Thực hiện triển khai các công trình kỹ thuật tại Trung tâm, đấu nối tăng dung lượng và thông tuyến phục vụ các dịch vụ viễn thông.
3.3.7 Phòng quản lý xây dựng
3.3.7.1 Chức năng
Tham mưu giúp giám đốc Trung tâm trong các lĩnh vực : quản lý đầu tư, sửa chữa lớn các công trình, quản lý thẩm tra, thẩm định dự án, nâng cấp, đại tu…
3.3.7.2 Nhiệm vụ
- Là đầu mối cập nhật để áp dụng các văn bản chế độ, các quy định hiện hành của Nhà nước và Tập đoàn trong lĩnh vực quản lý xây dựng đầu tư
- Là đầu mối giải quyết các công việc liên quan đến công tác quản lý xây dựng và sửa chữa lớn, quản ký dự án đầu tư, công tác đấu thầu tại Trung tâm
- Chủ trì lập, thẩm định, trình cấp trên phê duyệt kế hoạch chuẩn bị đầu tư, thực hiện các thủ tục trong đầu tư xây dựng, xây lắp, sửa chữa lớn. cải tạo nâng cấp các công trình
- Chủ trì các công tác mời thầu, đấu thầu, chỉ định thầu, mời chào hàng cạnh tranh, lựa chọn nhà thầu cho các công trình đầu tư xây dựng, xây lắp
Chủ trì các công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao, hoàn tất hồ sơ, các thủ tục thanh quyết toán các công trình đầu tư, xây dựng, xây lắp
Chỉ đạo, tổ chức hệ thống quản lý lưu trữ hồ sơ các công trình
-Tổ chức báo cáo tình hình quản lý xây dựng theo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu
3.3.8 Phòng truyền dẫn miền Trung
3.3.8.1 Chức năng
Tham mưu giúp giám đốc Trung tâm về công tác kinh doanh, trực tiếp xây lăp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị truyền dẫn trong phạm vi địa bàn quản lý
3.3.8.2 Nhiệm vụ
- Điều hành hướng dẫn, giám sát các hoạt động kinh doanh của Trung tâm trên địa bàn
- Làm đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của Trung tâm trên phạm vi địa bàn quản lý
- Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, xây lắp sản xuất kinh doanh đảm bảo tiến độ các công trình theo yêu cầu của Công ty
- Tổ chức đội ngũ thực hiện chức năng điều hành miền đối với lĩnh vực truyền dẫn
- Tổ chức trực ca, vận hành theo chế độ 24*7 đối với toàn bộ hệ thống thiết bị quản trị quản lý theo phân cấp của Trung tâm
- Thừa lệnh điều hành về công tác vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố do phòng Vận hành Trung tâm yêu cầu
- Thực hiện khai báo cấu hình, cấp kênh theo chỉ đạo của Trung tâm
- Tham gia xây dựng các quy định, quy chế khai thác thiết bị vận hành, mạng lưới. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ thiết bị và hệ thống do Trung tâm giao quản lý điều hành
- Đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới về Trung tâm và các nhiệm vụ khác khi được Trung tâm giao
3.3.9 Phòng truyền dẫn miền Nam
3.3.9.1 Chức năng
Tham mưu giúp giám đốc Trung tâm về công tác kinh doanh, trực tiếp xây lăp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị truyền dẫn trong phạm vi địa bàn quản lý
3.3.9.2 Nhiệm vụ
- Điều hành hướng dẫn, giám sát các hoạt động kinh doanh của Trung tâm trên địa bàn
- Làm đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của Trung tâm trên phạm vi địa bàn quản lý
- Chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch, xây lắp sản xuất kinh doanh đảm bảo tiến độ các công trình theo yêu cầu của Công ty
- Tổ chức đội ngũ thực hiện chức năng điều hành miền đối với lĩnh vực truyền dẫn
- Tổ chức trực ca, vận hành theo chế độ 24*7 đối với toàn bộ hệ thống thiết bị quản trị quản lý theo phân cấp của Trung tâm
- Thừa lệnh điều hành về công tác vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố do phòng Vận hành Trung tâm yêu cầu
- Thực hiện khai báo cấu hình, cấp kênh theo chỉ đạo của Trung tâm
- Tham gia xây dựng các quy định, quy chế khai thác thiết bị vận hành, mạng lưới. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ thiết bị và hệ thống do Trung tâm giao quản lý điều hành
- Đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới về Trung tâm và các nhiệm vụ khác khi được Trung tâm giao.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM TRUYỀN DẪN VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC
1. Các thành tựu mà Trung tâm đã đạt được
1.1 Thành tựu trong kinh doanh
Hiện nay Trung tâm truyền dẫn viễn thông điện lực đang kinh doanh 02 dịch vụ chính là dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế (VoIP) và dịch vụ cho thuê kênh riêng. Trong những năm vừa qua Trung tâm đã đạt được một số kết quả như sau:
- Giành thị phần trên trường quốc tế, khẳng định chất lượng và áp dụng cơ cấu giá cạnh tranh linh hoạt. Tập trung mở rộng các hình thức mua dung lượng, giảm thiểu chi phí đầu tư đông thời tạo thêm môi trường kinh doanh qua lại với các đối tác
- Hình thức mua quyền sử dụng dung lượng được tính đến các hình thức khả thi hơn so với cách mua dung lượng truyền thống.
- Tập trung hoàn thiện dự án kết nối quốc tế để tạo cạnh tranh với các đối thủ và cũng mở thêm hướng kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng mới, hoàn thiện dự án xây dựng cáp quang biển kết nối từ Việt Nam đi một số nước Châu Á như Singapore, Hôngkông, Nhật Bản, Mỹ…Đây là cơ hội lớn cho EVNTelecom phát triển số lượng khách hàng, đa dạng hoá khách hàng cũng như nhu cầu dịch vụ, đồng thời giảm thiểu chi phí và tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trong nước
- Hoàn thiện dự án thiết lập cổng quốc tế Mộc Bài nhằm đa dạng hoá các hướng đi quốc tế của EVNTelecom tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Áp dụng chính sách giá cả hợp lý, đảm bảo thời gian cấp dịch vụ và chất lượng và đang tiếp tục thương thảo với đối tác chiến lược HGC để giành được toàn bộ hoặc một gói thấu cung cấp các kênh riêng cho hãng Reuter (hơn 50 kênh)
TT
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
(triệu đồng)
263.748
324.187
422.809
515.818
645.721
1
Doanh thu viễn thông
261.000
320.587
420.809
513.718
645.421
a
Dịch vụ VoIP+IDD quốc tế
156.637
190.782
220.561
260.195
250.560
b
Thuê kênh riêng quốc tế
87.635
103.594
152.148
207.328
332.528
c
Thuê kênh trong nước
16.728
26.211
48.100
46.195
62.333
2
Doanh thu khác
(xây lắp)
1.300
2.500
2.000
2.100
300
Bảng 2.1: Tổng doanh thu từ các dịch vụ chính năm 2004-2008
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Phòng kinh doanh)
Theo bảng tổng hợp doanh thu qua các năm có thể thấy doanh thu tăng dần trong đó dịch vụ thuê kênh riêng quốc tế tăng mạnh. Từ năm 2004 doanh thu từ dịch vụ VoIP chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu thì đến năm 2008 doanh thu từ dịch vụ KTR vượt trội so với dịch vụ VoIP.Sự thay đổi này do đến nay xuất hiện rất nhiều dịch vụ viễn thông khác nhau và thoại truyền thống sẽ không còn giữ được tỷ trọng lớn nữa. Bên cạnh đó Trung tâm chú trọng đầu tư mở rộng dung lượng thị trường và khách hàng, tiếp tục củng cố quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài như HGC, Verizon, VSNL, China Telecom USA, NWT và một số đối tác khác. Do vậy, uy tín và chất lượng của dịch vụ KTR ngày càng được các đối tác quan tâm ngày càng nhiều.
1.1.1 Doanh thu thoại trong nước và quốc tế
Hiện nay, thị trường VoIP quốc tế chiều về có 6 nhà cung cấp, trong đo có VNPT, Viettel, EVNTelecom, SPT, VShiptel và HaNoi Telecom. Bộ Bưu chính viễn thông đã cấp giấy phép them cho một nhà cung cấp là VTC và bắt đầu tham gia cung cấp mới sẽ san xẻ thị phần của các nhà cung cấp hiện tại, đặc biệt sẽ tạo sự cạnh tranh về giá gay gắt cho thị trường kết cuối lưu lượng về các tỉnh lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, thị trường VoIP quốc tế chiều về cũng sẽ bị chia sẻ một số dịch vụ IP khác nhau, do vậy tốc độ tăng trưởng sản lượng của dịch vụ này trong một số năm tới cũng sẽ giảm dần.
Năm
Tổng lưu lượng thị trường Việt Nam
(triệu phút/tháng)
Tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam
%
Lưu lượng bình quân của EVNTel
(triệu phút/tháng)
Thị phần của EVNTel
%
2004
60
-
8,47
14,15
2005
85
42
16,17
19,02
2006
100
18
16,17
19,75
2007
110
10
25,00
22,50
2008
120
9,09
28,80
24,00
Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng của dịch vụ VoIP trong nước từ 2004 –2009 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Phòng kinh doanh)
Về sản lượng trên cả nước tiếp tục tăng tuy nhiên theo chiều hướng và thống kê không chính thức của một số năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng trên cả nước giảm dần do có sự chia sẻ sản lượng với các dịch vụ khác nhau và thoại truyền thống sẽ không còn giữ tốc độ tăng trưởng cao như trước đây.
Doanh thu thoại trong nước và quốc tế của Trung tâm
Năm
Tổng doanh thu
(triệu đồng)
Tỷ lệ tăng doanh thu so với năm trước
(%)
Tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ trên toàn quốc
(%)
2004
156.637
-
-
2005
190.782
21,79
42
2006
220.561
18,25
18
2007
260.195
17,97
10
2008
250.560
-3,84
9.09
Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng của dịch vụ VoIP quốc tế từ 2004 –2009 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Phòng kinh doanh)
Mặc dù thị phần của EVNTelecom ngày càng tăng nhưng so với tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ thoại đường dài trong nước và quốc tế trên toàn quốc tỷ lệ tăng doanh thu dịch vụ VoIP của EVNTelecom thấp hơn do hai nguyên nhân chính, thứ nhất do sự san sẻ thị trường khi ngày càng xuất hiện càng nhiều nhà cung cấp mới, thứ hai do chính sách giảm giá của Công ty để bắt kịp xu hướng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh về giá. Điều này khiến tỷ lệ tăng doanh thu giảm. Để khắc phục tình trạng giảm giá liên tục của các đối thủ, giải pháp hiệu quả là tăng cường kết nối với các nhà khai thác lớn có uy tín và tạo dựng mối quan hệ chiến lược để được ưu tiên định tuyến lưu lượng về hướng EVNTelecom.
Ngoài ra, hiện nay Trung tâm còn đang triển khai phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng để tăng khả năng thu lợi nhuận từ dịch vụ mạng VoIP. EVNTelecom sẽ tập trung phát triển dịch vụ Toll Free, CLI, đường dài trong nước và quốc tế chiều đi
1.1.2. Doanh thu kênh thuê riêng (KTR) trong nước và quốc tế
1.1.2.1 Doanh thu KTR trong nước
Doanh thu KTR trong nước bao gồm Doanh thu viễn thông công cộng, doanh thu KTR ngành điện_ khách hàng thị trường Điện do Trung tâm truyền dẫn phát triển mới từ 1/4/2007, phần doanh thu nội bộ của EVNTElecom để phục vụ các dịch vụ CDMA, E-Tel và E-net
Hiện nay khách hàng của KTR trong nước của EVNTelecom gồm các loại hình, trải đều trên toàn quốc, cụ thể:
- Khách hàng ngoài ngành (VTCC): khách hàng dự án bao gồm khu công nghiệp, các tổ chức, hệ thống ngân hàng, các công ty liên doanh, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chưa có hạ tầng mạng có nhu cầu sử dụng lô nhiều kênh, thiết bị, thời gian sử dụng nhiều năm,các khách hàng lẻ là các công ty có nhu cầu thuên kênh truyền dẫn với dung lượng nhỏ thời gian khoảng 1 năm
- Khách hàng trong ngành điện : các công ty Điện lực, nhà máy điện, EVNIT…
- Khách hàng thị trường điện với xu hướng xã hội hoá hoạt động kinh doanh điện, hiện nay một số Tập đoàn kinh tế lớn như VINASHIN, THAN KHOÁNG SẢN, PETROLIMEX… đang đầu tư các nhà máy cung cấp điện. Đây cũng là thị trường tiềm năng cho EVNTelecomDịch vụ thuê kênh riêng trong nước tiếp tục được cung cấp bởi 3 nhà cung cấp là VNPT, Viettel, EVNTelecom.
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Phòng kinh doanh)
Từ biểu đồ có thể thấy doanh thu dịch vụ KTR trong nước tương đối tăng qua các năm riêng năm 2007 doanh thu giảm. Theo lộ trình giảm giá của các doanh nghiệp viễn thông năm 2007 EVNTelecom cũng phải giảm giá theo thị trường áp dụng cho dịch vụ thuê kênh riêng trong nước. Hệ thống khai thác vận hành và chất lượng dịch vụ năm 2007 được đánh giá là không ổn định hơn nữa do là nhà cung cấp chiếmthị phần khống chế nên giá cước phải báo cáo Bộ khi áp dụng, không thể linh hoạt cho từng khách hàng. Do đó, năm 2007 doanh thu của dịch vụ KTR trong nước bị giảm. Năm 2008, doanh thu dịch vụ này tăng mạnh do Trung tâm đã khắc phục được nhiều hạn chế. Đến nay, hệ thống mạng truyền dẫn có mặt tại hầu hết mọi tỉnh thành, đến tận từng huyện, thị xã. Tận dụng được ảnh hưởng của EVN trong việc phát triển khách hàng lớn và các tổ chức. Ngoài ra, Trung tâm được Bộ thông tin và Truyền thông đưa vào danh mục các nhà cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng chiếm thị phần khống chế nên có nhiều uy tín hơn với khách hàng. Các khách hàng lớn sử dụng dịch vụ như Bộ tài chính, S-fone, HTC, Bộ Khoa hoc Công nghệ, Ngân hàng VIBank, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng AnBinhBank, các đơn vị nội bộ ngành điện…
1.1.2.2. Doanh thu KTR quốc tế
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Phòng kinh doanh)
Năm 2008 là năm thắng lợi của EVNTelecom trong kinh doanh dịch vụ KTR quốc tế. Dần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật qua các năm đến nay Trung tâm đã giành thị phần trên trường quốc tế, khẳng định chất lựợng dịch vụ và áp dụng cơ cấu giá linh hoạt. Năm 2007, Trung tâm đã khai thác bán dịch vụ trên tuyến kết nối Campuchia là cổng quốc tế Mộc Bài, đây là thị trường mới và hết sức tiềm năng. Năm 2008, Trung tâm triển khai dự án cổng quốc tế thứ tư tại Lào Cai, tạo lợi thế cạnh tranh và đa dạng trên tuyến kết nối Việt Nam- Trung Quốc- Hồng Kông.
1.1.3. Lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước
Các khoản nộp Công ty bao gồm:
Khấu hao cơ bản
Thuế thu giá trị gia tăng phải nộp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lãi vay ngân hàng
Thuê vận hành
Thuê tài sản của các Công ty truyền tải điện
Cước kết nối
Quỹ công ích
Chi phí quản lý chung
Lợi nhuận còn lại
Các khoản nộp ngân sách Nhà nước bao gồm
Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm
Lợi nhuận
(triệu đồng)
Nộp Công ty
(triệu đồng)
Nộp ngân sách Nhà nước
(triệu đồng)
2004
6.953
114.387
2.006
2005
8.422
159.243
3.134
2006
10.331
196.851
3.911
2007
13.722
269.469
5.433
2008
15.801
437.164
7.946
Bảng 2.3 Lợi nhuận, tiền nộp Công ty và nộp ngân sách Nhà nước từ năm
2004- 2009
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm. Phòng kinh doanh)
Từ năm 2004-2008, lợi nhuận thu được của Trung tâm tăng trưởng đều đặn. Tỷ lệ tăng lợi nhuânh qua các năm lần lượt là 21,12%; 22,67%; 32,82%; 15,15%. Năm 2007 tuy doanh thu giảm so với năm 2006 nhưng tỷ lệ tăng lợi nhuận lại rất cao đạt 32,82% chứng tỏ việc giảm giá bán dịch vụ được áp dụng dựa trên sự tiết kiệm chi phí sản xuất của Trung tâm điều này đã đem lại hiệu quả cao.
Các khoản nộp Công ty và nộp ngân sách Nhà nước được Trung tâm thực hiện đúng và đầy đủ.
1.2 Thành tựu trong các lĩnh vực khác
1.2.1 Các hoạt động xã hội
Với đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tích cực tham gia hoạt động xã hội từ thiện được xác định là nội dung công tác có ý nghĩa trung tâm của phong trào Công đoàn Trung tâm, đồng thời là trách nhiệm và tình cảm của chính mỗi cán bộ viên chức - lao động. Hàng năm, Trung tâm đã trích một phần từ nguồn quĩ phúc lợi Trung tâm, quĩ phúc lợi của các đơn vị thành viên và phần lớn từ sự đóng góp của người lao động để hỗ trợ cho các đồng chí thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách, phụng dưỡng Bà mẹ Việt nam Anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, đài tưởng niệm, đài liệt sĩ, tặng sổ tiết kiệm, cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, xây dựng các trung tâm nuôi dạy và vui chơi cho trẻ em...với tổng số tiền (từ năm 2004-2008) là 582.186.776 đồng.
1.2.2 Các hoạt động thể thao
Hàng năm, Trung tâm tổ chức nhiều hoạt động văn hoá - thể thao nhằm nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần của CBCNV. Hiện nay văn nghệ quần chúng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Bộ Văn hoá - Thông tin đã ghi nhận phong trào này bằng Bằng khen vì đã có phong trao văn hoá, văn nghệ xuất sắc. Có thể nói các hoạt động thể thao của Trung tâm phát triển toàn diện trong tất cả các đơn vị trực thuộc công ty. Tại các giải thi đấu của toàn ngành viễn thông hay tại các địa phương, các đội tham gia của công ty luôn đem về các thứ hạng cao. CBCNV được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, phụ cấp, được chăm lo chu đáo về đời sống tinh thần như tham quan du lịch (trong và ngoài nước), văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao...
CHƯƠNG III: CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TẠI TRUNG TÂM TRUYỀN DẪN VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC
1. Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của Trung tâm được thực hiện dựa trên chiến lược của Công ty đặt ra do đó cần quan tâm đến chiến lược phát triển của toàn Công ty nói chung và Trung tâm truyền dẫn nói riêng với hoạt động kinh doanh dịch vụ thoại đường dài VoIP và thuê kênh riêng trong nước và quốc tế.
Chiến lược kinh doanh của EVNTelecom
EVNTelecom đã đề ra và thực thi chiến lược kinh doanh bằng việc phân đoạn khách hàng. Cần chú ý rằng, Việt Nam có một đặc tính rõ ràng trong phân bố dân cư, đó là theo vùng. Do vậy, EVNTelecom cần đề ra các tiêu chí kinh doanh theo các vùng khác nhau. Tại các thành phố hoặc trung tâm tỉnh, tiêu chí kinh doanh của EVNTelecom là tập trung vào các nhóm khách hàng có thu nhập cao. Trái lại, ở các vùng nông thôn nơi chủ yếu là những người có thu nhập trung bình và thấp, mật độ điện thoại ở các vùng này cũng còn thấp, tiêu chí kinh doanh sẽ tập trung vào những đối tựợng khách hàng này.EVNTelecom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ 5 trên cả nước và là nhà cung cấp sử dụng công nghệ CDMA thứ hai ở Việt Nam. Với chiến lược vươn ra thị trường trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thế hệ thứ 3 (3G) sớm nhất ở nước ta, Trung tâm truyền dẫn viễn thông điện lực cũng đã có những bước chuẩn bị đầu tư công nghệ và thu nghiệm dịch vụ mới ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Quản trị sản xuất và tác nghiệp
Trung tâm truyền dẫn viễn thông điện lực phát huy và sử dụng hiệu quả các yếu tố nội lực, công nghệ để tăng trưởng với tốc độ cao và hiệu quả đưa Trung tâm Truyền dẫn viễn thông điện lực trở thành Trung tâm phát triển bền vững trong các Trung tâm của Công ty.
- Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng truyền dẫn, mở rộng và tăng cường khả năng cung cấp kênh thuê riêng cho khách hàng là những doanh nghiệp, tổ chức
- Đẩy nhanh và duy trì tốc độ phát triển kênh thuê riêng đặc biệt là kênh thuê riêng quốc tế
- Tập trung hoàn thiện dự án kết nối quốc tế để tạo cạnh tranh với các đối thủ và cũng mở them hướng kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng mới, hoàn thiện dự án xây dựng cáp quang biển kết nối từ Việt Nam đi một số nước Châu Á như Singapore, Hôngkông, Nhật Bản, Mỹ…Đây là cơ hội lớn cho EVNTelecom phát triển số lượng khách hàng, đa dạng hoá khách hàng cũng như nhu cầu dịch vụ, đồng thời giảm thiểu chi phí và tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trong nước
- Hoàn thiện dự án thiết lập cổng quốc tế Mộc Bài nhằm đa dạng hoá các hướng đi quốc tế của EVNTelecom tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Trung tâm đã khẩn trương triển khai thực hiện Dự án nâng cấp dung lượng đường truyền của 2 đường kết nối quốc tế đến Hồng Kông qua Móng Cái và Lạng Sơn lên STM-64 trên tuyến Hà Nội-Móng Cái hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu quý 3-2007. Đi liền với việc nâng dung lượng đường kết nối quốc tế, EVNTelecom đã đàm phán và mua quyền sử dụng 4 đường STM-1 qua Trung Quốc kết nối đến Hồng Kông để đảm bảo dung lượng kết nối của mạng viễn thông điện lực. EVNTelecom đã hoàn thành báo cáo đầu tư và ký hợp đồng nguyên tắc Dự án cáp quang biển liên Á để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo. EVNTelecom hiện đang kiểm tra hồ sơ của Dự án để đàm phán hợp đồng lần cuối với nhà đầu tư chính của Dự án là VSNL International. Nhằm thực hiện chủ trương đa dạng kết nối quốc tế và kết nối đến các nước trong khu vực để đẩy mạnh công tác kinh doanh viễn thông quốc tế, EVNTelecom đã phối hợp với China Unicom để thiết lập tuyến kết nối quốc tế thứ 3 qua Trung Quốc, dự kiến kết nối với Công ty lưới điện miền Nam Trung Quốc về việc dự kiến sử dụng tuyến cáp quang OPGW trên tuyến Tân Kiều (Trung Quốc)-Lào Cai (Việt Nam). EVNTelecom đang triển khai Dự án viễn thông nông thôn vay vốn ODA của Trung Quốc với dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng. Dự án này đi vào hoạt động sẽ phủ sóng cho gần 267 huyện nông thôn và vùng sâu, vùng xa của nước ta nhằm tăng cường năng lực cho mạng CDMA. Dự án ORET đã cơ bản hoàn thành các tuyến cáp, từng bước nghiệm thu, bàn giao; lắp đặt xong 41 trong 42 vị trí của hệ thống truyền dẫn SDH và đang bàn giao cho EVNTelecom đưa vào vận hành.
Các Công ty Điện lực và Điện lực các tỉnh tiếp tục phát triển cửa hàng đại lý, phấn đấu đến cuối năm 2009 có 2.500 cửa hàng đại lý trên toàn quốc, đồng thời mở phòng trưng bày để quảng cáo dịch vụ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. EVNTelecom phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức cán bộ và Đào tạo, các trường của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức đào tạo gần 600 nhân viên của các điện lực trong cả nước nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ theo chương trình của EVN về nâng cao kiến thức viễn thông để phục vụ tốt khách hàng
3. Quản trị chất lượng
Trung tâm chủ trì công tác xây dựng và thực hiện việc áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 của Trung tâm
Xây dựng và thẩm định nội dung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các đơn vị, đảm bảo sự phù hợp với các yêu cấu của khách hàng và yêu cầu pháp định, chế định được áp dụng
Lập trương trình, công tác, kế hoạch áp dụng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng hàng năm và từng giai đoạn
Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ định kỳ theo yêu cầu đột xuất, đầu mối làm việc với các tổ chức chứng nhận đánh giá hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN ISO của Trung tâm theo định kỳ
Báo cáo tình hình triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất từ đó đè xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng
Phối hợp tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ công nhân viên về công tác áp dụng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Tính đến đầu tháng 8/2008, toàn mạng CDMA của EVNTelecom đã lắp đặt được 1.400 trạm thu phát sóng (BTS), đưa vào sử dụng gần 1.200 BTS. EVNTelecom và các nhà thầu đang khẩn trương lắp đặt BTS trên toàn quốc để đảm bảo dung lượng cho 4triệu thuê bao. EVNTelecom đang hoàn thành kết nối dịch vụ tiết kiệm đường dài quốc tế (VoIP179) cho tỉnh cuối cùng còn lại là Lạng Sơn dự kiến hoàn thành trong tháng này nhằm đảm bảo tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc có POP kết nối dịch vụ VoIP179. Từ đầu năm 2007, EVNTelecom đã ký hợp đồng cung cấp và sử dụng dung lượng kết nối với VNPT, đồng thời qua việc thường xuyên giám sát tình hình lưu lượng tại các hướng nên đã kịp thời tăng dung lượng chống nghẽn mạng bổ sung ngoài hợp đồng tại nhiều tỉnh thành phố. Đến hết quý 2-2007, EVNTelecom đã thực hiện đấu nối thêm 788 luồng E1 cho dịch vụ cố định và VoIP, 74 luồng E1 cho dịch vụ điện thoại di động.
EVNTelecom đã phối hợp với Cục tần số vô tuyến điện giải quyết được một số nguồn nhiễu cho mạng WLL/CDMA tại một số tỉnh như Hải Phòng, Hà Nội, hà Tây, Sóc Trăng, Vĩnh Long ..., Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Công an tỉnh Phú Thọ, Nam Định phối hợp theo dõi nhiễu tần số kênh 11VTV2 tại khu vực Hà Nội. Hệ thống mạng CDMA chất lượng chưa thật cao do nhiễu tại một số khu vực, vùng phủ sóng chưa đủ, do hiện tượng chuyển giao BTS giữa các nhà cung cấp khác nhau, đang từng bước được khắc phục. EVNTelecom đã nhận gần 2 triệu thiết bị đầu cuối trên tổng số 2,6 triệu thiết bị đầu cuối đã ký hợp đồng đặt mua, trong đó có trên 1,7 triệu máy FIX Phone đã cung cấp kịp thời cho các đơn vị trong cả nước. EVNTelecom đang lập kế hoạch mua sắm để đảm bảo đáp ứng đủ thiết bị đầu cuối cho kế hoạch phát triển khách hàng trong năm nay.
EVNTelecom đang khẩn trương hoàn thành đề án nâng cấp mạng NGN giai đoạn 1, nâng cấp thiết bị để mở rộng băng thông các hướng kết nối, đặc biệt là kết nối từ các tỉnh về 3 nút tập trung lưu lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6642.DOC