Báo cáo Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp trên địa bàn thành phố bảo lộc

MỤC LỤC .ii

BẢN TÓM TẮT .iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.vii

DANH MỤC CÁC BẢNG.viii

DANH MỤC CÁC HÌNH.ix

CHƯƠNG MỞ ĐẦU.10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .5

1.1. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ BẢO LỘC.5

1.1.1. Điều kiện tự nhiên.5

1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.8

1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN. .12

1.2.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn. .12

1.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. .12

1.2.3. Thành phần chất thải rắn.14

1.2.4. Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt.15

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA

BÀN TP. BẢO LỘC.18

2.1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP. BẢO

LỘC. .18

2.2 KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH. .18

2.3 THÀNH PHẦN CỦA CHẤT THẢI RẮN.20

2.4 HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỀN CHẤT THẢI RẮN SINH

HOẠT: .22

2.4.1 Đơn vị thu gom .22

2.4.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt: .24

2.4.3 Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.31

2.4.4 Phí môi trường của Tp. Bảo Lộc. .34

2.5 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI

TP. BẢO LỘC VÀ NHỮNG MẶT CÒN TỒN TẠI TRONG HỆ THỐNG QUẢN

LÝ .36

2.5.1 Về công tác quản lý .37

2.5.2 Về thu gom, vận chuyển. .38

2.5.3 Về tái chế và xử lý: .39

2.5.4 Những lợi ích đem lại: .40

pdf68 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đề xuất giải pháp trên địa bàn thành phố bảo lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xung quanh khu vực nói riêng, dân cư đô thị nói chung. Việc không thu hồi và tái chế những thành phần có ích trong rác thải sẽ gây ra sự lãng phí về của cái, vật chất cho xã hội. 17 Rác thải không được thu gom tốt là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, làm giảm đi khả năng thoát nước của kênh rạch hay hệ thống thoát nước của đô thị. Ảnh hưởng đến con người. Các mối nguy cơ gây ô nhiễm không khí, nước, đất nói trên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, đặc biệt của khu dân cư quanh khu vực có CTR. Việc ô nhiễm này cũng làm ảnh hưởng đến nguồn thức ăn: các chất ô nhiễm có trong đất, nước, không khí nhiễm vào các loại thực phẩm của con người: rau, động vật,..qua lưới và chuỗi thức ăn, những loại chất này tác động xấu tới sức khỏe của con người. Các bãi chôn lấp là nơi phát sinh ra các bênh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn; các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián); các loài gặm nhấm (chuột) cũng ưu sống trong các khu vực chứa rác. Các bãi chôn lấp cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,có thể là mối de dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi dẫm phải hoặc là bị cào xước tay chân. Các bãi rác cũng làm thay đổi thẩm mỹ theo hướng tiêu cực, tạo ra những mùi khó chịu cho các khu vực xung quanh. 18 CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP. BẢO LỘC 2.1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI TP. BẢO LỘC. Theo sự khảo sát đánh giá của phòng Tài Nguyên và Môi Trường TP. Bảo Lộc vào cuối năm 2015 đã thống kê được các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu ở thành phố là: Khu vực trung tâm thành phố: Là nơi có mật độ dân cư tập trung đông đúc chứa các cơ quan hành chính, nhiều hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ đa dạng, các hoạt động sản xuất và nhiều dịch vụ ăn uống. Do đó, lượng CTR sinh ra khá nhiều chủ yếu từ các nguồn chính sau: - Rác thải từ các hộ gia đình. - Rác thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ. - Rác thải từ các cơ quan hành chính, các đơn vị (trường học, trạm y tế,..) - Rác thải từ các đơn vị sản xuất. Ngoài ra còn có một lượng rác thải đáng kể phát sinh ra từ các tuyến đường phố. Khu vực các phường, xã ở ngoại thành. Tại các khu vực này dân cư sống rải rác, không có những cơ sở sản xuất nên nguồn rác thải phần lớn là từ các hộ gia đình và một lượng chất thải phát sinh trong quá trình sử dụng các nông dược cho cây trồng. Một số hộ có sản xuất nhỏ như tiêu, điều và chăn nuôi. 2.2 KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHÁT SINH. Công tác thu gom xử lý rác trên điạ bàn TP.Bảo Lộc được tổ chức thường xuyên, liên tục từ trước tới nay, quy mô địa bàn thu gom có phát triển, nhưng còn chậm chưa đáp ứng đủ so với sự phát triển nhanh chóng của thành phố. Với tốc độ 19 phát triển kinh tế-xã hội và tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng, thành phần sẽ thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng các chất hữu cơ khó phân huỷ. Khối lượng CTRSH được thu gom tại trung tâm thành phố và các xã phường vùng ngoài cũng sẽ tăng lên đáng kể. Hầu hết mọi người trong lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh đều chỉ chú trọng vào khối lượng đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra mà không để ý tới lượng chất thải phát sinh kèm theo trong quá trình tạo ra sản phẩm. Ngày càng có nhiều có nhiều loại hình sản xuất thì lượng chất thải thải ra môi trường sẽ càng đa dạng. Đồng thời lượng CTRSH thải ra trong một ngày thực tế cũng không cố định, rác thải sinh hoạt (RTSH) có ngày ít, cũng có ngày nhiều còn tùy thuộc vào những hoạt động tiêu dùng hàng ngày. Theo số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc thì trung bình lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố trong một ngày là 60tấn/ngày và lượng CTRSH phát sinh qua các năm, từ năm 2010 đến năm 2015 trung bình như sau: Bảng 2.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (2010 – 2015) Stt Năm Khối lượng rác (tấn) 01 2010 16.954 02 2011 17.496 03 2012 17.332 04 2013 19.631 05 2014 21.133 06 2015 23.123 Tổng 115.669 (Nguồn: Công ty cổ phần công trình đô thị Bảo Lộc) Trong các năm gần đây, lượng CTRSH thải ra môi trường tăng dần về khối lượng theo các năm. Với mức tăng như vậy nếu công tác thu gom và xử lý rác thải không kịp thời sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, mất đi vẻ mỹ quan đô thị của thành phố. Để lượng rác thải không 20 gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần phải thu gom rác thải thường xuyên trong ngày, để tránh đi mùi hôi thối của rác thải. Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện khối lượng CTRSH (tấn) qua các năm 2010-2015 Qua hình 2.1 ta có thể thấy được sự gia tăng khối lượng CTRSH qua các năm, tăng theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhu cầu về đời sống của con người. Chỉ trong vong 5 năm khối lượng tăng lên 6169 tấn gần 5,3% ( với năm 2010 tổng lượng chất thải là 16954 tấn đến năm 2015 tổng lượng rác thải là 23123 tấn). Với lượng rác thải tăng không ngừng qua các năm đòi hỏi phải có những định hướng về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hợp lý. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ hoạch định những phương pháp quản lý phù hợp và phân bổ nhân viên, đầu tư các phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý rác để giải quyết vấn đề tăng nhanh về khối lượng rác thải hàng năm, nhằm đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị cho thành phố. 2.3 THÀNH PHẦN CỦA CHẤT THẢI RẮN. Bảo Lộc là một thành phố mới, đang phát triển với tốc độ nhanh chóng nên vậy lượng rác thải sẽ phát sinh nhanh do nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng một nhiều. Rác thải bao gồm những thành phần sau:  Thành phần hữu cơ: từ sinh hoạt, các dịch vụ và hoạt động nông nghiệp. Đặc trưng là có thể thu gom, xử lý và tái sử dụng làm phân bón. 21  Thành phần vô cơ: bao gồm các chất thải đất đá, sành sứ, gạch vữa của ngành xây dựng; tro xỉ, bụi của các khu công nghiệp; bông băng, gạc của bệnh viện và các trạm xá y tế Loại chất thải này thường khó tái sử dụng và xử lý. Thành phần của CTR của TP. Bảo Lộc được thể hiện rõ trong bảng 2.2. Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn trên điạ bàn TP. Bảo Lộc STT Thành phần rác Hộ gia đình (%) Cơ quan (%) Chợ (%) Bãi rác (%) A Hữu cơ 94,78 99,06 96,31 93,59 1 Thực phẩm 72,48 14,14 82,11 66,07 2 Giấy 3,37 18,05 2,81 1,28 3 Giấy bia 0,33 2,35 0,8 0,42 4 Nhựa (plastics) 4,47 5,81 8,03 7,83 5 Dệt may 0 1,25 0,84 6 Cao su 0,33 1,6 1,06 7 Da (giả da) 0,15 0,8 0,84 8 Rác có nguồn gốc làm vườn 13,9 59,52 15,04 9 Gỗ 0,79 0,16 0,21 B Vô cơ 5,22 0,94 3,69 5,69 1 Thủy tinh 0,15 2,01 0,74 2 Các vỏ đồ hộp 3 Kim loại màu 0,26 4 Kim loại đen 0,79 0,08 0,08 5 Tro, xà bần 4,63 1,6 4,87 6 Khác 0,33 C Chất thải nguy hại 0,72 1 Kim tiêm, dây truyền dịch 0,08 2 Pin, ắc quy 0,64 TỔNG CỘNG 100 100 100 100 (Nguồn: Công ty cổ phần Công trình đô thị Bảo Lộc) Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy được thành phần chủ yếu của CTR là chất hữu cơ. Tại các hộ gia đình lượng rác thải hữu cơ chiếm 94,78% trong tổng số lượng rác thải phát sinh còn lại, còn ở các cơ quan thì lượng chất thải phát sinh ra chủ yếu là rác thải hữu cơ chiếm tới 99,06% và tạo các khu chợ thì rác hữu cũng chiếm một phần rất lớn 96,31% lượng chất thải. Rác thải sau khi được thu gom tập kết tại bãi 22 rác thì rác thải hữu cơ cũng chiếm 93,59% tổng lượng rác. Rác thải chủ yếu là thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học, điều này có lợi thế rất lớn trong việc xử rác thải bằng phương pháp sinh học. 2.4 HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỀN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT: 2.4.1 Đơn vị thu gom Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, và xử lý chôn lấp CTR. Hình 2.2. Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc Công ty cổ phần công trình đô thị Bảo Lộc là doanh nghiệp hoạt động công ích của nhà nước gồm có chức năng kinh doanh và những ngành nghề sau: - Duy tu bảo dưỡng đường, cống thoát nước, vỉa hè. - Vệ sinh môi trường, làm công tác vận động tuyên truyền xã hội hóa môi trường, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố, bảo vệ môi trường sống của nhân dân. - Xây dựng, quản lý công viên xanh và tư vấn cây xanh trong nhân dân. - Sản xuất, ươm trồng các cây giống và kinh doanh cây giống, hoa, cây cảnh. - Xây dựng, khai thác, quản lý hệ thống chiếu sáng. 23 - Xây dựng nền, mặt đường cấp phối, đá dăm, lắng nhựa; xây dựng mương, cống thoát nước, đường nông thôn. - Khai thác và sản xuất đá, kinh doanh vật liệu xây dựng. Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về CTR tại thành phố Bảo Lộc. Công tác vệ sinh môi trường do xí nghiệp vệ sinh môi trường trực thuộc của Công ty Cổ phần Công trình đô thị Bảo Lộc đảm nhận trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Cơ cấu tổ chức nhân sự của xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau: 24 Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của Xí nghiệp vệ sinh môi trường. 2.4.2 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt: 2.4.2.1. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tp.Bảo Lộc Hiện nay công tác thu gom và vệ sinh môi trường, xí nghiệp giao cho 2 đội duy trì vệ sinh đường phố phụ trách. Mỗi đội gồm có 7 tổ, mỗi tổ có 3 người. Các tổ được phân công ở từng khu vực nhất định để thực hiện thu gom rác trên toàn thành phố là 11 phường, xã ( phường I, phường II, phường Lộc Tiến, phường B’Lao, phường Lộc Phát, phường Lộc Sơn, xã Lộc Thanh, xã ĐamB’ri, xã Đại Lào, xã Lộc Châu, xã Lộc Nga). Để phục vụ cho công tác thu gom, công ty đã trang bị 221 xe đẩy tay 660 lít cho công nhân để giúp cho việc thu gom rác thải trực tiếp tại các hộ gia đình trong hẻm và các khu vực dân cư ven thành phố đạt được hiệu quả nhất. Lịch trình thu gom rác 01 lần/ngày hoặc 3 lần/ tuần (thứ 2, 4, 6 hoặc 3, 5, 7) tùy thuộc vào mật độ dân cư, khối lượng rác hàng ngày, vị trí tuyến đườngThời gian làm việc của đội duy trì 25 đường phố từ 17h00 đến 1h00 sáng hôm sau hoặc cho đến khi hết rác. Trong đó, thu gom hết rác thải trong các đường nhỏ, các hẻm trước, sau đó thu gom các đường chính. Kết hợp vận động nhân dân đóng phí vệ sinh, bỏ rác đúng giờ quy định và gìn giữ môi trường chung. Căn cứ vào thời gian bỏ rác của nhân dân, năng lực thu gom lộ trình và năng lực vận chuyển, từ đó tổ chức sản xuất tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tuyến phố, khu vực dân cư. Sau đó, phân chia địa bàn cho từng tổ sản xuất, đảm bảo tuyến đường nào cũng có người chịu trách nhiệm.  Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ngoài mặt phố và các hẻm gần phố: Việc thu gom sẽ theo các giờ quy định, sử dụng xe ép rác đi thu gom và người dân sẽ bỏ rác trực tiếp lên xe. Việc thu gom được thực hiện 1lần/ngày. Xe ép rác đi đến đầu tuyến, dừng lại, bật đèn công tác, gõ kẻng, cho xe di chuyển vào phía vỉa hè cách mép vỉa hè 0,3 – 0,4 mét, đợi người dân đem rác ra cho trực tiếp lên xe. Sau khi lấy rác xong ở điểm thứ nhất, di chuyển xe chậm 5km/h đến điểm tiếp theo, dừng xe để tiếp tục thu rác, đảm bảo khoảng cách giữa 2 điểm dừng xe là 50 mét. Trong quá trình di chuyển phải quan sát, kiểm tra vỉa hè, lòng lề đường và dừng xe hợp lý để công nhân thu gom hết rác. Khi có người dân ra đổ rác phải dừng xe để tiếp nhận rác.Cho xe ép rác di chuyển từng bên một, chấp hành nghiêm luật giao thông, hết đường này thì sang đường khác cho đến khi xe đầy rác thì chở về bãi rác.  Đối với các tổ chức , các nhân, hộ gia đình ở các tuyến đường còn lại: Công nhân sử dụng xe đẩy tay có thể tích 660 lít đi vào lần lượt từng hẻm một thu nhặt các túi rác hai bên ngõ, gõ kẻng mỗi khu vực ( 4 – 7 hộ) chờ người dân ra rác ra bỏ trực tiếp vào thùng khoảng 3 – 5 phút, chỉ đổ các loại rác bình thường còn rác cồng kềnh thì người dân phải tự đem ra các bãi tập kết rác. Khi đi thu gom thì xe phải để gọn về một phần đường và đồng thời hỗ trợ người dân trong quá trình bỏ rác vào thùng xe. Sau đó dồn ép rác lên xe gom và đưa xe về vị trí tập kết cách trục đường chính tối đa 2 km để xe ép rác đến lấy. Khi xe ép rác lấy xong, công nhân thu 26 gom kiểm tra, quét dọn sạch sẽ điểm tập kết và đưa xe đẩy tay về nơi bảo quản, khóa cẩn thận. Trong tuần rác sẽ được thu gom 3 lần (thứ 2, 4, 6 hoặc thứ 3, 5, 7). Hình 2.5: Điểm tập chung xe đẩy tay sau khi thu gom.  Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vùng nông thôn, vùng xa. Phường, xã thành lập tổ tự quản thu gom rác, thống nhất lịch trình, thời gian thu gom, địa điểm tập kết rác. Rác do tổ tự quản thu gom, được chuyển tới điểm tập kết. Công ty cổ phần Công trình đô thị Bảo Lộc cũng đã cho người hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ xe đẩy tay (chỉ hỗ trợ năm đầu) cho các tổ tự quản thu gom tại phường, xã và công ty sẽ chịu trách nhiệm bốc xúc, vận chuyển, xử lý rác. Tổ tự quản tổ chức thu phí vệ sinh các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn thu gom để trả công cho người lao động. Xe ép rác có nhiệm vụ thu gom rác từ các xe cải tiến tại các điểm tập kết rác theo đúng lịch trình thu gom đã quy định rồi di chuyển về bãi rác. Tuy nhiên đó chỉ là những hộ nằm gần ở những con đường còn những hộ trong sau cách xa những con đường chính thì người dân thường đem vứt rác xuống các hố rác hoặc là đốt chúng ngay tại nhà, còn riêng đối với chất thải hữu cơ phân hủy sinh học thì đổ chúng ra vườn. 27  Đối với vệ sinh đường phố: Hằng ngày công nhân thực hiện quét dọn đường phố, vỉa hè công việc này được thực hiện vào sáng, thời gian từ 2h00 đến 8h00 sáng. Nhiệm vụ quét rác trên đường phố, vỉa hè, gom thành từng đống nhỏ. Quét nước ứ đọng trên đường (nếu có). Rác đường phố được thu gom tập trung lại và đổ vào thùng xe ba gác đẩy tay có dung tích 660 lít, đợi xe ép rác đến thu gom.  Đối với rác chợ: Rác chợ sẽ được công nhân của ban quản lý chợ thu gom vào các xe sau mỗi ngày, sau đó tập kết lại sáng hôm sau sẽ được sẽ ép rác đến thu gom trực tiếp. Tuy nhiên việc thu gom chỉ đối với những chợ trung tâm còn những chợ nhỏ lẻ tự phát thì rác thải được xả bỏ bừa bãi trên các tuyến đường gần chợ. Hình 2.6. Sơ đồ thu gom CTR trên địa bàn TP.Bảo Lộc. 28 Rác sau khi được thu gom tại sẽ được tập trung tại các bãi tập kết. Trên toàn thành phố Bảo Lộc có hơn 188 điểm tập kết rác, trong đó có 5 điểm tập kết được quy hoạch và được bê tông hóa, còn lại đa số là các điểm tập kết tạm thời thực hiện theo quyết định 683/UBND thành phố Bảo Lộc. Mỗi nhà dân là một nguồn phát sinh rác và cũng là một điểm tập kết rác tạm thời, rác được lưu giữ trong nhà tối đa 24 giờ. Đến thời điểm hiện tại thì tổng số hộ tham gia công tác duy trì vệ sinh phố phường chỉ có 15.000 hộ/35.000 hộ, chiếm gần 43% tổng số hộ dân trên địa bàn thành phố. Mỗi ngày, Công ty thu gom được 60 tấn rác thải các loại, tỷ lệ thu gom ước tính đạt từ 85%-90% lượng rác thải phát sinh trên khu vực trung tâm, ở các vùng ven thành phố lượng rác thu gom ước đạt 60% trên địa bàn. Trong tỷ trọng các loại rác thải thu gom được trên địa bàn thành phố thì rác thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng trên 85%, còn lại là các loại chất thải khác. Các phương tiện lưu trữ chất thải tại nguồn bao gồm các túi nylon, bao bi, thùng nhựa, các loại thùng chứa rác loại 240 lít, 660 lít đặt tại các vị trí công cộng trong trung tâm thành phố. Các dụng cụ này lữu trữ các loại CTRSH khác nhau tùy từng khu vưc thải bỏ. Ở các hộ gia đình thường dùng túi nilon để đựng rác. Ở các trung tâm thương mại, công ty, trường học thường dùng thùng nhựa hoặc bỏ rác vào các thùng rác có sẵn. 2.4.2.2. Bốc xúc và vận chuyển rác thải: Để hạn chế tối đa các đống rác không hợp vệ sinh trên một số tuyến thu gom cách xa bãi rác và hệ thống thu gom bằng các xe đẩy tay không thể di chuyển tới bãi đổ. Vì vậy cần thiết phải có bãi trung chuyển để tập trung rác từ các nơi nhỏ lẻ để tiện lợi cho xe ép rác vận chuyển rác về bãi chôn lấp. Hiện nay, để thực hiện công tác thu gom và vận chuyển thì công ty đang thực hiện theo 3 kiểu thu gom, vận chuyển như sau: - Một là thu gom, vận chuyển trực tiếp bằng xe ép rác trên các tuyến đường nằm trên trục giao thông chính để người dân bỏ rác trực tiếp lên xe. 29 - Hai là thu gom bằng các xe rác đẩy tay, trên các hẻm gần đường chính thì được đặt các thùng rác để người dân bỏ rác, đến giờ thì xe ép rác sẽ đến lấy và vận chuyển về bãi rác. - Ba là tại các khu đông dân cư, không tìm được địa điểm đặt bãi tập kết thì rác được đóng trong các túi nilon cẩn thận, được để ở ngoài đường cho công nhân đi thu gom bằng việc nhặt hoặc dùng xẻng xúc hết rác lên xe ép rác rồi được chở về bãi rác. Để cho công việc tiến hành một cách thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất thì công ty đã xác định ra lộ trình vận chuyển hiệu quả nhất, đồng thời sẽ căn cứ vào năng lực vận chuyển, từ đó tổ chức sản xuất tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tuyến đường, khu vực. Phân tuyến, kèm theo lộ trình cho từng xe ép rác chuyên dùng và nhân lực bốc xếp, cự ly bình quân cho bốc xúc vận chuyển là 25 km. Bình quân 63 tấn rác /ngày được thu gom vận chuyển vào bãi xử lý. Đối với tuyến thu gom sẽ theo nguyên tắc chung sau: - Xác định đường lối, chính sách và luật lệ hiện hành về hệ thống quản lý chất thải rắn. - Khảo sát số người trong đội thu gom và loại xe thu gom. - Những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc ở đường phố chính. - Ở những khu vực, tuyến thu gom phải bắt đầu ở đỉnh dốc và tiến xuống dốc khi xe thu gom được chất tải nặng dần. - Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho điểm chất tải cuối cùng nằm gần bãi đổ nhất. Lộ trình bốc xúc – vận chuyển của các xe: Căn cứ quyết định 683/QĐ-UBND ngày 5/4/2013 của UBND thành phố Bảo Lộc về việc Ban hành Quy định thu gom, vận chuyển rác theo giờ trên địa bàn thành phố Bảo Lộc. Qua đó đưa ra lộ trình làm việc của các tổ. 30 Đội bốc xúc – vận chuyển của công ty gồm 10 người bốc xúc và 5 xe thu gom gồm 3 xe có trọng tải từ 6,5 tấn đến 7 tấn và 2 xe có trọng tải 5 tấn để phù hợp với từng lượng rác. Thời gian làm việc sẽ bắt đầu vào lúc 19h00 đến 3h00 sáng hôm sau hoặc đến khi hết rác. Riêng rác của các cơ quan, doanh nghiệp có thể vận chuyển vào ban ngày. Tùy theo lượng rác từng ngày, từng mùa vụ hoặc tình trạng xe máy mà Xí nghiệp có phương án vận chuyển phù hợp. Quá trình vận chuyển bao gồm: - Xúc rác từ các điểm tập kết (bể chứa rác, đống rác, xe rác đẩy tay) nạp vào máng ép của xe ép rác chuyên dụng: vận dụng mã hiệu định mức MT1.06.00 (theo quyết định 592/QĐ – BXD của Bộ Xây Dựng). - Thu gom rác từ các xe đẩy tay lên xe ép rác: vận dụng mã hiều định mức MT2.02.00 (theo quyết định 592/QĐ – BXD của Bộ Xây Dựng). Thành phần công việc bốc xúc: Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, bảo hộ lao động lên xe đến điểm tập kết rác đầu tiên theo lộ trình dùng nỉa, xẻng hốt hết rác vào máng ép (nếu điểm tập kết rác là xe đẩy tay thì dùng tay đẩy xe vào máng đúng vị trí, náp rác và lấy xe ra) vận hành hệ thống điều khiển để ép hết rác vào xe, sau đó dùng chổi quét, vệ sinh sạch sẽ điểm vừa bốc xúc, sắp xếp xe đẩy tay ngay ngắn đúng vị trí quy định và tiếp tục đến điểm tập kết thứ 2, 3, 4,.. nạp rác theo quy trình như điểm tập kết đầu tiên cho đến khi đầy xe. Thực hiện bốc xúc hết rác trên địa bàn được giao, vệ sinh dụng cụ, cất vào nơi quy định. Thành phần công việc vận chuyển: Kiểm tra xe và lái đến vị trí tập kết rác đầu tiên tại vị trí thuận lợi dễ nạp rác để công nhân bốc xúc nạp hết rác và tiếp tục di duyển đến điểm tập kết thứ 2, 3, 4,.. nạp theo lộ trình, nạp rác cho đến khi đầy xe thì chạy vào bãi rác để cân, đổ rác theo hướng dẫn của bộ phận xử lý rồi lấy phiếu cân quay ra tiếp tục chuyến thứ 2, 3,.. Thực hiện vận chuyển hết rác trên địa bàn được giao, vệ sinh phương tiện, di chuyển về điểm đổ xe. 31 Hình 2.7. Sơ đồ quy trình thu gom – tập kết- vận chuyển chất thải ở Tp.Bảo Lộc 2.4.3 Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn như đốt, làm phân compost, ủ sinh họcthì chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ một lớp đất lên trên. Tất cả rác sau khi được thu gom về sẽ được xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp rác ở Bãi rác thôn 14, xã Đambri, Tp. Bảo Lộc. Bãi chôn lấp ở thôn 14, xã 32 Đambri đi vào hoạt động năm 2001. Với nhiệm vụ đào hố chôn lấp, cân nhận, hướng dẫn đổ rác, kiểm tra chất lượng rác, phun xịt các hóa chất, chế phẩm sinh học,.. san lấp rác và bảo vệ bãi rác. Đảm nhiệm chính các vấn đề xử lý chôn lấp rác thải là tổ xử lý gồm 3 người làm nhiệm vụ quản lý phụ trách bộ phận cân nhận, xử lý rác và lái xe san ủi. Hình 2.8: Bãi chôn lấp rác ở thôn 14, xã ĐamBri Bãi rác có sức chứa trong khoảng 10 năm nhưng cho đến những năm 2013, năm 2014 thì bãi rác vẫn đang được hoạt động sau nhiều lần gia hạn. Gần đây nhất là vào giữ năm 2014 bãi rác Bảo Lộc ( tại thôn 14, xã ĐamBri) tiếp tục được gia hạn lần thứ 4. Lần gia hạn này, theo yêu cầu của UBND tỉnh Lâm Đồng thì bãi rác phải chuyển đổi từ chôn lấp sang công nghệ đốt. Thế nhưng, hằng ngày bãi rác vẫn tiếp nhận từ 50 – 60 tấn rác làm cho bãi rác ngày càng quá tải và toàn bộ rác thải hằng ngày vẫn được chôn lấp tại đây. Do đã “quá tải” từ lâu, nên hiện tại lượng rác thải được chôn “tận dụng” ra ngoài bờ bao của bãi rác. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh. 33 Dưới tình trạng bãi rác quá tải, việc chôn lấp rác thải không còn đảm bảo gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân xung quanh. Thì đầu tháng 9/2015 lò đốt rác thải sinh hoạt được Công ty TNHH Môi trường Xanh Cao Nguyên Đà Lạt lắp đặt được đưa vào sử dụng. Lò đốt có chức năng xử lý lượng rác mỗi ngày của Tp. Bảo Lộc vào khoảng 60 tấn/ngày. Nhưng trong khoảng thời gian đầu mới đưa vào hoạt động lò đốt có thể xử lý được khoảng 15 đến 20 tấn/ngày, lượng rác còn dư sẽ được chôn lấp vào những khoảng đất được tận dụng như dự kiến trong thời gian đầu. Đến 01/11/2015 dưới sự phản ánh của người dân sống xung quanh khu vực bãi rác về tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của người dân đặc biệt là nguồn nước ngầm. Trước tình trạng đó ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND Tp. Bảo Lộc đã chỉ đạo: “Từ ngày 01/11/2015, không được tiếp tục chôn lấp rác tại Bãi rác thôn 14. Lò đốt rác đốt được bao nhiêu rác mỗi ngày thì chỉ vận chuyển vào bấy nhiêu. Về lượng rác tồn đọng mỗi ngày (do lò đốt rác không xử lý hết), UBND Tp.Bảo Lộc giao Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc thực hiện phương án gom và lưu giữ rác”. Lò đốt rác được xây dựng bằng công nghệ hiện đại của Đức, khi đốt sẽ không có khói bụi xả thải ra môi trường bởi vì khói đã được đốt triệt để ở bên trong và không gây ra mùi hôi. Khi mới đưa vào hoạt động lò được xác định là sẽ không có khói bụi, tuy nhiên sau một thời gian hoạt động lò lại gây ra khói bụi, mùi hôi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khoảng đầu năm 2016, người dân xung quanh khu vực đã dựng lều ngăn chặn không cho các xe chở rác tiếp tục đổ vô bãi rác và ngăn sự hoạt động của lò đốt RTSH, trong khi chờ đợi sự giải quyết của UBND Tp.Bảo Lộc. Trước những sự phản ứng của người dân tại khu vực thì UBND Tp. Bảo Lộc đã ra quyết định chấm dứt sự hoạt động của bãi rác vào cuối tháng 3/2016. Bãi rác sau khi ngưng hoạt động sẽ được cải tạo, phục hồi môi trường theo các yêu cầu quy định tại Điều 23 của Nghị định 38/2015/ NĐ – CP về quản lý chất thải và phế liệu. Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ lượng RTSH được thu gom và lưu trữ tại khu xử lý Đại Lào. KXL Đại Lào nằm tại tiểu khu 474 – thôn 2 – xã Đại Lào – TP. Bảo 34 Lộc, với diện tích 25 ha, khi đưa vào hoạt động khu xử lý có thể hàng ngày tiếp nhận và xử lý 175,3 tấn/ngày. 2.4.4 Phí môi trường của Tp. Bảo Lộc. Tiền lệ phí thu gom rác đối với từng đối tượng được quy định cụ thể trong quyết định 06/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc Quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bảng 2.3. Bảng thu phí môi trường đối với từng đối tượng. Các đối tượng Đơn vị tính Năm 2016, 2017 Từ năm 2018 Hộ gia đình, cá nhân Hộ ở các tuyến đường chính hoặc đường hẻm có xe thu gom vào lấy rác Đồng/hộ/tháng 22.000 25.000 Hộ ở đường hẻm, không có xe thu gom rác, người dân phải mang rác ra điểm tập trung rác Đồng/hộ/tháng 20.000 22.000 Hộ gia đình kinh doanh, trường học, trụ sở cơ quan, trụ sở làm việc doanh nghiệp. 2.1 Hộ gia đình buôn bán nhỏ tại gia Môn bài bậc 1và bậc 2 Đồng/tháng 110.000 120.000 Các bậc môn bài còn lại Đồng/tháng 100.000 110.000 Trường hợp khối lượng rác trên 2m3/hộ/tháng Đồng/m3 180.000 200.000 Đối với các hộ kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_danh_gia_hien_trang_cong_tac_thu_gom_xu_ly_rac_thai.pdf
Tài liệu liên quan